Mạng lưới phân phối nước có vai trò quan trọng trong hệ thống mạng lưới cấp thoát nước. Mà mạng lưới phân phối nước trong nhà là một quy mô nhỏ nhất nhưng đánh cũng cũng rất quan trọng để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của con người. Trong quản lý cấp nước, người ta thường cho rằng sự hài lòng của người tiêu dùng chủ yếu phụ thuộc lượng nước cấp vào mạng lưới. Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về mạng lưới phân phối nước trong nhà. Mạng lưới phân phối nước trong nhà Mạng lưới cấp nước là tập hợp các loại đường ống, thiết bị và công trình với các kích thước khác nhau, có nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các điểm sử dụng trong phạm vi thiết kế. Cấp nước cần đảm bảo cung cấp đầy đủ lưu lượng đến mọi đối tượng người dùng nước dưới áp lực yêu cầu với chất lượng tốt nhất. – Mạng lưới cấp nước cần đảm bảo cung cấp nước thường xuyên, liên tục, chắc chắn đến mọi đối tượng người dùng trong phạm vi thiết kế. – Mạng lưới cấp nước thiết kế sao cho chi phí xây dựng và quản lý mạng lưới và các công trình liên quan sao cho rẻ nhất. – Đặc tính quy hoạch cấp nước cho từng khu vực, sự phân bố các đối tượng sử dụng nước riêng lẻ, bố trí từng tuyến đường, hình thù, kích thước khu nhà ở, cây xanh, công xưởng… – Các chướng ngại thiên nhiên hoặc nhân tạo khi đặt ống. – Địa hình của mỗi khu vực sẽ thiết kế hệ thống cấp nước. Như vậy, mạng lưới cấp nước trong nhà là một mô hình thu nhỏ hơn, với phạm vi thiết kế là trong tòa nhà, căn hộ gia đình. Mạng lưới phân phối nước trong nhà thường sẽ được thiết kế khá đơn giản, thường bao gồm các ống chính, thiết bị chứa tích trữ nước, ống phân phối và ống nối đến các dụng cụ thiết bị vệ sinh, thiết bị vòi, máy giặt, bình nóng lạnh,… Tuy theo chế độ tiêu thụ nước và chức năng các nhà, tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thể, mạng lưới cấp nước trong nhà có thể là dạng mạng lưới cụt, vòng, kết hợp và mạng lưới phân phối theo vùng. Theo cách đặt ống chính có thể là mạng lưới cấp nước từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới. Mạng lưới cụt được sử dụng trong nhà ở, cơ quan, đôi khi có thể là nhà máy nếu cần ngừng cung cấp nước để sửa chữa một phần hoặc toàn bộ hệ thống. Mạng lưới vòng được sử dụng trong nhà khi cần thiết phải đảm bảo cung cấp nước một cách liên tục. Mạng lưới vòng nối với mạng lưới ngoài phố bằng nhiều đường ống để khi xảy ra vấn đề thì một số đường ống vẫn cung cấp được nước cho ngôi nhà. Mạng lưới kết hợp cả vòng và cụt được sử dụng tại các nhà lớn, có nhiều thiết bị lấy nước. Mạng lưới phân vùng có nhiều vùng trong một nhà, có thể nối với nhau hoặc độc lập với nhau, từng vùng có thể có đường dẫn vào và các thiết bị tăng áp riêng. Trong các tòa nhà cao tầng có thể có mạng lưới nhiều vùng, áp lực thủy tĩnh của mỗi vùng không vượt quá 60m. Với mạng lưới lấy nước từ dưới lên, đường ống chính đặt ở dưới nhà, còn trong mạng lưới lấy nước từ trên xuống, đường ống chính đặt ở trên mái hoặc trên sàn sân thượng. Mạng lưới lấy nước từ trên xuống dưới có thể rẻ hơn và quản lý tiện hơn mạng lưới lấy nước từ dưới lên. Sơ đồ mạng lưới cấp nước trong nhà được lựa chọn tùy theo cách bố trí các thiết bị lấy nước trên mặt bằng của từng tầng, chế độ cung cấp và tiêu thụ nước, yêu cầu cung cấp nước liên tục và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Các thiết bị và dụng cụ vệ sinh cần bố trí hợp lý, các khu vệ sinh và thiết bị lấy nước cần tập trung thành nhóm theo từng tầng nhà, tầng nọ nằm trên tầng kia, khoảng cách của các ống dẫn phải ngắn nhất. Thiết bị trong mạng lưới phân phối nước trong nhà Theo chức năng, các thiết bị trong mạng lưới cấp nước trong nhà thường bao gồm: Thiết bị đóng mở nước, lấy nước, điều chỉnh, phòng ngừa và các thiết bị đặc biệt khác dùng trong y học và phòng thí nghiệm. Thiết bị lấy nước Bao gồm vòi nước mở chậm, mở nhanh. Vòi mở chậm thường được đặt ở các chậu rửa tay, rửa mặt, chậu tắm, chậu giặt, vòi trộn nước nóng lạnh ở nhà tắm. Vòi mở nhanh thường đặt ở nhà tắm, công cộng, nhà giặt là, thùng nước …áp lực dưới 1at để lấy nước nhanh. Các loại vòi nước có đường kính thường từ 10-15-20mm. Kết cấu của các vòi nước bao gồm các lưỡi gà. Vòi nước mở chậm có lưỡi gà bằng một tấm đệm cao su, khi quay tay quay ngược theo chiều kim đồng hồ, lưỡi gà nâng lên cho nước chảy ra, khi quay cùng chiều kim đồng hồ, lưỡi gà đóng khe hở và cắt nước. Lưỡi gà kiểu nut là nut hình côn có hoặc hình chữ nhật thông suốt ở giữa, khi quay tay góc 90 độ, lưỡi gà mở ra hoặc đóng lại. Thiết bị đóng mở nước Sử dụng để đóng mở từng đoạn riêng biệt của mạng lưới cấp nước trong nhà. Thiết bị đóng mở nước có thể là van khi mở là d<50mm, khóa […]
Lưu trữ của tác giả: Đỗ Trung Hiếu
Mạng lưới phân phối nước đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sạch cho người dân và các khu công nghiệp. Để hệ thống hoạt động hiệu quả, các thiết bị trong mạng lưới phân phối nước như van, máy bơm, đồng hồ nước, ống dẫn và các thiết bị điều khiển khác không thể thiếu. Những thiết bị này giúp kiểm soát lưu lượng, duy trì áp lực và đảm bảo chất lượng nước được cung cấp liên tục. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về vai trò và chức năng của từng thiết bị trong mạng lưới phân phối nước. Thiết bị trong mạng lưới phân phối nước Các thiết bị van đường ống được sử dụng trên mạng lưới cấp nước như van khóa, van điều tiết dòng nước trong phân nhánh hay toàn mạng lưới có nhiệm vụ bảo vệ đường ống và các thiết bị trong mạng lưới khỏi các sự cố đường ống như điều chỉnh áp suất dòng nước, lấy nước cho nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó mạng lưới cấp nước cũng có sự góp mặt của một số phụ kiện, thiết bị đo lưu lượng nước phù hợp nhất. Các thiết bị cần phải được tính toán và mô tả rõ ràng các vị trí lắp đặt trên bản vẽ thiết kế mạng lưới cấp nước. Dưới đây là một số thiết bị van – phụ kiện đường ống thường được ứng dụng lắp đặt trong mạng lưới cấp nước. Thiết bị van khóa nước, điều tiết dòng chảy trong mạng lưới cấp nước Thiết bị van khóa nước – van chặn là những dòng van sử dụng nhằm mục đích đóng mở hoàn toàn dòng nước. Bình thường các thiết bị van khóa nước này đều được mở, chúng chỉ được đóng lại nhằm sửa chữa, bảo dưỡng cục bộ hoặc toàn bộ mạng lưới trong đường ống. Các dòng van khóa này thường được đặt tại các nút của mạng lưới, các vị trí đầu nguồn của phân nhánh, đầu nguồn của cấp đầu vào cho mạng lưới. Các dòng van khóa nước phổ biến hiện nay như van cổng, van bướm, van cầu… Trong đó van cổng thường được lắp đặt ở đầu nguồn do kết cấu chắc chắn, độ bền cao trong vận hành và không để ảnh hưởng đến lưu lượng nước mà ít gây tổn thất đến áp suất khi mở van làm việc. Van cầu được sử dụng nhiều trong hệ thống hơi nóng. Van điều tiết cũng tham gia vào nhiệm vụ điều chỉnh hướng đi của dòng chảy. Một tác dụng nữa của nó là điều tiết lưu lượng cung cấp. Các loại van điều tiết có thể được lắp đặt ngay trước vị trí cần sử dụng nước trong vận hành. Người dùng có thể sử dụng van bướm, van bi vào mục đích điều tiết đóng mở một phần của van hoặc van cân bằng để điều tiết lưu lượng giữa các nhánh với nhau. Với mỗi dòng van đều có thiết kế 2 dạng là van cơ và van điều khiển tự động. Van cơ là các loại van khóa, van điều tiết được vận hành bằng tay. Nhân viên vận hành phải trực tiếp đến vị trí van và sử dụng sức người để điều khiển van vận hành. Cụ thể hơn là van cổng vô lăng, vang cổng nắp chụp, van bướm tay gạt, van bướm tay quay… Van điều khiển tự động: Là dòng van được điều khiển, vận hành không cần sức người. Nhân viên vận hành có thể điều khiển đóng mở bằng một nút bấm từ phòng điều khiển. Dựa vào nguồn năng lượng điều khiển tự động thì van điều khiển điện này chia thành 2 dòng khác nhau là van điều khiển điện và van điều khiển khí nén. Các dòng van sử dụng phổ biến phải kể đến như van bi điều khiển điện, van bướm điều khiển điện, van bướm khí nén… Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại, giá thành khác nhau mà người dùng có thể lựa chọn dòng van phù hợp để tối ưu chi phí vận hành và giải phóng sức lao động của con người. Thiết bị cân bằng áp suất và bảo vệ đường ống Các thiết bị này có nhiệm vụ chính là giảm thiểu các sự cố tiêu cực đến thiết bị và mạng lưới phân phối nước. Cụ thể làm nhiệm vụ chính: Hạn chế hiện tượng thủy lực van 1 chiều, búa nước… Ngăn ngừa các hiện tượng chân không trong đường ống như van xả khí. Bảo vệ đường ống với các trạng thái tăng áp suất vận hành nước đột ngột như van an toàn, van giảm áp… Hạn chế những tiêu cực khi có sự cố tác động mạnh khi vận hành của đường ống, khớp nối mềm ở các đoạn với nhau Các thiết bị tham gia lấy nước Các thiết bị này bao gồm các thiết bị sử dụng nước, lấy nước cho mục đích sử dụng khác nhau. Cụ thể gồm có vòi nước, bồn cầu, bồn rửa tay, vòi tưới cây tự động… Đây là các thiết bị lấy nước cần có trong một mạng lưới phân phối nước khu vực, đô thị…. Thiết bị lấy nước công cộng thường gặp nhiều nhất như nhà vệ sinh công cộng, vòi nước rửa công cộng hay các vòi nước tưới cây trong khuôn viên đô thị. Các thiết bị chữa cháy như trụ cứu hỏa, họng tiếp nước, các trụ cứu hỏa được bố trí dọc tuyến đường dùng để lấy nước trực tiếp từ các đường ống mạng lưới trong khu vực. Các thiết bị đo lưu lượng nước trong mạng lưới phân phối nước Các thiết bị dùng để đo lưu lượng nước phổ biến phải kể đến đồng hồ đo nước. Các vị […]
Mạng lưới phân phối nước cho gia đình, cho khu công nghiệp hay cho thành phố thật ra rất quen thuộc với cuộc sống của chúng ta. Nó giúp cung cấp nước sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hay sản xuất hàng ngày của chúng ta. Tùy thuộc vào phạm vi cấp nước, quy mô hệ thống cấp nước, địa hình lắp đặt mà chúng ta có thể xây dựng các mạng lưới cấp nước với sơ đồ, thiết kế khác nhau cho phù hợp. Hãy cùng vankhinen.vn tìm hiểu chuyên sâu hơn về mạng lưới phân phối nước xem có những điểm nào nổi bật nhé. Tìm hiểu chung về mạng lưới phân phối nước là gì? Mạng lưới phân phối nước là một bộ phận của hệ thống cấp nước hoàn chỉnh gồm hệ thống ống dẫn cùng các thiết bị, công trình nhằm điều phối nước sạch đến từng vị trí có nhu cầu sử dụng. Mạng lưới phân phối nước có quy mô lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào từng nhu cầu sử dụng, công suất của hệ thống cấp nước khi lắp đặt. Cấu tạo của một mạng lưới phân phối nước hoàn chỉnh cần những thiết bị, đường ống chính, đường ống phân nhánh, khóa van nước, thiết bị van điều tiết, thiết bị van phòng ngừa, điều chỉnh áp lực van khi vận hành. Ngoài ra cần có các thiết bị đo lường như đồng hồ áp suất, đồng hồ đo lưu lượng nước và các công trình bảo vệ đường ống dẫn nước. Sơ đồ mạng lưới phân phối nước có thể chia làm 3 sơ đồ cơ bản như sau: Sơ đồ mạng lưới phân phối nước 1 chiều Đây là mạng lưới phân phối nước cụt. Là một hệ thống sơ đồ phân phối nước theo 1 đường và có điểm cuối của đường ống dẫn. Sơ đồ dạng này được áp dụng nhiều trong các phân khu cụ thể và dùng để cung cấp nước sinh hoạt cho gia đình. Ưu điểm của sơ đồ mạng lưới này là tiết kiệm chi phí, khi có sự cố ở 1 nhánh út có ảnh hưởng đến các đường phân nhánh còn lại trong toàn hệ thống. Sơ đồ mạng lưới cấp nước đường vòng tuần hoàn Đây là mạng lưới khép kín có điểm đầu và không có điểm kết thúc. Các điểm được nối với nhau chắc chắn tạo nên một hệ thống dẫn nước chắc chắn, an toàn và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên khi một mạng lưới phân nhanh của hệ thống có sự cố xuất hiện chúng ta cần phải ngắt nước tổng của cả hệ thống để có thể khắc phục được. Đặc biệt ưu điểm nổi bật của mạng lưới phân phối này là luôn đảm bảo được nguồn cấp nước vào đồng đều ở các vị trí khác nhau. Ngay cả với 1 vị trí trong mạng lưới phân phối yêu cầu sử dụng nước đột biến gấp nhiều lần. Sơ đồ mạng lưới cấp nước dạng hỗn hợp Đây là sự kết hợp của những ưu điểm của 2 mạng lưới trên và sửa chữa những khuyết điểm của hệ thống. Người ta thường sử dụng mạng lưới phân phối nước hỗn hợp để tận dụng nhiều vị trí khác nhau, nhằm tạo ra nguồn nước ổn định, điều hòa, an toàn, tiết kiệm nhất cho công ty cấp nước và người sử dụng. Các thiết bị được sử dụng trong công trình mạng lưới phân phối nước Trong một mạng lưới phân phối nước thì các thiết bị vật tư sử dụng cho công trình là không thể thiếu. Cụ thể hệ thống dẫn nước cần có những thiết bị sau: Đường ống: Đây là vật tư không thể thiếu trong hệ thống dẫn nước chung, giúp dẫn nước đến từng vị trí cần phân phối nước. Ống nước có thể được chế tạo bằng nhiều vật liệu khác nhau và được sử dụng cho đa dạng các môi trường. Chủ yếu gồm các vật dụng như gang, thép, bê tông, nhựa. Thiết bị van khóa nước: Thiết bị này được lắp đặt trực tiếp ở đầu nguồn hoặc tại các vị trí giao cắt các tuyến đường ống. Điều này nhằm khi có sự cố nước bị rò rỉ, vỡ ống dẫn cần tiến hành bảo dưỡng, bảo trì hệ thống thì chúng ta có thể khóa van này để cô lập vị trí gặp sự cố; hạn chế thất thoát nước một cách lãng phí, tạo điều kiện cho việc khắc phục mà ít ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Loại van được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống phân phối nước là van cổng ty chìm có nắp. Ở trong các mạng lưới phân phối nước cỡ nhỏ cần sử dụng phổ biến nhất là dòng van bi. Thiết bị điều tiết lưu lượng nước: Ở nhiệm vụ điều tiết lưu lượng dòng chảy thì cần đến các dòng van bướm tay gạt – tay quay với chất liệu gang để đảm bảo được yêu cầu làm việc cũng như áp lực hệ thống vận hành. Kích cỡ thông dụng của dòng van bi, van bướm tay gạt – tay quay là DN50 đến DN300. Ở một số mạng lưới cấp nước trong khu công nghiệp, nhà máy sản xuất tự động hóa, người ta có thể sử dụng van bướm – van bi điều khiển điện hoặc điều khiển khí nén nhằm tăng hiệu suất sản xuất. Thiết bị lấy nước: Với từng nhu cầu sử dụng của từng hệ thống vận hành mà hệ thống lấy nước cũng có nhiều điểm khác biệt. Có thể kể đến một số thiết bị lấy nước thường thấy hiện nay như: vòi nước, vòi phun, thiết bị trụ cứu hỏa, là thiết bị sử dụng cho mục đích công cộng. Còn đối với […]
Chương trình Team Building thường được tổ chức định kỳ vào dịp giữa năm hoặc cuối năm ở hầu hết các công ty. Đây cũng là dịp để mọi người họp mặt, tổ chức giao lưu với nhau, cải thiện tình đoàn kết, hiểu ý nhau trong công việc và trên hết là để tham gia các hoạt động vui chơi tập thể mang lại cho mọi người những giờ phút nghỉ ngơi, thư giãn mà vẫn có tính giáo dục công việc cao. Và đó cũng là mục đích mà Tuấn Hưng Phát đã đề ra trong chuyến đi Team Building, du lịch, nghỉ dưỡng cho toàn bộ nhân viên công ty tại thành phố Đà Nẵng. Team Building tại Tuấn Hưng Phát có gì đặc biệt? Ngày 14 – 18/5 vừa qua Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hưng Phát đã tổ chức một chuyến đi du lịch kết hợp nghỉ dưỡng, Team Building cho toàn bộ nhân viên đang công tác và gia đình của từng cán bộ nhân viên trong công ty. Kỳ nghỉ mát kéo dài 4 ngày 3 đêm với nhiều hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, teambuilding thú vị được tổ chức trên bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng. Toàn bộ hoạt động nhằm mang đến tinh thần gắn kết đồng đội, đoàn kết nội bộ giữa các thành viên trong công ty. Với chủ đề của cuộc chơi là Vượt qua thử thách – Bức phá thành công nhiều hoạt động vui chơi tập thể đã được kết nối, tạo sự hấp dẫn khiến tất cả các thành viên phấn khởi và cháy hết mình. Tại bãi biển hôm ấy luôn có những con người nhiệt huyết vì công việc, hết mình vì trò chơi, và hào hứng hoàn thành từng thử thách đã được trưởng đoàn đưa ra. Không khí tại bãi biển trở nên sôi động hơn với những tiếng hò reo, cười nói rôm rả để mọi người xích lại gần nhau hơn. Các thử thách trò chơi đưa ra luôn đòi hỏi phải có sự đoàn kết, chỉ cần 1 thành viên bị bỏ lại là cả đội sẽ không hoàn thành trò chơi được. Các trò chơi được áp dụng như thiết kế cờ đội, chuyền bóng qua ống,… cuối cùng là tổng hợp lại với những mảnh ghép được hoàn tất lại với nhau cùng mọi người và tòa tháp 3 chân vững chắc như Tuấn Hưng Phát với toàn bộ nhân viên đã cùng nhau xây dựng. Sau chương trình team building đó là một buổi gala dinner đặc biệt giúp các anh chị em có thời gian giao lưu, ca hát, và thưởng thức những đặc sản của Đà Nẵng. Cùng với đó là những phần quà rút thăm trúng thưởng, quà dành cho người chiến thắng trong buổi teambuilding. Sau những buổi teambuilding, gala dinner mọi người sẽ có thời gian để tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá Đà Nẵng, tận hưởng những không gian nghỉ dưỡng bên bờ biển Mỹ Khê…Đây thực sự là một chuyến đi trọn vẹn với từng thành viên của Tuấn Hưng Phát. Vui vì tạm rời xa công việc, vui vì được vui chơi thỏa thích, vui vì được cùng đồng đội chiến thắng các thử thách khó khăn… Những bài học sau chuyến Teambuilding dành cho nhân viên là gì? Du lịch nghỉ dưỡng và team building ngày nay không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh những cuộc vui chơi này còn mang đến những kỹ năng, bài học dành cho nhân viên là: Kỹ năng giao tiếp Trong bất cứ mối quan hệ nào yếu tố giao tiếp, đối ngoại luôn được các thành viên giữ gìn, bảo vệ. Đây cũng chính là cách giúp mọi người hiểu nhau hơn, tin tưởng và tạo thành mối gắn kết công việc tốt hơn. Du lịch vui chơi ngoài việc giúp bạn tham quan ngắm cảnh cnf nâng cao khả năng giao tiếp của từng cá nhân. Khi tham gia trò chơi bạn cần nói ra ý kiến của mình, trao đổi phương pháp để cả team cùng đi đến chiến thắng. Kỹ năng làm việc nhóm Đây chính là yếu tố quan trọng và quyết định đến kết quả cuối cùng mà người lãnh đạo công ty mong muốn. Tuấn Hưng Phát mang đến tất cả các chương trình, trò chơi trong team building đều được xây dựng trên tinh thần đoàn kết, tập thể, gắn bó của từng người trong team. Chính vì thế bạn muốn giành chiến thắng thì phải làm việc cùng nhau, làm một nền tảng vững chắc để cả nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Kỹ năng lãnh đạo Vai trò của người leader vô cùng quan trọng, khi tham gia teambuilding đồng nghĩa với việc bạn cần có trưởng nhóm dẫn dắt mọi người đi đúng hướng, tổng hợp ý kiến của từng thành viên và đưa ra giải pháp cuối cùng. Người lãnh đạo cần có tố chất cơ bản, tự tin đối mặt, giải quyết mọi vấn đề xảy ra. Khi bạn làm tốt các vấn đề thì bạn chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình của toàn bộ thành viên trong team,… Kỹ năng phân tích, phán đoán Các hoạt động trò chơi trong hoạt động team building đều có sẵn kịch bản, quy trình rõ ràng. Nhưng khi bắt đầu sẽ có vấn đề phát sinh trong từng người. Chính vì thế đây là tình huống giúp bạn đưa ra cách giải quyết với cách phân tích nhanh để vượt qua khó khăn trước mắt. Chuyến đi đã khép lại và đã thành công ngoài mong đợi. toàn bộ thành viên của Tuấn Hưng Phát và anh chị em gia đình của nhân viên Tuấn Hưng Phát ngày càng gắn kết, ngày càng lớn mạnh hơn. Hy vọng rằng qua đây sẽ giúp mọi người […]
Công ty TNHH Thương Mại Tuấn Hưng Phát cần tuyển gấp Content Marketing! Tuấn Hưng Phát hoạt động trong lĩnh vực cung cấp van công nghiệp – vật tư đường ống hàng đầu tại khu vực Miền Bắc. Nhằm mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng, Đơn Vị cần tuyển 05 nhân viên Content Marketing để phát triển thương hiệu, sản phẩm. Môi trường làm việc trẻ – đầy năng động, cơ hội thăng tiến sẽ đóng góp phát triển bản thân. Địa chỉ doanh nghiệp: Số 25 LK13 KĐT Xa La, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội Website: https://vankhinen.vn/ Yêu cầu: Nam/Nữ từ 22 tuổi – 35 tuổi. Tốt nghiệp Đại Học/ cao đẳng/ trung cấp chuyên ngành Marketing online Siêng năng, nhanh nhẹn, cẩn thận, kỹ năng viết bài tốt Có tính đoàn kết, hỗ trợ làm việc nhóm Lên ý tưởng viết bài, biên tập nội dung, mô tả cho các sản phẩm, dịch vụ của công ty đang thực hiện trong lĩnh vực Thiết bị công nghiệp (Van công nghiệp, thiết bị đo công nghiệp) Quản lý nội dung các websites, fanpages của công ty. Đề xuất các ý tưởng về content marketing, hỗ trợ xây dựng các content marketing theo hướng sáng tạo. Hỗ trợ các bộ phận khác theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo. Mô tả công việc Lên ý tưởng viết bài, biên tập nội dung, mô tả cho các sản phẩm, dịch vụ của công ty đang thực hiện trong lĩnh vực Thiết bị công nghiệp (Van công nghiệp, thiết bị đo công nghiệp) Quản lý nội dung các websites, fanpages của công ty. Đề xuất các ý tưởng về content marketing, hỗ trợ xây dựng các content marketing theo hướng sáng tạo. Hỗ trợ các bộ phận khác theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo. Quyền lợi – Đãi ngộ Được đào tạo, hướng dẫn công việc. Được hưởng đầy đủ tất cả các chế độ của công ty: Sinh nhật, Du lịch,… Được đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định nhà nước hiện hành khi ký hợp đồng chính thức. Thời gian làm việc từ 8h-17h, thứ 2 – thứ 7. Thông tin liên hệ Người liên hệ: Mr. Tiến Điện thoại: 0963.189.833 Email: webmaster@tuanhungphat.vn Địa chỉ: Số 25, Liền Kề 13, Khu Đô Thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội. Ngày hết hạn: 31/04/2022
Van cổng – van chặn – van 2 chiều được sử dụng rất rộng rãi trong các hệ thống đường ống cấp thoát nước. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt van cổng chi tiết, nhanh chóng. Cùng tham khảo nhé! Tìm hiểu van cổng Van cổng – van cửa được sử dụng để đóng/mở cho dòng lưu chất chảy qua. Van hoạt động dựa trên sự dịch chuyển nâng lên, hạ xuống của cánh van, có thể tưởng tượng giống như cánh cổng, chạy lên chạy xuống. Hiện nay, theo thống kê chung van cổng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước… trong các khu công nghiệp, nhà máy. Tuy nhiên, loại van này chỉ dùng để đóng/mở hoàn toàn lưu chất và không được khuyến khích dùng cho việc điều tiết lưu lượng dòng chảy. Mục đích để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành của hệ thống cũng như tuổi thọ lâu dài của van. Bởi khi đóng/mở áp lực dòng chảy sản sinh gần như không có nên sẽ không ảnh hưởng khi đi qua van. Hướng dẫn lắp đặt van cổng chi tiết Khi lắp đặt van cổng, để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, bền bỉ và tránh được những sự cố không đáng có. Quý khách hàng cần lưu ý thực hiện lắp đặt theo hướng dẫn các bước chi tiết dưới đây: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, máy móc Đầu tiên, khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ, thiết bị, máy móc cần thiết phục vụ cho quá trình lắp đặt van vào hệ thống, cụ thể như sau: Van cổng: chọn loại van đáp ứng được môi trường sử dụng, kích cỡ vị trí đường ống cần lắp đặt và bộ điều khiển tương ứng. Mặt bích: dùng để kết nối van cổng với đường ống, chất liệu phụ thuộc vào môi trường lắp đặt van cổng. Gioăng làm kín: dùng để lắp đặt ở giữa van cổng và mặt bích để đảm bảo độ kín tối đa khi van vận hành, tránh rò rỉ. Đường ống: cùng kích cỡ với van cổng và mặt bích, dùng để kết nối van cổng với đường ống hoặc vị trí cần lắp đặt. Bu lông: dùng để siết chặt cố định van cổng trên đường ống. Máy hàn, thước đo, máy cắt, giá đỡ… Bước 2: Kiểm tra van và vị trí đường ống cần lắp đặt Tiếp theo, khách hàng cần kiểm tra xem kích cỡ, chất liệu, tiêu chuẩn mặt bích của van có phù hợp với đường ống và vị trí cần lắp đặt van hay không để có phương án xử lý kịp thời nếu không phù hợp. Còn nếu phù hợp tiếp tục tiến hành làm sạch, loại bỏ rác thải, bụi bẩn bên trong van và hệ thống đường ống. Mục đích để tránh tình trạng van hoặc đường ống còn bám bẩn sẽ làm cho hệ việc nối hàn hoặc lắp bích với độ kín kém dẫn đến việc rò rỉ khi vận hành. Bước 3: Lắp đặt van vào đường ống Sau khi hoàn thành xong khâu kiểm tra, làm sạch van và đường ống quý khách sẽ tiến hành lắp đặt van cổng vào hệ thống. Trong quá trình lắp đặt cần lưu ý đối với van cổng lắp ren và van cổng lắp bích sẽ có các bước lắp đặt khác nhau. Cụ thể các bước theo hướng dẫn dưới đây: Van cổng lắp ren: Kiểm tra lại một lần nữa đảm bảo đầy đủ vật tư, sau đó tiền hành xác định vị trí cần lắp đặt van. Tiến hành đo ống, cắt ống và khắc ren ngoài vào hai đầu đường ống. Làm sạch rác thải, bụi bẩn ở 2 đầu đường ống cần lắp đặt van. Tiến hành cuốn băng tan vào 2 đầu ren của 2 đầu ống chờ. Đưa van vào và vặn chặt ren đều cả 2 đầu. Chúng ta nên căn chỉnh để vô lăng của van cổng hướng ra vị trí dễ thao tác đóng mở nhất. Kiểm tra và đưa van vào vận hành thử. Mục đích để đảm bảo van vận hành ổn định, bền lâu. Van cổng lắp bích: Kiểm tra lại vật tư, thiết bị và xác định vị trí lắp đặt. Kiểm tra không gian lắp đặt( lắp van theo chiều nào để đúng kỹ thuật mà vô lẳng hướng ra vị trí dễ thao tác vận hành). Vệ sinh lau khô hai đầu ống chờ và thực hiện hàn mặt bích rỗng vào 2 đầu chờ. Sau đó hút hết mạt, bụi hàn và vệ sinh sạch lại cả mặt bích và bên trong đường ống. BKiểm tra mặt bích và mối hàn bằng mắt thường, thước cân bằng xem mối hàn có bị hở hay không; mặt bích có bị cong hoặc bị chéo – lệch hay không? Thiết kế giá đỡ van nếu cần thiết và đưa van vào đúng vị trí, chèn gioăng đệm vào giữa mặt bích của van và mặt bích hàn trên đường ống. Lắp đặt bulong và siết chặt đều các bulong. Khi siết bulong chúng ta cũng cần căn chỉnh, cân đối van sao cho không bị xô, lệch gioăng đệm gây rò rỉ. Kiểm tra lại và thực hiện vận hành thử. Một số lưu ý khi lắp đặt van cổng Trong quá trình lắp đặt van cổng cũng như các loại van công nghiệp khác để đảm bảo lắp đặt đúng, chính xác, van vận hành ổn định, đạt hiệu quả, tuổi thọ dài lâu. Qúy khách hàng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây: Tốt nhất nên lắp đặt van cổng theo hướng thẳng đứng theo chiều của van vào hệ thống đường ống thay vì lắp đặt nằm ngang hoặc các hướng khác. […]
Bất kỳ hệ thống cấp thoát nước nào cũng cần lắp đặt đồng hồ nước nhằm theo dõi lưu lượng lưu chất lưu chuyển trong hệ thống. Dưới đây, Vankhinen-THP hướng dẫn Bạn những cách lắp đặt đồng hồ đo nước đơn giản, chính xác, hiệu quả. Lắp đặt đồng hồ đo nước quan trọng không? Việc sử dụng đồng hồ nước là cần thiết để theo dõi lưu lượng trong bất kỳ hệ thống cấp – thoát nước nào. Từ đó, chúng ta có thể kiểm soát lưu lượng nước cấp vào hoặc thoát ra cho mục đích sử dụng nào đó. Ví dụ đơn giản: Lắp đặt đồng hồ nước sinh hoạt gia đình nó giúp đơn vị cung cấp nước sạch tính toán lượng nước gia đình bạn sử dụng và tính ra số tiền tương ứng. Gia đình Bạn cũng theo dõi được lượng nước đã sử dụng để điều chỉnh cho phù hợp. Như vậy, lắp đồng hồ đo nước là rất cần thiết để chúng ta có thể theo dõi lượng nước cung cấp cho mục đích sử dụng nào đó như thế nào, và qua đó có thể điều chỉnh cho phù hợp. Tại sao phải lắp đồng hồ nước? Lắp đồng hồ nước có chức năng vô cùng quan trọng, bởi vì nó đem lại cho bạn số liệu, thông số kỹ thuật cần thiết về mét khối nước đã sử dụng, lưu lượng nước chảy qua là bao nhiêu?Tuy nhiên, để có thể hiểu và lắp đặt đúng cho sản phẩm này bạn cần có những kiến thức nền tảng nhất định. Vì thế, Vankhinen-THP xin chia sẻ nhanh kiến thức lắp đặt đồng hồ nước trong bài viết dưới đây. Sơ đồ lắp đồng hồ nước Thường thì vị trí đồng hồ nước sẽ được lắp ở đâu là phù hợp? Muốn tiết kiệm không gian mà vẫn đạt hiệu quả làm việc cao bạn cần vẽ sơ đồ lắp đồng hồ nước cụ thể. Giả dụ như đồng hồ đo nước luôn phải lắp trước bể chứa tiêu dùng và sau máy bơm hay nguồn cấp. Chúng ta sẽ tính toán để biết được khoảng cách bao nhiêu, chiều dài đường ống ngắn nhất mà đồng hồ nước cần, từ đó đưa ra sơ đồ hiệu quả nhất. Những vẫn phải phụ thuộc vào bên thi công nữa, ý kiến này bạn phải thảo luận thêm. >>> Đừng bỏ lỡ: Đồng hồ nước woteck Hướng dẫn lắp đồng hồ nước đúng cách Đến đây mình sẽ chia sẻ 3 bước để thực hiện lắp đặt đồng hồ nước để bạn dễ dàng thực hiện hơn: Bước 1: Khảo sát hệ thống cần lắp đồng hồ nước; kiểm tra ống dẫn nước lắp đồng hồ có chất liệu nhựa hay inox, kích thước đường kính của chúng bao nhiêu để chọn loại lắp ren hoặc lắp bích phù hợp. Chú ý lưu lượng là nước sạch hay nước thải và khối lượng hoạt động khoảng bao nhiêu nha. Bước 2: Xác định vị trí lắp đặt đồng hồ lưu lượng nước thỏa mãn khoảng cách đến đầu nguồn ít nhất 2m. Trường hợp lắp đồng hồ nước xong mà thấy nó bị rung thì khắc phục bằng cách kéo giãn khoảng cách nha. Thực hiện lắp đồng hồ đo nước phải chuẩn theo phương nằm ngang. Vị trí trước và sau của đồng hồ cần thỏa mãn khoảng cách 10D đường kính ống khi đường nước vào, khoảng cách 5D đường kính ống khi đường nước ra. Bước 3: Tiến hành lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước, đóng hoàn toàn nguồn nước trước khi thực hiện. Nếu lắp ren nên cuốn băng tan cẩn thận vào 2 đầu. Nếu lắp bích cần siết chặt bulong và đai ốc. Xong đâu đó thì mở nguồn nước test thử hệ thống ngay. Một vài lưu ý cần biết khi lắp đồng hồ đo nước Để nhận được thành quả đúng yêu cầu sau khi thực hiện lắp đặt, bạn phải thỏa mãn các yếu tố được nêu dưới đây: Kích thước của đường ống dẫn nước trên hệ thống phải phù hợp với kích thước đồng hồ đo nước. Lựa chọn mua đồng hồ ở các đơn vị cung cấp uy tín, đảm bảo về chất lượng hoặc đã qua kiểm định. Khi đã xác định kỹ thuật đồng hồ nước không có vấn đề gì mới tiến hành lắp đặt. Ví dụ: đồng hồ dạng cơ kiểm tra bằng cách thổi một hơi thật mạnh vào đầu ống, nếu cánh quạt trong đồng hồ quay thì thiết bị hoạt động ổn định. Vị trí lắp cũng cần đảm bảo các tiêu chí như: nhiệt độ môi trường, độ ẩm không khí, nơi khô ráo. Chiều di chuyển của lưu chất trong ống có đúng lắp đồng hồ nước chiều mũi tên khắc trên thân đồng hồ không? Ứng dụng khi gắn đồng hồ nước vào cuộc sống Lắp đặt đồng hồ nước không chỉ áp dụng cho gia đình với một thiết bị duy nhất, trừ khi bạn là hộ kinh doanh hoặc có nhiều khẩu cùng nhau sinh sống. Ngoài ra, hệ thống nhà máy, xí nghiệp có thể lắp đặt một hoặc nhiều đồng hồ nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Nước sạch Trong khu vực thành phố, tất cả hộ dân đều sử dụng chung nước sạch được cung cấp từ nhà máy. Lúc này mỗi hộ sẽ được lắp đồng hồ nước sạch riêng để đo mét khối nước tiêu thụ, đơn vị mét khối (m3) hoặc lít (l). Cuối mỗi tháng bên nhà máy sẽ đi kiểm tra số nước sạch hiển thị trên đồng hồ nước của bạn để nhân với đơn giá và tính tiền. Nước thải Nếu như bạn muốn đối soát lại lượng thu và lượng chi tiêu thì bạn cần lắp một loại đồng hồ khác. […]
Áp lực nước là một trong những thông số quan trọng khi lựa chọn đường ống. Vậy cách tính áp lực nước trong đường ống như thế nào? Công thức tính ra sao? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Cách tính áp lực nước trong đường ống Áp lực nước trong đường ống là lực đẩy nước qua đường ống. Áp lực nước thường được đo bằng cách đơn vị như PSI (pound per square inch), Bar, KPa (kilopascal) hoặc các đơn vị tương tự khác. Giá trị áp lực nước trong đường ống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ dòng chảy, độ cao của đường ống so với mặt nước, kích thước, tính chất của đường ống hoặc tác động từ bơm hay van điều chỉnh áp suất. Áp lực nước trong đường ống có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và hoạt động của hệ thống, điển hình như hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thủy lực, hệ thống xử lý nước… Tính áp lực nước, theo dõi, kiểm soát áp lực nước là rất quan trọng để giúp hệ thống hoạt động ổn định và an toàn. Bởi nếu áp suất nước vượt quá áp lực mà đường ống và các thiết bị có thể chịu tải thì có thể xảy ra các sự cố không mong muốn. Do đó, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, cần tính toán chi tiết áp lực nước. Sự chênh lệch giữa mực nước cao nhất và mực nước thấp nhất là cơ sở để tính áp suất nước (dựa theo chiều cao cột nước). Cách tính áp lực tương đối như sau: 10m chênh lệch chiều cao mực nước tương ứng với 1 bar. Thông thường, áp suất được lựa chọn để tính cho hệ thống là áp suất cao nhất trong quá trình sử dụng. Công thức tính áp lực nước trong đường ống Cách tính áp lực nước trong đường ống tròn như sau: Tiết diện ngang của đường ống nước = Bán kính đường ống x Bán kính đường ống x 3.142 (m2). Vận tốc nước chảy trong đường ống = √(2 x g x h). Trong đó: h là chiều cao của cột nước (m) và g = 9.81. Lưu lượng nước chảy qua đường ống = Tiết diện ngang của đường ống x vận tốc nước chảy trong đường ống dẫn. Cách tính lượng nước chảy trong ống: qtt = qvc + α x qdđ (đơn vị đo là lít/s) Trong đó: α: hệ số phân bố lưu lượng dòng chảy dọc theo đường ống. Thông thường, α = 0.5 (q được xác định ở phần đầu ống max và tại cuối ống có chỉ số 0). qdđ: lưu lượng nước ở dọc đường trong ống cần xét (đon vị tính lít/s). Trong trường hợp đường ống xuất hiện nhiều điểm, để lấy với khoảng 20 – 25 điểm nằm dọc đường ống thì người ta sẽ quy về công thức tính là: qn = 0.5 x Σqdđ + qttr (đơn vị đo là lít/s). Cuối cùng để nhận được kết quả đo lưu lượng nước bên trong đường ống chính xác nhất, có thể áp dụng ngay công thức tính tổng là: qtt(A_B) = qvc + qn(B) (đơn vị đo lít/s). Công thức trên dựa vào cách tính toàn sơ bộ cơ sở của dòng chảy trong ống đựng dựa trên thủy lực,hệ số lưu lượng nước và độ co hẹp ngang,…Từ kết quả thu được sẽ giúp lắp đặt công trình máy thủy điện hoặc hệ thống tưới tiêu nông nghiệp tự động. Ví dụ minh họa tính áp lực nước trong đường ống hệ thống cấp nước Bạn muốn vận chuyển nước từ dưới sân lên tầng thượng, mà nhà bạn có chiều cao ước tính khoảng 40m. Bạn có thể áp dụng công thức tính áp lực nước trong đường ống sau: + Chiều cao cột nước h = 40m chênh lệch, đổi ra áp suất trong hệ thống tương ứng Ph = 4 bar. + Chọn máy bơm phù hợp cũng như phụ kiện đường ống để đẩy được nước lên trên san thượng thỏa mãn Pb > Ph , tức là: Pb > 4bar. + Áp lực trong đường ống nước làm việc phải chịu là: Plv > Pb , hay Plv > 4 bar. + Trong nhiệt độ môi trường 35 độ C, lựa chọn ống có áp suất theo công thức PNo = Plv / K; (trong đó K: Hệ số giảm áp, K = 0,8); PNo = 4 / 0.8 = 5 bar. Trên đây là những thông tin cơ bản về cách tính áp lực nước trong đường ống và công thức tính chính xác. Vankhinen -THP mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến áp lực đường ống, hãy liên hệ ngay với Vankhinen-THP qua số Hotline hoặc để lại bình luận bên dưới. Chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất. >>> Khám phá thêm: Cách đọc và tính số nước đồng hồ nước 5 số
Những thông số kích thước van một chiều quan trọng nào cần lưu ý khi chọn mua sản phẩm cho hệ thống? Những công trình thi công để ống chờ, hệ thống cũ cần thay thế van mới thì cần lưu ý đến những thông số kích thước nào khi mua van 1 chiều? Mời Bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những thông số kích thước van 1 chiều này, và tại sao chúng ta cần lưu ý đến chúng. Kích thước van một chiều cần lưu ý Khi thay thế, lắp mới thì điều đầu tiên chúng ta quan tâm là kích cỡ van một chiều có phù hợp với vị trí ống chờ, vị trí thay thế van cũ hay không. Các nhà sản xuất van một chiều khác nhau, áp dụng những công nghệ – tiêu chuẩn khác nhau. Vì vậy các sản phẩm van được tạo ra cũng có sự chênh lệch về kích cỡ. Và các nhà sản xuất này sẽ phải thể hiện rõ từng thông số kích cỡ trên tài liệu – catalogues sản phẩm để khách hàng nhận biết, lựa chọn. Dưới đây là những thông số kích thước van một chiều cần phải lưu ý khi mua thay thế, thi công lắp đặt hệ thống: Kích thước đường kính van một chiều Kích thước đường kính van một chiều có thể được thể hiện bằng các thống số: kích thước danh định (DN), đường kính ngoài(Φ hoặc quy đổi sang đơn vị đo Inch), đường kính trong(A). Ví dụ: Van 1 chiều DN50 tương đương đường kính ngoài phi 60mm ~ 2 inch, hay đường kính trong là 50A. Thông số kích thước đường kính van là một thông số quan trọng, quyết định thiết bị có thể lắp được cho đường ống hay không. VD: đường ống chờ có phi 60mm thì cần phải chọn mua van 1 chiều có đường kính 60mm hay 2 inch hoặc quy đổi sang đường kính danh định là DN50 ~ 50A. Trong trường hợp Bạn mua van 1 chiều có kích cỡ lớn hơn hoặc nhỏ hơn thì rất khó để lắp đặt được lên đường ống. Phương án lắp đặt có thể sử dụng côn thu để thu nhỏ hoặc phóng to ống dẫn. Tuy nhiên, nó cũng rất tốn công sức, và không phải trường hợp nào cũng thực hiện được. Nguyên nhân là nếu làm như vậy áp suất trong hệ thống sẽ có sự thay đổi đột ngột tại vị trí thay đổi kích cỡ ống dẫn. Điều này gây nguy hiểm, hoặc ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành hệ thống. Kích thước chiều dài van 1 chiều Kích thước chiều dài van 1 chiều cũng cần quan tâm khi mua mới lắp đặt thay thế, lắp hệ thống đã để ống chờ. Chiều dài van được quy định từ điểm đầu của cửa vào van đến điểm cuối cửa ra van. Kích thước chiều dài van được ký hiệu “L”. Các hãng sản xuất, xuất xứ có thể có thiết kế, quy định về chiều dài van khác nhau. Vì vậy, Bạn cần tìm hiểu thông số này thật kỹ trước khi quyết định đặt mua, tránh rắc rối khi lắp đặt van vào đường ống. Trong trường hợp chiều dài van dài hơn khoảng cách 2 ống chờ, Bạn sẽ phải cắt bớt ống. Vậy chiều dài van ngắn hơn thì sao? độn thêm mặt bích hay hàn thêm ống? Các phương án nói trên đều khiến quá trình lắp đặt van tốn thêm rất nhiều công sức. Kích thước chiều cao van 1 chiều Kích thước chiều cao van 1 chiều không có ảnh hưởng quá nhiều. Một số hệ thống hạn chế về diện tích lắp đặt mới cần quan tâm đến thông số này. Thông số này cũng xuất hiện trong trường hợp lắp đặt van 1 chiều dạng lá lật, dạng cối. Ở van 1 chiều cánh bướm – hay van lò xo thì chiều cao van thường bằng đường kính van. Độ dày mặt bích Kích thước độ dày của mặt bích van 1 chiều cần quan tâm khi hệ thống sử dụng van có kiểu kết nối mặt bích, và có yêu cầu chi tiết về áp suất(tiêu chuẩn chịu áp của mặt bích) của hệ thống. VD: Với van 1 chiều Wonil Hàn Quốc DN100 có mặt bích tiêu chuẩn JIS 10K có thể chịu áp lực PN10 – PN16. Độ dày mặt bích JIS 10K thường là 18mm. >>>Khám phá thêm: Thông số tiêu chuẩn mặt bích Một số điều cần lưu ý khi sử dụng van một chiều Van một chiều là dòng van sử dụng trong các đường ống vừa và lớn, để sử dụng van một cách hiệu quả nhất chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau: – Van một chiều là dòng van hoạt động dựa vào áp suất nước, khi lắp đặt chúng ta nên lắp đúng theo chiều hướng của nhà sản xuất – Với việc sử dụng đường ống nằm ngang, chúng ta nên lắp đặt van một chiều cánh bướm hoặc van một chiều lá lật – Xác định kích cỡ của đường ống, lựa chọn size phù hợp – Chất liệu inox rất bền, tuy nhiên lại không thích hợp sử dụng trong môi trường hóa chất bằng chất liệu nhựa Bảo trì van 1 chiều Van một chiều là dòng van có nhiều ưu điểm nổi trội như khả năng đóng mở tự động, độ bền sản phẩm cao, ngăn chặn sự trào ngược lưu chất.. Để được hiệu quả cũng như vận hành hiệu quả trong thời gian dài, sản phẩm cần được bảo dưỡng định kỳ khoảng 3 – 6 tháng 1 lần Van một chiều là 1 thiết bị quan trọng trong đường ống công nghiệp, sản phẩm giúp chúng ta kiểm soát được chất lỏng hiệu quả, […]
Van Bướm Vô Lăng Là Gì? Van Bướm Vô Lăng là dòng van bướm vận hành đóng mở bằng tay, có bộ phận điều khiển vận hành dạng tay quay vô lăng. Van có trang bị hộp số trợ lực hỗ trợ giúp vận hành đóng mở nhẹ nhàng hơn nên thường được lựa chọn cho các đường ống có kích thước lớn. Van bướm tay quay vô lăng bao gồm nhiều loại như: van bướm vô lăng thân gang cánh inox, van bướm vô lăng toàn thân inox, van bướm vô lăng nhựa… Mỗi loại đều có ưu nhược riêng và được ứng dụng trong các môi trường lưu chất như nước sạch, nước thải, hơi nóng, hóa chất… Chức năng chính của van bướm tay quay vô lăng là đóng mở, điều tiết dòng lưu chất trong hệ thống đường ống. So với van bướm tay gạt thường bị giới hạn kích cỡ tối đa là DN200, thì van bướm tay quay có không gian lớn hơn, có thể hỗ trợ lên đến DN1200. Các tên gọi khác của van bướm vô lăng Van bướm vô lăng sở dĩ được gọi như vậy bởi bộ phận điều khiển có hình dạng và cách thức sử dụng tương tự vô lăng ô tô. Bên cạnh tên gọi này, sản phẩm còn được biết đến bởi những tên gọi khác như: Van bướm tay quay Van bướm hộp số Van bướm gear box Hình ảnh thực tế van bướm vô lăng Cấu tạo van bướm vô lăng Cấu tạo van bướm vô lăng gồm: Thân van bướm là bộ phận bao bọc bên ngoài van, giúp bảo vệ các chi tiết bên trong. Thân van bướm chế tạo từ các chất liệu như inox, gang, thép hoặc nhựa, kết nối với đường ống thông qua dạng mặt bích và dạng wafer. Trục, ty van bướm có thiết kế dạng trụ dài nhỏ, chế tạo từ thép không gỉ. Bộ phận này kết nối phần tay quay với đĩa van, giúp đĩa van dễ dàng đóng mở nhờ trục truyền động. Gioăng làm kín chế tạo từ EPDM, teflon… có chức năng chính là làm kín khi van đóng, ngăn chặn lưu chất rò rỉ ra ngoài. Đĩa van là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất, có nhiệm vụ đóng mở dòng chảy khi đi qua van. Đĩa van thường chế tạo từ các vật liệu cứng, có độ bền cao, khả năng chịu áp lực lớn như inox, gang, thép… Bộ phận truyền động bao gồm tay quay vô lăng và hộp số (hộp bánh răng trợ lực). Bộ phận này dùng để điều khiển hoạt động đóng mở van bướm bằng cách quay tay quay vô lăng. Tay quay kết nối với van bướm thông qua trục van nhờ bulong, ốc vít… Ngoài ra, với bộ hộp số sẽ giúp người vận hành dễ dàng điều khiển van hơn. Một số loại van còn được tích hợp bộ phận hiển thị màu theo trạng thái đóng mở giúp người vận hành dễ dàng nhận biết trạng thái hoạt động của van. Tùy chọn chất liệu van bướm tay quay vô lăng Trên thị trường hiện nay có rất nhiều tùy chọn vật liệu – chất liệu van bướm vô lăng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong các môi trường khác nhau. Chúng tôi có thể thống kê một số tùy chọn khá phổ biến dưới đây: – Van bướm vô lăng thân gang cánh inox, gioăng cao su EPDM: nước, khí … ( môi trường không có hóa chất ăn mòn ) nhiệt độ max 80 độ C. – Van bướm vô lăng thân gang cánh inox, gioăng cao su NBR: dầu, dầu nhớt, xăng,… – Van Bướm Vô Lăng Toàn Thân Inox Gioăng PTFE: Hóa chất, nước thải … ( có khả năng chống chịu hóa chất ăn mòn ) nhiệt độ môi trường max 150 – 180 độ C. – Van bướm vô lăng thân inox, đĩa inox bọc teflon, gioăng teflon: Xi măng, bột gạo, bột mỳ,…(lưu chất dạng hạt mịn) – Van bướm nhựa PVC/uPVC, đĩa inox bọc teflon, gioăng teflon: nước sạch, nước thải, hóa chất – Van bướm thép gioăng teflon/chì: hơi nóng, dầu nóng, môi trường nhiệt độ cao, áp suất lớn Các mẫu van bướm vô lăng tại Vankhinen-THP Van bướm vô lăng thân gang cánh inox Wonil Hàn Quốc Van bướm gang của Wonil Hàn Quốc có thiết kế thân làm từ gang, cánh van bằng inox và gioăng cao su EPDM. Van kết nối với đường ống theo kiểu wafer đa tiêu chuẩn, hoặc mặt bích JIS 10K có khả năng chịu áp lực lên đến 16Kgf/cm² và nhiệt độ 110°C. Phần nắp hộp số của van bướm vô lăng thân gang cánh inox Wonil được trang bị bộ hiển thị trạng thái bằng màu sắc. Bên ngoài thân van phủ lớp sơn Epoxy màu xanh, giúp tăng thẩm mỹ, chống bám bụi và tác động từ môi trường. Dòng van này thường sử dụng cho các hệ thống dẫn nước, dầu, khí… TT KÍCH CỠ Quy cách ĐƠN GIÁ HÌNH ẢNH 1 DN40 Model: WSBL-16 / WSBG-16 2 DN50 Thân: Gang GCD450 3 DN65 Trục: SUS304 4 DN800 Cánh Van: SUS304 5 DN100 Gioăng làm kín: EPDM 6 DN125 Kết nối: Wafer Đa Tiêu Chuẩn 7 DN150 Áp suất làm việc: PN16 8 DN200 Áp lực test: 21kg/cm2 9 DN250 Nhiệt độ: Max 110°C 10 DN300 Xuất xứ: Wonil – Hàn Quốc Van bướm tay quay vô lăng inox Wonil Hàn Quốc Van bướm tay quay vô lăng có thân van chế tạo hoàn toàn từ chất liệu inox 304 hoặc 316. Với chất liệu chế tạo từ inox giúp van đảm bảo độ chắc chắn, độ cứng, chống ăn mòn, có khả năng chịu áp lực và nhiệt độ tốt. Gioăng làm kín bằng chất liệu Teflon PTFE, kết nối dạng […]