Đồng hồ đo nhiệt độ – nhiệt kế cực kỳ thông dụng, được ứng dụng để đo đạc nhiệt độ môi trường, nhiệt độ dung môi,… Bạn đang tìm kiếm các sản phẩm đồng hồ đo nhiệt độ phù hợp? Tham khảo các mẫu sản phẩm của Vankhinen-THP ngay.

Giới thiệu đồng hồ đo nhiệt độ

Đồng hồ đo nhiệt độ hay còn gọi là đồng hồ nhiệt, đồng hồ đo nhiệt hoặc nhiệt kế, tiếng Anh là Temperature gauges. Đây là sản phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đo lường mức nhiệt độ chính xác bên trong dòng chảy và đường ống dẫn. Đồng thời, chúng cũng có nhiệm vụ kiểm soát tốt các mức nhiệt để điều khiển việc đóng mở van, nhằm đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống khi vận hành.

Về nguyên lý hoạt động, khi nhiệt độ thay đổi thì phần cảm biến nhiệt sẽ truyền tín hiệu về đồng hồ và tác động làm quay kim, đồng thời các chỉ số này sẽ hiển thị trên mặt đồng hồ. Đồng thời, nếu trong quá trình hoạt động có phát hiện quá nhiệt, đồng hồ đo nhiệt sẽ hiển thị các giá trị chính xác để người vận hành kiểm soát, tránh những rủi ro, sự cố không đáng có xảy ra.

Đồng hồ đo nhiệt độ

Hiện nay, đồng hồ đo nhiệt được lắp đặt và sử dụng khá nhiều trong hệ thống mà nhiệt độ tác động trực tiếp đến thành phẩm cuối cùng. Chúng ta có thể liệt kê đến một vài hệ thống như: lò hơi, nồi hơi, khí nén, máy nén, máy lạnh,.. tại các khu công nghiệp, khu nhà máy sản xuất các loại đồ uống, thực phẩm, dược phẩm,…

Tại Vankhinen-THP, chúng tôi đang nhập khẩu và phân phối dòng sản phẩm đồng hồ đo nhiệt độ dạng dây, dạng chân đứng và đồng hồ đo nhiệt độ của thương hiệu Wise. Với chất liệu đa dạng, nhiều kích cỡ, kiểu dáng lắp đặt, độ sai lệch. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng theo hotline.

Lịch sử đồng hồ đo nhiệt độ

Dựa theo tìm hiểu về lịch sử hình thành nên dòng đồng hồ đo nhiệt độ chúng ta biết rằng, việc đo nhiệt độ được phát hiện đầu tiên bởi nghiên cứu của bác sĩ người Hy Lạp – Galen. Tuy nhiên, ông chỉ mới ghi lại mức nhiệt độ trung tính tiêu chuẩn của các mức nhiệt bằng nhau như nước đá, nước sôi bằng cách thêm 4 độ lạnh và 4 độ nóng. Mãi đến năm 1553, máy đo nhiệt đã được ra đời. Thế nhưng, loại máy này lại không đo được mức nhiệt độ chính xác.

Phải đến năm 1612, một nhà phát minh người Mỹ – Santorio đã phát minh ra thang số trên thiết bị đo nhiệt độ. Và sản phẩm này đã được ứng dụng để đo nhiệt độ trên cơ thể con người. Tới năm 1654, Ferdinand II đã thiết kế ra thiết bị đo nhiệt độ dùng rượu làm chất lỏng. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Bởi vì chưa có thang đo tiêu chuẩn với độ chính xác không cao.

Vào năm 1714, Fahrenheit đã nghiên cứu và phát triển ra Rouler – thanh nhiệt kế hiện đại đầu tiên với tên gọi Fahrenheit . Sau đó, tới năm 1848, nhà khoa học người Scotland tên Lord Kelvin đã dựa trên ý tưởng về nhiệt độ rồi cho ra đời thang nhiệt độ Kelvin với 0K – Mức nhiệt độ lạnh nhất có thể.

Tính đến thời điển hiện tại, sau nhiều năm phát triển, đồng hồ đo nhiệt độ đã được cải tiến hơn nhiều và được sử dụng phổ biến trong các hệ thống làm việc ngày nay. Các thang đo cơ bản được sử dụng nhiều nhất đó là: độ F, độ K và độ C.

Cấu tạo của đồng hồ đo nhiệt độ

Mặc dù cấu tạo và chất liệu của các loại đồng hồ đo nhiệt độ khác nhau đều khác nhau nhưng nhìn chung đều có những bộ phận chính dưới đây:

Cấu tạo của đồng hồ đo nhiệt độ

  • Thân đồng hồ: Bộ phận này thường được làm từ chất liệu inox có độ chịu nhiệt, áp lực tốt, độ bền cao, có khả năng chống oxy hóa và ăn mòn cao.
  • Bộ phận đo: Bộ phận này sẽ bao gồm các ống kim loại có chứa chất khí, chất lỏng hay thanh lưỡng kim. Đây cũng là bộ phận sẽ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dòng môi chất cần đo. Chúng có thể nằm trong cùng 1 khối với bộ phận thân đồng hồ hoặc đứng riêng biệt.
  • Bộ chuyển đổi: Chúng có chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu từ bộ phận đo tới đồng hồ. Đồng thời sẽ tạo ra các chuyển động hiển thị từ kim đồng hồ cho tới giá trị nhiệt độ thực tế.
  • Bộ phận hiển thị: Chúng đã được thiết kế theo kiểu kim quay với mặt hiển thị điện từ hay dùng thủy ngân. Đây cũng là nơi sẽ tiếp nhận các tín hiệu từ bộ chuyển đổi và hiển thị chính xác kết quả lên trên mặt đồng hồ cho người vận hành nắm bắt các giá trị đo hiện tại với các chỉ số đo chính xác.

Nguyên lý hoạt động

  • Đồng hồ đo nhiệt độ dạng lưỡng kim

Loại đồng hồ này còn được gọi là đồng hồ đo nhiệt độ chân sau, có cơ chế hoạt động dựa vào hệ thống đo lường dưới dạng ống xoắn ốc gồm 2 tấm được nổi với nhau với hệ số giãn nở khác nhau. Cụ thể, khi  có sự thay đổi về mặt nhiệt độ sẽ tạo ra sự biến dạng cơ học tới dải lưỡng kim. Từ đó hình thành nên các hình dạng ống dẫn tới chuyển động quay. Nếu như 1 đầu đo lưỡng kim đã được kẹp chắc chắn thì đầu còn lại sẽ xoay quanh trục con trỏ. Thường thì sản phẩm đo nhiệt dạng lưỡng kim này sẽ được giới hạn với các phạm vi tỷ lệ -70… +900 độ c trong các lớp chính xác 1 và 2 theo EN 13190.

  • Đồng hồ đo nhiệt độ dạng khí

Với loại đồng hồ này sẽ được kích hoạt nhờ khí kèm theo đó là 2 bộ phận cảm ứng. Ống bourdon sẽ được kết nối với nhau nên khi có sự thay đổi về mặt nhiệt độ, áp suất bên trong cũng có sự thay đội. Dựa vào đó, ống đo kim quay cũng hoạt động và hiển thị chính xác giá trị đo được trên mặt hiển thị.

  • Đồng hồ đo nhiệt độ dạng thủy ngân (nhiệt kế)

Cơ chế hoạt động của sản phẩm này phụ thuộc rất nhiều vào sự giãn nở nhiệt độ thể tích từ thủy ngân đã được đổ đầy trong ống thủy tinh. Máy nhiệt kế thủy tinh được sử dụng cho nhiệt độ từ -60 ° C đến + 600 ° C. Độ chính xác là ± 1,6% độ lệch quy mô đầy đủ.

Phân loại đồng hồ đo nhiệt độ

  • Đồng hồ đo nhiệt độ chân sau

Loại này có thể lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau: dưới thấp, trên cao với thiết kế mặt đồng hồ hướng lên trên. Thông thường, dạng đồng hồ đo nhiệt lưỡng kim này có cơ chế hoạt động dựa vào sự giãn nở với mức nhiệt khác nhau. Giá trị của chúng được hiển thị rõ trên mặt hiển thị với độ xoắn của thanh kim loại tác động lên bộ phận kim quay của đồng hồ.

Đồng hồ đo nhiệt độ chân sau

  • Đồng hồ đo nhiệt dạng dây

Đồng hồ đo nhiệt độ dạng dây đã được thiết kế theo kiểu dây đo với mức chiều dài đa dạng. Vì thế, ưu điểm của chúng là dễ lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau, nhất là các vị trí mà điều kiện lắp đặt không thuận lợi.

Mục đích chính là giúp người sử dụng dễ dàng đo chính xác mức nhiệt bên trong dòng lưu chất, đường ống dẫn tại những vị trí có khoảng cách xa, ở dưới sâu, trên cao hay trong bình chứa lớn,…

Đồng hồ đo nhiệt dạng dây

  • Đồng hồ đo nhiệt chân đứng

Dạng đồng hồ này được thiết kế nối với đường ống ở phía dưới mặt đồng hồ đo giúp người dùng kiểm tra dễ dàng giá trị đo thực tế. Đặc biệt, phần chân đứng cũng được chế tạo với độ dài ngắn khác nhau để dễ dàng ứng dụng phù hợp ở các vị trí lắp đặt.

Đồng hồ đo nhiệt chân đứng

Đơn vị cung cấp đồng hồ đo nhiệt độ chính hãng

Sau khi tìm hiểu những thông tin cơ bản về đồng hồ đo nhiệt độ, nếu các bạn đang tìm kiếm những địa chỉ uy tín để mua, hãy ghé thăm ngay Vankhinen-THP. Bởi đây là đơn vị đã có hơn 13 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các sản phẩm van công nghiệp, đồng hồ đo lưu lượng trên toàn quốc.

Khi mua hàng tại đây, bạn sẽ được cam kết cung cấp 100% hàng chính hãng với đầy đủ giấy tờ kiểm định. Đồng thời cũng được hỗ trợ giao hàng tận nơi nhanh chóng với chế độ bảo hành lên đến 24 tháng. Nếu trong trường hợp sản phẩm bị lỗi từ nhà sản xuất sẽ được hỗ trợ 1 đổi 1 theo quy định.

Hiện nay, đơn vị đang cung cấp các dòng đồng hồ đo nhiệt độ nổi tiếng từ các thương hiệu như: Wise, Wika, PCI Instruments,…

Về mức giá, chúng tôi cam kết giá bán hợp lý và rẻ nhất trên thị trường. Tuy nhiên mỗi model khác nhau, kích cỡ khác nhau sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Để nhận được báo giá đồng hồ đo nhiệt độ chính xác và được hỗ trợ, tư vấn vui lòng liên hệ ngau với với bộ phận chăm sóc khách hàng hoặc bộ phận kinh doanh của chúng tôi thông qua hotline.

Trân trọng cảm ơn!

[kkstarratings]

Hiển thị tất cả 3 kết quả