Độ C là gì? Độ F là gì? Tìm hiểu đơn vị đo lường nhiệt độ

Độ C là gì? Độ F là gì? Quy đổi giữa độ C và độ F như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây của Chúng Tôi để tìm hiểu thêm về các đơn vị đo nhiệt độ trên thế giới, đặc biệt là ºC, và ºF nhé.

Đơn vị đo nhiệt độ là gì?

Đơn vị đo nhiệt độ là phương pháp biểu thị cho giá trị của nhiệt độ (tính chất nóng – lạnh). Các đơn vị đo lường nhiệt độ là biểu hiện cho một hệ thống phương pháp quy đổi, tính toán giá trị của nhiệt độ, còn được gọi là thang đo. Thiết bị đo đạc nhiệt độ được gọi là nhiệt kế (hoặc đồng hồ đo nhiệt độ).

các đơn vị đo nhiệt độ

Các trị số của nhiệt độ ở những đơn vị khác nhau thì sẽ khác nhau khi cùng một giá trị nhiệt độ đồng nhất. Do đó, hệ thống các đơn vị đo lường hình thành các công thức, bảng chuyển đổi trị số nhiệt độ giữa các đơn vị đo. Ví dụ: 1°F = 17,22°C theo công thức: °F=(°C×1,8)+32.

Tham khảo: Hướng dẫn cách đo lưu lượng nước chuẩn nhất.

Có những loại đơn vị đo nhiệt độ nào?

Ký hiệu của đơn vị đo lường nhiệt độ bao gồm ký hiệu nhiệt độ: “°” – độ và ký hiệu của tên gọi của đơn vị đo được ghi liền. Ví dụ: °C, °F.

Các đơn vị đo nhiệt độ Ký hiệu
Độ Celsius °C
Độ Delisle °De
Độ Fahrenheit °F
Độ Newton °N
Độ Rankine °Ra
Độ Réaumur °R
Độ Romer °Ro
Độ Kelvin °K

Hiện nay, trên thế giới vẫn thường áp dụng nhiều đơn vị đo lường khác nhau. Dưới đây là những đơn vị đo nhiệt độ phổ biến và được biết đến nhiều nhất hiện nay.

  • Độ Celsius(°C): Một đơn vị đo nhiệt độ quen thuộc với người Việt Nam và đa số các quốc gia trên thế giới. Đơn vị đo này đang được sử dụng để làm tiêu chuẩn thang đo ở nhiều quốc gia nhất.
  • Độ Delisle ký hiệu là “°De”.
  • Độ Fahrenheit ký hiệu là “°F”.
  • Độ Newton ký hiệu là “°N”.
  • Độ Rankine ký hiệu là “°Ra”.
  • Độ Réaumur ký hiệu là “°R”.
  • Độ Romer ký hiệu là “°Ro”.
  • Độ Kelvin ký hiệu là “°K”. Trước năm 1967 thì đơn vị đo lường này được ký hiệu là SI.

Tại Việt Nam, đơn vị đo nhiệt độ phổ biến nhất là °C – độ Celsius; ở Hòa Kỳ lại sử dụng đơn vị đo lượng °F – độ Fahrenheit. Đây là 2 đơn vị đo lường thông dụng nhất.

Tham khảo: Thế nào là giới hạn bền kéo của vật liệu?

Đơn vị đo nhiệt độ C

Độ C là gì? Độ Celsius, °C hay độ bách phân là một đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo tên của nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius (1701–1744). Ông là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ vào trạng thái của nước với mốc 100°C (212 độ F) là nước sôi và 0°C (32 độ F) là nước đá đông ở khí áp tiêu biểu (standard atmosphere) vào năm 1742. Tuy nhiên 2 năm sau đó, nhà khoa học Carolus Linnaeus đã đảo ngược hệ thống đó, lấy 0 độ là nước sôi và 100 độ là nước đá đông. Hệ thống này được gọi là hệ thống centigrade, có nghĩa là bách phân và danh từ này được sử dụng phổ biến cho đến nay. Mặc dù kể từ năm 1948, hệ thống nhiệt độ này chính thức vinh danh nhà khoa học Celsius bằng cách đặt tên theo tên của ông.

đơn vị đo nhiệt độ C là gì

Một lý do nữa Celsius được sử dụng thay vì centigrade là bởi thuật ngữ “bách phân” được sử dụng tại lục địa châu Âu để đo một góc phẳng bằng phần vạn của góc vuông. Ở Việt Nam, độ C được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay. Chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp chúng trong hầu hết những gì liên quan đến nhiệt độ như đồng hồ đo nhiệt độ, nhiệt kế, máy đo nhiệt độ…

Đơn vị đo nhiệt độ F

Độ F cũng là một trong các đơn vị đo lường nhiệt độ, được đặt tên theo tên của nhà vật lý Daniel Gabriel Fahrenheit – người Đức. Nhà vật lý này đã phát triển thang nhiệt độ của mình sau khi đến thăm nhà thiên văn học đại tài Ole Romer. Vậy độ F là gì?

đơn vị đo nhiệt độ F là gì

Romer đã tạo ra một chiếc nhiệt độ kế khi sử dụng 2 điểm chuẩn là 7,5° với thời điểm nước đóng băng và 60° khi nước sôi. Còn thân nhiệt của con người vào khoảng  22.5° dựa vào thang đo của Romer.

Fahrenheit đã sử dụng 0 là nhiệt độ thấp nhất của mùa đông – đây là mùa khắc nghiệt tại Gdansk (Danzig). Với hỗn hợp bao gồm nước đá, amoni clorid để tạo điểm 0 (-17.8°C) là điểm chuẩn thứ nhất. Ông muốn tránh khỏi nhiệt độ âm như dựa vào thang nhiệt độ của Romer.

Đến năm 1714, Fahrenheit đã xác định chính xác điểm chuẩn thứ 2 là nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết vào khoảng 32°F và điểm chuẩn thứ 3 là nhiệt độ khỏe mạnh của con người vào khoảng 96°F. Tuy nhiên, cho đến nay thì cách tính điểm chuẩn này đã được xác định lại khi nhiệt độ đóng băng là 32°F và nhiệt độ nước sôi là 212°F. Còn đối với nhiệt độ của cơ thể rơi vào 98.6°F tương đương với khoảng 37°C.

Công thức quy đổi giữa độ C và độ F

Trên thế giới, đơn vị đo nhiệt độ ºC và ºF là được sử dụng rộng rãi, phổ cập nhất. Trong đó, khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam rất thông dụng đơn vị đo độ C. Trong khi đó, Châu Âu và Châu Bắc Mỹ lại rất phổ biến độ F. Có khi nào Bạn có sự thắc mắc, và muốn quy đổi giữa hai đơn vị đo nhiệt độ này? Hãy áp dụng công thức quy đổi dưới đây nhé.

Công thức quy đổi độ C sang độ F: ºF = ºC×9/5 +32

Công thức quy đổi độ F sang độ C: ºC = 5/9×(ºF – 32)

Trên đây là một số thông tin và kiến thức cơ bản về các đơn vị đo lường nhiệt độ. Hy vọng bài viết trên sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị của bạn đọc về độ C là gì? Độ F là gì? Hãy cho chúng tôi những ý kiến đóng góp, bổ sung để góp phần hoàn thiện tài liệu này nhé.

Xem thêm một số sản phẩm thiết bị công nghiệp:

✅ Các loại van điều khiển bằng điện
✅ Sản phẩm van bi nhựa điều khiển điện chịu nhiệt độ tối đa 90ºC, chịu ăn mòn hóa chất lên đến 75%

3.6/5 - (43 bình chọn)

2 những suy nghĩ trên “Độ C là gì? Độ F là gì? Tìm hiểu đơn vị đo lường nhiệt độ

  1. Pingback: Độ C là gì? Độ F là g&igra...

  2. Pingback: Độ C là gì? Độ F là gì? Tìm hiểu đơn vị đo lường nhiệt độ – Van Khí Nén | Van công nghiệp wonil Hàn Quốc giá tốt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *