Giới thiệu về van xả khí
Van xả khí tiếng Anh là Air vent valve là thiết bị có nhiệm vụ loại bỏ lượng khí dư bên trong hệ thống. Mục đích giúp hệ thống khi vận hành sẽ tránh được tình trạng quá áp định mức đã thiết lập. Vì khi vượt áp hậu quả sẽ dẫn đến nổ vỡ, gây nguy hiểm đến tính mạng người vận hành.
Cụ thể, chúng ta có thể hiểu khi hệ thống hoạt động liên tục thì sẽ sinh ra không khí tuần hoàn bên trong. Sau một thời gian lượng khí này sẽ càng lớn nếu không có van xả thì thể tích sẽ dần tăng lên, tạo áp lực mạnh. Kết quả dòng lưu chất bị mắc kẹt, máy bị hư hỏng hoặc ngộp nước.
Van xả khí được thiết kế bằng vật liệu inox, đồng, gang có đặc tính độ bền cao, chống ăn mòn tốt, làm việc tốt trong điều kiện khắc nghiệt. Với kiểu dáng nối bích, nối ren cùng nhiều kích cỡ khác nhau. Lưu ý khi lắp đặt phải tuân thủ quy luật không khí nhẹ hơn nước, do đó vị trí lắp đặt phải đảm bảo cao nhất của hệ thống để việc thoát khí dễ dàng, đạt công suất tối đa và tiết kiệm chi phí.
Hiện nay, van xả khí được ứng dụng khá rộng rãi và phổ biến trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng…. Điển hình như trong hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước, đường ống phục vụ tưới tiêu, hóa chất, khí nén, hơi nóng, công trình thủy điện…Tại Tuấn Hưng Phát, chúng tôi đang nhập khẩu và phân phối 2 dòng van xả khí dưới đây:
- Van xả khí gang: kích cỡ DN50 – DN100, kiểu dáng lắp bích, nhiệt độ hoạt động tối đa 200 độ C, Xuất xứ Đài Loan, Trung Quốc.
- Van xả khí đồng: kích cỡ nhỏ DN15 – DN32, kiểu dáng nối ren, nhiệt độ max 110 độ C, áp lực 10 bar, xuất xứ Italia.
Chức năng của van xả khí
Như đã giới thiệu từ đầu công dụng chính của van xả khí chính là xả lượng khí dư thừa tồn tại bên trong hệ thống, giúp hệ thống hoạt động đạt công suất tối đa, tránh móp méo, biến dạng, nổ vỡ do chênh lệch áp suất. Vì khi hệ thống vận hành các đường ống đều chứa đầy khí và nước. Ở một số đường ống khi hệ thống vận hành thì phần lớn không khí dưới áp lực của nước sẽ bị đẩy ra, còn lại một số khác do cấu tạo, thiết kế nên vẫn tồn tại một lượng lớn không khí bên trong.
Mặt khác, lượng khí dư thừa này còn có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành, hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống. Một số trường hợp còn gây ra tình trạng tắc nghẽn dòng chảy, móp méo, vỡ ống khi lượng khí tăng lên nhiều. Hoặc tình trạng búa nước dẫn đến hư hỏng, giảm thiểu tuổi thọ của thiết bị, rò rỉ, thất thoát lưu lượng cũng như áp suất.
Cấu tạo van xả khí
Theo nghiên cứu, mỗi loại van xả khí sẽ được thiết kế những điểm riêng biệt để nhận diện khác nhau. Nhưng nhìn chung đều được cấu tạo gồm các bộ phận chính cụ thể như sau:
- Thân van: được đúc bằng đồng, gang, inox hoặc nhựa; được kết nối với đường ống dạng lắp ren hoặc lắp bích. Với chất liệu chế tạo đa dạng đảm bảo van có thể hoạt động trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau: nước, khí, hóa chất…
- Bóng phao: được chế tạo bằng inox không gỉ có trọng lượng nhẹ, chống ăn mòn tốt. Được thiết kế gắn với đòn bẩy với chức năng đóng, mở lỗ xả khí, cho phép lưu chất đi ra bên ngoài.
- Lỗ xả khí: được làm bằng chất liệu cao su có tính co giãn, đàn hồi tốt với nhiệm vụ di chuyển lên xuống để đóng, mở cho lưu chất đi qua.
- Nắp van: chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong van được thiết kế gắn với thân van nhờ các bu lông, đai ốc.
Nguyên lý hoạt động của van xả khí
Về cơ bản, van xả khí vận hành hoàn toàn tự động dựa vào quy luật khối lượng riêng của nước và khí. Cụ thể, khi ở trạng thái bình thường, hệ thống bắt đầu vận hành lượng nước sẽ lấp đầy khoang chứa của van và đẩy bóng phao lên trên, bịt lỗ xả khí.
Sau một thời gian hoạt động, lượng khí sẽ được sản sinh liên tục và vì nhẹ hơn nước nên sẽ dần chiếm lấy diện tích khoang chứa, đẩy lưu chất ra ngoài và bóng phao xuống, mở nút bịt lỗ xả khí để xả khí ra bên ngoài. Khi lượng khí bên trong được xả ra hết, lưu chất lại đi vào van theo cửa vào và đẩy bóng phao lên trên, bịt lại lỗ xả khí. Quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại theo chu trình làm việc của hệ thống để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, độ bền cao và đạt công suất, hiệu quả cao.
Ưu, nhược điểm của van xả khí
Ưu điểm:
- Thiết kế nhỏ gọn, không phức tạp, tiện lợi cho quá trình lắp đặt, vận chuyển, bảo trì và bảo dưỡng.
- Đảm bảo an toàn cho hệ thống khi vận hành, giúp tránh được các trường hợp nổ vỡ, biến dạng gây nguy hiểm cho người sử dụng và hiệu quả hoạt động của hệ thống.
- Giúp hệ thống kiểm soát và điều chỉnh được một cách ổn định lượng khí vào và ra trong đường ống.
- Cơ chế vận hành hoàn toàn tự động nhờ vào áp lực lưu chất bên trong nên giúp hệ thống tiết kiệm năng lượng đáng kể.
- Khi vận hành giúp hệ thống tránh được tình trạng búa nước và tắc nghẽn tại các vị trí như khớp nối và van khóa.
Nhược điểm:
- Khi lắp đặt van đòi hỏi phải là người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật để đảm bảo lắp đặt chính xác, van vận hành ổn định, hiệu quả.
Phân loại van xả khí
Theo chất liệu cấu tạo van
- Van xả khí đồng
Van xả khí đồng được sản xuất thân van bằng chất liệu đồng thau hoặc đồng mạ crom, bóng phao bằng inox, thép không gỉ. Với đặc tính đúc tốt, chống va đập, chịu được nhiệt độ cao tối đa 100 độ C, áp lực PN16. Loại này thường có kiểu kết nối lắp ren phù hợp với đường ống có kích cỡ từ DN50 trở xuống trong hệ thống cung cấp nước sạch, xử lý nước thải hoặc hơi nóng, khí nén trong các khu công nghiệp, nhà máy, sản xuất…
- Van xả khí gang
Đây là loại van được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất hiện nay trong hệ thống đường ống hơi nóng tại các lò hơi, lò sấy… trong các xí nghiệp, khu công nghiệp có quy mô lớn. Với giá thành rẻ, thiết kế chất liệu gang có độ bền cao, chịu nhiệt tối đa 120 độ C, áp lực PN25, bên ngoài được sơn Epoxy chống bám bụi, tăng khả năng chống chịu khi làm việc ngoài trời. Và đa dạng kiểu kết nối lắp ren với đường ống DN50.
- Van xả khí inox
Van xả khí inox được chế tạo bằng chất liệu inox 201, 304, 316 mặc dù giá thành đắt hơn các loại khác nhưng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Đó là chịu nhiệt độ cao tối đa 180 độ C, áp lực lớn max PN25, chống ăn mòn, oxy hóa, làm việc được trong môi trường hóa chất, nước thải, axit… Với kiểu kết nối lắp ren và chỉ được sử dụng trong đường ống có kích cỡ nhỏ hơn DN50.
Phân loại theo số lượng cửa xả
- Van xả khí đơn
Là loại van được thiết kế 1 bầu đơn, 1 cửa xả khí duy nhất, hiện nay đây là loại thông dụng, được ưu tiên dùng trong nhiều hệ thống. Với thiết kế nhỏ gọn, kiểu dáng nối ren, nối bích và đa dạng kích cỡ. Thêm nữa, công suất hoạt động và hiệu quả vận hành tương đối tốt.
Loại van này chỉ được sử dụng trong những hệ thống có quy mô lớn, yêu cầu xả khí nhiều và nhanh để đáp ứng quá trình vận hành. Vì được thiết kế 2 bầu xả khí nên có hiệu quả xả khí cao gấp 2 lần so với van xả khí đơn. Ngoài ra, van xả khí bầu đôi cũng được thiết kế đa dạng kích cỡ, kiểu dáng lắp đặt.
Theo kiểu kết nối van
- Van xả khí lắp ren
Với hệ thống có đường ống nhỏ, nhu cầu xả khí không quá lớn nên dùng loại van xả khí lắp ren. Vì kích cỡ giới hạn từ DN15 – DN50, thiết kế nhỏ gọn, cách lắp đặt cũng đơn giản, không yêu cầu cao về kỹ thuật. Và công tác vận chuyển, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế cũng tiện lợi, dễ dàng.
- Van xả khí lắp bích
Van xả khí lắp bích được lắp đặt chủ yếu trong hệ thống đường ống có kích cỡ lớn từ DN50 trở lên với chu kỳ xả, nạp cao trong các khu công nghiệp, hệ thống ống dẫn xăng, dầu, khí nén… Khâu lắp đặt cũng không quá phức tạp, chỉ cần bắt bu lông và vặn chặt đều tay, tránh bị lệch, biến dạng dẫn đến rò rỉ lưu chất.
Ứng dụng van xả khí
Với chức năng loại bỏ khí dư thừa giúp hệ thống vận hành ổn định, đạt công suất tối đa. Hiện nay, theo thống kê van xả khí được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng… Chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp loại xả khí này trong đời sống hàng ngày. Cụ thể:
- Trong hệ thống đường ống cấp thoát nước, xử lý nước trong các nhà máy, khu dân cư…
- Trong hệ thống HVAC và PCCC.
- Trong đường ống tưới tiêu phục vụ nông nghiệp.
- Trong các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm, đồ uống…
- Trong ngành chế tạo tàu thuyền, khai thác khoáng sản…
Một số lưu ý khi lắp đặt van xả khí
Khi lắp đặt van xả khí vào hệ thống để đảm bảo van vận hành ổn định, đạt hiệu quả hoạt động tối đa, quý vị cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Lắp đặt van ở vị trí cao nhất của hệ thống để quá trình xả khí diễn ra dễ dàng vì tính chất không khí nhẹ hơn nước.
- Đảm bảo lắp van theo chiều thẳng đứng vì xu hướng của khí thường là đi lên nên việc thoát khí sẽ tiện lợi hơn. Tuyệt đối không nên lắp ngang tránh ảnh hưởng đến chức năng, hiệu quả, năng suất hoạt động.
- Nên bổ sung thêm các loại van chặn trước van xả khí để đảm bảo quá trình bảo dưỡng, bảo trì và có phương án xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố. Vì van xả khí vận hành hoàn toàn tự động, không cần tác động từ bên ngoài.
- Không nên lắp van tại những vị trí gấp khúc vì không khí sẽ bị vướng lại ở những vị trí này. Khi van vận hành sẽ không loại bỏ được triệt để lượng khí dư thừa bên trong.
- Cần chọn kiểu dáng lắp đặt, kích cỡ van phù hợp với kích cỡ đường ống tránh tình trạng nhỏ hơn hoặc lớn hơn dẫn đến rò rỉ lưu chất.
Báo giá van xả khí chính hãng
Công ty TNHH Thương mại Tuấn Hưng Phát là đơn vị nhập khẩu, phân phối đa dạng các dòng van công nghiệp, trong đó có van xả khí tại thị trường Việt Nam từ các thương hiệu, hãng sản xuất nổi tiếng. Tất cả các sản phẩm đảm bảo chính hãng, chất lượng, có giấy tờ kiểm định CO, CQ đầy đủ cùng chế độ bảo hành 12 tháng, lỗi 1 đổi 1 theo cơ chế của nhà sản xuất.
Tại kho hàng, chúng tôi luôn lưu kho số lượng lớn, đầy đủ kích cỡ, kiểu dáng, chất liệu với mức giá cực tốt. Chúng tôi còn có chính sách lắp đặt, vận chuyển tận nơi trong phạm vi cho phép. Để nhận báo giá chi tiết, chính xác và hỗ trợ, tư vấn van xả khí quý khách vui lòng liên hệ qua các kênh bên dưới.
[kkstarratings]