Hiển thị tất cả 6 kết quả

Động cơ điện là một bộ phận chuyển hóa điện năng thành động năng. Loại thiết bị này thường lắp đặt với các loại van công nghiệp như van bi, van bướm…. Giúp những loại thiết bị này hoạt động tự động. Vậy động cơ điện là gì? Có cấu tạo như thế nào? Chúng ta cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây.

Giới thiệu động cơ điện

Động cơ điện hay còn gọi là bộ điều khiển điện, tiếng Anh là Electric Actuator là dòng sản phẩm được kết hợp với các loại van công nghiệp mục đích điều khiển hoạt động, quá trình vận hành của van theo phương thức tự động. Động cơ điện có chức năng là biến đổi điện năng thành động năng. Electric Actuator sử dụng mức điện áp thông dụng ở nhiều khu vực như: 24V, 220V hoặc 380V, trong đó thông dụng nhất là loại Actuator Electric 220V và Actuator Electric 24VDC. Với những mức điện áp này thì sẽ giúp cho bộ điều khiển được vận hành.

Điểm cải tiến của động cơ điện đó là thay thế hoàn toàn thao tác vận hành thủ công bằng tay, giúp giảm thiểu, tiết kiệm chi phí nhân công. Bên cạnh đó, còn giúp van hoạt động một cách linh hoạt, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Và có thể giúp van lắp đặt tại những vị trí xa trung tâm, trên cao hoặc dưới sâu, khấu tầm nhìn và có quy mô lớn, nhu cầu vận hành liên tục.

Cấu tạo động cơ điện

Đa số các loại động cơ điện trên thị trường hiện nay xét về cấu tạo có những điểm khác nhau nhưng vẫn được cấu tạo từ các bộ phận chính sau:

Cấu tạo bộ điều khiển điện
Cấu tạo bộ điều khiển điện
  • Thân – nắp bộ điện

Bộ phận này thì có lớp vỏ bọc bên ngoài được chế tạo từ nhôm mang đến độ chắc chắn. Bên ngoài còn được phủ thêm một lớp sơn tĩnh điện giúp cách điện tốt nhất. Nhờ có những đặc tính của chất liệu nên bộ phận này có thể chống được sự ăn mòn, chịu lực tốt và độ bền cao.

Với phần thân – nắp bộ điện có chức năng là bảo vệ các bộ phận ở bên trong, tránh những tác động từ môi trường bên ngoài.

  • Bảng mạch điện tử

Trong bảng mạch điện tử thì nó chứa các vi mạch thông minh hiện đại. Và nó được phân theo các cấp độ khác nhau để thực hiện được các thao tác điều khiển đóng – mở van hoặc là truyền tín hiệu về phòng điều khiển.

Với bộ phận này thì đây chính là nơi tiếp nhận nguồn điện và chuyền nguồn điện đến motor điện để có thể tạo ra được các momen xoắn.

  • Công tắc quan sát

Bộ phận công tắc quan sát có nhiệm vụ là hiển thị trạng thái đóng – mở của van. Giúp cho người vận hành có thể kiểm tra được quá trình vận hành của van tại thời điểm đó một cách dễ dàng.

  • Công tắc giới hạn hành trình

Công tắc giới hạn hành trình là bộ phận có chức năng đóng ngắt nguồn điện khi mà van thực hiện xong một chu trình vận hành. Và chi tiết này giúp động cơ tránh được tình trạng bị om điện, chập điện hoặc là hiện tượng cháy nổ.

  • Bộ phận tay quay

Bộ phận điều khiển bằng tay quay được thiết kế đi kèm với động cơ điều khiển điện. Bộ phận được lắp đặt thêm để đáp ứng được mục đích sử dụng trong trường hợp bị ngắt điện đột ngột hoặc là gặp sự cố thì vẫn đảm bảo cho hệ thống vận hành hết chu trình.

  • Gioăng làm kín

Với bộ phận này thì nó được làm từ chất liệu cao su EPDM hoặc là chất liệu PTFE. Bộ phận có chức năng là gắn kết các phần lắp ráp trên bộ điều khiển và đảm bảo được độ kín tuyệt đối, có khả năng chống nước hiệu quả.

Nguyên lý hoạt động của động cơ điện

Để bộ điều khiển điện hoạt động, đầu tiên phải cấp nguồn điện áp thích hợp 24V, 220V hoặc 380V…Ở vị trí ban đầu, khi chưa cấp điện công tắc hành trình sẽ ở trạng thái đóng hoàn toàn. Khi cấp nguồn điện vào động cơ, motor điện sẽ chuyển động tạo momen xoắn và truyền lực xuống trục van thông qua các bánh răng. Lúc này van sẽ ở trạng thái mở, công tắc quan sát của bộ điều khiển sẽ hiển thị trạng thái OPEN.
Khi cần yêu cầu đóng van, tiến hành cấp điện vào bảng mạch điện để motor chuyển động kéo trục van, đĩa van quay về trạng thái đóng. Sau đó, công tắc hành trình sẽ đóng để kết thúc chu trình hoạt động.

Phân loại bộ điều khiển điện

Theo thương hiệu, hãng sản xuất

  • Động cơ điện KosaPlus

Động cơ điện KosaPlus là dòng sản phẩm được chế tạo bởi thương hiệu KosaPlus Hàn Quốc. Về cấu tạo, phần thân được thiết kế bằng chất liệu nhôm nguyên khối, bên ngoài sơn phủ Epoxy giúp tăng khả năng chống bám bụi, tác động từ môi trường bên ngoài. Tiêu chuẩn kháng bụi, kháng nước của động cơ điện KosaPlus đạt IP67.

Động cơ điện Kosaplus
Động cơ điện KosaPlus

Tại Tuấn Hưng Phát, bộ điều khiển điện KosaPlus được đơn vị lưu kho sẵn hàng với model từ KE002 cho đến model KE050. Và tùy chọn với những mức điện 220V hoặc 24V. Ngoài ra, còn có thể tùy chọn được dạng điều khiển On/Off hoặc dạng điều khiển tuyến tính.

Thông số kỹ thuật:

  • Chất liệu vỏ bảo vệ: Loại hợp kim nhôm kết hợp với sơn phủ Epoxy.
  • Tiêu chuẩn chống nước: IP67
  • Model sẵn hàng: KE002 – KE050
  • Lắp đặt cho van bướm và van bi
  • Dạng điều khiển: dạng On/ Off hoặc tuyến tính
  • Mức điện áp phổ biến: 220V, 24V hoặc 380V
  • Thời gian thực hiện 1 chu trình: mất 10 đến 15 giây
  • Nhiệt độ môi trường làm việc: -5 đến 60°C
  • Hãng sản xuất: KosaPlus
  • Xuất xứ: Hàn Quốc

Động cơ điện Haitima

Động cơ điện Haitima được sản xuất bởi thương hiệu Haitima có trụ sở chính tại Đài Loan. Về màu sắc, có 2 dạng màu xám và màu xanh của lớp sơn Epoxy sơn phủ bên ngoài. Tiêu chuẩn kháng bụi, kháng nước đạt IP67 theo tiêu chuẩn châu Âu, nguồn điện sử dụng 24V, 220V, 380V phù hợp với mọi vị trí lắp đặt và có thể điều khiển tốt các dòng van thông dụng, phổ biến hiện nay: van bướm, van bi, van cổng…

Động cơ điện Haitima
Động cơ điện Haitima

Thông số kỹ thuật:

  • Model: HTE 02 – HTE 100.
  • Xuất xứ: Đài Loan
  • Hãng sản xuất: Haitima
  • Sử dụng nguồn điện áp: 220V; 24V hoặc 380V
  • Tiêu chuẩn động cơ: IP67
  • Mức độ momen xoắn: 40Nm
  • Kiểu vận hành phổ biến: On/Off hoặc dạng tuyến tính
  • Môi trường nhiệt độ: từ -5 cho đến 60 độ C
  • Kết hợp với thiết bị khác: van bướm hoặc van bi
  • Thời gian đóng, mở: 15 giây

Theo cách thức hoạt động

  • Bộ điều khiển điện dạng ON/OFF

Động cơ điện dạng ON/OFF sẽ vận hành theo cơ chế đóng mở hoàn toàn với góc quay 90 độ. Và thiết kế khá đơn giản phần tử quay là trục tròn được gắn bulong hoặc bảng. Cụ thể, khi được cấp điện động cơ sẽ biến đổi điện năng thành động năng thông qua hệ số bánh răng truyền lực khiến trục van, đĩa van quay 1 góc 90 độ. Khi hết chu trình, công tắc hành trình sẽ tiến hành ngắt điện.

  • Bộ điều khiển điện dạng tuyến tính

Bộ điều khiển dạng này sẽ được thiết kế bảng mạch điện tử thông minh với việc cung cấp tín hiệu điện 4 – 20mA cho phép động cơ quay với hệ số góc tùy ý. Từ đó có thể giúp đóng mở van, điều tiết dòng lưu chất theo các góc khác nhau. Ưu điểm của bộ điều khiển dạng tuyến tính là có thể thực hiện điều khiển từ xa. Với ưu điểm này thì bộ phận giúp tín hiệu được truyền tải và có thể truyền tín hiệu về tủ PLC hoặc là những thiết bị ngoại vi khác. Từ đây, thiết bị có thể truyền tín hiệu phù hợp cho van để hoạt động theo mức cài đặt ban đầu. Với tín hiệu điều khiển đầu vào sẽ được đo bằng milliamperes hoặc volt.

Ưu điểm của bộ điều khiển điện

  • Cơ chế vận hành hoàn toàn tự động, không dùng sức người nên giúp tiết kiệm chi phí cho hệ thống một cách đáng kể và được ứng dụng nhiều trong hệ thống có kích cỡ, quy mô lớn.
  • Được thiết kế nhỏ gọn, lắp đặt, vận chuyển đơn giản, bảo dưỡng, bảo trì dễ dàng, tiện lợi.
  • Chất liệu vỏ động cơ điện có khả năng chống oxy hóa, chống ăn mòn bề mặt và cách điện tuyệt vời.
  • Thiết bị sử dụng nguồn điện áp thông dụng như Actuator Electric 220V, Actuator Electric 24VDC…phù hợp lắp đặt tại các vị trí khác nhau.
  • Có thể vận hành trong trường hợp bị ngắt điện nhờ bộ phận tay quay có công tắc ăn khớp với hệ số cấp bánh răng.
  • Quá trình vận hành van linh hoạt, nhanh chóng, đóng mở, điều tiết lưu chất dễ dàng.
  • Được lắp đặt tại nhiều vị trí khác nhau, nhất là những điểm trên cao, dưới sâu, khó quan sát mà dòng van điều khiển thủ công không đáp ứng được.
  • Được thiết kế tiêu chuẩn châu u chống bám bụi, chống nước IP67, IP68.
  • Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp… và môi trường khác nhau, kể cả môi trường hóa chất có tính ăn mòn mạnh.

Ứng dụng bộ điều khiển điện

Hiện nay, bộ điều khiển điện được ứng dụng rộng rãi, phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp có hệ thống tự động. Khi sử dụng bộ điều khiển thì thao tác đóng – mở, điều tiết dòng chảy trong hệ thống một cách dễ dàng. Và một số ứng dụng điển hình của thiết bị như sau:

Ứng dụng động cơ điện
Ứng dụng động cơ điện
  • Được lắp đặt và sử dụng phổ biến trong những dòng van bướm, van bi…
  • Đối với những khu công nghiệp, nhà máy sản xuất hoặc các dây chuyền thực phẩm, sản xuất đồ uống, dược phẩm…
  • Lắp đặt để điều khiển việc đóng – mở trong hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước sạch, nước thải…
  • Trong lĩnh vực nông nghiệp thì được lắp đặt trong hệ thống tưới tiêu
  • Những nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện

Đơn vị cung cấp động cơ điện chính hãng, uy tín

Tại thị trường Việt Nam, công ty TNHH Tuấn Hưng Phát tự hào là đơn vị chuyên nhập khẩu, phân phối các dòng sản phẩm động cơ điện chính hãng từ 2 thương hiệu nổi tiếng KosaPlus và Haitima. Chúng tôi cam kết đảm bảo chất lượng, giấy tờ CO, CQ đầy đủ, kích cỡ, nguồn điện áp, kiểu dáng đa dạng cùng chế độ bảo hành 12 tháng, lỗi 1 đổi 1 theo cơ chế của nhà sản xuất.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ đến bộ phận chăm sóc khách hàng qua hotline bên dưới.