Lưu trữ của tác giả: Đỗ Trung Hiếu

Cấu tạo van 2 chiều

Cấu tạo van 2 chiều

1. Van 2 chiều là gì? Có những loại nào? a. Van 2 chiều là gì? Van 2 chiều là thiết bị đóng ngắt trên đường ống cho phép dòng chảy lưu thông trên ống theo 2 chiều ngược nhau ( Có thể lưu thông 2 hướng khác nhau ở các thời điểm khác nhau ) Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta có thể tham khảo bài viết: Van 2 chiều là gì? b. Van 2 chiều có những loại gì? – Nếu là van 2 chiều cho hệ nước ( Van 2 chiều nước): Chúng ta có các loại như van cổng, van bướm, van bi – Nếu dùng cho hệ hơi chúng ta có loại: van cầu, van cầu chữ ngã 2. Cấu tạo của van 2 chiều Để rõ từng loại van 2 chiều tất nhiên chúng ta phải làm rõ từng loại một a. Cấu tạo van cổng: 1-  Thân van 2 – Nắp van 4 – Chốt chặn3 – Vòng đệm 5 – Chốt 6 – Trục van 7 – Ca bô 8 – Đai ốc 9 – Tay cầm 12- Ốc hãm Thông số kỹ thuật của van cổng: – Kích cỡ van : DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300, DN350, DN400, DN500, DN600, DN800, DN1000, DN1200 ~ DN2000 – Vật liệu chế tạo: Thông dụng bằng gang, ngoài ra bằng đồng inox – Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN25 – Môi trường sử dụng: Nước, khí nén, dầu, gas, nước thải, hóa chất – Gioăng làm kín: Bằng cao su EPDM, Teflon – Nhiệt độ làm việc: 0 ~ 220 độ C – Kiểu lắp: mặt bích BS, JIS 10K, PN10, DIN – Hãng sản xuất: Wonil – Hàn Quốc – Xuất xứ: Hàn Quốc b. Cấu tạo van bướm Van bướm cấu tạo gồm các phần chính sau: b1. Thân van: Thân van bướm là một vòng kim loại, inox, gang hoặc nhựa được đúc liền để có các lỗ bắt bulong vào mặt bích định vị vị trí van trên đường ống b2.Đĩa van: Hay còn được gọi là cánh bướm: Cánh van bướm thường được làm bằng gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa, đĩa van có thể định vị ở các góc mở khác nhau điều này giúp van bướm có thể điều tiết được chất lưu trong đường ống b3.Bộ phận làm kín: Bộ phận làm kín hay còn gọi là gioăng làm kín, có thể bằng cao su, PDFE, TEFLON Bộ bận tay gạt hoặc vô lăng: Là bộ phận dùng để tác động lên van tạo ra góc mở khác nhau hay tạo ra trạng thái đóng hoặc mở hoàn toàn Ngoài ra chúng ta còn có các bộ phận khác như trục van, bánh răng định vị, bulong, v,v.. c. Cấu tạo của van bi Van bi là một dạng của van một phần tư sử dụng một quả bóng rỗng, đục lỗ và xoay để kiểm soát dòng chảy qua nó. Nó mở khi lỗ của quả bóng phù hợp với dòng chảy và đóng lại khi nó được xoay 90 độ bằng tay cầm van – Thân van bi thường được chế tạo từ đồng, inox, gang, thép… Là bộ phận chính để lắp ghép các thành thần chi tiết cấu thành nên van bi. – Bi van ( đĩa van ) có hình cầu và được đục lỗ xuyên tâm, thường được làm từ thép không gỉ có độ cứng cao và độ ăn mòn thấp. Là chi tiết chính trong việc đóng mở van. Bi được cố định bởi gioăng làm kín và trục. – Trục của van là bộ phận kết nối và truyền lực từ tay gạt, tay quay (vô lăng), bộ phận chuyền động tới bi. Trục van được làm từ hợp kim cứng ít bị ăn mòn. – Giăng làm kín: bao gồm các giăng làm kín cho trục van, bi van các giang làm kín này được chế tạo từ teflong (PTFE) hoặc cao su chịu lực hoặc các vật liệu mềm. Có tác dụng làm kín các chi tiết cấu thành nên van – Tay gạt là chi tiết dùng để thao tác đóng, mở van, được chế tạo bằng thép hoặc gang. Tay gạt có thể thay thế bằng hộp số và vô lăng ( tay quay) khi sử dụng van trong các đường ống có kích thước và áp suất lớn, bộ chuyền động bằng khí nén (bộ điều khiển khí nen), bộ chuyền động bằng điện ( bộ điều khiển điện) khi sử dụng trong các hệ thống tự động hóa. Tùy thuộc vào lưu chất, áp suất, nhiệt độ và mục đích mà chúng ta lựa chọ vật liêu, thiết bị chuyền động sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng d. Cấu tạo của van cầu – Thân của van cầu: Thân van cầu là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất chịu áp lực chính. Và là nơi chứa tất cả các chi tiết của van. Thiết bị thườn dùng là loại hai cổng, loại ba cổng cũng được sản xuất nhưng không thông dụng. Chủ yếu để đổi hướng và phân chia dòng chảy. Loại hai cổng có thể được định hướng thẳng đối diện với thân van tạo với nhau một góc 90 độ. Sản phẩm chủ yếu được dùng cho chất lỏng nhớt có tính ăn mòn, nhiệt độ và áp lực cao. Nếu lắp đặt trên đường ống ngang thì sẽ tồn dư lại chất lỏng trong thân van. Như vậy sẽ gây tắc nghẽn hoặc ăn mòn thân van nếu qua thời gian sử dụng. Để khắc phục tình trạng này chúng ta nên lắp thêm loại góc và chữ y. thân van được chế tạo từ các hợp kim chịu lực chịu nhiệt tốt như gang, inox, thép. – Nắp van của van cầu: Nắp của van cầu là bộ phận ngăn chặn chất lỏng tràn ngược […]

Van bướm 1 chiều là gì?

Van bướm 1 chiều gang cánh inox Wonil Hàn Quốc

Van bướm 1 chiều là gì? Thông số kỹ thuật quan trọng của van bướm một chiều ra sao? Ứng dụng trong trường hợp nào?…. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng thể nhất về dòng van này nhé! Và nếu Bạn đang tìm kiếm một loại van chất lượng cho máy bơm nước? Vankhinen-THP cũng hân hạnh giới thiệu đến khách hàng sản phẩm Van bướm một chiều, với cấu tạo ưu việt đảm bảo thực hiện công dụng của nó một cách tốt nhất. Van bướm 1 chiều là gì? Van bướm một chiều hay còn gọi là van 1 chiều cánh bướm, trong tiếng Anh là Dual Plate Check Valve. Sở dĩ được gọi như vậy là do cấu tạo cánh van gồm 2 đĩa lật kiểu dạng cánh bướm, được làm bằng gang hoặc inox. Khi vận hành đóng/mở, đĩa van sẽ vận hành như cánh bướm mở ra/ gập lại. Thuộc dòng van 1 chiều, nên sở hữu đặc tính chung của dòng van này, đó là van bướm 1 chiều chỉ cho phép dòng chảy theo 1 chiều cố định, và ngăn nước dội về theo chiều ngược lại. Van bướm 1 chiều có kiểu kết nối dạng kẹp – wafer nên có thể phù hợp với đa dạng tiêu chuẩn mặt bích khác nhau. Đây là một lợi thế khiến chúng có thể dễ dàng thay mới, dễ dàng lắp đặt – ứng dụng. Van một chiều cánh bướm thường được lắp trước các máy bơm nước, các vị trí hồi lưu với nhiệm vụ ngăn nước dội ngược về làm hỏng máy bơm và các thiết bị trên đường ống, bảo vệ an toàn cho cả hệ thống. Sản phẩm này còn được ứng dụng cho các hệ thống đường dẫn chất lỏng, hơi như các hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, HVAC, PCCC, hệ thống thông gió, điều hòa khí… Thông số kĩ thuật của van một chiều cánh bướm Van một chiều cánh bướm hiện nay đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên thị trường, được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau để phù hợp cho nhiều môi trường lưu chất khác nhau. Dưới đây là thông số kĩ thuật của các dòng van một chiều cánh bướm mà Đơn vị đang cung cấp cho khách hàng hiện nay. Size: DN50 – DN300 Vật liệu: Gang, inox Áp lực: PN16 Nhiệt độ làm việc: -20 – 180°C Đệm làm kín: EPDM, PTFE Đĩa: inox, gang Lò xo: Thép không gỉ Môi trường làm việc: Nước, xi măng, Dầu,…. Xuất xứ: Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc Tình trạng kho: Luôn có sẵn Bảo hành: 12 tháng Cách lắp đặt van một chiều cánh bướm Van một chiều cánh bướm được lắp đặt vào hệ thống dạng kẹp nên khi lắp đặt cần lưu ý một số điểm sau: Lắp van 1 chiều đúng chiều mở của lá van. Khoảng cách giữa hai mặt bích phải vừa đủ để lắp đặt van. Không dùng miếng đệm giữa mặt bích và van Kích thước mặt bích của đường ống phải đồng nhất với kích thước của van Van một chiều cánh bướm có thể lắp linh động theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang tùy nhu cầu sử dụng. Hiện nay, chúng tôi đang phân phối một số loại van bướm một chiều nhập khẩu chính hãng trực tiếp từ các thương hiệu như: AUT, ATV, ARV của Malaysia; FAF, EKO của Thổ Nhĩ Kỳ; Emico của Đài Loan, Toyo, Kitz của Nhật; Wonil, Samwoo, SSV của Hàn Quốc giá thành cạnh tranh. Nếu quý vị có nhu cầu mua van bướm một chiều, van một chiều hay cần tư vấn về các loại van công nghiệp, phụ kiện đường ống có thể liên hệ để chúng tôi có thể hỗ trợ sớm nhất.

Nguyên lý làm việc của van bướm điều khiển điện

Van bướm điều khiển điện DN125 thân gang cánh inox

Cơ chế – nguyên lý làm việc của van bướm điều khiển điện Van bướm điều khiển điện là sản phẩm van công nghiệp tự động hóa, sử dụng mô tơ điện để vận hành điều khiển đóng mở van bướm. Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện về cơ bản là mô tơ điện – bộ điều khiển điện tạo ra lực mô men xoắn tác động truyền động đến ty van – đĩa van bướm theo chiều xoay ngang 90 độ. Từ đó khiến van đóng hoặc mở theo nhu cầu vận hành hệ thống. Để nắm rõ hơn chúng ta cần tìm hiểu một chút về cấu tạo van bướm điều khiển điện. Cấu tạo của van bướm điện: Cấu tạo van bướm điện được thiết kế gồm 2 thành phần chính là: Phần van bướm cơ học và động cơ – mô tơ của van. Chúng ta có thể thấy công thức như sau: Van bướm điện = van bướm + động cơ van Phần van bướm cơ: Phần van bướm cơ này có thiết kế tương tự như van bướm tay gạt hay van bướm vô lăng. Tuy nhiên, thân van lắp bộ điện sẽ loại bỏ bộ phận tay gạt – tay quay vô lăng đi. Thêm vào đó, phần ty van sẽ có thiết kế một phần khớp dạng  trục vuông để ăn khớp với phần kết nối trên bộ điều khiển điện. Tùy vào từng môi trường sử dụng khác nhau mà chúng ta có các loại vật liệu chế tạo ra van bướm cơ khác nhau như sau: – Van bướm thân gang, cánh inox – Van bướm gang – Van bướm toàn thân inox, gioăng teflon – Van bướm nhựa Về kiểu kết nối, thân van này thường có 2 dạng: van bướm dạng wafer và dạng 2 mặt bích. Dạng wafer được ứng dụng sử dụng nhiều hơn cả vì tính thông dụng của nó. Dạng 2 mặt bích ít được sử dụng hơn vì tính chính xác cao trong lắp đặt và chịu được áp lực cao hơn. Ngoài ra van bướm 2 mặt bích còn được sử dụng cho những đường ống có kích cỡ lớn vì lắp đặt chính xác và độ an toàn cao hơn. Phần mô tơ điện điều khiển van Phần mô tơ điện này được thiết kế và chế tạo theo tiêu chuẩn chống ẩm chống bụi IP67 mang lại độ an toàn khi sử dụng cao. Ngoài ra vật liệu chế tạo động cơ – mô tơ điện này cũng được làm bằng hợp kim nhôm nên có độ bền cao, Vỏ bọc được sơn bằng lớp sơn tĩnh điện chống ăn mòn, chống ghỉ sét, và tăng độ bền khi sử dụng. Điện áp của mô tơ điện khá đa dạng: 220V, 24V, 380V ( Điện 1 chiều, xoay chiều, 1 pha, 3pha) Mô tơ điện được sản xuất tại những nước có nền công nghiệp phát triển, khoa học tiến bộ và công nghệ đột phá như: Hàn Quốc, Nhật bản, Đài loan, Châu âu, v.v… Nguyên lý hoạt động của van bướm điện Van bướm điều khiển điện bao gồm thiết bị truyền động điện và van bướm . Vì vậy, nó có những ưu điểm của hoạt động dễ dàng và cấu trúc đơn giản. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm và các ngành công nghiệp khác. Và vì sự giúp đỡ của thiết bị máy móc khoa học kỹ thuât công nghệ hiện đại đã đưa sự phát triển của van bướm điều khiển điện đạt đến một cấp độ mới. Cơ chế của van bướm điện: các thiết bị điện ổ đĩa thân van, mà làm cho tấm bướm xoay 90 độ để đạt được việc mở và đóng van. Cơ chế truyền động điện thực sự rất đơn giản. Giống như dao cạo chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, nguồn năng lượng là năng lượng điện. Điện năng dẫn đến hoạt động của tấm van, để đạt được mục tiêu của van đóng mở và kết nối hoặc chất lỏng đóng ngắt. Bộ truyền động điện của van bướm điện có thể được chia thành loại công tắc và loại điều chỉnh. Van bướm điện loại công tắc là để đóng vai trò chuyển mạch trong khi van bướm điện loại điều chỉnh là đóng vai trò điều chỉnh dòng chảy. Van điều chỉnh loại có thể điều chỉnh chính xác lưu lượng đến một phần nghìn độ. Nó cũng là một loại van đắt tiền. Van là một loại thiết bị được cài đặt trong đường ống. Đó là một chút không thực tế để kiểm tra trạng thái của công tắc trên trường. Đó là lý do tại sao tín hiệu phản hồi tồn tại. Bản thân loại quy định có tín hiệu phản hồi trong khi loại chuyển đổi có thể cho phép người dùng quyết định có cài đặt tín hiệu phản hồi hay không. Những lợi thế khi sử dụng van bướm điều khiển điện Van bướm hoạt động bằng điện là giải pháp rẻ hơn sau đó là van cổng và van dao, nhưng nó cũng bền nếu bạn chọn loại ghế phù hợp (NBR, EPDM, PTV, PTFE, vv ..). Van bướm điện là một sản phẩm chất lượng cao, đó là lý do tại sao bạn tìm thấy nó trong hầu hết các ứng dụng ngày nay. Thiết kế của van bướm làm cho nó đóng nhanh hơn so với van bi, và đồng thời không có hạt nào có thể được nhóm lại phía sau cơ chế đóng. Nó hoạt động bằng cách đặt một đĩa ở giữa van được nối với một thanh, thanh kéo dài đến thiết bị truyền động điện, mở ra và đóng van bằng cách xoay thanh một phần tư. Bởi vì đĩa bên trong […]

Báo giá mặt bích thép tại Hà Nội

Báo giá mặt bích thép

Báo giá mặt bích thép tại Hà Nội – vận chuyển các tỉnh thành toàn quốc sẽ tính thêm chi phí vận chuyển. Vankhinen cung cấp bảng báo giá mặt bích thép, thép mạ kẽm chi tiết, nhanh chóng, chính xác – chuyên viên trực hotline 24/7 luôn sẵn sàng hỗ trợ. Đơn Vị sẵn hàng tại kho Hà Nội, Quý Vị có thể liên hệ Hotline đặt lịch hẹn tham quan, xem hàng mẫu. Mặt bích để làm gì? Mặt bích là sản phẩm phụ kiện đường ống dùng để hỗ trợ kết nối các đoạn ống với nhau, kết nối ống với các thiết bị vật tư đường ống khác. Đúng vậy, mặt bích không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống đường ống nào. Mặt bích có vai trò to lớn trong quá trình sử dụng đường ống với ưu điểm như sau: • Dễ dàng trong việc lắp đặt, kiểm tra và sửa chữa. • Hiệu quả trong việc kiểm tra và điều chỉnh • Đơn giản trong việc bảo trì và vận hành. 2. Báo giá mặt bích thép Hà Nội như thế nào? Để có cái nhìn khách quan chúng tôi đưa ra 1 mẫu báo giá như sau: Chú ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, để có giá chính xác vào đúng thời điểm khách hàng nên vui lòng liên hệ với chúng tôi để có giá cạnh tranh nhất. Hoặc Nếu quý khách hàng có list yêu cầu báo giá với nhiều kích cỡ, nhiều tiêu chuẩn khác nhau thì cũng đừng ngần ngại, hãy gửi email hoặc điện thoại trực tiếp cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất: 3. Các loại tiêu chuẩn của mặt bích thép: Mặt bích thép có các tiêu chuẩn như sau: BS – JIS – ANSI – DIN – Kích thước thường từ: DN10-DN1000 – Tiêu chuẩn Mỹ: Class 300, Class 600… Class 3000 – Tiêu chuẩn Châu Âu: Pn10-Pn16-Pn25-Pn40 4. Vật liệu chế tạo mặt bích thép như thế nào? Mặt bích rỗng được sử dụng rộng rãi trong các nơi có áp suất cao và nhiệt độ đường ống luôn có sự thay đổi, các đường ống có nhiệt độ cực cao hoặc cực thấp, đường ống có áp suất cao, Mặt bích thép rất khó để bị biến dạng và có đặc tính hàn tốt nên thường vẫn được sử dụng cho các công trinh dầu khí, khí gas sản xuất theo phương pháp đúc nên giá thành thấp và áp suất danh định nhỏ hơn 2.5 MPa. Bên cạnh đó, mặt bích rỗng hoạt độn với áp suất danh định PN16 (1,6MPa) cũng được sử dụng trong các đường ống vận chuyển khí đốt vật liệu làm ra sản phẩm cũng có phần đặc biệt nên chi phí cao hơn các loại khác, nó có tác dụng chống cháy và chống nổ khá tốt. Tất cả các sản phẩm bích thép đều được hình thành đúc theo khuôn trước rồi sau đó mới gia công hoàn thiện bề mặt. Kích thước mặt bích thép từ 3/8″ tới 160″ và khoảng đường kính danh định là DN10 tới DN4000… Ngày nay, do nhu cầu sử dụng mặt bích ngày càng nhiều. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó đã có rất nhiều danh nghiệp cá nhân cung cấp sản phẩm này, khiến thị trường dạng vật liệu này trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, ưu thế đó cũng gây ra không ít khó khăn cho người sử dụng khi thị trường hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan với nhiều chủng loại mẫu mã và các tiêu chuẩn khác nhau.

Van tuyến tính là gì? Phân loại, cấu tạo

van-tuyến-tính-là-gì

Trong các hệ thống tự động hóa, chúng ta thường hay nhắc đến van tuyến tính hay van điều khiển tuyến tính. Vậy van tuyến tính là gì? Van có chức năng gì? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết sản phẩm trong bài viết dưới đây. Van tuyến tính là gì? Van tuyến tính là loại van điều khiển tự động bằng điện – khí nén, có khả năng điều khiển vận hành đóng/mở hoàn toàn hay một bộ phận bằng việc nhận các tín hiệu điều khiển 4 ~ 20mA hoặc 0 ~ 10V.  Van thường sử dụng để điều tiết lưu lượng chất (Có thể là nước, khí nén, hơi nóng, v.v…). Việc điều tiết này nhờ van đóng mở ở các vị trí góc mở khác nhau, nếu góc mở 0 độ là đóng hoàn toàn và 90 độ là mở hoàn toàn hoặc các góc mở tuyến tính khác nhau như 10, 20, 30, 35, v.v… Van tuyến tính giúp chúng ta có được lưu lượng đầu ra theo mình mong muốn từ đó có thể điều tiết được lưu lượng phù hợp với nhu cầu, áp suất phù hợp và theo nhu cầu, và nhiệt độ phù hợp biến thiên liên tục theo nhu cầu. Có thể nói van tuyến tính là 1 trong những loại van mang tính tự động hóa cao nhất. Van hoạt động dựa vào đầu vào từ các thiết bị đo khác, thiết bị cảm biến khác, và chúng nhạy bén, chính xác rất cao vì thế ứng dụng trong thực tế có tính thực tiễn lớn và trở thành 1 trong những thiết bị rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Hình ảnh của van tuyến tính Cấu tạo van điều khiển tuyến tính Về cấu tạo, van tuyến tính có thiết kế bao gồm 2 phần riêng biệt được ghép lại là bộ điều khiển tuyến tính và thân van cơ. Cụ thể: Bộ điều khiển tuyến tính Bộ điều khiển tuyến tính có thể là một motor điện hoặc bộ xy lanh khí nén. Bộ tuyến tính được sử dụng để truyền momen xoắn đến trục van giúp van hoạt động. Đối với bộ truyền động bằng điện được tích hợp thêm bộ xử lý tín hiệu analog 4 – 20mA hoặc 0 – 10V để đóng mở van theo các góc.  Với bộ điều khiển khí nén được gắn thêm bộ điều tiết khí nén (Positioner) và điều khiển bằng tín hiệu analog 4 – 20mA. Nó có nhiệm vụ điều tiết luồng khí, sao cho vừa đủ để đóng mở theo góc được cài đặt trước đó. Phần van cơ Có thể là các loại van công nghiệp như van bướm, van bi, van cổng, van cầu… Chế tạo từ các chất liệu cao cấp như inox, gang, đồng, nhựa… Mỗi loại van sẽ có những đặc tính riêng biệt, phù hợp với các hệ thống và môi trường lưu chất khác nhau. Chức năng của van điều khiển tuyến tính Van tuyến tính được xem là thiết bị quan trọng, cần thiết đối với các hệ thống tự động. Van có các chức năng chính sau: Giúp người quản lý vận hành hệ thống, điều tiết lưu chất theo các góc khác nhau, phù hợp với mong muốn và nhu cầu sử dụng thực tế. Kết nối với tủ điện và truyền tín hiệu hoạt động về tủ điện, giúp dễ dàng kiểm soát hoạt động của van. Đối với các hệ thống có lưu lượng dòng chảy yêu cầu sự biến thiên liên tục thì van điều khiển tuyến tính là lựa chọn phù hợp. Thay thế con người điều tiết dòng chảy nhanh chóng, linh hoạt mà vẫn đảm bảo an toàn. Giảm chi phí thuê nhân công vận hành hệ thống, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển theo hướng lâu dài bền vững. Phân loại van tuyến tính Van tuyến tính nếu dựa vào nguồn điều khiển chúng ta có 2 loại chính như sau:  Van điều khiển điện tuyến tính Van điều khiển điện tuyến tính là dòng van điều khiển tự động theo góc mở được điều khiển bởi dòng điện 24V, 220V, 380V. Van chỉ dùng điện áp để điều khiển nên tính tiện lợi hơn rõ rệt. Ngoài ra van hoạt động được dựa vào động cơ điện và cơ cấu truyền động bánh răng nên quá trình hoạt động rất êm ái, và độ bền của van sử dụng cũng khá cao. Tuy nhiên van có động cơ điện và truyền động qua bánh răng nên thời gian đóng mở lâu hơn và không nhạy bén bằng khí nén. Tuy nhiên do van tuyến tính điều tiết liên tục nên dùng điện cũng mang lại sự chính xác chi li hơn, có thể điều tiết bởi những thay đổi rất nhỏ. Van đóng mở chậm cũng hạn chế rất nhiều hiện tượng thủy kích do đóng ngắt đột ngột dòng lưu chất. Trên thị trường hiện đang chủ yếu chào bán van điều khiển điện tuyến tính thuộc 3 mẫu sản phẩm: Van bi điều khiển điện tuyến tính: kích cỡ từ DN15 – DN200, kiểu kết nối lắp ren – mặt bích – clamp – hàn – rắc co, chất liệu inox – nhựa – thép Van bướm điều khiển điện tuyến tính: kích cỡ DN40 – DN600, kiểu kết nối wafer – mặt bích – clamp, chất liệu gang – inox – nhựa – thép Van cầu điều khiển điện tuyến tính: kích cỡ DN25 – DN200, kiểu kết nối lắp ren – mặt bích, chất liệu gang – thép Van bi điều khiển điện tuyến tính – Loại van này thường có đa dạng các loại kích cỡ từ size nhỏ từ DN15 cho đến những size lớn DN200 và loại van bướm điều khiển điện tuyến tính – loại này chúng ta thường gặp nhiều hơn do tính chất […]

Tiêu chuẩn SCH5, SCH10, SCH20, SCH40, SCH80, SCH100 của đường ống

Tiêu chuẩn SCH

Tiêu chuẩn SCH là tiêu chuẩn độ dày của thành đường ống. Đây là thuật ngữ thông dụng trong các công trình xây dựng được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Vankhinen-THP xin chia sẻ một số thông tin về tiêu chuẩn SCH5, SCH10, SCH20, SCH40, SCH80, SCH100 của đường ống. Tiêu chuẩn SCH là gì? Tiêu chuẩn SCH (Scheduled hay Sched) còn gọi là tiêu chuẩn độ dày SCH hoặc tiêu chuẩn ống thép SCH. Tiêu chuẩn SCH được dùng để xác định độ dày thành đường ống và thường đi kèm với kích thước ống danh nghĩa (Nominal Pipe Size – NPS). Kích thước ống danh nghĩa NPS là những con số mang tính danh nghĩa, đại diện cho độ dày thành ống, cụ thể cụ thể là SCH5, SCH10, SCH20, SCH40, SCH80, SCH100… Mục đích tạo ra tiêu chuẩn SCH là giúp người dùng có thể hợp thức hóa các tiêu chuẩn của ống thép đúc, từ đó giúp quy đổi sang các đơn vị kích thước khác, giúp các đường ống được kết nối chính xác nhất. Các ống có chỉ số NPS khác nhau thì cho dù có cùng chỉ số SCH thì giá trị độ dày thành ống cũng khác nhau. Khi SCH càng lớn thì thành ống càng dày và càng tăng độ bền cơ học nên có thể sử dụng trong môi trường nhiệt độ cao, áp lực lớn. Tiêu chuẩn SCH thông dụng nhất hiện nay Tiêu chuẩn SCH5 Tiêu chuẩn SCH5 là loại có thành mỏng nhất, phù hợp với các hệ thống yêu cầu áp suất thấp. Tiêu chuẩn SCH10 Tiêu chuẩn SCH10 là loại có thành mỏng, phù hợp với các ứng dụng yêu cầu áp suất thấp như đường ống cấp nước, cống thoát nước, lỗ thông hơi. Không sử dụng cho môi trường áp suất hoặc nhiệt độ cao vì có thể bị biến dạng hoặc vỡ. Tiêu chuẩn SCH20 Tiêu chuẩn SCH20 có độ dày hơn so với tiêu chuẩn SCH10, có khả năng chịu áp lực tốt hơn nhưng vẫn được coi là có thành mỏng. Tiêu chuẩn SCH40 Tiêu chuẩn SCH40 là tiêu chuẩn thông dụng nhất hiện nay, có khả năng chịu áp lực tốt. Chúng thường được sử dụng cho môi trường chất lỏng và khí, ví dụ như hệ thống ống nước, hệ thống phun nước chữa cháy, hệ thống sưởi ấm… Tiêu chuẩn SCH80 Tiêu chuẩn SCH80 là tiêu chuẩn được thiết kế cho các ứng dụng có áp suất hoặc nhiệt độ cao. Chúng thường được sử dụng cho các môi trường đặc biệt như đường ống dẫn dầu, khí đốt, nồi hơi, thiết bị công nghiệp áp suất cao. Tuy nhiên, do giá thành tương đối cao nên cần cân nhắc trước khi sử dụng. Tiêu chuẩn SCH100 Tiêu chuẩn SCH100 là tiêu chuẩn thiết kế sử dụng cho các ứng dụng yêu cầu cao về nhiệt độ và áp suất. Chúng thường sử dụng cho các môi trường hơi nóng, khí nóng như lò hơi, nồi hơi, lò sấy… Bảng tiêu chuẩn SCH5, SCH10, SCH20, SCH40, SCH80, SCH100 của đường ống SIZE inch DN mm OD inches (millimeters) Wall Thickness inches (millimeters) SCH 5 SCH 10 SCH 30 SCH 40 SCH 80 SCH 120 XXS ⅛ 6 0,405 in (10,29 mm) 0,035 in (0,889 mm) 0,049 in (1,245 mm) 0,057 in (1,448 mm) 0,068 in (1,727 mm) 0,095 in (2,413 mm) — — ¼ 8 0,540 in (13,72 mm) 0,049 in (1,245 mm) 0,065 in (1,651 mm) 0,073 in (1,854 mm) 0,088 in (2,235 mm) 0,119 in (3,023 mm) — — ⅜ 10 0,675 in (17,15 mm) 0,049 in (1,245 mm) 0,065 in (1,651 mm) 0,073 in (1,854 mm) 0,091 in (2,311 mm) 0,126 in (3,200 mm) — — ½ 15 0,840 in (21,34 mm) 0,065 in (1,651 mm) 0,083 in (2,108 mm) — 0,109 in (2,769 mm) 0,147 in (3,734 mm) — 0,294 in (7,468 mm) ¾ 20 1,050 in (26,67 mm) 0,065 in (1,651 mm) 0,083 in (2,108 mm) — 0,113 in (2,870 mm) 0,154 in (3,912 mm) — 0,308 in (7,823 mm) 1 25 1,315 in (33,40 mm) 0,065 in (1,651 mm) 0,109 in (2,769 mm) — 0,133 in (3,378 mm) 0,179 in (4,547 mm) — 0,358 in (9,093 mm) 1¼ 32 1,660 in (42,16 mm) 0,065 in (1,651 mm) 0,109 in (2,769 mm) 0,117 in (2,972 mm) 0,140 in (3,556 mm) 0,191 in (4,851 mm) — 0,382 in (9,703 mm) 1½ 40 1,900 in (48,26 mm) 0,065 in (1,651 mm) 0,109 in (2,769 mm) 0,125 in (3,175 mm) 0,145 in (3,683 mm) 0,200 in (5,080 mm) — 0,400 in (10,160 mm) 2 50 2,375 in (60,33 mm) 0,065 in (1,651 mm) 0,109 in (2,769 mm) 0,125 in (3,175 mm) 0,154 in (3,912 mm) 0,218 in (5,537 mm) 0,250 in (6,350 mm) 0,436 in (11,074 mm) 2½ 65 2,875 in (73,03 mm) 0,083 in (2,108 mm) 0,120 in (3,048 mm) 0,188 in (4,775 mm) 0,203 in (5,156 mm) 0,276 in (7,010 mm) 0,300 in (7,620 mm) 0,552 in (14,021 mm) 3 80 3,500 in (88,90 mm) 0,083 in (2,108 mm) 0,120 in (3,048 mm) 0,188 in (4,775 mm) 0,216 in (5,486 mm) 0,300 in (7,620 mm) 0,350 in (8,890 mm) 0,600 in (15,240 mm) 3½ 90 4,000 in (101,60 mm) 0,083 in (2,108 mm) 0,120 in (3,048 mm) 0,188 in (4,775 mm) 0,226 in (5,740 mm) 0,318 in (8,077 mm) — 0,636 in (16,1 >>> Đừng bỏ lỡ: Bảng tra quy cách tiêu chuẩn ống inox 304 Bảng tiêu chuẩn NPS 10 tới NPS 24 SIZE inch DN mm OD inches (millimeters) Wall Thickness inches (millimeters) SCH 5s SCH 5 SCH 10s SCH 10 SCH 20 SCH 30 10 250 10,75 in (273,05 mm) 0,134 in (3,404 mm) 0,134 in (3,404 mm) 0,165 in (4,191 mm) 0,165 in (4,191 mm) 0,250 in (6,350 mm) 0,307 in (7,798 mm) 12 300 12,75 in (323,85 mm) 0,156 in (3,962 mm) […]

Van điện từ khí nén là gì?

van điện từ khí nén, van đảo chiều khí nén

Van điện từ khí nén là gì? Van điện từ khí nén 5/2, 4/2, 3/2 Van điện từ khí nén là gì? Van điện từ khí nén hay còn gọi là van đảo chiều là loại van dùng để đóng hoặc mở đường dẫn khí nén và có thể điều chỉnh hướng của khí nén. Thông qua đó mà thay đổi được hướng của cơ cấu chấp hành. Việc nắm bắt được van điện từ khí nén giúp chúng ta có thể điều chỉnh dòng khí nén một cách chính xác giúp chung ta trong việc tính toán thiết kế, thi công lắp đặt được dễ dàng và đặc biệt có thể giúp cho quá trình hoạt động được trơn chu Một số hình ảnh van điện từ khí nén Phân loại van điện từ khí nén: Dựa vào số cửa, số vị trí mà chúng ta có rất loại van điện từ đảo chiều khác nhau. Ngoài ra cũng dựa vào điện áp của cuộn coil chúng ta cũng có một số loại van điện từ khí nén –  Số cửa: Chính là số lỗ để lắp đường dây dẫn khí vào hoặc lỗ thoát của khí nén. Thông thường ta có số cửa là: 2.3.4.5 – Số vị trí: Là số chỗ định vị con trượt của van, thông thường thì van thường có số vị trí là 2,3.4. Một số trường hợp đặc biệt có thể có số vị trí lớn hơn Căn cứ vào số cửa và số vị trí chúng ta có các loại van điện từ khí nén như sau: a. Van đảo chiều khí nén 2/2 – Van 2 cửa 2 vị trí Khi chưa nhấn nút, dưới tác dụng của lực lò xo van hoạt động ở vị trí bên phải, lúc đó cửa số 1 và cửa số 2 bị chặn. Khi ta nhấn nút van 2/2 đảo trạng thái làm cửa 1 thông với cửa 2, nếu ta nối nguồn khí với cửa 1 thì sẽ có khí cấp lên cửa 2. b. Van đảo chiều khí nén loại 3/2 – Van 3 cửa 2 vị trí Khi chưa gạt cần gạt, dưới tác dụng của lực lò xo van hoạt động ở vị trí bên phải, lúc đó cửa số 1 bị chặn và cửa số 2 thông với cửa 3. Khi ta gạt cần gạt van 3/2 đảo trạng thái làm cửa 1 thông với cửa 2, cửa 3 bị chặn nếu ta nối nguồn khí với cửa 1 thì sẽ có khí cấp lên cửa 2. c. Van điện từ khí nén đảo chiều 5/2 – Van 5 cửa 2 vị trí Khi chưa cấp khí vào cửa điều khiển 14, dưới tác dụng của lực lò xo van hoạt động ở vị trí bên phải, lúc đó cửa số 1 thông với cửa số 2 và cửa 4 thông với cửa 5, cửa số 3 bị chặn. Khi ta cấp khí vào cửa điều khiển 14 van 5/2 đảo trạng thái làm cửa 1 thông với cửa 4, cửa 2 thông với cửa 3 và cửa 5 bị chặn. Dựa vào điện áp cuộn coil van điên từ khí nén còn có các loại sau: – Van điện từ khí nén 24V – Van điện từ khí nén 220V Dựa vào hãng sản xuất, quốc gia sản xuất ta có các loại như là: – Van điện từ khí nén TPC – Van điện từ khí nén SMC – Van điện từ khí nén CKD – Van đảo chiều Đài Loan – Van đảo chiều Hàn Quốc – Van đảo chiều Nhật bản – Van đảo chiều Châu Âu

Mặt bích là gì? Các loại mặt bích phổ biến nhất hiện nay

mặt bích là gì

Mặt bích là một trong những phụ kiện quan trọng trong hệ thống đường ống, giúp kết nối các đoạn ống, van, máy bơm và thiết bị khác một cách chắc chắn, đảm bảo độ kín và an toàn trong vận hành. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về mặt bích là gì, công dụng, phân loại và cách lựa chọn phù hợp nhất cho hệ thống đường ống của bạn. Mô tả mặt bích là gì? Mặt bích là một thiết bị phụ kiện đường ống hỗ trợ kết nối các đoạn đường ống, đường ống với các thiết bị van, bơm,… với nhau, đôi khi là thiết bị bịt kín đường ống. Mặt bích thường được thiết kế hình tròn(đôi khi có thể có hình vuông) dẹt và có các lỗ để bắt bulong. Chất liệu để chế tạo mặt bích khá đa dạng, có thể là thép, inox, nhựa, đồng,… Mặt bích có thể được sản xuất theo các thiêu chuẩn kết nối khác nhau(độ dày mặt bích, số lỗ bu lông và khoảng cách giữa các lỗ bulong). Tuy nhiên, có 2 loại mặt bích cơ bản: Mặt bích rỗng: dạng khung tròn, có thể cho lưu chất đi qua. Sản phẩm được sử dụng với mục đích hỗ trợ kết nối. Mặt bích mù: có thể gọi là bích đặc, có hình dạng như chiếc đĩa với các lỗ bulong quanh viền. Sản phẩm được sử dụng để bịt kín đường ống trong trường hợp các đầu chờ chưa thi công, sử dụng đến. Hình ảnh của mặt bích Dưới đây chúng tôi gửi đến các bạn một số hình ảnh được gọi là thông dụng nhất của mặt bích Cấu tạo, bản vẽ mặt bích Dưới đây chỉ là bản vẽ mặt bích minh họa cho mặt bích BS Phân loại mặt bích Phân loại mặt bích theo vật liệu Tùy theo môi trường sử dụng, áp lực trên đường ống mà chúng ta có các loại mặt bích khác nhau theo vật liệu chế tạo ra nó. Cụ thể có những mặt bích sau: – Mặt bích thép ( Loại này được gọi là phổ thông nhất và sử dụng nhiều nhất trên thị trường) – Mặt bích inox ( Thường sử dụng cho những môi trường bị ăn mòn, có hóa chất, nhiệt độ cao,v.v…) – Mặt bích nhựa ( Thường được sử dụng cho các môi trường nước sạch, cấp nước, một số trường hợp đặc biệt dùng cho hóa chất – Mặt bích đồng – Và một số loại mặt bích khác Phân loại theo tiêu chuẩn kết nối Được nghiên cứu và đưa vào sử dụng từ rất lâu nên để cho thuận lợi trong quá trình lắp đặt, người ta sử dụng một số tiêu chuẩn nhất định để việc lắp đặt trở nên đơn giản và không phải mất quá trình đo đạc, tính toán. Hiện nay trên thế giới được các viện hàn lâm công nhận và sử dụng thông hành trên toàn thế giới những tiêu chuẩn như sau: – Tiêu chuẩn Anh ( BS) ==> Chúng ta có mặt bích  BS – Tiêu chuẩn Mỹ ( ANSI) ==> Chúng ta có mặt bích ANSI – Tiêu chuẩn Nhật (JIS) ==> Chúng ta có mặt bích JIS – Tiêu chuẩn Đức ( DIN) ==> Chúng ta có mặt bích DIN Phân loại theo áp lực Tùy vào những công trình khác nhau, đường ống khác nhau mà chúng ta có các hệ thống áp lực khác nhau, chính vì thế mà cũng có các loại mặt bích khác nhau. Chẳng hạn như: – Mặt bích 5K – Mặt bích 10K – Mặt bích 16k – Mặt bích 20K Phân loại theo chức năng sử dụng Tùy theo chức năng sử dụng, vị trí sử dụng của mặt bích chúng ta có một số loại mặt bích như sau: – Mặt bích rỗng ( Dùng để lắp trên đường ống, kết nối đường ống với các chi tiết) – Mặt bích đặc ( Dùng để hàn bịt kín đường ống, ngăn lưu chất đi qua vị trí của mặt bích) * Hiện chúng tôi nhận gia công: Tất cả các loại mặt bích theo bản vẽ kỹ thuật Gia công mặt bích theo tiêu chuẩn có sẵn Gia công trên các loại chất liệu: Thép, inox, gang, nhựa, cao su, v.v…. * Nhập khẩu trực các loại mặt bích với số lượng lớn: Nhằm phát triển công ty, thương hiệu cũng như phục vụ các khách hàng trong và ngoài nước chúng tôi nhập – stock kho số lượng mặt bích lớn đảm bảo phục vụ được mọi đối tượng khách hàng. Dưới đây là một số hình ảnh mặt bích thực tế tại kho – xưởng chúng tôi: Trên đây công ty chúng tôi giới thiệu đến các bạn một số kiến thức liên quan đến mặt bích, Với kiến thức là vô tận chúng tôi chỉ mong chia sẻ được vốn kinh nghiệm, hiểu biết tích lũy được trong quá trình làm việc, công tác. Rất mong các bạn góp ý thêm. Đến đây, Quý vị và các Bạn đã nắm chi tiết về mặt bích và chức năng của nó. Nếu Quý Vị đang có nhu cầu tìm mua mặt bích. Hãy gọi ngay Hotline. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ống công nghiệp, van công nghiệp, và thiết bị phụ kiện đường ống. Hiện chúng tôi đã là 1 trong những đối tác tin cậy hàng đầu đối với những tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

Tiêu chuẩn pn là gì? Thông số PN10, PN16 ý nghĩa gì?

tieu_chuan_pn16_van_mot_chieu

Nếu Bạn làm việc trong cung cấp hay thi công công trình các hạng mục kỹ thuật đường ống, thì hẳn đã quen thuộc với các thông số PN10, PN16 trên thiết bị van – đường ống. Vậy tiêu chuẩn PN là cái gì? Các thông số PN10, PN16,… ý nghĩa như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Vankhinen-THP để tìm hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn PN cũng như các thông số được biểu thị trên các thiết bị nhé. Tiêu chuẩn PN là gì? Tiêu chuẩn PN là tiêu chuẩn áp lực làm việc danh nghĩa hay giới hạn áp suất có thể chịu tải của thiết bị và được tính theo các đơn vị áp suất như bar, Kgf/cm2. Tiêu chuẩn này thường được ứng dụng trong các thiết bị vật tư đường ống cấp thoát nước, hơi, khí,… Quý Vị có bắt gặp các thông số PN10, PN16, PN25… được biểu thị trên các vật tư – thiết bị không? Đúng vậy, các thông số PN10, PN16, PN25,… biểu thị tiêu chuẩn áp lực làm việc tối đa của thiết bị có thể chịu được lên đến 10bar, 16bar, 25bar… (tương ứng 10 Kgf/cm2, 16Kgf/cm2, 25Kgf/cm2…). Để lý giải chi tiết hơn, chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số thông số cụ thể: Tiêu chuẩn PN10 là gì? Tiêu chuẩn PN10 là tiêu chuẩn áp lực làm việc tối đa của thiết bị là 10bar (tương đương 10 Kgf/cm2). Các thiết bị, vật tư sản xuất theo tiêu chuẩn PN10 có thể làm việc liên tục trong điều kiện thủy tĩnh, nhiệt độ 20ºC, áp suất 10 bar. Trong điều kiện làm việc thực tế trên hệ thống, các thiết bị có thể chịu áp lực tối đa là 10bar, nhưng không thể làm việc liên tục trong điều kiện áp suất này. Tiêu chuẩn PN16 là gì? Lý giải tương tự như PN10, tiêu chuẩn PN16 là tiêu chuẩn làm việc tối đa của thiết bị, và cụ thể là 16bar hay 16 Kgf/cm2. Tại nhiệt độ 20 độ C và điều kiện thủy tĩnh, các thiết bị tiêu chuẩn PN16 có thể vận hành liên tục ở áp suất tối đa là 16bar hay 16Kgf/cm2. Trong điều kiện làm việc thực tế, thông số này đại diện mức áp suất tối đa có thể chịu của thiết bị trong điều kiện không liên tục trong thời gian dài. Trong thực tế, các thiết bị van, vật tư có thể được sản xuất theo tiêu chuẩn PN5, PN10, PN20, PN25, PN40.v.v… và đều được biểu thị rõ ràng, dễ nhận biết trên thiết bị. Có những trường hợp áp lực lên đến PN100, PN200, PN400,… cho các thiết bị thủy lực. Quý Vị có thể lý giải tương tự như tiêu chuẩn PN10 và tiêu chuẩn PN16 mà Vankhinen-THP đã nêu trên. Tiêu chuẩn PN trên một số thiết bị van – đường ống Van 1 chiều cánh bướm tiêu chuẩn PN16 Van một chiều dạng cánh bướm được sản xuất theo tiêu chuẩn PN16 có khả năng làm việc trong điều kiện môi trường áp suất tối đa là 16bar hay 16 Kgf/cm2. Thông số PN16 được đúc nổi rất rõ ràng trên thân van giúp người dùng có thể dễ dàng nhận thấy và biết được thông số làm việc của nó. Tiêu chuẩn PN16 trên van cổng Van cổng sản xuất theo tiêu chuẩn PN16 cũng có khả năng làm việc trong điều kiện áp lực tối đa là 16 bar. Thông số PN16 được đúc nổi biểu thị rõ trên thân van cổng cùng với một số thông số quan trọng khác như kích cỡ DN200, chất liệu,… Van cổng tiêu chuẩn PN10 Các mẫu van cổng tiêu chuẩn PN10 thường được ứng dụng trong các hệ thống cấp nước như: cấp nước sinh hoạt, cấp nước PCCC,… và có áp lực làm việc không quá 10bar hay 10Kgf/cm2. Thiết kế của chúng sẽ được tối ưu về mặt vật liệu chế tạo. Ví dụ như van cổng đồng lắp ren, van cổng gang cánh cao su nhằm giảm giá thành, tối ưu cho mục đích sử dụng nhất định. Tiêu chuẩn PN16 trên mặt bích ( Mặt bích của khớp nối) Khớp nối mềm cao su PN16 hay một số loại mặt bích rỗng, mặt bích mù PN16 cũng được lý giải tương tự: chúng được sản xuất theo tiêu chuẩn để đảm bảo khả năng làm việc tốt tại môi trường có áp lực tối đa là 16bar. Trên mặt bích sẽ được đúc chìm hoặc khắc rõ thông số này để người dùng có thể dễ dàng nhận biết. Cụ thể trong ảnh trên, Chúng ta có thể thấy rõ thông số được khắc chìm trên mặt bích của khớp nối mềm cao su gồm tiêu chuẩn áp suất PN16, kích cỡ DN50, tiêu chuẩn kết nối BS. Ứng dụng tiêu chuẩn PN trong công nghiệp Như đã biết, tiêu chuẩn PN là tiêu chuẩn về áp suất. Vì vậy, tiêu chuẩn này có thể được ứng dụng trong tất cả các hệ thống làm việc liên quan đến áp suất, có áp suất tồn tại. Các hệ thống điển hình có thể kể đến như: hệ thống cấp – thoát nước, hệ thống cấp – dẫn hơi,… Các thiết bị làm việc trong các hệ thống này đều được sản xuất theo tiêu chuẩn PN với thông số phù hợp. Tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay được ứng dụng cũng như sản xuất là PN10, PN16, PN25. Đường ống gang, thép, inox, nhựa tiêu chuẩn PN10, PN16, PN20, PN25,… Van bướm gang, inox,… tiêu chuẩn PN10, PN16 Van điện từ tiêu chuẩn PN10, PN16,… … Đên đây chắc hẳn Quý Vị và các Bạn đã nắm rõ tiêu chuẩn PN là gì, và các thông số PN10, PN16 trên các thiết bị có ý nghĩa như thế nào rồi phải không. […]

Check valve là gì?

check_valve_van_1_chieu

Check valve là gì? Check valve là một từ tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực van – đường ống, gọi tên một thiết bị cụ thể là van 1 chiều trong tiếng Việt. Nhưng nếu dịch chữ thì Check valve có nghĩa là “van kiểm tra”. Chính vì vậy mà nhiều Bạn khi yêu cầu mua hàng hay yêu cầu tư vấn gọi là van kiểm tra đã từng khiến chúng tôi khá bối rối. Check valve – van 1 chiều chỉ cho phép lưu chất đi qua theo một chiều nhất định. Chiều được phép di chuyển này thường sẽ được ký hiệu rõ nét trên thân van nhằm hướng dẫn cho người sử dụng lắp đặt chính xác nhất. Check valve được chế tạo khá đa dạng về hình dáng, mẫu mã. Một số mẫu check valve phổ biến như: swing check valve, Wafer check valve, lift check valve,… Vì vậy, tùy vào đặc thù nhu cầu sử dụng để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp. Một số hình ảnh check valve – van 1 chiều Các loại check valve và tên tiếng Việt của nó Check vavle chỉ chung nhóm các sản phẩm, thiết bị valve chỉ cho dòng lưu chất đi qua theo một hướng nhất định, ngăn dòng chảy ngược qua van. Nhóm sản phẩm này gồm một số loại khác nhau về hình dáng và thiết kế. Cụ thể là: Swing check valve Swing check vavle trong tiếng Việt có thể gọi là van một chiều lá lật hay van 1 chiều cửa lật đều được. Đây là mẫu van có đĩa van vận hành theo cơ chế bản lề cánh cửa. Đĩa van cố định với thân van bằng 1 chốt bản lề, và có thể xoay quanh bản thề một góc nhất định. Van vận hành đóng/mở theo đĩa van hạ xuống hoặc nâng lên theo một cung đường tròn có tâm là chốt bản lề. Wafer check valve Wafer check valve trong tiếng Việt được định nghĩa bằng tên gọi van 1 chiều dạng kẹp. Đầy là các mẫu check valve có kiểu kết nối dạng kẹp – Trên thân van không có thiết kế mặt bích, mà kết nối trên đường ống kiểu hai mặt bích của đường ống kẹp chặt và cố định lại thân van 1 chiều. Butterfly check valve Butterfly check valve trong tiếng Việt là van một chiều cánh bướm, với kiểu đóng mở của đĩa van khá tương tự như khi con bướm vỗ cánh. Loại van này cũng không thiết kế mặt bích hay đầu nối ren, mà kết nối dạng kẹp. Vì vậy, butterfly check valve là một mẫu của wafer check vavle. Lift check valve Lift check valve là tên tiếng Anh của mẫu van 1 chiều cối. Thiết kế bên ngoài của mẫu van này có hình dấu ngã “~”, có phần tương tự như van 1 chiều lá lật. Tuy nhiên, thiết kế đĩa van – ti van cũng như cơ chế vận hành có sự khác biệt rất rõ rệt. Đĩa van của van 1 chiều cối lên xuống theo chiều thẳng đứng để mở/đóng van, trong khi đĩa van lá lật xoay quanh chốt bản lề. Đên đây chắc hẳn Quý Vị và các Bạn đã lý giải hoàn toàn Check valve là gì rồi phải không? Vankhinen-THP đã cung cấp rất nhiều các sản phẩm van công nghiệp, vật tư đường ống nhưng đôi khi cũng khá bối rối khi tiếp nhận những tên gọi quá mang tính cục bộ – khu vực. Rất hi vọng Bài viết này sẽ là một phần tài liệu tham khảo giúp Quý Bạn đọc nhận biết rõ về các loại check valve. Cảm ơn đã theo đọc!

X