Lưu trữ của tác giả: Đỗ Trung Hiếu

Cao su EPDM là gì? Tính chất, phân loại và ứng dụng

cao su epdm là gì

Cao su EPDM được sử dụng rất nhiều trong sản xuất phụ kiện làm kín các loại van công nghiệp, mặt bích với đường ống. Tuy nhiên, khi nhắc đến cao su EPDM nhiều khách hàng còn khá bỡ ngỡ, chưa hiểu rõ về đặc tính cũng như ứng dụng. Chính vì thế, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết, cùng tham khảo nhé! Cao su EPDM là gì? Cao su EPDM (tên đầy đủ là Ethylene Propylene Diene Monomer) là một loại cao su tổng hợp từ Ethylene với các Monome Propylene, mạch chính Polymethylene và đôi khi có một số monome thứ 3 tạo sự không bão hòa cho phân tử. EPDM được sản xuất từ năm 1963, tính đến thời điểm hiện tại đây là vật liệu đàn hồi phát triển nhanh trung bình khoảng 6% ở Mỹ, châu Âu và Nhật. Về lịch sử hình thành, EPDM được phát hiện lần đầu từ năm 1962 và được sử dụng phổ biến từ năm 1970. Công ty đầu tiên sản xuất tấm lợp cao su EPDM sử dụng công nghệ Dupont là Carlisle. Đến năm 1980 Firestone Building Products cũng bắt đầu sản xuất. Sau đó, những năm tiếp theo nhà khoa học người Đức Karl Ziegler đã tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất EPDM và được ứng dụng đến hiện tại. Đặc tính kỹ thuật cơ bản của EPDM: Màu sắc: trắng, đen Áp lực tối đa: 10 bar Nhiệt độ hoạt động max: -40 – 50 độ C Cường lực kéo dãn: 8 – 11 Mpa Độ cứng: 65+/-5 đến 70 +/-5 Shore A Tỷ trọng: 1.12 đến 1.4 g/cm3 Độ giãn dài 600%, phạm vi kéo 500 – 2500 PSI. Tính chất của cao su EPDM Tính chất vật lý: Chống va đập mạnh, độ bền cao, uốn dẻo tốt. Tính dính kém, khó gia công định hình, chống ồn tốt. Tính bám dính với kim loại, vải và các vật liệu khác. Tính chất cách điện tốt nên được dùng trong ứng dụng có vị trí điện áp cao, kháng các vết cắt do tia lửa điện. Dãy nhiệt độ làm việc rộng từ -50 độ C đến 150 độ C tùy thuộc vào hệ thống lưu hóa. Có khả năng chống rách tốt. Tính chất hóa học: Có khả năng kháng hóa chất tốt với aceton, rượu, glycerol, axit, kiềm yếu. Chịu được tác động của tia ozon, ánh sáng mặt trời, tia UV. Hoạt động tốt trong điều kiện môi trường có nhiệt độ cao. Có khả năng chống hơi nước, tính chất đàn hồi, độ dẫn điện thấp. Độ linh hoạt cao, làm việc tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Cao su EPDM lưu hóa bằng lưu huỳnh có tính chất bình thường, nhiệt độ làm việc tối đa 120 độ C. Cao su EPDM lưu hóa bằng Peroxide được sử dụng trong môi trường nước nóng, hơi nóng, axit. Có khả năng kháng HCl 20% ở nhiệt độ 38 độ C, HCl 10% ở 93 độ C, H2S04 70% ở nhiệt độ 66 độ C. Phân loại cao su EPDM Hiện nay, cao su EPDM được phân loại dựa vào màu sắc thành 2 loại chính là màu trắng và màu đen. Cụ thể: EPDM màu trắng Màu sắc nhận dạng trắng, ưu điểm nổi bật đạt tiêu chuẩn chất lượng FDA trong thực phẩm. Có khả năng kháng hóa chất, chống va đập mạnh, chống tia UV, ozone, làm việc tốt trong môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ hoạt động dải đo rộng từ -25 đến 140 độ C. EPDM màu đen Màu sắc nhận dạng đen đặc tính chống ánh nắng mặt trời, nhiệt độ hoạt động từ -40 đến 130 độ C, làm việc tốt trong môi trường acid loãng, dầu động vật, thực vật, kháng ozone. Ứng dụng chủ yếu trong sản xuất các sản phẩm làm kín van công nghiệp, kết nối nắp bồn, đệm làm kín vị trí kết nối với đường ống, gioăng làm kín mặt bích. >>> Xem ngay: Ưu điểm của nhựa pvc là gì? Ứng dụng của cao su EPDM Với ưu điểm chống ăn mòn, chịu nhiệt độ cao, chống hơi nước, độ đàn hồi cao, chống bám bẩn, kháng hóa chất. Cao su EPDM đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực: Trong sản xuất các loại gioăng, đệm mặt bích để kết nối các phụ kiện đường ống với van công nghiệp, máy móc, thiết bị. Trong sản xuất gioăng cửa, làm O-Ring, Seal, phớt thủy lực – khí nén trong hệ thống đường ống nước. Ví dụ như sản phẩm van bướm gang gioăng EPDM ở hình trên. Được sử dụng làm chất trám khe, khe co giãn, con dấu, lớp slots bể chứa, lớp phủ chống thấm. Trong sản xuất các phụ kiện xe cộ như; chất làm kín, dây nịt, dây cáp, hệ thống phanh tay, phanh chân. Được dùng thay thế cho cao su silicone cho các bộ phận tiếp xúc với ngoài trời hoặc độ ẩm cao. Được ứng dụng làm chất cách điện trong hệ thống điện tại hộ gia đình, khu dân cư, khu công nghiệp. Kết luận, hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây về cao su EPDM của chúng tôi sẽ cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Từ đó áp dụng vào các lĩnh vực trong thực tế đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng cũng như hiệu quả vận hành. Ngoài ra, nếu vẫn còn câu hỏi hoặc thắc mắc khác hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. >>> Tham khảo thêm: Nhựa PTFE có độ dẻo như thế nào?

Nhựa Teflon là gì? Ưu điểm, phân loại và ứng dụng

nhựa teflon là gì

Nhựa Teflon thuộc một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến trong sản xuất gioăng đệm cao su phục vụ chức năng làm kín các loại van công nghiệp. Với đặc tính dẻo dai, bền với môi trường có tính chất ăn mòn. Để hiểu rõ hơn về vật liệu này, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết. Nhựa Teflon là gì? Nhựa Teflon (hay nhựa PTFE tên đầy đủ là Polytetrafluoroethylene là một loại nhựa có màu trắng ngà, dẻo và được cấu tạo từ nhiều phân tử ghép lại. Teflon còn là một chất fluoropolymer tổng hợp của tetrafluoroethylene và là một trong những loại vật liệu tốt nhất của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Hiện nay, nhựa Teflon được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, y tế, cơ khí, nông nghiệp… Đặc biệt, trong ngành sản xuất các phụ kiện cho các loại van công nghiệp. Với ưu điểm kháng hóa chất, không thấm nước, chống ăn mòn, cách điện tốt và chống cháy. Một số đặc tính đặc trưng của Teflon có thể kể đến như: Khối lượng riêng khoảng: 2200 kg/cm2 Độ nóng chảy: 600K (327oC; 620oF) Tính linh hoạt tốt ở mức nhiệt trên 194K Hệ số ma sát từ: 0.05 – 0.1 Hình dạng: dạng tấm, dạng cây, dạng ống, dạng phim >>>Tham khảo thêm: Ưu điểm và ứng dụng của nhựa pvc là gì? Lịch sử hình thành nhựa Teflon Nhựa Teflon được phát minh từ năm 1938 bởi nhà khoa học Roy J. Plunkett đến từ Mỹ tại phòng thí nghiệm của hãng Dupont khi nghiên cứu về khí làm mát. Cụ thể, ông đã lưu trữ khí tetrafloetilen đang thử nghiệm trong các bình nhỏ, để đông lạnh và nén chúng lại. Sau đó một thời gian khi quay trở lại ông phát hiện không có loại khí nào thoát ra khỏi bình chứa. Và khi tách mở ống đã tìm thấy 1 lớp nhựa đông đặc màu trắng sáp trơn bám trên bình thép chứa khí nén trơ nhiệt và và trơ với mọi hóa chất khi thử nghiệm.Đây chính là khởi đầu của Teflon. Tuy nhiên, tại thời điểm đó Teflon vẫn tiếp tục được các nhà khoa học nghiên cứu và phát triển. Đến năm 1946 Teflon – Poly Tetrafluorethylene mới chính thức được đưa ra thị trường và được sản xuất bởi công ty sản xuất Chemours thuộc DuPont Co. Ưu điểm nổi bật của nhựa Teflon Nhựa Teflon được mệnh danh là vua của ngành nhựa vì nó ra một polymer có nhiều ưu điểm mà ít loại chất dẻo có được. Cụ thể như sau: Khả năng cách điện tuyệt vời không bị ảnh hưởng của điện từ trường. Độ bền cao, tính cách điện tốt, không kết dính. Chịu nhiệt độ cao, không bị biến đổi trạng thái và thành phần hóa học khi ở mức nhiệt độ 200 – 260 độ C. Hệ số ma sát cực nhỏ, chỉ khoảng 0.04 được xếp sau kim cương. Chống mài mòn tốt nên được ứng dụng trong các đường ống, cụm ống sử dụng hóa chất, nước thải có tính chất ăn mòn mạnh. Chống thấm tốt, trong điều kiện khắc nghiệt không bị lão hóa. Chứa các thành phần an toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường. Được FDA chấp nhận an toàn thực phẩm nên được lựa chọn để sản xuất và đóng gói thực phẩm. Là vật liệu không cháy, có chỉ số oxy hóa dưới 90. Có khả năng chống chịu tia cực tím tốt. Hoạt động tốt trong môi trường acid đặc, không phản ứng với bất kỳ chất hóa học nào, trơ với hầu hết dung môi hóa chất. Phân loại nhựa Teflon Nhựa Teflon dạng cây Được sản xuất có chiều dài ngắn khác nhau, dạng đặc hoàn toàn, độ mềm dẻo tốt và ổn định nhiệt tốt, nhiệt độ làm việc tối đa 260 độ C. Tuy nhiên về trọng lượng sẽ nặng hơn so với các loại nhựa khác. Nhựa Teflon dạng ống Là loại nhựa hình dạng trụ tròn dài khá giống dạng cây nhưng bên trong rỗng hoàn toàn, thông suốt nên độ cứng kém hơn. Ứng dụng chủ yếu trong sản xuất các thiết bị y tế, bộ lọc. Nhựa Teflon dạng phim Đặc điểm nhận dạng mỏng, nhẹ, bề mặt trơn láng và có thể cuộn lại dễ dàng giống các màng nhựa. Ứng dụng nhiều để làm vật cách điện trong các thiết bị như máy cảm biến, máy phát điện, máy đo liều lượng. Nhựa Teflon dạng tấm Được sản xuất dạng tấm với các kích thước 1m x 1m hoặc 1m x 10m độ dày tấm từ 5mm đến 40mm. Ứng dụng trong công nghiệp để sản xuất vòng đệm cao su, lớp lót hoặc trong công nghiệp thực phẩm. Nhựa Teflon được ứng dụng ở đâu? Nhờ vào những đặc tính vượt trội và đáp ứng tốt nhiều yêu cầu khắt khe của các hệ thống. Hiện nay, Teflon ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình, thường gặp: Trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, đồ uống, y tế…vì có chứa các thành phần không gây độc hại đến sức khỏe con người. Trong ngành cơ khí có thể thay thế kim loại nhờ khả năng tự bôi trơn, chịu nhiệt, chịu bền. Trong ngành hóa chất nhựa PTFE được sử dụng để tráng bể hóa chất hoặc sản xuất các dụng cụ thí nghiệm đựng mẫu hóa chất. Được ứng dụng sản xuất các sản phẩm làm lót cho các phễu chứa, hộp chứa, máng trượt và các thiết bị vận chuyển bằng trọng lực. Mục đích tăng khả năng bôi trơn, giảm ma sát. Trong sản xuất các bộ phận cách điện, dẫn […]

CO CQ là gì? Cách kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng xuất xứ

co cq là gì

Trong ngành thương mại quốc tế lĩnh vực logistics, người ta thường nhắc tới 2 loại giấy tờ CO và CQ. Vậy CO CQ là gì? Việc kiểm tra CO CQ để làm gì? Mời Bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về hai loại giấy tờ này nhé! CO CQ là gì? CO CQ là 2 loại giấy tờ riêng biệt và thường đi cùng nhau bởi hàng hóa cần chứng minh rõ “nguồn gốc” và  “chất lượng”. CO là viết tắt của cụm từ “Certificate of Origin”, đây là giấy tờ chứng minh rằng hàng hóa đang mua bán được sản xuất ở đâu, nơi bán đi, thuộc quốc gia nào, chứng nhận đơn vị và quốc gia nhập khẩu sản phẩm đó. CQ là viết tắt của cụm từ “Certificate of Quality” có nghĩa là “giấy chứng nhận chất lượng” của hàng hóa, phù hợp với tiêu chuẩn của quốc gia hoặc tiêu chuẩn được quy định trên thế giới/khu vực nào đó. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO CO thường bao gồm những nội dung sau: Loại mẫu CO Tên, địa chỉ của công ty xuất khẩu, nhập khẩu Tiêu chí vận tải Tiêu chí hàng hóa Tiêu chí xuất xứ hàng hóa Xác nhận của cơ quan thẩm quyền nước cấp xuất khẩu Mục đích cơ bản nhất của CO là chứng minh hàng hóa trong hợp đồng mua bán là hợp pháp, không trốn thuế và có nguồn gốc rõ ràng. Chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa ở cả nước bên bán và bên mua. Sản phẩm có CO rõ ràng được áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế trợ giá (nếu có) dễ dàng hơn. Gián tiếp trợ giúp cho phòng thương mại trong thống kê và quản lý xuất nhập khẩu. Thông tin quốc gia sản xuất trên CO giúp người mua hiểu được tiêu chuẩn sản xuất của sản phẩm đó, bởi phần lớn các sản phẩm đều sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Chứng nhận chất lượng CQ CQ thường bao gồm những nội dung sau: Thông tin của nhà sản xuất Thông tin của đơn vị mua hàng Thông tin số lượng hàng hóa (Mã hàng, số lượng, trọng lượng..) Thời gian và địa điểm xuất hàng hóa Xác nhận của nhà sản xuất: Dấu và logo của nhà sản xuất, chữ ký và đóng dấu của thủ trưởng đơn vị phụ trách. Mục đích cơ bản là giúp đơn vị bán và mua hàng chứng minh hàng hóa trong giao dịch là đảm bảo chất lượng, không phải là hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc phát hành CQ cần có sự chấp nhận của đơn vị quản lý (Cơ quan kiểm định chất lượng quốc gia hoặc quốc tế), nơi mà nhà sản xuất đăng ký tiêu chuẩn sản xuất. Tương tự như CO, khi văn bản CQ được phát hành có nghĩa là hàng hóa được luật pháp của nơi sản xuất thừa nhận tính hợp pháp. Khi hàng hóa cho xuất xưởng, nhà máy hoặc xưởng sản xuất chỉ được cấp phép về giấy tờ chứng minh xuất xưởng. Khi phát hành giấy chứng nhận CQ, sản phẩm được cơ quan có đủ thẩm quyền và chức năng thẩm định. Giúp khách hàng biết được sản phẩm đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn đăng ký và đáp ứng thông số kỹ thuật do tiêu chuẩn đó quy định. Việc kiểm tra CO – CQ hàng hóa để làm gì? Như đã nói ở trên thì thông qua CO – CQ người bán sẽ thực hiện cam kết, độ uy tín của mình đối với người mua về chất lượng sản phẩm. Hàng hóa đó có phù với tiêu chuẩn như đã công bố hay không? Và thức tế thì hầu hết các cơ quan chứng nhận sản phẩm hiện nay thì đều công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 Khi mua hàng thì bạn nên yêu cầu về chứng chỉ CO – CQ cho sản phẩm nhập khẩu sẽ đảm bảo về mặt chất lượng. Và đơn vị sản xuất có quyền công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa mà mình sản xuất hoặc là có thể cấp giấy chứng nhận xuất xưởng để chứng minh đó không phải là sản phẩm giả. Bước hiểu rõ giấy chứng nhận CO – CQ là bước vô cùng cần thiết đối với những người làm ngành xuất – nhập khẩu, thủ tục hải quan. Khi có giấy chứng nhận CO – CQ nó giúp cho chứng minh sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đến từ quốc gia nào. Ngoài ra, còn giúp nhà nhập khẩu được hưởng những chính sách ưu đãi. Hướng dẫn cách kiểm tra CO CQ Kiểm tra hình thức của COCQ Đây là bước đầu tiên khi bạn cầm tờ giấy chứng nhận CO – CQ. Và ở bước này thì bạn cần phải kiểm tra những thông tin sau: Kiểm tra các dòng chữ FORM D/ FORM E/ FORM S/ FORM AK/ FORM AJ… Mỗi CO đều có một số tham chiếu riêng. Có chứa đầy đủ các tiêu chí trên mẫu chứng nhận. Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ, mặt sau của giấy chứng nhận CO phải đúng quy định của Hiệp định và các văn bản pháp luật có liên quan. Kiểm tra nội dung của COCQ Sau khi đã kiểm tra xong hình thức bên ngoài của giấy chứng nhận CO – CQ thì bước tiếp theo ta cần làm đó là kiểm tra nội dung. Một giấy tờ chuẩn thì nó gồm có những nội dung sau: Cần phải đối chiếu dấu và/hoặc chữ ký trên CO với mẫu dấu, và/hoặc chữ ký của người, và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp CO. Và được Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, […]

Phụ kiện ống thép là gì? Phân loại, Ứng dụng

phụ kiện ống thép

Phụ kiện thép hay phụ kiện nối ống thép được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống đường ống với chức năng kết nối chuyển hướng, phân nhánh cho hệ thống ống. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về sản phẩm này, và lựa chọn nhà cung cấp uy tín chất lượng. Phụ kiện ống thép là gì? Phụ kiện ống thép (tiếng Anh là Steel Pipe Fittings) là một trong những loại phụ kiện đường ống được dùng để kết nối, phân nhánh, đổi hướng các đoạn đường ống hoặc đường ống với các thiết bị đường ống khác. Và tùy chọn vật liệu các sản phẩm phụ kiện này bằng thép. Các loại phụ kiện ống thép điển hình như: côn, cút, rắc co, tê. măng sông,… Mỗi loại phụ kiện ống thép được sử để nhằm mục đích khác nhau. Và mỗi loại phụ kiện sẽ đi kèm với các tiêu chuẩn khác nhau. Cụ thể mặt bích sẽ có tiêu chuẩn JIS, BS, ANSI, DIN; bầu giảm, co hàn, tê có tiêu chuẩn KS, JIS, BS. Đặc tính nổi bật của phụ kiện ống thép Được sản xuất bằng vật liệu thép có độ bền cao, chống va đập mạnh, chống gỉ sét và chịu được áp lực lớn. Không bị biến dạng trong quá trình sử dụng hoặc trong điều kiện có nhiệt độ cao. Thiết kế đơn giản, độ kín cao và chống thấm nước. Giá thành hợp lý, so với vật liệu inox có mức giá rẻ hơn. Chức năng nối ống, đổi hướng dòng chảy, phân thành nhiều nhánh và giúp thay đổi đường kính ống. Được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Phân loại phụ kiện ống thép Hiện nay, phụ kiện ống thép được phân loại dựa vào cách kết nối là phụ kiện hàn và phụ kiện ren. Chi tiết như sau: Phụ kiện ống thép hàn Bao gồm các phụ kiện ống thép sử dụng phương pháp kết nối là hàn kín. Ưu điểm đảm bảo độ chính xác, độ bền cao, làm kín tốt, chống rò rỉ lưu chất ra bên ngoài trong quá tình vận hành hệ thống. Bên cạnh đó còn có khả năng làm việc trong điều kiện nhiệt độ, áp lực cao. Phụ kiện ống thép hàn có đa dạng chủng loại, kích cỡ và độ dày đảm bảo phù hợp với mọi ứng dụng. Một số sản phẩm phổ biến: cút thép hàn, côn thép hàn, tê thu hàn, măng sông hàn. Môi trường ứng dụng trong hệ thống nước sạch, nước thải, dầu khí, nồi hơi áp suất, khí nén. Phụ kiện ống thép ren Phụ kiện ống thép ren là dòng sản phẩm dùng phương pháp kết nối là lắp ren nên thường được sản xuất kích cỡ nhỏ, dưới DN100. Bên ngoài được mạ kẽm để tăng độ bền, chống han gỉ, ăn mòn và giúp bảo vệ các mối ren không bị hư hỏng. So với phương pháp hàn kín có khả năng chịu áp lực thấp hơn. Ưu điểm nổi bật nhất là kết nối đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi cho quá trình lắp đặt, thay thế trong các hệ thống và không yêu cầu trình độ kỹ thuật cao khi lắp đặt. Môi trường ứng dụng thông dụng là nước sạch: đường ống cấp thoát nước sạch cho các khu dân cư, đường ống nước sạch tại các trạm bơm, trạm thủy điện. Một số loại phụ kiện ống thép ren có thể kể đến như: cút thép ren, côn thu ren, rắc co ren, măng sông ren… Tiêu chuẩn BS 1387 -1985, DIN EN 10242, Q/JZ 01/2012, mác thép: thép cacbon ASTM A105, Inox 304, Inox 316… Điều kiện hoạt động áp suất max 16Mpa, nhiệt độ tối đa 200 độ C. >>> Tìm hiểu thêm: Vật liệu nhựa teflon có độ bền như thế nào? Ứng dụng phụ kiện ống thép Theo thống kê, các loại phụ kiện nối ống thép có vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ thống ống thép công nghiệp. Với chức năng nối ống, đổi hướng dòng lưu chất, thay đổi đường ống và thực hiện phân nhánh đường ống thành nhiều nhánh khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình: Trong hệ thống ống thép tại các nhà máy năng lượng mặt trời, nhà máy hóa chất. Trong ngành luyện kim, dầu khí sử dụng các phụ kiện ống thép để kết nối đường ống phục vụ các công đoạn sản xuất. Trong ngành công nghiệp sản xuất và đóng tàu, thuyền. Trong ngành xây dựng các công trình, dự án liên quan đến ống thép. Trong hệ thống đường ống cấp thoát nước sạch, xử lý nước thải, nhà máy cung cấp nước. Trong các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, than khoáng sản. Mua phụ kiện nối ống thép ở đâu? Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng, việc lựa chọn đơn vị uy tín để mua phụ kiện ống thép là việc làm cần thiết. Tại thị trường Việt Nam, Vankhinen-THP tự hào là một trong những đơn vị cung cấp phụ kiện ống thép uy tín, chất lượng được đông đảo khách hàng đánh giá cao. Tại kho chúng tôi luôn lưu sẵn số lượng lớn đầy đủ các loại: ống inox, cút, co hàn, T đều, T lệch, mặt bích, bầu giảm… Với đa dạng kích cỡ, kiểu dáng, độ dày, thương hiệu xuất xứ, catalogue phụ kiện ống thép đầy đủ. Lựa chọn chúng tôi, Quý Khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ chuyên nghiệp đi kèm. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm mua hàng hài lòng nhất. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn, hỗ trợ […]

Thép C45 là gì? Tìm hiểu đặc tính và ứng dụng

thép c45 là gì

Thép C45 được biết đến là một trong những loại thép có độ cứng, hàm lượng Cacbon cao và được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng, gia công cơ khí. Vậy cụ thể thép C45 là gì? Thành phần thép C45 gồm những nguyên tố nào? Ưu điểm nổi bật của thép C45 là gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết, cùng theo dõi nhé! Thép C45 là gì? Thép C45 là loại thép cacbon kết cấu chất lượng tốt với hàm lượng cacbon khoảng 0.45%. Ngoài ra thép C45 còn chứa nhiều các tạp chất khác như: Si, Mn, P, S, Crom, Niken…So với thép CT3 có nồng độ Cacbon cao hơn nên khả năng chịu lực độ cứng, độ chịu kéo tốt hơn. Tuy nhiên lại giòn và dễ gãy hơn loại thép CT3. Hiện nay, thép C45 được sản xuất dưới 2 dạng là dạng tròn đặc và dạng thép tấm với độ cứng khác nhau tùy thuộc phương thức tôi ram. Theo tiêu chuẩn TCVN 1766-75, thép C45 có độ bền cao, độ kéo phù hợp, chất lượng tốt, tính ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, cầu đường. >>> Tham khảo thêm: Tìm hiểu gang là gì và các ứng dụng liên quan đến vật liệu gang. Ký hiệu thép C45 Tại Việt Nam, thép C45 được ký hiệu chữ C là ký hiệu của thép Cacbon, số 45 là mác thép chứa hàm lượng C khoảng 0.45% (0.45% C). Ngoài ra tại các nước khác thép C45 sẽ có các ký hiệu tương ứng khác nhau. Cụ thể: Theo tiêu chuẩn Nga: ký hiệu xx. Trong đó xx là chỉ số phần vạn C. Ví dụ mác thép 45 có 0.45%C. Theo tiêu chuẩn Mỹ: ký hiệu 10xx. Trong đó xx là chỉ số phần vạn C. Ví dụ mác 1045 có 0.45%C. Theo tiêu chuẩn Nhật: ký hiệu SxxC. Trong đó xx là các chỉ số phần vạn C. Ví mác S45C có 0.45%C. Thành phần hóa học, cơ tính và giới hạn bền của thép C45 Thành phần hóa học Thép C45 được kết cấu từ rất nhiều nguyên tố khác nhau với thành phần cụ thể như sau: Nguyên tố Cacbon: hàm lượng 0.42 – 0.45% quyết định độ cứng và cường lực kéo của thép C45. Nguyên tố Silic (Si): hàm lượng 0.17 – 0.37% Nguyên tố Mangan (Mn): hàm lượng 0.50 – 0.80% ảnh hưởng đến độ bền, độ cứng của thép, giúp khử oxy hóa, ngăn hình thành sunfua sắt. Nguyên tố Photpho (P), lưu huỳnh (S): hàm lượng <0.04% Nguyên tố Crom (Cr), Niken (Ni): hàm lượng <0.25% Cơ tính của thép C45 Giới hạn chảy >36 kg/mm2 Độ bền kéo >61 kg/mm2 Độ dãn dài tương đối >16% Độ thắt tương đối >40 kg/mm2 Độ dai va đập >5 kg/mm2 Độ cứng sau thường hóa ≤ 229 kg/mm2 Độ cứng sau ủ hoặc tôi ram cao ≤ 197 kg/mm2 Giới hạn bền của thép C45 Theo tiêu chuẩn TCVN 1766-75 giới hạn bền của thép được quy định như sau: Độ bền đứt: khoảng 360 – 610 Mpa Độ giãn tương đối: 16% Độ bền kéo: 570-690Mpa Độ cứng: 23HRC, nếu yêu cầu độ cứng cao hơn cần sử dụng phương pháp tôi ram để tăng độ cứng. Ưu điểm nổi bật của thép C45 Có khả năng chống mài mòn, chống oxy hóa tốt và chịu được tải trọng cao hơn các loại thép khác. Có tính đàn hồi, độ bền cao, chống va đập mạnh, độ cứng tương đối cao sau nhiệt luyện có thể đạt độ cứng khoảng 50HRC. Độ bền kéo và giới hạn chảy cao nên làm việc tốt trong điều kiện khắc nghiệt, chống va đập. Mức giá thành hợp lý phù hợp với kinh tế của đa dạng phân khúc khách hàng. Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực; gia công cơ khí, chế tạo chi tiết máy, xây dựng. Thép C45 được ứng dụng ở đâu? Với đặc điểm hội tụ nhiều cơ tính, ưu điểm: độ bền, độ cứng, độ dẻo. Hiện nay thép C45 được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến như: Trong lĩnh vực gia công cơ khí chế tạo các chi tiết máy: trục bánh răng, đinh ốc, chi tiết chuyển động, trục piston. Được sử dụng để chế tạo các loại phụ kiện như: vỏ khuôn mẫu, ốc vít, dao, bulong, trục, bánh răng. Trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, sản xuất khung thép, giàn giáo. Trong sản xuất các loại van công nghiệp: van bi, van bướm, van cổng. Giá thép C45 bao nhiêu? Về giá thành thép C45 tùy thuộc vào từng thời điểm, từng mẫu mã, kích cỡ, độ dày, kiểu dáng sản phẩm, chi phí vận chuyển, phí VAT sẽ có những mức giá khác nhau. Quan trọng hơn là từng đơn vị cung cấp, phân phối thép C45 sẽ đưa ra các mức giá chênh lệch nhau tùy cách thức nhập khẩu và bán hàng. Chính vì thế, khi mua thép C45 quý khách cần lưu ý nên tìm kiếm địa chỉ có uy tín, tên tuổi, cam kết chất lượng, chính hãng để mua hàng. Như thế sẽ đảm bảo được sản phẩm chất lượng, kích cỡ phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu và giá thành hợp lý, chính xác nhất. Tại VankhinenTHP, chúng tôi cung cấp các sản phẩm van công nghiệp được chế tạo từ thép C45: van cổng, van 1 chiều, van bướm, van cầu… và các loại phụ kiện đường ống: mặt bích, cút, tê… Với hơn 15 năm kinh nghiệm nhập khẩu, phân phối chúng tôi cam kết sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu sản xuất, chất lượng tốt, bảo hành 12 tháng. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ hotline để được […]

Thép CT3 là gì? Tính chất và ứng dụng trong công nghiệp

thép ct3 là gì

Thép CT3 là gì? Thông số kỹ thuật của mác thép CT3 ra sao? Các đặc điểm và tính chất, bảng tra thép CT3 như thế nào. Hãy tìm hiểu những thông tin cơ bản cũng như giá thép CT3 trong bài viết dưới đây. Tìm hiểu chung về thép CT3 Thép CT3 là gì? Thép CT3 là một loại mác thép của Nga với tiêu chuẩn sản xuất là ГOCT 380 – 89. Thép CT3 là loại thép carbon được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp bởi tính chất thép có độ cứng, độ bền kéo và chịu nhiệt tốt, phù hợp để gia công thiết bị, gia công mặt bích, gia công bản mã. Chữ “CT” có nghĩa là hàm lượng thép carbon thấp (C ≤ 0,25%). Chữ C thêm vào phía trước thép CT3 là do thép làm kết cấu thuộc nhóm C: Thép đảm bảo tính chất cơ học và các thành phần hóa học. Ví dụ trong tiêu chuẩn mác thép Việt Nam TCVN có CCT34, CCT38, chữ số ở sau chính là giới hạn bền. Theo hàm lượng cacbon trong thép có thể phân chia thành các loại sau: Thép có lượng cacbon thấp: Hàm lượng cacbon trong thép ≤ 0.25 Thép có lượng cacbon trung bình: Hàm lượng cacbon 0.25 – 0.6 Thép có lượng cacbon cao: Hàm lượng cacbon là 0.6 – 2% Khi hàm lượng cacbon trong thép tăng lên sẽ kéo theo đặc tính ít dẻo, cường độ chịu lực và độ giòn tăng. >>> Khám phá thêm: Thép C45 là gì? Mác thép CT3 tương đương Trong trường hợp không tìm được thép CT3 theo yêu cầu thì có thể thay thế sử dụng bằng thép Trung Quốc có tính chất tương đương. Tuy nhiên hãy chú ý đến chất lượng cũng như thành phần của thép trước khi sử dụng. Ví dụ: Có thể sử dụng mác thép Q235 hoặc Q345 của Trung Quốc bởi đặc tính và tính chất thép tương đương với mác thép CCT34 và CCT38. Bạn có thể tra cứu thông số kỹ thuật của những loại thép này trong các tài liệu kỹ thuật hoặc lấy mẫu thí nghiệm để đảm bảo sự phù hợp. Bảng tra thép CT3 Thành phần hóa học thép CT3 Thép CT3 có cấu tạo bao gồm các thành phần hóa học như sắt, carbon, lưu huỳnh, mangan, silic, phốt pho,… Đây là những thành phần dễ kiếm, dễ luyện, dễ nấu. Do đó,  thép CT3 có giá thành thấp hơn các loại thép khác nhưng vẫn có độ bền cao, được ứng dụng trong nhiều hệ thống. Thành phần hóa học cấu tạo thép CT3 như sau: Thành Phần CT3 Carbon Mangan Silic Lưu huỳnh Phốt pho % 0.14% – 0.22% 0.4% – 0.6% 0.12% – 0.3% ≤ 0.05% ≤ 0.04% Thép có hàm lượng carbon càng cao thì độ dẻo càng thấp, độ giòn cao và khả năng chịu lực cũng tăng theo. Thép carbon thấp: C <= 0,25% Thép carbon trung bình: C = 0.25 – 0.6% Thép carbon cao: C = 0.6 – 2% Khối lượng riêng của thép CT3 Dựa vào thành phần hóa học của thép carbon, hàm lượng nguyên tố không có sự khác biệt quá lớn nên tất các các loại thép carbon như CT3, SS400, C45, C20… đều có khối lượng riêng bằng 7,85 g/cm3. Đối với các loại thép không gỉ khác có khối lượng riêng tương ứng như sau: Inox 201/202/301/302/303/304(L)/305/321: 7.93 g/cm3 Inox 309S/310S/316(L)/347: 7.98 g/cm3 Tính chất cơ lý thép CT3 Thép CT3 Giới hạn chảy (min) Giới hạn bền kéo Độ giãn dài (min) (N/mm2) (N/mm2) ( %) 225 373 – 461 22 Cường độ thép CT3 Thép CT3 có độ bền kéo MPa: 373 – 481 Độ bền chảy (MPa) thường dựa vào độ dày của thép CT3: Độ dày < 20mm Độ dày từ 20mm – 40mm Độ dày từ 40mm – 100mm Độ dày > 100mm 245 235 226 216 Độ dãn dài tương đối (denta5) % phụ thuộc vào độ dày của thép CT3: Độ dày thép < 20mm Độ dày 20 – 40mm Độ dày > 40mm 26 25 23 Thử uốn nguội thép CT3 180 độ, chia theo độ dày thép (d là đường kính gối uốn, a là độ dày), ta có:  ≤ 20 d = 0,5a và > 20 d = a. Ứng dụng của thép CT3 Thép CT3 được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, từ xây dựng cho đến sản xuất thiết bị công nghiệp. Một số ứng dụng cụ thể của thép CT3 trong thực tế như sau: Sản xuất các chi tiết, linh kiện máy móc như đĩa van, đĩa đệm, trục ty, bulong, ốc vít. Sản xuất van công nghiệp như van cầu, van cổng, van bướm, van dao, van một chiều. Sản xuất các phụ kiện công nghiệp như cút thép, tê thép, măng xông thép, rọ bơm thép, mặt bích thép, lọc y thép, ống nối. Sản xuất các thiết bị dân sinh, nông nghiệp. Sản xuất thép tấm, thanh thép, ống thép, làm giàn giáo, trụ thép trong xây dựng cầu đường, nhà ở. Vì sao thép CT3 được nhiều người tin tưởng sử dụng? Giá thành cạnh tranh Mặc dù giá thép CT3 không quá cao nhưng vẫn đảm bảo các thông số kỹ thuật cho công trình. Giá thành cạnh tranh giúp thép CT3 được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, giúp người dùng tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng. Tính dẻo cao, dễ định hình Độ dẻo của thép CT3 thường phụ thuộc vào hàm lượng carbon trong thành phần thép. Nếu tăng hàm lượng carbon thì thép có độ cứng cao, tăng độ bền và giảm tính hàn, hàm lượng carbon càng thấp (cần đảm bảo tỷ lệ các hợp chất trong thép) thì thép có độ dẻo càng cao. […]

Phi là gì? Cách quy đổi kích thước đơn vị đường ống

phi là gì

Phi là đơn vị đo lường phổ biến trong ngành cơ khí, xây dựng, được sử dụng để chỉ đường kính ngoài của đường ống. Vậy phi là gì? Cách quy đổi kích thước như thế nào? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Phi là gì? Phi là đơn vị đo lường phổ biến, được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau.Tùy theo từng lĩnh vực mà phi sẽ có ý nghĩa riêng. Nếu xét trong lĩnh vực vật lý, phi được dùng để chỉ pha ban đầu của 1 vật dao động điều hòa. Trong cơ khí, xây dựng, phi dùng để chỉ đường kính ngoài của đường ống theo đơn vị milimet (mm). Các kí hiệu phi bao gồm: Kí hiệu viết hoa là Φ Kí hiệu viết thường là φ Kí hiệu toán học là ϕ Ví dụ: Đường ống phi 27 hay (ø27), ta có thể hiểu đường kính danh nghĩa của chúng là 21mm. Ngoài đổi sang đơn vị đo mm, thì kích thước đường ống cũng có thể đo bằng đơn vị inch (ký hiệu “). Phi có liên quan trực tiếp đến van công nghiệp vì nó quyết định kích thước của van và khả năng tương thích với đường ống trong hệ thống. Trong ngành công nghiệp, các loại van như van bi, van cổng, van cầu… cần phải phù hợp với đường kính ống (hay còn gọi là phi ống) để đảm bảo hiệu quả vận hành. Cách đo phi ống nước Đa số các đường ống nước hiện nay đều ký hiệu thông số phi rõ ràng trên thân ống. Trong một số trường hợp, thông số bị che khuất hoặc cắt mất đoạn ống thể hiện thông số, ta có thể đo bằng thước mét hoặc thước đo chuyên dụng. Độ dài đường kính chính là số phi. Còn độ dày của đường ống nước sẽ được nhà máy sản xuất chính xác theo tiêu chuẩn định sẵn. Thông số về tiêu chuẩn độ dày thành ống cũng được thể hiện trên thân đường ống. Quy đổi đơn vị đo của phi Đơn vị đo phi thường là mm. Do đó, việc quy đổi đơn vị đo của phi từ mm sang cm, inch có thể dựa trên tỷ lệ quy đổi trong bảng quy đổi SI. Cụ thể: Phi 10 = 10mm = 1cm Phi 12 = 12mm = 1.2cm Phi 16 = 16mm = 1.6cm Phi 21 = 21mm = 2.1 cm Phi 27 = 27mm = 2.7cm Phi 30 = 30mm = 3cm Phi 32 = 32mm = 3.2cm Phi 90 = 90mm = 9cm Phi 100 = 100mm = 10cm Phi 110 = 110mm = 11cm Bảng quy đổi đơn vị phi NOMINAL SIZE OD mm Inch Phi mm DN 10 3/8″ ~ Ø 17 mm DN 15 1/2″ ~ Ø 21 mm DN 20 3/4″ ~ Ø 27 mm DN 25 1″ ~ Ø 34 mm DN 32 1 1/4″ ~ Ø 42 mm DN 40 1 1/2″ ~ Ø 49 mm DN 50 2″ ~ Ø 60 mm DN 65 2 1/2″ ~ Ø 73 mm DN 80 3″ ~ Ø 89 mm DN 100 4″ ~ Ø 114 mm DN 125 5″ ~ Ø 141 mm DN 150 6″ ~ Ø 168 mm DN 200 8″ ~ Ø 219 mm DN 250 10″ ~ Ø 273 mm DN 300 12″ ~ Ø 324 mm DN 350 14″ ~ Ø 356 mm DN 400 16″ ~ Ø 406 mm DN 450 18″ ~ Ø 457 mm DN 500 20″ ~ Ø 508 mm DN 600 24″ ~ Ø 558 mm Tuy nhiên trên thực tế, giá trị này không chính xách tuyệt đối mà chỉ giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ và đối chiếu kích thước của đường ống.Lý do là bởi trong sản xuất, các nhà máy sẽ áp dụng công nghệ, tiêu chuẩn khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch về kích thước. Độ lệch này được xem như giá trị sai số cho phép và không quá lớn. Mối liên hệ giữa phi, DN, inch, milimet (mm) Trên thực tế, phi và DN thể hiện thông số kích thước của đường ống, vật tư. Trong khi inch và milimet là đơn vị đo lường kích thước. Phi: Thể hiển kích thước đường kính ngoài của đường ống, van, vật tư đường ống. Đơn vị đo lường mặc định là milimet (mm). DN (Nominal Diameter): Biểu thị đường kính trong của ống theo đơn vị milimet (mm). DN là đơn vị thường sử dụng cho dòng ống mềm inox hoặc các loại van, thiết bị đường ống. Inch: (“): Đây là đơn vị đo lường kích thước thuộc hệ thống tiêu chuẩn Bắc Mỹ, Châu Âu, được sử dụng rộng rãi ở Anh, Mỹ và Canada. Mỗi Inch = 25,4mm. Tuy nhiên, với một số loại van, đường ống ký hiệu thông số kích thước trên thiết bị (1″, 2”,…) biểu thị thông số kích thước đường kính ngoài. Milimet (mm): Đơn vị đo lường kích thước chung thuộc hệ SI phổ biến nhất thế giới. Do đơn vị đo lường của DN và phi là Milimet (mm) nên không cần quy đổi kích thước giữa DN và phi sang mm nữa. Trên đây là một số thông tin giải đáp phi là gì và cách quy đổi kích thước. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức, dễ dàng áp dụng trong thực tiễn để xác định đúng kích thước đường ống cần dùng. Nếu có bất cứ vướng mắc hoặc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với  Vankhinen-THP qua số Hotline. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất. >>> Tham khảo thêm: Độ dày đường ống tiêu chuẩn sch là gì?

Độ C là gì? Độ F là gì? Tìm hiểu đơn vị đo lường nhiệt độ

các đơn vị đo nhiệt độ

Hiện nay có 2 đơn vị đo nhiệt độ được sử dụng nhiều nhất là độ C và độ F. Mặc dù khá phổ biến và thường xuất hiện trên các thiết bị điện tử hay dụng cụ đo nhiệt độ nhưng không phải ai cũng lắm rõ về đơn vị đo nhiệt độ này. Vậy độ C là gì? Độ F là gì? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé. Có những đơn vị đo lường nhiệt độ nào? Đơn vị đo lường nhiệt độ có ký hiệu nhiệt độ: “°” – độ và ký hiệu tên gọi của đơn vị đo được ghi liền. Ví dụ: °C, °F. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị đo lường nhiệt độ khác nhau. Dưới đây là những đơn vị đo nhiệt độ phổ biến, được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Các đơn vị đo nhiệt độ Ký hiệu Độ Celsius °C Độ Delisle °De Độ Fahrenheit °F Độ Newton °N Độ Rankine °Ra Độ Réaumur °R Độ Romer °Ro Độ Kelvin °K Độ Celsius(°C): Đơn vị đo nhiệt độ quen thuộc với người Việt Nam và đa số các quốc gia trên thế giới. Đơn vị đo này được sử dụng làm tiêu chuẩn thang đo ở nhiều quốc gia nhất. Độ Delisle ký hiệu là “°De”. Độ Fahrenheit ký hiệu là “°F”. Độ Newton ký hiệu là “°N”. Độ Rankine ký hiệu là “°Ra”. Độ Réaumur ký hiệu là “°R”. Độ Romer ký hiệu là “°Ro”. Độ Kelvin ký hiệu là “°K”. Trước năm 1967 thì đơn vị đo lường này được ký hiệu là SI. Tại Việt Nam, đơn vị đo nhiệt độ phổ biến nhất là °C – độ Celsius; ở Hòa Kỳ lại sử dụng đơn vị đo lượng °F – độ Fahrenheit. Đây là 2 đơn vị đo lường nhiệt độ thông dụng nhất. Đơn vị đo nhiệt độ C Độ C là đơn vị đo lường nhiệt độ dựa theo trạng thái của nước, do nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius đưa ra năm 1742. Trong tiếng Anh, độ C có tên là Celsius. Chữ C là viết tắt từ tên của nhà thiên văn này. Theo thang đo nhiệt độ do Celsius tạo ra thì 100 độ C là nhiệt độ đóng băng của nước và 0 độ C là nhiệt độ sôi của nước. Tuy nhiên, vào năm 1744, nhà khoa học Carolus Linnaeus đã đảo ngược lại thang đo này. Cụ thể, nhiệt độ đóng băng nước là 0 độ C và nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C. Từ đó, thang đo này được sử dụng cho đến ngày nay. Hiện nay, độ C là một trong những đơn vị đo lường chuẩn hóa được nhiều quốc gia sử dụng, trong đó có Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp chúng trong hầu hết những gì liên quan đến nhiệt độ như đồng hồ đo nhiệt độ, nhiệt kế, máy đo nhiệt độ… Đơn vị đo nhiệt độ F Trong tiếng Anh, độ F đọc là Fahrenheit và có ký hiệu là F. Độ F trong tiếng anh là Fahrenheit, ký hiệu F được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit (1686 – 1736). Daniel Gabriel Fahrenheit đã lựa chọn con số 0 trên thang nhiệt độ là điểm thấp nhất tại quê hương Gdansk vào mùa đông năm 1708/1709. Đến năm 1714 ông bổ sung thêm điểm đóng băng thứ 2 với nước tinh khiết là 32 độ F và  điểm chuẩn thứ 3 là nhiệt độ cơ thể của một người khỏe mạnh. Sau đó, thang đo Fahrenheit được xác định lại theo 2 điểm chuẩn mới, điểm đóng băng là 32 độ F và điểm sôi của nước là 212 độ F. Dựa theo 2 điểm chuẩn mới này thì nhiệt độ cơ thể của một người khỏe mạnh hoàn toàn là 98,6 độ F chứ không phải nhiệt độ 96 độ F. Độ F được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, y tế cho đến năm 1960, khi độ C bắt đầu đưa vào làm tiêu chuẩn đo lường nhiệt độ của thế giới. Từ đó độ F không còn phổ biến nữa nhưng lại là nhiệt độ tiêu chuẩn. Công thức quy đổi giữa độ C và độ F Đổi độ C sang độ F Khi muốn đổi từ độ C sang độ F, hãy áp dụng công thức sau: °F = (°C x 1,8) + 32 Khi tính toán, bạn chỉ cần thay giá trị vào công thức. Ví dụ, để đổi 1 độ C sang độ F, bạn áp dụng cách tính: °C = ((1 x 1,8) + 32) = 33,8 độ F Đổi độ F sang độ C Trường hợp muốn đổi từ 1 độ F sang độ C, hãy áp dụng công thức sau: °C = (°F – 32) / 1.8 Từ công thức trên, ta có thể đổi 1 độ F sang độ C như sau: °F = (1 – 32) /1,8 = -17,22 độ C Công thức đổi từ độ C sang độ K như sau: K = + 273,15 Trên đây là một số thông tin cơ bản về độ C là gì? Độ F là gì? Tìm hiểu đơn vị đo lường nhiệt độ. Vankhinen-THP mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức, biết cách quy đổi từ độ C sang độ F và ngược lại. Nếu có vướng mắc cần giải đáp thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline hoặc để lại bình luận phía dưới.

Tiêu chuẩn ống inox

tiêu chuẩn ống inox

Ống inox là vật liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, từ xây dựng đến thực phẩm, dược phẩm và hóa chất. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng, việc tuân thủ tiêu chuẩn ống inox là rất cần thiết. Các tiêu chuẩn này quy định các yếu tố như kích thước, độ bền, khả năng chống ăn mòn và tính năng chịu nhiệt của ống inox. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tiêu chuẩn ống inox, giúp bạn hiểu rõ hơn về các yêu cầu và ứng dụng của sản phẩm này. Tiêu chuẩn ống inox là gì? Tiêu chuẩn ống inox 304 316 201 là căn cứ kỹ thuật được quy định để đối chiếu trong quá trình sản xuất ống inox 304, inox 316, inox 201; và đánh giá chất lượng sản phẩm xuất xưởng. Tiêu chuẩn này nhằm cho ra các thiết bị ống được xuất xưởng đúng độ dày, thành phần hóa học, độ bền kéo của thiết bị trong quá trình làm việc. Tiêu chuẩn ống inox được đưa ra nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá, quản lý chất lượng của các sản phẩm ống inox. Ống inox là gì? Ống inox là sản phẩm cơ khí được sản xuất dạng trụ bằng vật liệu inox, rỗng bên trong để có thể cho phép lưu chất lưu thông trong đó. Chất lượng ống inox có thể được đánh giá từ các tiêu chí như: tiêu chuẩn vật liệu(thành phần) là inox 304, 316 hay 201,…; tiêu chuẩn độ dày thành ống(SCH); mức độ hoàn thiện thẩm mỹ,… Inox là vật liệu thép không gỉ có thành phần chính là các hợp kim sắt, cacbon, crom, niken, mangan…và một số chất phụ gia khác.Tính chất của inox là có độ bền cao, có khả năng chịu được nhiệt độ cao và đảm bảo độ sáng bóng trong thời gian sử dụng. Tuy nhiên theo tỷ lệ các hợp chất hóa học trong thành phần inox mà chất lượng sản phẩm có sự sai khác đi. Trong mác thép inox hiện nay dạng inox 304 là loại đang được sử dụng nhiều nhất. Nguyên nhân chính là do loại vật liệu này có thể sử dụng được đa dạng các môi trường, có độ sáng bóng cao, độ bền bỉ và có thể sử dụng để làm các thiết bị công nghiệp và thiết bị gia dụng. Thép inox 304 hiện đang sản xuất ở nhiều dạng khác nhau nhằm phục vụ cho nhiều người dùng. Dạng tấm, dạng lát, dạng chữ V và dạng ống… trong đó dạng ống inox 304 hiện đang có nhiều ưu điểm nổi trội nhất nhờ độ cứng, sức bền và cấu trúc vật liệu cao. >>> Tham khảo thêm: Tìm hiểu tiêu chuẩn pn là gì? Bảng tiêu chuẩn ống inox + Quy cách ống inox đúc DN6 Phi 10.3 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN6 10.3 1.24 SCH10 0,28 DN6 10.3 1.45 SCH30 0,32 DN6 10.3 1.73 SCH40 0.37 DN6 10.3 1.73 SCH.STD 0.37 DN6 10.3 2.41 SCH80 0.47 DN6 10.3 2.41 SCH. XS 0.47   + Quy cách ống inox đúc DN8 Phi 13.7 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN8 13.7 1.65 SCH10 0,49 DN8 13.7 1.85 SCH30 0,54 DN8 13.7 2.24 SCH40 0.63 DN8 13.7 2.24 SCH.STD 0.63 DN8 13.7 3.02 SCH80 0.80 DN8 13.7 3.02 SCH. XS 0.80 + Quy cách ống inox đúc DN10 Phi 17.1 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN10 17.1 1.65 SCH10 0,63 DN10 17.1 1.85 SCH30 0,70 DN10 17.1 2.31 SCH40 0.84 DN10 17.1 2.31 SCH.STD 0.84 DN10 17.1 3.20 SCH80 0.10 DN10 17.1 3.20 SCH. XS 0.10 + Quy cách ống inox đúc DN15 Phi 21.3 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN15 21.3 2.11 SCH10 1.00 DN15 21.3 2.41 SCH30 1.12 DN15 21.3 2.77 SCH40 1.27 DN15 21.3 2.77 SCH.STD 1.27 DN15 21.3 3.73 SCH80 1.62 DN15 21.3 3.73 SCH. XS 1.62 DN15 21.3 4.78 160 1.95 DN15 21.3 7.47 SCH. XXS 2.55 + Quy cách ống inox đúc DN20 Phi 27 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN 20 26,7 1,65 SCH5 1,02 DN 20 26,7 2,1 SCH10 1,27 DN 20 26,7 2,87 SCH40 1,69 DN 20 26,7 3,91 SCH80 2,2 DN 20 26,7 7,8 XXS 3,63 + Quy cách ống inox đúc DN25 Phi 34 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN25 33,4 1,65 SCH5 1,29 DN25 33,4 2,77 SCH10 2,09 DN25 33,4 3,34 SCH40 2,47 DN25 33,4 4,55 SCH80 3,24 DN25 33,4 9,1 XXS 5,45 + Quy cách ống inox đúc DN32 Phi 42 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN32 42,2 1,65 SCH5 1,65 DN32 42,2 2,77 SCH10 2,69 DN32 42,2 2,97 SCH30 2,87 DN32 42,2 3,56 SCH40 3,39 DN32 42,2 4,8 SCH80 4,42 DN32 42,2 9,7 XXS 7,77 + Quy cách ống inox đúc DN40 Phi 48.3 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN40 48,3 1,65 SCH5 1,9 DN40 48,3 2,77 SCH10 3,11 DN40 48,3 3,2 SCH30 3,56 DN40 48,3 3,68 SCH40 4,05 DN40 48,3 5,08 SCH80 5,41 DN40 48,3 10,1 XXS 9,51 + Quy cách ống inox đúc DN50 Phi 60 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ […]

Van lò hơi – TOP 11 loại van công nghiệp ứng dụng cho nồi hơi

Van lò hơi - Các loại van công nghiệp ứng dụng cho lò hơi

Trong hệ thống lò hơi để đảm bảo quá trình vận hành ổn định, hiệu quả và đảm bảo an toàn chắc chắn không thể thiếu các loại van công nghiệp dùng cho hệ thống lò hơi hay còn gọi là van lò hơi. Vậy cụ thể van nồi hơi gồm những loại van nào, chức năng chính trong hệ thống lò hơi là gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết, cùng tìm hiểu nhé! Top 11 loại van lò hơi phổ biến Trong thực tế, van hơi nóng lò hơi là các loại sản phẩm, thiết bị van công nghiệp ứng dụng trong hệ thống lò hơi, bao gồm cả các thiết bị van dùng cho nước(hệ thống cấp nước lò hơi) và các loại van hơi nóng – van sử dụng cho môi trường hơi nóng. Một số tên gọi khác: Van lò hơi công nghiệp Van nồi hơi Van hơi nóng Van công nghiệp hơi nóng … Do đây là một tên gọi chung của các loại van sử dụng trong lò hơi, nên chúng khá đa dạng về chủng loại. Như các Bạn biết đấy, trong hệ thống lò hơi sẽ sử dụng rất nhiều loại van, thiết bị khác nhau. Quý Vị, và các Bạn biết đến những thiết bị, sản phẩm nào? Hãy tham khảo dưới đây nhé! Van xả đáy lò hơi Van xả đáy lò hơi có nhiệm vụ xả các tạp chất, cặn bẩn trong bồn chứa của lò hơi trong quá trình bảo dưỡng, vệ sinh. Do đó mới có tên gọi là van xả đáy lò hơi. Thông thường, vị trí lắp đặt van này ở đáy của bồn chứa lò hơi. Tùy theo điều kiện làm việc, Bạn có thể lựa chọn van bi thép hoặc thiết bị van chuyên dụng để lắp đặt vào việc xả cặn đáy nồi hơi này. Van cầu hơi Trong hệ thống nồi hơi, van cầu hơi cũng được biết đến là dòng van có vai trò quan trọng với chức năng đóng, mở lưu chất. Thông thường dạng van được sử dụng là dạng van cơ, một số hệ thống có quy mô lớn sẽ sử dụng van cầu tự động bằng điện hoặc khí nén. Vị trí lắp đặt chủ yếu trong ống cấp hơi ở đầu hoặc cuối đường ống dẫn hơi của lò hơi. Chất liệu chế tạo inox, gang… có đặc tính độ bền cao, chịu được điều kiện nhiệt độ, áp lực cao. Đây là một trong những loại van lò hơi phổ biến nhất, và được ứng dụng nhiều nhất trong các hệ thống lò hơi, hệ thống dẫn – cung cấp hơi nóng. Van an toàn lò hơi Van lò hơi thứ 3 là van an toàn lò hơi – dòng van có chức năng điều chỉnh, kiểm soát áp suất bên trong lò hơi. Mục đích đảm bảo áp suất luôn ở mức ổn định, không vượt ngưỡng tránh trình trạng nổ, vỡ, hư hại các thiết bị khác.  Với cơ chế vận hành khi áp lực đầu vào tăng cao vượt giá trị cài đặt, đĩa van sẽ tự động mở và xả hơi đến khi áp suất về mức cân bằng thì đóng lại. Trong lò hơi, van an toàn được lắp đặt chủ yếu tại các bình chịu áp lực, cụ thể là ở vị trí cao nhất. Như vậy sẽ đảm bảo được quá trình xả hơi thuận tiện, không ảnh hưởng đến các thiết bị khác. Theo yêu cầu, mỗi một hệ thống lò hơi cần tối thiểu 1 van an toàn còn số lượng tối đa phụ thuộc vào công suất lưu lượng ở giá trị cực đại của lò hơi.  Van 1 chiều lò hơi Van 1 chiều lò hơi là loại van chỉ cho phép dòng chảy lưu chất đi theo một hướng nhất định ngăn dòng chảy ngược lại. Cơ chế vận hành hoàn toàn tự động khi có áp lực dòng chảy đĩa van sẽ mở ra. Nhờ đó giúp hệ thống tiết kiệm năng lượng, bảo vệ hệ thống dẫn hơi. Trong lò hơi, van 1 chiều được lắp đặt chủ yếu tại vị trí cuối đường ống để đảm bảo hơi nước đi theo một chiều hướng duy nhất. Đồng thời giúp hơi nước có thể giữ lại trong hệ thống không bị rò rỉ hay chảy ngược ảnh hưởng xấu đến nguồn lưu chất ở đầu nguồn.  Van xả khí lò hơi Thông thường, trong hệ thống lò hơi khi vận hành sẽ sản sinh ra nhiều khí dư thừa tích tụ bên trong đường ống. Do đó, việc lắp đặt van xả khí bên trong lò hơi là điều quan trọng, không thể thiếu. Mục đích để thực hiện nhiệm vụ loại bỏ khí dư thừa bên trong đường ống. Vì khi lượng khí tích tụ nhiều sẽ gây ra hiện tượng quá áp, nổ vỡ, gây nguy hiểm cho người vận hành. Vị trí lắp đặt van xả khí ở khu vực cao nhất trong hệ thống như vậy mới thoát khí được dễ dàng. Khi hệ thống vân hành, phần lưu chất bên trong van sẽ tăng lên khiến phao cũng dâng lên. Kết quả đẩy đĩa van mở ra, cho phép lượng khi dư thừa được thải ra kịp thời, không tạo áp lực cho đường ống. Van bướm Một trong những loại van lò hơi công nghiệp không thể bỏ qua là van bướm với chức năng đóng, mở và điều tiết dòng chảy lưu chất. Trong hệ thống hơi, loại van bướm được sử dụng sẽ có chất liệu inox với đặc tính độ bền cao, chịu nhiệt độ cao, áp lực lớn và chống ăn mòn tốt để đáp ứng một cách tốt nhất điều kiện làm việc của hệ thống này.  Van điện từ hơi nóng Van điện từ sử dụng cho nồi hơi thường là […]

X