Lò hơi là thiết bị quen thuộc, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất bởi chức năng chuyển hóa nước thành hơi nóng, cung cấp hơi nóng cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết dưới đây, Vankhinen-THP xin chia sẻ một số thông tin về ứng dụng của lò hơi trong thực tiễn. Ứng dụng của lò hơi trong công nghiệp Lò hơi hay nồi hơi là thiết bị công nghiệp có chức năng chính là sản xuất hơi nóng bằng cách làm bốc hơi nước. Hơi nước có nhiệt độ cao được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Lò hơi sản sinh nhiệt bằng cách đốt cháy các nguyên liệu như than, gỗ, củi, khí gas, xăng, dầu, điện để làm nước bốc hơi, sinh ra hơi nóng. Ứng dụng lò hơi trong ngành công nghiệp điện Ứng dụng lò hơi đầu tiên không thể bỏ qua là trong ngành công nghiệp điện. Trên thực tế, nhà máy nhiệt điện là hệ thống lò hơi cỡ lớn. Giai đoạn chuyển hóa năng lượng bao gồm: Nhiệt năng, điện năng và động năng. Nhiệt năng tạo ra từ quá trình đốt than đá, dầu… khiến nước bốc hơi và tạo ra hơi quá nhiệt. Hơi quá nhiệt này có động năng lớn, tác động làm quay tuabin, sau đó chuyển đổi động năng thành điện năng. Ứng dụng lò hơi trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Hơi nóng hay hơi bão hòa là nguồn năng lượng quan trọng ngành chế biến thực phẩm. Một số nhà máy chế biến thực phẩm như: thịt – cá đóng hộp, chế biến sữa, sản xuất bia rượu, nước trái cây, hoa quả sấy khô…sử dụng năng lượng này để tiệt trùng, sấy khô nguyên liệu thực phẩm. Mục đích chính là giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon trong thời gian dài, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn. Hiện nay, các nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm thường ưu tiên sử dụng lò hơi đốt dầu hoặc gas bởi khả năng sản sinh hơi cao, ổn định. Thêm nữa còn đáp ứng tốt yêu cầu vệ sinh về chất đốt cũng như kho bãi. Ứng dụng lò hơi trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm Ngành công nghiệp dệt, nhuộm có nhu cầu sử dụng hơi nóng khá lớn. Hầu hết các công đoạn đều sử dụng nguồn năng lượng này như: Sấy khô vải, nhuộm vải, là hơi quần áo. Tuy nhiên, cần lưu ý, tùy theo từng công đoạn sử dụng nhiệt và công nghệ sẽ yêu cầu mức nhiệt độ hơi khác nhau. Ứng dụng lò hơi trong ngành công nghiệp sản xuất giấy Trong sản xuất giấy, lò hơi là thiết bị không thể thiếu trong các công đoạn như hồ, nấu bột giấy, xeo giấy, hấp giấy, sấy giấy…bằng cách sử dụng nguồn nhiệt từ lò hơi đến các hệ thống máy móc, trang thiết bị. Hầu hết các nhà máy giấy thường sử dụng lò hơi đốt củi để tận dụng số lượng các phế liệu đầu ra, vừa tiết kiệm nhiên liệu đốt, vừa tiết kiệm chi phí xử lý phế liệu. Ứng dụng lò hơi trong ngành công nghiệp cao su Trong chế biến cao su, lò hơi được sử dụng để sản sinh ra hơi nóng, cung cấp cho các lò lưu hóa. Chức năng chính của lò lưu hóa là hấp, sấy cao su để phục vụ công xưởng chế biến các thiết bị, vật dụng làm từ cao su như: vỏ, ruột bánh xe đạp, gioăng đệm cao su. Ứng dụng lò hơi trong ngành công nghiệp chế biến gỗ Trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, lò hơi được sử dụng để cung cấp hơi và nhiệt phục vụ công đoạn làm ván ép, bảo dưỡng, xông, sấy gỗ hấp tẩm dầu cho cột gỗ. Đặc biệt với ngành sản xuất gỗ, nên sử dụng lò hơi tầng sôi để tiết kiệm chi phí bằng cách tận dụng rác thải từ quá trình sản xuất như mùn cưa, phoi bào, củi. Ứng dụng lò hơi trong ngành xây dựng Trong xây dựng, lò hơi được sử dụng để cung cấp hơi nóng sấy khô các cấu kiện bê tông nhưng vẫn đảm bảo độ bền, chất lượng. Mục đích chính là thúc đẩy chu kỳ sản xuất, giúp công trình xây dựng đạt năng suất cao, tốc độ hoàn thành nhanh. Ứng dụng lò hơi trong ngành dịch vụ Trong ngành dịch vụ, lò hơi được sử dụng để cung cấp hơi và nhiệt cho quá trình sưởi ấm, dịch vụ xông hơi – massage, vệ sinh các dụng cụ, nấu ăn. Đặc biệt là hệ thống xông hơi, tắm hơi thường sử dụng hơi nước. Ứng dụng lò hơi trong ngành y tế Trong lĩnh vực y tế, lò hơi được sử dụng để xử lý chất thải và khử trùng thiết bị y tế. Do cơ chế vận hành của lò hơi là sản sinh hơi nước và nhiệt độ cao giúp khử trùng, tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi sinh vật tồn tại trong chất thải trước khi thải ra môi trường. Việc này giúp tránh gây ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Ứng dụng lò hơi trong ngành giao thông vận tải Nếu như trước đây, lò hơi được ứng dụng cho các phương thiện như tàu hỏa, tàu thủy thì hiện nay, thiết bị này chỉ được sử dụng cho tàu thủy cỡ lớn. Lò hơi sản xuất hơi nóng với động năng cao, giúp tác động làm quay cánh quạt tuabin, dẫn động quay chân vịt tàu thủy. Ngoài ra, một số loại du thuyền, tàu thủy cỡ lớn cũng trang bị lò hơi để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người như như […]
Lưu trữ của tác giả: Đỗ Trung Hiếu
Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của loại thiết bị lò hơi, chúng ta cần nắm vững nguyên lý vận hành và cấu tạo cơ bản của lò hơi. Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích chi tiết về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của lò hơi, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và toàn diện về thiết bị quan trọng này. Cấu tạo lò hơi – nồi hơi Được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nhà máy sản xuất, chế biến sử dụng nhiệt: thực phẩm, đồ uống, bao bì, thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, cũng được ứng dụng vào dịch vụ massage, xông hơi trong các khu nghỉ dưỡng, spa chăm sóc sắc đẹp. Cấu tạo của lò hơi đã quá gần gũi với chúng ta, chỉ là chúng ta không hề biết mà thôi. Nói về cấu tạo lò hơi, cơ bản, lò hơi được cấu tạo từ các hệ thống làm việc kết hợp song song với nhau. Cụ thể: Hệ thống cấp nhiên liệu: Được thiết kế gồm các loại: xe xúc, phễu chứa nhiên liệu, gầu tải, băng tải, xe cẩu, xe múc. Với cơ chế vận hành tự động hoặc bán tự động có thể tự định lượng và tự cấp nhiên liệu cho lò hơi. Ngoài ra, hệ thống này còn được trang bị thêm cân khối lượng để tính toán lượng nhiên liệu tiêu hao trong quá trình hoạt động. Hệ thống buồng đốt: Hay còn được gọi là thân lò với chức năng đốt nhiên liệu cháy kiệt ở mức tối đa và hấp thụ nhiệt tốt nhất cho quá trình sinh hơi. Hệ thống buồng đốt được thiết kế gồm các thiết bị chính như: béc đốt, buồng đốt, chùm ống hấp thụ bức xạ nhiệt, chùm ống sinh hơi. Bộ thu hồi nhiệt: Hay còn gọi là bộ hâm nước, bộ sấy không khí với nhiệm vụ tận dụng nhiệt lượng từ khói thải, giúp tăng hiệu suất hoạt động của lò hơi. Đồng thời góp phần giảm nhiệt độ của lượng khói thải trước khi thải ra môi trường. Hệ thống lọc bụi: Nhiệm vụ chính của hệ thống lọc bụi là đảm bảo lượng khói thải khi ra khỏi ống khói đạt các tiêu chuẩn môi trường do nhà nước quy định. Một số các thiết bị lọc bụi có thể sử dụng trong lò hơi: lọc bụi túi vải, lọc bụi tĩnh điện, cyclone lọc bụi đa cấp, tháp lọc bụi ướt, bể lắng tro để xử lý tro bụi từ quá trình cháy nhiên liệu của lò hơi. Quạt hút và ống khói: Lượng khói thải sau khi đã được tận dụng nhiệt và xử lý lọc bụi qua các cấp sẽ được quạt hút đẩy lên ống khói. Từ đó được thải ra bên ngoài môi trường nhờ phần ống khói. Hệ thống cấp nước lò hơi: Hệ thống cấp nước cho lò hơi sẽ được vận hành tự động để điều chỉnh làm sao đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu hơi. Phần nước được cấp cho lò hơi sẽ được gọi là nước cấp. Và nguồn nước cấp có thể là hơi nước ngưng tụ được trả lại từ các quy trình. Hoặc nước bổ sung được cấp từ nguồn ở bên ngoài hệ thống lò hơi và các quy trình của nhà máy. Hệ thống hơi: Có chức năng thu thập và kiểm soát lượng hơi nước được tạo ra bên trong nồi hơi trong quá trình hoạt động. Phần hơi nước này sẽ được dẫn qua một hệ thống đường ống đến điểm sử dụng. Trong hệ thống hơi áp suất bên trong sẽ được điều chỉnh về mức cân bằng trong các trường hợp cần thiết nhờ các loại van và được kiểm tra bằng các loại đồng hồ đo áp suất hơi. Hệ thống nhiên liệu: Được thiết kế bao gồm tất cả các thiết bị được sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho buồng đốt mục đích giúp tạo ra lượng nhiệt cần thiết. Về các trang thiết bị cần thiết trong hệ thống nhiên liệu sẽ phụ thuộc vào từng loại nhiên liệu có trong hệ thống. Ngoài ra, với một số hệ thống lò hơi còn có các thiết bị liên quan như bể chứa nước, bộ sấy không khí, thiết bị lọc bụi túi vải, thiết bị lọc bụi tĩnh điện, tháp dập bụi, bể dập bụi, bể lắng tro. Nguyên lý hoạt động của lò hơi Khi đã nắm rõ toàn bộ cấu tạo, bạn sẽ dễ dàng hiểu về hệ thống lò hơi và nguyên lý hoạt động của nó. Theo đó, về cơ chế vận hành, lò hơi sẽ hoạt động dựa vào nguyên lý nhiệt lượng sinh ra từ nhiên liệu và được chuyển hóa thành nhiệt năng của hơi nước. Nguồn nước cấp sẽ được bơm hút tuần hoàn qua các bể chứa nước và được bơm liên tục vào nồi hơi. Bộ phận cấp nhiệt sẽ sử dụng nhiên liệu đốt để đốt cháy cho đến khi nguồn nhiệt đạt ngưỡng 1600 – 2000 độ C. Lúc này, nước sẽ được bốc hơi, tỏa nhiệt thành hơi nóng và được sử dụng với nhiệm vụ cung cấp cho các thiết bị trao đổi nhiệt hoặc thiết bị sấy tại các nhà máy sản xuất, chế biến. Sau quá trình trao đổi nhiệt, gia nhiệt hơi nóng sẽ mất năng lượng và ngưng tụ thành dạng lỏng. Cuối cùng trở thành nước ngưng nóng và được đưa quay trở lại bể cấp nước chứa nước cấp cho lò hơi. Lưu ý trong quá trình hoạt động của lò hơi cần sử dụng đúng cách, vận hành đúng quy trình. Mục đích đảm bảo sự ổn định, tránh tình trạng hư hỏng, nghiêm trọng hơn là cháy nổ. Kết luận Vừa rồi chúng tôi […]
Trước đây việc áp dụng máy móc thiết bị hiện đại, thông minh vào hệ thống tưới tiêu là điều xa xỉ, tốn kém chi phí tốn. Tuy nhiên hiện nay việc này đã trở nên dễ dàng và thân thuộc hơn với mọi đối tượng, mọi không gian, khu vực. Do những lợi ích vượt trội mà hệ thống tưới cây tự động ngày càng được nhiều người lựa chọn lắp đặt. Dưới đây là một số hệ thống cấp nước tưới cây tự động thông minh mà bạn có thể tham khảo. Cấu tạo chung của hệ thống tưới nước tự động Hệ thống tưới cây tự động hay còn gọi là hệ thống tưới cây hẹn giờ, hệ thống tưới cây thông minh,…Hệ thống tưới nước được phân thành nhiều loại khác nhau, tuy nhiên chúng đều có cấu tạo và chung cơ chế hoạt động. Bộ điều khiển tưới tự động: Bạn cần cài đặt số lần tưới, thời gian tưới trong một ngày vào bộ điều khiển. Bơm cho hệ thống tưới tự động: Thường có 2 dạng bờm là bơm âm nước hoặc bơm khô. Khi lựa chọn bơm cần có độ chính xác cao, lưu lượng và áp lực phải đúng, nếu chọn áp lực sai thì voi phun không tưới phủ đầy diện tích cỏ, cây cần tưới. Bạn cần tạo áp lực nước vừa đủ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Hệ thống ống tưới – mạng lưới cấp nước tưới: Có thể sử dụng 2 loại ống là HDPE / PVC, phần tiết diện ống dựa vào lưu lượng, độ dày ống phụ thuộc vào áp lực thiết kế. Van điện từ: Bộ phận này được kết nối với bộ điều khiển tưới tự động, khi bộ điều khiển hoạt động, từng van được mở ra. Bình và béc tưới: Kích thước của bình tưới thường phụ thuộc vào diện tích tưới. Thông thường diện tích nhỏ hơn 8m thì lựa chọn loại bình sprays, diện tích lớn hơn thì lựa chọn bình tưới rotor. Cảm biến mưa: Đây là bộ phận có khả năng nhận biết trời mưa. Khi lượng mưa đủ lớn, bộ cảm biến mưa lập tức đóng mạch để ngắt bộ điều khiển tưới nước tự động. Các loại hệ thống tưới cây thông minh phổ biến nhất Hệ thống tưới cây tự động dạng nhỏ giọt Nước từ vòi chảy thành từng giọt từng giọt vào vị trí phần gốc cây. Dạng tưới này phù hợp tưới nước trong không gian rộng như: Cây ăn quả, cây lâu năm, chậu cây cảnh, bức tường cây, hàng rào cây dây leo,vườn rau trồng ở ban công… Ưu điểm: Tiết kiệm nước. Tránh tình trạng nước văng xung quanh, chỉ tập trung vào gốc cây nên hạn chế cỏ dại mọc xung quanh. Có tính ứng dụng cao, dùng cho nhiều điều kiện khác nhau. Lượng nước được tưới đồng đều cho toàn bộ gốc cây ở các vị trí khác nhau. Chi phí lắp đặt hợp lý. Nhược điểm: Dạng tưới nhỏ giọt chỉ được gốc cây, không thể làm mát phần lá và thân cây. Các đầu tưới thường xuyên bị tắc nghẽn nếu không lắp đặt bộ lọc. Hệ thống tưới cây hẹn giờ dạng phun sương Nước dẫn ra các đầu vòi phun tạo thành màn sương mịn và mỏng. Dạng vòi tưới phun sương được sử dụng để tưới vườn lan, các giỏ hoa treo, các loại cây nhỏ. Ngoài ra, hệ thống tưới phun sương còn giúp làm mát không gian sân vườn nhờ những hạt sương được tạo ra liên tục. Đây chính là dạng thiết kế phổ biến trong nhà để phù hợp với không gian nhỏ hẹp. Ưu điểm: Tia nước phun mịn, có thể tưới đều khắp khu vực theo mong muốn. Tiết kiệm đáng kế nước. Nhược điểm: Nước tưới rất dễ bốc hơi. Phần rễ, gốc của cây hấp thụ ít nước. Chỉ phù hợp với cây cảnh nhỏ. Hệ thống tưới cây tự động dạng phun mưa Đối với dạng tưới cây tự động này thì nước chảy ra vòi phun, béc phun dưới dạng hạt mưa, từng hạt từng hạt, tưới đều cho toàn bộ khu vực tùy theo áp lực nước. Dạng tưới này phù hợp tưới cho các bồn hoa trong khuôn viên sân vườn, hoa trong công viên, khu vực cây cảnh, luống rau xanh… Ưu điểm: Tia nước rải đều toàn bộ khu vực. Người dùng chủ động điều chỉnh lưu lượng nước tưới cho từng khu vực. Áp dụng cho nhiều loại cây trồng. Nhược điểm: Dạng phun mưa dễ bắn nước ra xung quanh. Lưu lượng nước tưới khá lớn do phun với tần suất cao. Hệ thống tưới cỏ Đây là một dạng nâng cấp của hệ thống tưới phun mưa, được lắp đặt tại đầu tưới, béc tưới đặc biệt, tạo thành hình khối, có thể tự điều chỉnh khu vực tưới đẹp mắt. Dạng tưới này được sử dụng trong khuôn viên, khu vườn có trồng những dải cỏ xanh. Hệ thống tưới cỏ là một giải pháp lý tưởng nhất giúp duy trì vẻ đẹp xanh tươi của cỏ mỗi ngày. Ưu điểm: Bán kính tưới lớn, có thể tưới đều cho mọi dải cỏ trong khu vườn. Khi ngừng hoạt động thì các đầu tưới cỏ tự thu lại bên dưới mặt đất, làm đẹp mỹ quan và các hoạt động trên cỏ. Người dùng chủ động điều chỉnh bán kính tưới và lưu lượng nước theo nhu cầu. Nhược điểm: Tốn một lượng lớn nước. Quy trình lắp đặt khá phức tạp, yêu cầu sự tính toán cao. Tính ứng dụng thấp, chỉ phù hợp tưới dải cỏ. Lợi ích khi lắp đặt hệ thống cấp nước tưới cây tự động Phương pháp tưới nước thủ công tốn rất nhiều thời gian, công sức thì hệ thống cấp nước […]
Đường ống cấp nước có thể bị đóng cặn (cặn vô cơ hoặc hữu cơ) hoặc các mảnh vỡ, gỉ sét bám bên trong đường ống. Điều này có thể gây tắc nghẽn, tăng tổn thất áp lực và ảnh hưởng đến lưu lượng nước vận chuyển trong đường ống. Vì vậy, khi vận hành quản lý mạng lưới cấp nước, cần có kế hoạch kiểm tra, súc rửa vệ sinh đường ống, các công trình trong mạng lưới cấp nước. Trong bài viết dưới đây, Vankhinen-THP sẽ chia sẻ biện pháp súc rửa vệ sinh đường ống, công trình trong mạng lưới cấp nước. Lý do nên súc rửa vệ sinh đường ống, công trình trong mạng lưới cấp nước Sau một thời gian sử dụng, nếu đường ống cấp nước không được vệ sinh sạch sẽ thì lượng cặn bám, rong rêu có thể dày từ 0.5 -2m, tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước là nước máy hay nước giếng khoan. Các lớp cặn bám, rong rêu chính là nơi cư trú lý tưởng của các loài sinh vật và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người. Một số tác động nguy hiểm là có thể gây ngứa dị ứng, tiêu chảy, đau bụng, đau mắt đỏ. Ngoài ra, lớp cặn bám quá dày còn khiến lượng nước lưu thông kém, thậm chí gây tắc nghẽn, hư hỏng đường ống nước và các thiết bị như vòi nước, bình nóng lạnh. Do đó việc vệ sinh, làm sạch đường ống, công trình trong mạng lưới cấp nước theo đình kỳ là rất cần thiết. Mặc dù mới vệ sinh bề nước ngầm hoặc làm sạch đường ống nhưng nếu nước có màu lạ hoặc mùi hôi thì cần thau rửa bể nước, sau đó sục rửa vệ sinh đường ống một lần nữa để đảm bảo an toàn. Biện pháp súc rửa và khử trùng đường ống Súc rửa đường ống Có thể súc rửa đường ống bằng các cách sau: Tẩy rửa bằng nước áp lực: Để tẩy rửa đường ống bằng áp lực nước, người ta thường tăng tốc độ nước chảy trong đường ống từ 2,5 – 4 lần tốc độ bình thường. Cách thực hiện như sau: đóng – mở các van chặn trên đoạn ống cần tẩy rửa. Biện pháp này có thể tẩy rửa các loại cặn mềm hoặc cặn vi sinh vật. Tẩy rửa bằng nước kết hợp khí nén: Phương pháp này sử dụng nước và áp lực khí nén để đánh bay cặn bẩn theo dòng nước. Tốc độ dòng nước khi bị tác động bởi áp lực khí nén trong đường ống tẩy rửa là 2-5m/s (đối với cặn mềm) và đến 10m/s (đối với cặn cứng). Thời gian thực hiện chu trình súc xả, tẩy rửa là khoảng 15 – 30 phút. Tẩy rửa bằng thủy lực kết hợp cơ khí: Phương pháp này sử dụng lực thủy lực kết hợp với các tác động vật lý cơ học. Ví như bơm xả áp suất cao kết hợp với các thiết bị thông, nạo cặn thành ống. Phương pháp này thường áp dụng đối với loại cặn cứng. Tẩy rửa bằng hóa chất: Phương pháp này sử dụng hóa chất gốc axit, thông dụng nhất là HCl nồng độ 8-10% đưa vào ngâm trong đường ống trong thời gian từ 2 – 3h. Cặn gốc CaCO3 phản ứng với axit và bị hòa tan, sau đó theo dòng nước thải ra ngoài. Phản ứng hóa học được thể hiện theo phương trình sau: CaCO3 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2 Khử trùng đường ống cấp nước Sau khi thực hiện các biện pháp xúc, tẩy rửa vệ sinh đường ống, người ta sẽ sử dụng clo để khử trùng đường ống nước, đảm bảo vệ sinh và chất lượng nguồn nước khi tái hoạt động. Lượng clo để khử trùng đường ống sử dụng theo định lượng 40-50mg/l. Nước clo ngâm trong đường ống nước từ 4 – 6h để đảm bảo khử các loại vi khuẩn có hại trong đường ống. Sau đó, xả nước clo ra ngoài và tiếp tục rửa đường ống bằng nước sạch đến khi lượng clo trong nước đạt tiêu chuẩn 0,5mg/l thì có thể tiếp tục sử dụng nước. Thau rửa và khử trùng bể chứa, đài nước Cần thực hiện việc thau rửa, khử trùng thiết bị tích trữ nước như bể chứa, đài nước theo định kỳ 1 năm/lần. Nếu trong quá trình vận hành mạng lưới, chất lượng nước bị suy giảm đột ngột thì chuyên viên vận hành cần thực hiện thau rửa và khử trùng. Việc thau rửa vệ sinh, khử trùng, sửa chữa bể chứa, đài nước cần ghi chép rõ ràng thành biên bản với các nội dung sau: Thời gian thực hiện mở khóa van xả, tháo kẹp chì. Thời gian kết thúc thau rửa vệ sinh bể chứa, đài nước, nêu rõ phương pháp sát trùng được sử dụng. Đánh giá thực trạng sau khi thực hiện thau rửa vệ sinh, khử trùng đài nước, bể nước. Phương pháp khử trùng đài nước, bể nước: Sau khi thau rửa, sửa chữa, thiết bị trữ nước (bể chứa/đài nước) thì cần thực hiện sát trùng. Phương pháp thông dụng nhất là ngâm nước clo nồng độ 25mg/l trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ, chuyên viên vận hành sẽ xả hết lượng nước clo và phơi bể trong thời gian ngắn, sau đó mới bơm nước sạch chảy đầy bể. Khi lượng nước trong bể ổn định, nước được mang đi thử nghiệm để xác định chất lượng nước. Nếu chất lượng nước đảm bảo thì mới phát nước vào mạng lưới cung cấp nước. Nếu nồng độ clo còn cao hoặc có vấn đề thì tiếp tục thực hiện khử trùng. Lưu ý: Trước khi cho nước vào đài chứa, bể chứa, các dụng cụ […]
Quản lý vận hành mạng lưới cấp nước là việc làm rất cần thiết. Trước khi vận hành chính thức, mạng lưới cấp nước cần chạy thử nghiệm để kiểm lại những lỗi trong quá trình lắp đặt. Nhiệm vụ của vận hành, quản lý mạng lưới cấp nước Việc quản lý vận hành mạng lưới cấp nước cho từng khu vực sẽ do một nhóm chuyên viên phụ trách. Họ thực hiện một số công việc như sau: Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ đã định sẵn. Phát hiện kịp thời các thiết bị, công trình bị hư hao, không đáp ứng được các điều kiện vận hành bình thường hoặc gây hại cho chất lượng nước. Sau đó phải lên phương án và khắc phục lỗi. Giữ mạng lưới đường ống cấp nước trong trạng thái vận hành tối ưu nhất. Kiểm tra chất lượng nước theo định kỳ, đặc biệt là hàm lượng Clo dư. Thông thường mỗi tháng người ta phải thực hiện kiểm tra lượng clo dư một lần. Kiểm tra đồng hồ của đối tượng sử dụng nước. VD: Kiểm tra đồng hồ đo lưu lượng nước của các hộ gia đình trong khu dân cư. Một số hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp làm đồng hồ nước quay chậm hoặc không quay để ăn cắp nước. Phát hiện vị trí rò rỉ hư hại, thực hiện đóng van chặn nút phía trước chỗ rò rỉ và sửa chữa nhanh chóng. Như vậy, nhiệm vụ chính của các chuyên viên vận hành quản lý mạng lưới cấp nước bao gồm 2 phần: Quản lý, bảo quản mạng lưới và vận hành, sửa chữa. Quản lý mạng lưới cấp nước Ngoài thực hiện việc thường xuyên, định kỳ kiểm tra tình trạng của đường ống, thiết bị, công trình trong mạng lưới cấp nước. Cán bộ quản lý còn thực hiện một số các công việc sau: Quan sát, theo dõi chế độ làm việc của mạng lưới cấp nước bằng cách: Đo áp suất và xây dựng biểu đồ áp suất của từng thời điểm, vị trí. Các vị trí cần chú trọng theo dõi áp suất như đầu mạng lưới, các nút giao, vị trí cuối mạng lưới. Từ kết quả đo đạc, chuyên viên vận hành cần đánh giá sự phân phối về lưu lượng, áp suất nước trong mạng lưới (chênh lệch các nhánh với nhau, giữa điểm gần đầu nguồn và xa đầu nguồn…). Bên cạnh đó, các khung thời gian trong một ngày cũng có sự biến động về áp suất trong đường ống. Cụ thể, từ giờ chiều đến tối sẽ tiêu thụ lượng nước lớn ở khu dân cư khiến áp suất giảm. Như vậy, nhân viên vận hành cần gia tăng công suất máy bơm để đảm bảo các yêu cầu sử dụng. Đảm bảo vệ sinh và chất lượng an toàn của nguồn nước. Chuyên viên vận hành cần kiểm tra chất lượng nước định kỳ; kiểm tra đường ống, thiết bị không đảm bảo, có thể ảnh hưởng chất lượng nước. Thông thường, người ta sẽ kiểm tra chất lượng nước ngày đầu vào của mạng lưới. Bên cạnh đó, người vận hành cũng cần thường xuyên xúc rửa bể chứa, máy bơm để đảm bảo chất lượng của nước và khả năng vận hành an toàn của mạng lưới. Bảng theo dõi định kỳ trong quản lý mạng cấp nước của một khu dân cư STT Tên công việc Nội dung công việc Chu kỳ 1 Quan sát dọc mạng lưới và các thiết bị trong mạng lưới Đi dọc từng tuyến để kiểm tra tình trạng của mạng lưới và các thiết bị nằm trên mạng lưới như các nắp hố van, họng chữa cháy, hố thăm, van xả khí…Phát hiện các vị trí hư hỏng, sụt lỡ, rò rỉ và các sự cố khác. 2 tháng/lần 2 Quan sát tình trạng của ống luồn (Xiphông) Kiểm tra tình trạng rò rỉ của ống luồn qua sông bằng đồng hồ đo nước hoặc các phương tiện khác. 1 năm/lần 3 Quan sát đường ống ngầm nằm ngang đường Quan sát vị trí đường ống chuyển tiếp cắt ngang nằm trong tuyến đặt dưới đường sắt và thiết bị trong đó. 1 năm/lần 4 Quan sát các đường ống vào nhà Xác định tình trạng kỹ thuật của đường ống dẫn nước vào công trình như: Hố van, van, ống dẫn, đồng hồ đo nước, van vòi nhỏ…. Kiểm tra tình hình cấp nước cho công trình và tình trạng rò rỉ ở mạng lưới bên trong 1- 2 năm/lần 5 Quan sát và kiểm tra bộ phận phân phối nước đường phố Quan sát và điều chỉnh hoạt động của các bộ phận phân phối nước ở đường phố Hàng tháng 6 Nghiên cứu chế độ làm việc của mạng lưới nước Phát hiện phân bố áp lực tự do trên mạng lưới ống dẫn nước của thành phố bằng áp kế đặt ở các điểm kiểm tra. 2 – 3 tháng/lần 7 Thau rửa mạng lưới 1. Rửa đoạn ống cụt. 2. Rửa đoạn ống vòng. Tùy thuộc vào điều kiện từng nơi, tối thiểu là 5 năm/lần 8 Kiểm tra nước dự trữ tại bể chứa nước ngầm Kiểm tra nước dự trữ tại các bể chứa và nước dự phòng chữa cháy. Thường xuyên 9 Thau rửa, sát trùng đài chứa, bể bơi Thau rửa sát trùng. 1 năm/lần Công tác sửa chữa và khắc phục sự cố trong mạng lưới Công tác sửa chữa và khắc phục sự cố bao gồm sửa chữa do hư hại đột xuất và sửa chữa thay thế theo định kỳ đã được định sẵn. Khi mạng lưới xảy ra sự cố, người vận hành sẽ xác định vị trí bị rò rỉ, đóng van chặn tại các nút phía trước(mạng lưới cụt) và hai […]
Sau khi thi công lắp đặt mạng lưới cấp nước xong xuôi, việc tiếp theo cần làm là vận hành thử nghiệm để đảm bảo không xảy ra bất cứ vấn đề nào ở tất cả mọi hạng mục. Tiếp theo là sục rửa vệ sinh mạng lưới đường ống và bàn giao đưa vào vận hành chính thức. Quá trình này đòi hỏi phải có sự tham gia của các bên: Chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị vận hành và đơn vị thiết kế. Vậy quy trình nghiệm thu – bàn giao mạng lưới cấp nước như thế nào? Quy trình nghiệm thu mạng lưới cấp nước Quy trình nghiệm thu, chạy thử nghiệm mạng lưới cấp nước thực chất là vận hành một bộ phận mạng lưới với công suất mặc định, áp suất – lưu lượng nước theo đúng quy định. Việc vận hành thử nghiệm này cần đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Thử nghiệm áp suất cần thực hiện trước khi lấp đất san phẳng trả mặt bằng. Để giúp tiết kiệm thời gian có thể vận hành thử theo từng đoạn hoặc từng tuyến ống riêng biệt. Áp lực thử nghiệm bằng 1,5 lần áp lực công tác. Trong suốt quá trình vận hành thử nghiệm không dịch chuyển, điều chỉnh các khớp nối. Khi vận hành thử nghiệm cần quan súa ít nhất của 3 bên: Giám sát công trình, đơn vị thi công, thiết kế dự án. Khi thực hiện vận hành thử nghiệm có phát hiện vấn đề, giữ nguyên mức áp suất và theo dõi, quan sát và tìm kiếm vị trí xảy ra lỗi. Những vị trí được ưu tiên kiểm tra là ở các mối nối. Các thiết bị vận hành thử cần chuẩn bị Bơm áp lực: 1 bộ Thiết bị đo, lưu trữ biến động áp suất: 1 bộ Vòi hút, vòi xả tràn: Chiều dài cần thiết Bể chứa kèm theo thiết bị đo lưu lượng: 1 bộ Thiết bị nối, van điều tiết, van chặn, van bảo vệ: 1 bộ Kiểm tra áp lực cho toàn bộ hệ thống Việc kiểm tra thử áp lực cho hệ thống đường ống giúp đảm bảo chắc chắn rằng hệ thống cấp nước đúng yêu cầu thiết kế, các mối nối đảm bảo theo đúng chuẩn như thiết kế ban đầu. Việc thử áp lực theo quy chuẩn nhất định là những quy chuẩn khi nghiệm thu thử áp lực hệ thống nước: + Sau khi đặt ống, tất cả đường ống mới phải được kiểm tra áp lực trước khi đưa vào sử dụng, áp lực thử tại thời điểm cao nhất là 1,5 lần áp lực làm việc bình thường của đường ống. + Áp lực thử không nhỏ hơn 1,25 lần áp lực lớn nhất của đoạn ống. + Áp lực thử không vượt quá giới hạn áp lực của ống hoặc gối đỡ đã thiết kế. + Thời gian thử áp lực của từng giai đoạn cần đảm bảo ít nhất 1 giờ. + Trong khoảng thời gian thử áp lực, mức độ chênh lệch áp lực không được quá ± 0,35 bar. + Nếu đầu cuối của đoạn thử áp lực là van hoặc vòi nước thì áp lực không vượt quá 2 lần giới hạn chịu đựng của van dù đã có gối đỡ chịu lực. + Đối với yêu cầu chung thì có thể áp dụng các tiêu chuẩn thử áp như sau: – Đường ống truyền dẫn (kích thước D = 300 trở lên ) thì áp lực thử là khoảng 6 bar. – Đường ống phân phối (có D = 100 ¸300 ) thì áp lực thử là 2-4-2 bar. – Đường ống dịch vụ ( D= 32 ¸75) thì áp lực thử là 2-4-2 bar hoặc nhỏ hơn. Thực hiện vận hành nghiệm thu mạng lưới cấp nước Mục đích của vận hành thử nghiệm là đảm bảo tất cả các hạng mục mạng lưới, tuyến ống, đoạn ống không xảy ra trình trạng rò rỉ, chịu được mức áp lực công tác. Khi vận hành thử nghiệm, kết cấu hạ tầng công trình cần phải trong tình trạng đã ổn định. Để thực hiện vận hành thử nghiệm áp lực, chúng ta cần xác định đối tượng là tuyến đống, đoạn ống nào? Tất cả các đoạn ống, tuyến ống trong mạng lưới cần phải được thực hiện thử nghiệm. Vì vậy mỗi lần thử nghiệm cần xác định rõ ràng, có sự ghi chép để thống kê văn bản nghiệm thu. Khi đã xác định được các đối tượng cần nghiệm thu, chúng ta phải xác định áp lực để vận hành thử nghiệm. Thông thường, người ta sử dụng mức áp suất bằng 1,5 lần áp suất công tác (mức áp suất mà mạng lưới cấp nước sẽ vận hành). Thời gian vận hành thử tối thiểu là 2 giờ và mức biến động áp suất không được vượt quá 0,35 bar. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư có thể có những yêu cầu riêng. Vì vậy, khi vận hành thử nghiệm áp suất cần có mặt của cả 3 bên như trình bày trên. Khi đã xác định hoàn chỉnh đối tượng cần thử nghiệm, mức áp suất thử nghiệm thì sẽ bắt đầu bơm nước vào. Ban đầu, nước bơm từ từ để không khí trong đường ống kịp thời thoát ra ngoài. Nếu mới bơm nước vào đường ống đã xảy ra tình trạng rò rỉ thì cần ngừng lại và khắc phục sự cố ngay. Hãy kiểm tra cẩn thận tại các mối nối giữa ống dẫn và van, van với van. Nếu quá trình bơm nước vào không xảy ra rò rỉ, chúng ta vẫn tiếp tục vận hành bơm nước vào trong vòng 24h để ổn định mức nước và áp suất. Lưu ý cần điều chỉnh công suất của máy […]
Trong hệ thống cấp nước thì tổn áp là một sự tổn thất về áp suất mà cụ thể ở đây là nước ở điểm đầu và điểm nào đó trong hệ thống mạng lưới cấp nước. Tổn hao áp suất thường xảy ra ở 2 dạng cơ bản là tổn hao theo chiều dọc và tổn hao cục bộ. Việc xác định tính toán tổn áp trong hệ thống cấp nước là căn cứ để xác định lưu lượng nước sao cho đảm bảo khi đã biết đường kính của ống nước. Vậy tổn áp được tính toán theo công thức nào? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé! Công thức tính tổn áp trong mạng lưới cấp nước Việc tính toán mức tổn áp trong mạng lưới đường ống cấp nước sẽ được xác định theo công thức cụ thể như: H = Hdđ + Hcb (mét) Trong đó: H là tổng giá trị tổn thất áp suất Hdđ là tổn thất áp suất hình thành theo chiều dọc đường ống. Hcb là tổn thất áp suất cục bộ Như vậy chúng ta cần xác định mức độ tổn thất áp suất theo chiều dọc đường ống và tổn áp theo cục bộ. Công thức tính tổn áp dọc đường ống Công thức tính tổn áp theo dọc đường ống là sự mất đi áp suất trong quá trình di chuyển lưu chất từ vị trí đầu nguồn cấp nước đến vị trí cần tính toán. Sự tổn áp này là do sự ma sát trực tiếp giữa lưu chất với đường ống. Các yếu tố dẫn chính quyết định đến lực ma sát và lực cản, độ nhớt của lưu chất. Vì thế biện pháp đơn giản nhất để giảm ma sát là làm chậm tốc độ di chuyển của dòng lưu chất lại. Hơn nữa chúng ta có thể mở rộng đường ống nhằm giảm vận tốc di chuyển của lưu chất bên trong hệ thống cấp nước. Công thức tính tổn áp dọc đường: Hdđ = (F×L×V2)/(D×2×g) (mét) Trong đó ký hiệu từng thông số như sau: F là hệ số ma sát của đường ống và thông thường F = 0.01 đến 0.03 tùy theo cấu tạo chất liệu, bề mặt đường ống. L là chiều dài đường ống giữa các vị trí nguồn và vị trí cần xác định đặt đường ống. V là vận tốc dòng chảy lưu chất bên trong đường ống. D là đường kính ống dẫn khi lắp đặt. G trọng lực thường bằng 9.81 Công thức tính tổn áp cục bộ Tổn áp cục bộ nói chung là mức tổn thất về mặt áp suất tại vị trí trong mạng lưới và hệ thống đường ống dẫn. Nguyên nhân của sự tổn thất này là do lực cản của van hình thành nên. Một số loại van có ảnh hưởng trực tiếp gây tổn thất áp suất như: Van bướm, van 1 chiều,… Thông thường mức tổn thất áp suất cục bộ này không xảy ra và xảy ra ở tỷ lệ rất nhỏ có thể bỏ qua được. Theo đó công thức tính tổn áp cục bộ là: Hcb = i × Hdđ Trong đó các thông số ký hiệu là: i là tỷ lệ phần trăm, thường được lấy bằng 5 đến 15% tùy theo mức dùng nước của hệ thống. Công thức tính tổn áp trong mạng lưới cấp nước thực tiễn Trong thực tiễn thì người dùng đang sử dụng 2 mô hình mạng lưới cấp nước gồm mạng lưới cấp nước cụt và mạng lưới cấp nước vòng. Như vậy phương pháp tính toán tổn áp trong từng mạng lưới cũng khác nhau hoàn toàn. Cách tính tổn áp trong mạng lưới cấp nước cụt Để xác định được tổn áp xuất hiện trong mạng lưới cấp nước cụt là bao nhiêu thì mọi người cần làm rõ một số vấn đề sau: Xác định tổng lưu lượng nước vào hệ thống cấp nước là bao nhiêu. Phân chia mạng lưới cấp nước cụt thành các đoạn tính toán khác nhau và đo chiều dài từng đoạn ống. Các đoạn này là đoạn ống giữa 2 nút hoặc giữa các giao điểm với nút lấy nước tập trung. Lưu ý trong 1 đoạn kích cỡ đường ống là không hề thay đổi. Tính toán tổng chiều dài đường ống từ đầu nguồn đến vị trí cần tính toán là bao nhiêu. Xác định lưu lượng dòng chảy lưu chất của các đoạn và xác định lưu lượng cần tính toán. Chọn tuyến đường chính để lưu chất di chuyển có điểm đầu và điểm cuối của mạng lưới. Tính thủy lực cho tuyến đường chính lưu chất đang vận hành. Tính thủy lực cho các tuyến đường nhánh khi vận hành. Các tính tổn áp trong mạng lưới cấp nước vòng Mạng lưới cấp nước dạng vòng có nhiều ưu điểm nổi bật nhất, tuy nhiên để tính toán tổn áp lại có điểm khó khăn hơn mạng lưới cụt. Khó xác định được phương hướng di chuyển của nước đến điểm cung cấp nào đó trên mạng lưới một cách chính xác nhất. Thêm vào đó là do lưu lượng, mức tổn thất áp lực sẽ không thể xác định được bởi chiều dài và đường kính ống. Do vậy tình tự tính toán tổn áp mạng lưới cấp nước vòng như sau: Công thức 1: Tổng đại số tổn áp của mỗi vòng là 0 nếu ta quy ước lưu lượng dòng chảy theo chiều kim đồng hồ là dương và ngược lại thì ∑h = 0 Trong thực tiễn thì điều này khó đạt được nên ta sẽ quy ước như sau: ∑h = ∆h ≤ 0,5m đối với đường vòng nước di chuyển nhỏ ∑h = ∆h ≤ 1,5m đối với vòng nước di chuyển bao lớn. Công thức 2: Tổng đại số của lưu lượng nước […]
Hệ thống cấp thoát nước nhà xưởng bao gồm những gì? Hệ thống này có gì khác với hệ thống cấp thoát nước trong tòa nhà cao tầng không? Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hệ thống cấp thoát nước trong các nhà xưởng. Hệ thống cấp thoát nước nhà xưởng là gì? Hệ thống cấp thoát nước nhà xưởng là tổ hợp bao gồm các hệ thống tách biệt. Trong đó, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy 2 hệ thống lớn hoàn toàn riêng biệt: – Hệ thống cấp nước: Bao gồm các hệ thống nhỏ hơn như cấp nước sạch, cấp nước sinh hoạt cho cán bộ nhân viên và cấp nước nóng sản xuất (một số nhà máy sản xuất sử dụng nước nóng) – Hệ thống thoát nước: Bao gồm 2 hệ thống nhỏ hơn là thoát nước mưa và thoát nước thải sản xuất. Hệ thống cấp nước nhà xưởng Hệ thống cấp nước nhà xưởng bao gồm các hệ thống cấp nhỏ hơn là cấp nước sạch sinh hoạt, cấp nước sạch sản xuất và cấp nước nóng sản xuất. Hệ thống cấp nước sạch sản xuất trong nhà xưởng Không phải nhà xưởng nào cũng cần sử dụng nước trong quá trình sản xuất. Ví dụ như nhà máy may, họ chỉ cần cung cấp nước sinh hoạt cho nhân viên. Hệ thống cấp nước sạch sản xuất cũng giống như hệ thống cấp nước sạch tòa nhà cao tầng. Người ta thường sử dụng tổng hợp cả 2 phương pháp: Cấp nước trực tiếp: Đây là phương pháp tiếp nhận và dẫn truyền nước từ hạ tầng mạng lưới cấp nước khu vực đến từng vị trí sử dụng nước sản xuất. Cấp nước gián tiếp: Đây là phương pháp dự phòng trong trường hợp hạ tầng mạng lưới cấp nước khu vực bị mất nước. Nguyên lý hoạt động như sau: Nước từ mạng lưới cấp nước cho khu vực được dẫn đến bể chứa dự trữ. Sau đó, máy bơm sẽ bơm nước lên bể trên mái rồi dẫn đến các khu vực sử dụng nước để sản xuất. Một số nhà xưởng không trang bị bể chứa trên mái có thể bơm trực tiếp từ máy bơm đến các vị trí sử dụng. Như vậy, một hệ thống cấp nước sản xuất yêu cầu các thiết bị đường ống và hạ tầng như sau: Mạng lưới đường ống, van nước dẫn truyền nước từ mạng lưới cấp nước khu vực vào nhà xưởng, nhà máy sản xuất. Bể chứa ngầm dự trữ, bể nước dự trữ trên mái và van phao điện. Van phao điện được sử dụng để tự ngắt nước cung cấp vào bể chứa khi đã đầy. Hệ thống máy bơm hút nước từ bể ngầm dự trữ. Mạng lưới đường ống, thiết bị van đường ống: Khớp nối mềm chống rung, van chặn, đồng hồ đo lưu lượng nước,… Hệ thống cấp nước sinh hoạt trong nhà xưởng Mỗi nhà xưởng đều bố trí các khu vực như: Khu sinh hoạt, vệ sinh dành riêng cho cán bộ, công – nhân viên, tách biệt hoặc tổ hợp với khu vực sản xuất. Hệ thống cấp nước sinh hoạt trong nhà xưởng thường lấy nguồn nước cùng hệ thống cấp nước sản xuất. Có nghĩa là nguồn nước cấp cho hệ thống cấp nước sinh hoạt lấy trực tiếp từ đường ống dẫn nước chính từ mạng lưới cấp nước khu vực đến nhà xưởng hoặc bể chứa nước dự trữ. Nước được cung cấp đến các thiết bị sử dụng cho mục đích sinh hoạt của nhân viên như bồn cầu – nhà vệ sinh, vòi tắm, bình nóng lạnh, bồn rửa mặt. Hệ thống cấp nước nóng trong nhà xưởng Trên thực tế có rất nhiều nhà xưởng, nhà máy sản xuất phải sử dụng nước nóng để sản xuất. Vậy hệ thống cấp nước nóng nhà xưởng bao gồm những thiết bị gì? Quy trình cấp nước ra sao? Hệ thống ống dẫn, van nước dẫn đầu vào hệ thống (dẫn nước trực tiếp từ mạng lưới cấp nước khu vực hoặc từ máy bơm nước) đến thiết bị làm nóng nước (thông thường là bình năng lượng mặt trời hoặc sử dụng điện để làm nóng nước). Sau khi làm nóng nước sẽ phân phát đến các vị trí sử dụng qua mạng lưới đường ống dẫn, van nước chịu nhiệt. Nhiệt độ của nước nóng thường là từ 90 – 100°C. Vì vậy, đường ống dẫn và van nước phải đảm bảo chịu tải được nhiệt độ ở mức 110 độ C. Hệ thống thoát nước nhà xưởng Hệ thống thoát nước nhà xưởng nhằm mục đích thu thập nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa, rồi dẫn ra hệ thống thoát nước khu vực. Hệ thống này bao gồm các hệ thống nhỏ khác: – Hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước sản xuất. Nước thải từ sinh hoạt và sản xuất yêu cầu cần được xử lý trước khi thải ra môi trường. Do đó, nước thải từ quá trình này được đưa đến các rãnh – mương thoát nước nhỏ xung quanh nhà xưởng. Từ các rãnh – mương này được đưa đến máy xử lý nước thải hạ tầng khu vực. – Hệ thống thoát nước mưa bao gồm máng thu thấp nước trên mái, rãnh thu thập nước trên mặt đất và hệ thống hố ga, ống thoát nước dẫn đến hệ thống thoát nước khu vực. Các tiêu chuẩn quy phạm hệ thống cấp thoát nước nhà xưởng Quyết định số 47/1999/QD-BXD ban hành vào ngày 21/12/1999 của Bộ Xây Dựng. Quyết định quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình. TCVN 4513 – 1988: Tiêu chuẩn về thiết kế cấp nước bên trong. TCVN-33-2006: Tiêu […]
Với hệ thống cấp thoát nước tòa nhà cao tầng hay các chung cư cần các đảm bảo được sự an toàn trong vận hành, cũng như đảm bảo được nhu cầu sử dụng nước của cư dân trong tòa nhà. Bởi nguồn nước cấp cho sinh hoạt hàng ngày quá yếu hay quá mạnh đều sẽ gây tổn hại đến thiết bị đường ống dẫn nước trong nhà. Vậy bạn đã hiểu gì về hệ thống cấp thoát nước trong tòa nhà cao tầng mình đang sinh sống chưa, cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây để có cái nhìn khách quan hơn nhé. Hệ thống cấp thoát nước tòa nhà cao tầng Hệ thống cấp nước cho tòa nhà chung cư cao tầng sẽ có bể chứa, đường ống, thiết bị van công nghiệp như van đóng mở, van điều tiết. Nhằm lưu trữ nguồn nước, cung cấp và phân phối nước đến từng căn hộ trong tòa nhà. Một hệ thống cấp nước tòa nhà phải luôn đảm bảo được tiêu chí là an toàn, đều đặn và ổn định. Hệ thống cấp thoát nước trong tòa nhà chung cư bao gồm hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước sinh hoạt và hệ thống thoát nước mưa trên mái tòa nhà. Hệ thống thoát nước cần thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt hàng ngày của tòa nhà, đến vị trí xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Các tòa nhà chung cư cao tầng thường cao và nếu để nước mưa rơi tự do xuống sẽ là nguy hiểm. Vì thế trong các tòa nhà ngay từ khi thiết kế đều sẽ có mạng lưới thu gom nước mưa ở các vị trí thu gom xuống mặt đất và chảy vào mạng lưới thoát nước đô thị. Mạng lưới cấp nước cho chung cư cao tầng Với hệ thống cấp nước tòa nhà chung cư cao tầng thông thường luôn áp dụng hỗn hợp 2 cách cấp nước là cấp nước trực tiếp và cấp nước gián tiếp. Cấp nước trực tiếp: Là hệ thống cấp nước từ các hệ thống cấp nước khu vực đầu vào. Khi áp suất của nước tại đường ống trong mạng lưới cấp nước đủ mạnh sẽ theo đường ống di chuyển đến từng thiết bị sử dụng nước trong căn hộ của bạn. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí vận hành cho tòa nhà, nhưng lại có hiệu suất làm việc kém, mức ổn định không cao và khả năng cân bằng thấp. Hệ thống cấp nước gián tiếp là hệ thống cấp nước có tại bể chứa. Nước từ mạng lưới cấp nước khu vực sẽ được cấp vào bể chứa, có hệ thống máy bơm, đường ống, khóa van nước, van điều tiết, téc trữ nước tầng mái. Van khóa nước có thể là van cổng, van bướm, van bi hay van bảo vệ có van an toàn, van giảm áp, van 1 chiều… Tiếp theo là hệ thống van phụ gồm có trụ cấp nước PCCC… >>> Khám phá thêm: Mạng lưới cấp nước trong nhà Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt trong khu dân cư cao tầng Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, đưa nước thải đến mạng lưới cấp thoát nước đô thị. Thoát nước trên mặt sàn hệ sân vườn: Mạng lưới thoát nước thải mặt sàn đến phễu thu nước trên sàn. Tiếp đó phễu thu sàn sẽ thu thập nước thải từ các căn hộ trên mặt sàn dẫn đến ống xả thải chính. Hệ thống ống, van thoát nước thải sinh hoạt chính trong hệ thống gồm có hệ thống đường ống thu thập nước thải trên mặt sàn, các căn hộ xuống bể tự hoại của tòa nhà. Bể tự hoại có nhiệm vụ xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường. Hệ thống ống thoát nước có từ các vị trí thu gom nước đến bể tự hoại, và từ bể tự hoại đến khu vực xả thải nước. Hệ thống làm việc thoát nước mưa cho chung cư cao tầng Nước mưa từ các tòa nhà cao tầng, cụ thể là tầng mái, ban công trong các khu căn hộ được thu gom lại và dẫn theo đường ống thoát nước ra khỏi tòa nhà. Tuyệt đối không để mạng lưới nước mưa rơi tự do xuống đất gây nguy hiểm tới con người. Một hệ thống thoát nước mưa cho nhà cao tầng gồm có máng thu nước mưa từ tầng mái xuống. Ống thoát nước mưa tại các vị trí ban công, lan can trong tòa nhà. Tấm chắn rác hoặc lọc rác giữ lại lá cây không có rác rơi xuống hệ thống ống dẫn nước mưa, khiến đường ống bị quá tải. Phễu thu nối giữa các tấm chắn và ống đứng nối đất dẫn nước đến các vị trí làm việc. Ống dẫn nối đất dẫn nước dẫn lưu lượng nước mưa từ từ thoát xuống vị trí xả thải. Hệ thống cấp thoát nước trong các tòa nhà cao tầng là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tòa nhà, cũng như mức độ đáng sống của tòa nhà đó như thế nào? Khi hệ thống cấp thoát nước tòa nhà này hợp lý, vận hành ổn định, đảm bảo an toàn cho các thiết bị trong nhà sẽ nâng cao giá trị căn nhà, cũng như giá trị trải nghiệm cuộc sống tốt hơn. Hy vọng rằng với những thông tin chúng tôi đề cập trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tổng thể hệ thống cấp thoát nước tòa nhà như thế nào và từ đó lựa chọn được tòa nhà nào đáng mua, đáng để sống lâu dài. Hãy theo dõi chuyên mục: Tìm hiểu về hệ thống cấp nước để có thể đón đọc […]
Một hệ thống cấp nước, thì kinh phí đầu tư cho hệ thống cấp nước chiếm khoảng 50% đến 70% toàn dự án. Và trong mạng lưới cấp nước khối lượng vật tư gồm đường ống dẫn nước là lớn nhất. Vậy mạng lưới cấp nước cần những loại ống dẫn nào, yêu cầu kỹ thuật của từng đường ống này như thế nào? Đừng bỏ lỡ bài viết này nếu bạn muốn trả lời tất cả các câu hỏi trên về đường ống dẫn nước. Tiêu chí chọn đường ống dẫn trong mạng lưới phân phối nước Dựa trên điều kiện thực tế lắp đặt và yêu cầu kỹ thuật mà cần chọn các dòng ống dẫn nước phù hợp cho từng giai đoạn từng địa hình khu vực dẫn nước. Vậy tiêu chí chọn đường ống cấp nước cho hệ thống là gì? Tiêu chí đầu tiên là sự phù hợp với điều kiện thực tế theo quy định, phải có khả năng chịu tác động cơ học cả bên trong lẫn bên ngoài. Tất nhiên tiêu chí này cần phải căn cứ theo địa hình, địa chất của từng khu vực lắp đặt hệ thống cấp nước, của khu vực thi công mạng lưới cấp nước để có tiêu chuẩn cụ thể. Đường ống dẫn trong mạng lưới phân phối nước và các khớp nối cần phải kín, khít không để tình trạng rò rỉ khi có sự cố xuất hiện. Chất lượng đường ống phải được đảm bảo cả về các phương diện, độ bền cao, không bị nứt vỡ trong quá trình vận hành hệ thống. Bề mặt bên trong đường ống phải nhẵn, giảm thiểu tối đa thị lực khi ma sát với dòng nước di chuyển trong đường ống. Giá thành sản phẩm và chi phí đầu tư rẻ nhất, phù hợp với nhiều hệ thống vừa và nhỏ. Các loại ống dẫn nước được sử dụng nhiều nhất hiện nay Dựa trên các tiêu chí trên, các loại đường ống được sử dụng được phân loại phù hợp nhằm điều hòa chất lượng sản phẩm phù hợp với chi phí đầu tư. Các loại ống dẫn nước được sử dụng phổ biến nhất gồm ống dẫn bằng gang, ống thép, ống bê tông cốt thép, ống nhựa và ống inox… Với ống gang: Ống dẫn chất liệu bằng gang, được đúc một đầu tròn, một đầu loe. Khi kết nối với các đoạn ống thì đoạn ống gang và ống loe của cây giống này sẽ được kết nối với đầu tròn của ống còn lại. Khi lắp đặt người ta thường quét nhựa đường hoặc sơn Epoxy bên ngoài mặt để chống thấm và chống ăn mòn cho đường ống tốt nhất. Đây là chất liệu đường ống có độ bền khá cao, chịu được áp lực làm việc tương đối tốt với các khớp nối ít bị hư hại bởi tác động nhiệt. Tuy nhiên chất liệu này cũng là chất liệu hợp kim giòn, có trọng lượng lớn nên chi phí vận chuyển khá cao. Ống bằng thép: Với ống dẫn nước này được đúc nguyên khối tròn 2 đầu như nhau. Phương pháp kết nối của hệ thống đường ống này là sử dụng mặt bích hoặc mối hàn. Do tính chất đặc thù của thép dễ ăn mòn cao nên bên trong đường ống được tráng một lớp bitum chống xâm thực. Ống thép có khả năng chịu được áp lực công việc cao hơn ống gang, tuy nhiên lại có khả năng bị ăn mòn cao hơn khi vận hành. Trọng lượng của thép cũng nhẹ hơn gang nên tính dẻo khi sản xuất cũng tốt. Ống bê tông cốt thép: Loại ống này sở hữu độ chịu kéo tốt, chịu được cường độ nén cao của bê tông khi sử dụng. Người sản xuất bê tông này ở dạng 2 đầu tròn hoặc 1 đầu loe có khả năng làm việc hiệu quả cao và giá thành rẻ. TUy nhiên khả năng chịu tác động cơ học của loại vật liệu này khá kém chiều dài ống ngắn nên có thể mất nhiều thời gian di chuyển, kết nối các đường ống với nhau. Ống dẫn bằng nhựa: Trong thời gian gần đây các loại ống nhựa chiếm ưu thế vượt trội hơn khi được sử dụng nhiều và phổ biên shown. Loại ống này được sản xuất dạng cây ống tròn 2 đầu có giá thành chênh lệch theo kích thước ống và nhu cầu sử dụng. Ưu điểm của loại ống này là trọng lượng nhẹ, khả năng chống xâm thực tốt, không tạo ra ma sát khi di chuyển. Hơn nữa giá thành sản phẩm thấp, độ bền phụ thuộc vào chất liệu nhựa khi bạn chọn mua. Cách kết nối các đường ống này lại với nhau bằng cách sử dụng keo dán, mối hàn nhiệt, ống lồng hoặc có thể sử dụng mặt bích. Mặt khác kích cỡ đường ống cũng khá đa dạng có thể sử dụng cho mạng lưới cấp nước trong nhà hoặc tại khu vực. Ống dẫn nước inox: Là loại ống dẫn được sử dụng trong nhiều mạng lưới cấp nước cần đảm bảo về tính an toàn vệ sinh. Đây là chất liệu có thể chịu nhiệt, có tính an toàn cao nên được áp dụng nhiều trong các mạng lưới cấp nước nội khi trong ngành sản xuất thực phẩm. Chúng có độ bền tốt, khả năng chịu nhiệt và áp lực cao. Chính vì thế sản phẩm này có giá thành cao và không thể sản xuất được kích cỡ lớn hơn để sử dụng cho vòng ngoài của mạng lưới cấp nước. Các tiêu chí đặt đường ống dẫn của mạng lưới cấp nước phù hợp Với mạng lưới cấp nước nội khu của nhà dân hay khu công nghiệp sẽ có quy chuẩn và thiết kế riêng đảm bảo […]