VankhinenTHP – Khơi nguồn dòng chảy, kiến tạo thành công

Hotline 24/7

0978.021.499

Biện pháp súc rửa vệ sinh đường ống, công trình trong mạng lưới cấp nước 

Đường ống cấp nước có thể bị đóng cặn (cặn vô cơ hoặc hữu cơ) hoặc các mảnh vỡ, gỉ sét bám bên trong đường ống. Điều này có thể gây tắc nghẽn, tăng tổn thất áp lực và ảnh hưởng đến lưu lượng nước vận chuyển trong đường ống. Vì vậy, khi vận hành, quản lý mạng lưới cấp nước, cần có kế hoạch kiểm tra, súc rửa vệ sinh đường ống, các công trình trong mạng lưới cấp nước. Để thuận tiện cho việc kiểm tra, hệ thống sẽ trang bị thêm một đoạn ống kiểm chứng hoạt tính của nước tại trục ống nước dẫn chính vào đường ống. Trong bài viết dưới đây, Vankhinen-THP sẽ chia sẻ biện pháp súc rửa vệ sinh đường ống, công trình trong mạng lưới cấp nước.

Lý do nên súc rửa vệ sinh đường ống, công trình trong mạng lưới cấp nước

Sau một thời gian sử dụng, nếu đường ống cấp nước không được vệ sinh sạch sẽ thì lượng cặn bám, rong rêu có thể dày từ 0.5 -2m, tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước là nước máy hay nước giếng khoan.

Biện pháp súc rửa vệ sinh đường ống, công trình trong mạng lưới cấp nước

Các lớp cặn bám, rong rêu chính là nơi cư trú lý tưởng của các loài sinh vật và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người. Một số tác động nguy hiểm là có thể gây ngứa dị ứng, tiêu chảy, đau bụng, đau mắt đỏ.

Ngoài ra, lớp cặn bám quá dày còn khiến lượng nước lưu thông kém, thậm chí gây tắc nghẽn, hư hỏng đường ống nước và các thiết bị như vòi nước, bình nóng lạnh.

Do đó việc vệ sinh, làm sạch đường ống, công trình trong mạng lưới cấp nước theo đình kỳ là rất cần thiết. Mặc dù mới vệ sinh bề nước ngầm hoặc làm sạch đường ống nhưng nếu nước có màu lạ hoặc mùi hôi thì cần thau rửa bể nước, sau đó sục rửa vệ sinh đường ống một lần nữa để đảm bảo an toàn.

Biện pháp súc rửa và khử trùng đường ống

Súc rửa đường ống

Có thể súc rửa đường ống bằng các cách sau:

  • Tẩy rửa bằng nước áp lực: Để tẩy rửa đường ống bằng áp lực nước, người ta thường tăng tốc độ nước chảy trong đường ống từ 2,5 – 4 lần tốc độ bình thường. Cách thực hiện như sau: đóng – mở các van chặn trên đoạn ống cần tẩy rửa. Biện pháp này có thể tẩy rửa các loại cặn mềm hoặc cặn vi sinh vật.

Súc rửa đường ống

  • Tẩy rửa bằng nước kết hợp khí nén: Phương pháp này sử dụng nước và áp lực khí nén để đánh bay cặn bẩn theo dòng nước. Tốc độ dòng nước khi bị tác động bởi áp lực khí nén trong đường ống tẩy rửa là 2-5m/s (đối với cặn mềm) và đến 10m/s (đối với cặn cứng). Thời gian thực hiện chu trình súc xả, tẩy rửa là khoảng 15 – 30 phút.
  • Tẩy rửa bằng thủy lực kết hợp cơ khí: Phương pháp này sử dụng lực thủy lực kết hợp với các tác động vật lý cơ học. Ví như bơm xả áp suất cao kết hợp với các thiết bị thông, nạo cặn thành ống. Phương pháp này thường áp dụng đối với loại cặn cứng.
  • Tẩy rửa bằng hóa chất: Phương pháp này sử dụng hóa chất gốc axit, thông dụng nhất là HCl nồng độ 8-10% đưa vào ngâm trong đường ống trong thời gian từ 2 – 3h. Cặn gốc CaCO3 phản ứng với axit và bị hòa tan, sau đó theo dòng nước thải ra ngoài. Phản ứng hóa học được thể hiện theo phương trình sau:

CaCO3 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Khử trùng đường ống cấp nước

Sau khi thực hiện các biện pháp xúc, tẩy rửa vệ sinh đường ống, người ta sẽ sử dụng clo để khử trùng đường ống nước, đảm bảo vệ sinh và chất lượng nguồn nước khi tái hoạt động. Lượng clo để khử trùng đường ống sử dụng theo định lượng 40-50mg/l. Nước clo ngâm trong đường ống nước từ 4 – 6h để đảm bảo khử các loại vi khuẩn có hại trong đường ống. Sau đó, xả nước clo ra ngoài và tiếp tục rửa đường ống bằng nước sạch đến khi lượng clo trong nước đạt tiêu chuẩn 0,5mg/l thì có thể tiếp tục sử dụng nước.

Thau rửa và khử trùng bể chứa, đài nước

Cần thực hiện việc thau rửa, khử trùng thiết bị tích trữ nước như bể chứa, đài nước theo định kỳ 1 năm/lần. Nếu trong quá trình vận hành mạng lưới, chất lượng nước bị suy giảm đột ngột thì chuyên viên vận hành cần thực hiện thau rửa và khử trùng. Việc thau rửa vệ sinh, khử trùng, sửa chữa bể chứa, đài nước cần ghi chép rõ ràng thành biên bản với các nội dung sau:

  • Thời gian thực hiện mở khóa van xả, tháo kẹp chì.
  • Thời gian kết thúc thau rửa vệ sinh bể chứa, đài nước, nêu rõ phương pháp sát trùng được sử dụng.
  • Đánh giá thực trạng sau khi thực hiện thau rửa vệ sinh, khử trùng đài nước, bể nước.

Phương pháp khử trùng đài nước, bể nước: Sau khi thau rửa, sửa chữa, thiết bị trữ nước (bể chứa/đài nước) thì cần thực hiện sát trùng. Phương pháp thông dụng nhất là ngâm nước clo nồng độ 25mg/l trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ, chuyên viên vận hành sẽ xả hết lượng nước clo và phơi bể trong thời gian ngắn, sau đó mới bơm nước sạch chảy đầy bể. Khi lượng nước trong bể ổn định, nước được mang đi thử nghiệm để xác định chất lượng nước. Nếu chất lượng nước đảm bảo thì mới phát nước vào mạng lưới cung cấp nước. Nếu nồng độ clo còn cao hoặc có vấn đề thì tiếp tục thực hiện khử trùng.

Lưu ý: Trước khi cho nước vào đài chứa, bể chứa, các dụng cụ đi kèm (bao gồm cả ủng cao su) cần sát khuẩn bằng cách ngâm nước clorua vôi có nồng độ 1%. Các chuyên viên thực hiện kiểm tra phải mặc quần áo bảo hộ lao động đã được sát trùng trước.

Có thể Quý Vị quan tâm các chủ đề về Hệ Thống Cấp Nước

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin về biện pháp súc rửa vệ sinh đường ống, công trình trong mạng lưới cấp nước. Vankhinen-THP mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn. Chúng tôi hiện đang cung cấp các loại van công nghiệp, thiết bị vật tư ngành nước, với hơn 15 năm kinh nghiệm, đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Nếu quý khách còn bất cứ thắc mắc nào hãy gọi điện đến số hotline của Vankhinen-THp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.

Đơn vị nhập khẩu lưu kho sẵn hàng các sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng nước, đồng hồ áp suất, khớp nối mềm chống rung, van – phụ kiện đường ống. Quý Vị có thể liên hệ đặt hàng, yêu cầu báo giá, đăng ký tham quan xem hàng mẫu trực tiếp tại Hotline. Vankhinen-THP rất hân hạnh được tiếp đón Quý Vị!

Trần Trọng Hiếu

CÁC BÀI VIẾT KHÁC
X

    Thiết kế website MDIGI