Quy trình nghiệm thu – bàn giao mạng lưới cấp nước 

Sau khi thi công lắp đặt mạng lưới cấp nước xong xuôi, việc tiếp theo cần làm là vận hành thử nghiệm để đảm bảo không xảy ra bất cứ vấn đề nào ở tất cả mọi hạng mục. Tiếp theo là sục rửa vệ sinh mạng lưới đường ống và bàn giao đưa vào vận hành chính thức. Quá trình này đòi hỏi phải có sự tham gia của các bên: Chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị vận hành và đơn vị thiết kế. Vậy quy trình nghiệm thu – bàn giao mạng lưới cấp nước như thế nào?

Quy trình nghiệm thu mạng lưới cấp nước

Quy trình nghiệm thu, chạy thử nghiệm mạng lưới cấp nước thực chất là vận hành một bộ phận mạng lưới với công suất mặc định, áp suất – lưu lượng nước theo đúng quy định. Việc vận hành thử nghiệm này cần đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Quy-trinh-nghiem-thu-–-ban-giao-mang-luoi-cap-nuoc

  • Thử nghiệm áp suất cần thực hiện trước khi lấp đất san phẳng trả mặt bằng. Để giúp tiết kiệm thời gian có thể vận hành thử theo từng đoạn hoặc từng tuyến ống riêng biệt. Áp lực thử nghiệm bằng 1,5 lần áp lực công tác.
  • Trong suốt quá trình vận hành thử nghiệm không dịch chuyển, điều chỉnh các khớp nối.
  • Khi vận hành thử nghiệm cần quan súa ít nhất của 3 bên: Giám sát công trình, đơn vị thi công, thiết kế dự án.
  • Khi thực hiện vận hành thử nghiệm có phát hiện vấn đề, giữ nguyên mức áp suất và theo dõi, quan sát và tìm kiếm vị trí xảy ra lỗi. Những vị trí được ưu tiên kiểm tra là ở các mối nối.

Các thiết bị vận hành thử cần chuẩn bị

  • Bơm áp lực: 1 bộ
  • Thiết bị đo, lưu trữ biến động áp suất: 1 bộ
  • Vòi hút, vòi xả tràn: Chiều dài cần thiết
  • Bể chứa kèm theo thiết bị đo lưu lượng: 1 bộ
  • Thiết bị nối, van điều tiết, van chặn, van bảo vệ: 1 bộ

Kiểm tra áp lực cho toàn bộ hệ thống

Thi cong nghiem thu mang luoi duong ong

Việc kiểm tra thử áp lực cho hệ thống đường ống giúp đảm bảo chắc chắn rằng hệ thống cấp nước đúng yêu cầu thiết kế, các mối nối đảm bảo theo đúng chuẩn như thiết kế ban đầu.

Việc thử áp lực theo quy chuẩn nhất định là những quy chuẩn khi nghiệm thu thử áp lực hệ thống nước:

+ Sau khi đặt ống, tất cả đường ống mới phải được kiểm tra áp lực trước khi đưa vào sử dụng, áp lực thử tại thời điểm cao nhất là 1,5 lần áp lực làm việc bình thường của đường ống.

+ Áp lực thử không nhỏ hơn 1,25 lần áp lực lớn nhất của đoạn ống.

+ Áp lực thử  không vượt quá giới hạn áp lực của ống hoặc gối đỡ đã thiết kế.

+ Thời gian thử áp lực của từng giai đoạn cần đảm bảo ít nhất 1 giờ.

+ Trong khoảng thời gian thử áp lực, mức độ chênh lệch áp lực không được quá ± 0,35 bar.

+ Nếu đầu cuối của đoạn thử áp lực là van hoặc vòi nước thì áp lực không vượt quá 2 lần giới hạn chịu đựng của van dù đã có gối đỡ chịu lực.

+ Đối với yêu cầu chung thì có thể áp dụng các tiêu chuẩn thử áp như sau:

– Đường ống truyền dẫn (kích thước D = 300 trở lên ) thì áp lực thử là khoảng 6 bar.

– Đường ống phân phối (có D = 100 ¸300 ) thì áp lực thử là 2-4-2 bar.

– Đường ống dịch vụ ( D= 32 ¸75) thì áp lực thử là 2-4-2 bar hoặc nhỏ hơn.

Thực hiện vận hành nghiệm thu mạng lưới cấp nước

Mục đích của vận hành thử nghiệm là đảm bảo tất cả các hạng mục mạng lưới, tuyến ống, đoạn ống không xảy ra trình trạng rò rỉ, chịu được mức áp lực công tác. Khi vận hành thử nghiệm, kết cấu hạ tầng công trình cần phải trong tình trạng đã ổn định.

Để thực hiện vận hành thử nghiệm áp lực, chúng ta cần xác định đối tượng là tuyến đống, đoạn ống nào? Tất cả các đoạn ống, tuyến ống trong mạng lưới cần phải được thực hiện thử nghiệm. Vì vậy mỗi lần thử nghiệm cần xác định rõ ràng, có sự ghi chép để thống kê văn bản nghiệm thu.

Khi đã xác định được các đối tượng cần nghiệm thu, chúng ta phải xác định áp lực để vận hành thử nghiệm. Thông thường, người ta sử dụng mức áp suất bằng 1,5 lần áp suất công tác (mức áp suất mà mạng lưới cấp nước sẽ vận hành). Thời gian vận hành thử tối thiểu là 2 giờ và mức biến động áp suất không được vượt quá 0,35 bar. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư có thể có những yêu cầu riêng. Vì vậy, khi vận hành thử nghiệm áp suất cần có mặt của cả 3 bên như trình bày trên.

Khi đã xác định hoàn chỉnh đối tượng cần thử nghiệm, mức áp suất thử nghiệm thì sẽ bắt đầu bơm nước vào. Ban đầu, nước bơm từ từ để không khí trong đường ống kịp thời thoát ra ngoài. Nếu mới bơm nước vào đường ống đã xảy ra tình trạng rò rỉ thì cần ngừng lại và khắc phục sự cố ngay. Hãy kiểm tra cẩn thận tại các mối nối giữa ống dẫn và van, van với van.

Nếu quá trình bơm nước vào không xảy ra rò rỉ, chúng ta vẫn tiếp tục vận hành  bơm nước vào trong vòng 24h để ổn định mức nước và áp suất. Lưu ý cần điều chỉnh công suất của máy bơm áp suất ở mức cần thử nghiệm. Sau 24h bơm đó thì cần tạm ngừng bơm trong 1 giờ, rồi lại tiếp tục bơm nước để bù vào lượng nước đã thất thoát trong 1 giờ trên. Quá trình nghỉ 1 giờ rồi bơm bù được thực hiện từ 2 đến 3 lần. Tổng lượng nước bơm bù  của quá trình lặp là lượng nước bị thất thoát.

Nếu trong quá trình vận hành thử nghiệm xảy ra vấn đề thì cần khắc phục ngay. Nếu không có vấn đề gì xảy ra thì chúng ta có thể thực hiện hoàn thiện đoạn ống, tuyến ống đó. Khi đó, cần phải xả toàn bộ nước trong ống ra ngoài. Thông thường, người ta sẽ thu hồi lưu trữ số lượng nước này vào mục đích thử nghiệm đoạn ống, tuyến ống sau này. Không chỉ nước, các thiết bị và vật tư cũng được tháo ra khỏi đường ống. Kiểm tra lần cuối cùng, lấp ống, san nền.

Quy trình bàn giao mạng lưới cấp nước

Khi đơn vị thi công hoàn thành việc lắp đặt mạng lưới cấp nước, công tác thực hiện tiếp theo là bàn giao. Về nguyên tắc, khi thực hiện bàn giao cần có sự góp mặt đầy đủ của các bên: Chủ đầu tư (nhận bàn giao), đơn vị giám sát, đơn vị thiết kế và thi công. Các giấy tờ, biên bản trong suốt quá trình vận hành thử nghiệm để ghi lại những vấn đề sai sót của từng ống, tuyến ống phải được tổng hợp lại, đưa vào hồ sơ bàn giao, lưu trữ.

Sau khi nhận bàn giao, đơn vị vận hành cần thực hiện vận hành mạng lưới để súc rửa đường ống trong toàn bộ mạng lưới trước khi cung cấp nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất.

Tổng kết

Trên đây là quy trình nghiệm thu – bàn giao mạng lưới cấp nước.Việc bàn giao, thử nghiệm mạng lưới cấp nước là cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động ổn định, không xảy ra sự cố khi vận hành chính thức. Các quy trình cần đảm bảo thực hiện đúng quy định, có sự góp mặt và giám sát của các bên liên quan trong hợp đồng, hồ sơ dự án.

Tuấn Hưng Phát là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các loại van công nghiệp, thiết bị vật tư ngành nước. Nếu các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và mua thiết bị trong mạng lưới cấp nước, hãy liên hệ ngay với Tuấn Hưng Phát để được báo giá và hỗ trợ mua sản phẩm phù hợp.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *