Cấu tạo van 2 chiều

1. Van 2 chiều là gì? Có những loại nào?

a. Van 2 chiều là gì?

Van 2 chiều là thiết bị đóng ngắt trên đường ống cho phép dòng chảy lưu thông trên ống theo 2 chiều ngược nhau ( Có thể lưu thông 2 hướng khác nhau ở các thời điểm khác nhau )

Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta có thể tham khảo bài viết:

Van 2 chiều là gì?

b. Van 2 chiều có những loại gì?

– Nếu là van 2 chiều cho hệ nước ( Van 2 chiều nước):

Chúng ta có các loại như van cổng, van bướm, van bi

– Nếu dùng cho hệ hơi chúng ta có loại: van cầu, van cầu chữ ngã

2. Cấu tạo của van 2 chiều

Để rõ từng loại van 2 chiều tất nhiên chúng ta phải làm rõ từng loại một

a. Cấu tạo van cổng:

1-  Thân van
2 – Nắp van
4 – Chốt chặn3 – Vòng đệm
5 – Chốt
6 – Trục van
7 – Ca bô
8 – Đai ốc
9 – Tay cầm
12- Ốc hãm
Cấu tạo van cổng

Thông số kỹ thuật của van cổng:

– Kích cỡ van : DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300, DN350, DN400, DN500, DN600, DN800, DN1000, DN1200 ~ DN2000

– Vật liệu chế tạo: Thông dụng bằng gang, ngoài ra bằng đồng inox

– Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN25

– Môi trường sử dụng: Nước, khí nén, dầu, gas, nước thải, hóa chất

– Gioăng làm kín: Bằng cao su EPDM, Teflon

– Nhiệt độ làm việc: 0 ~ 220 độ C

– Kiểu lắp: mặt bích BS, JIS 10K, PN10, DIN

– Hãng sản xuất: Wonil – Hàn Quốc

– Xuất xứ: Hàn Quốc

b. Cấu tạo van bướm

Van bướm cấu tạo gồm các phần chính sau:

Cấu tạo van bướm
Cấu tạo van bướm

b1. Thân van:

Thân van bướm là một vòng kim loại, inox, gang hoặc nhựa được đúc liền để có các lỗ bắt bulong vào mặt bích định vị vị trí van trên đường ống

b2.Đĩa van:

Hay còn được gọi là cánh bướm: Cánh van bướm thường được làm bằng gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa, đĩa van có thể định vị ở các góc mở khác nhau điều này giúp van bướm có thể điều tiết được chất lưu trong đường ống

b3.Bộ phận làm kín:

Bộ phận làm kín hay còn gọi là gioăng làm kín, có thể bằng cao su, PDFE, TEFLON

Bộ bận tay gạt hoặc vô lăng: Là bộ phận dùng để tác động lên van tạo ra góc mở khác nhau hay tạo ra trạng thái đóng hoặc mở hoàn toàn

Ngoài ra chúng ta còn có các bộ phận khác như trục van, bánh răng định vị, bulong, v,v..

c. Cấu tạo của van bi

Van bi là một dạng của van một phần tư sử dụng một quả bóng rỗng, đục lỗ và xoay để kiểm soát dòng chảy qua nó. Nó mở khi lỗ của quả bóng phù hợp với dòng chảy và đóng lại khi nó được xoay 90 độ bằng tay cầm van

Cấu tạo của van bi
Cấu tạo của van bi

– Thân van bi thường được chế tạo từ đồng, inox, gang, thép… Là bộ phận chính để lắp ghép các thành thần chi tiết cấu thành nên van bi.

– Bi van ( đĩa van ) có hình cầu và được đục lỗ xuyên tâm, thường được làm từ thép không gỉ có độ cứng cao và độ ăn mòn thấp. Là chi tiết chính trong việc đóng mở van. Bi được cố định bởi gioăng làm kín và trục.

– Trục của van là bộ phận kết nối và truyền lực từ tay gạt, tay quay (vô lăng), bộ phận chuyền động tới bi. Trục van được làm từ hợp kim cứng ít bị ăn mòn.

– Giăng làm kín: bao gồm các giăng làm kín cho trục van, bi van các giang làm kín này được chế tạo từ teflong (PTFE) hoặc cao su chịu lực hoặc các vật liệu mềm. Có tác dụng làm kín các chi tiết cấu thành nên van

– Tay gạt là chi tiết dùng để thao tác đóng, mở van, được chế tạo bằng thép hoặc gang. Tay gạt có thể thay thế bằng hộp số và vô lăng ( tay quay) khi sử dụng van trong các đường ống có kích thước và áp suất lớn, bộ chuyền động bằng khí nén (bộ điều khiển khí nen), bộ chuyền động bằng điện ( bộ điều khiển điện) khi sử dụng trong các hệ thống tự động hóa.

Tùy thuộc vào lưu chất, áp suất, nhiệt độ và mục đích mà chúng ta lựa chọ vật liêu, thiết bị chuyền động sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng

d. Cấu tạo của van cầu

Cấu tạo của van cầu
Cấu tạo của van cầu

– Thân của van cầu:
Thân van cầu là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất chịu áp lực chính. Và là nơi chứa tất cả các chi tiết của van. Thiết bị thườn dùng là loại hai cổng, loại ba cổng cũng được sản xuất nhưng không thông dụng. Chủ yếu để đổi hướng và phân chia dòng chảy.

Loại hai cổng có thể được định hướng thẳng đối diện với thân van tạo với nhau một góc 90 độ. Sản phẩm chủ yếu được dùng cho chất lỏng nhớt có tính ăn mòn, nhiệt độ và áp lực cao.

Nếu lắp đặt trên đường ống ngang thì sẽ tồn dư lại chất lỏng trong thân van. Như vậy sẽ gây tắc nghẽn hoặc ăn mòn thân van nếu qua thời gian sử dụng. Để khắc phục tình trạng này chúng ta nên lắp thêm loại góc và chữ y. thân van được chế tạo từ các hợp kim chịu lực chịu nhiệt tốt như gang, inox, thép.

– Nắp van của van cầu:
Nắp của van cầu là bộ phận ngăn chặn chất lỏng tràn ngược lên trên và gia tăng độ vững chắc cho van. Được chế tạo cùng chất liệu với thân van, được kết nối với thân van bằng ren hoặc bu lông.

– Đĩa van của van cầu:
Là bộ phận trực tiếp đóng mở, đĩa của van cầu gang lắp bích có hình nút chai hoặc côn. Được kết nối trục van để tạo thành cơ chế nâng hạ trong việc đóng mở diều tiêt lưu lượng. Nguyên liệu để chế tạo sản phẩm thương là cac hơp kim cứng chống ăn mòn.

– Trục van của van cầu:
Trục của van cầu làm bằng thanh kim loại dùng để kết nối chuyền mô men soắn từ thiết bị đến đĩa van. Trục van được làm kín bằng gioăng cao su để tránh dò dỉ chất lỏng ra bên ngoài. Chất liệu của trục van cũng được làm từ những hợp kim cứng chịu lực.

– Gioăng làm kín của van cầu:
Gioăng làm kín của van cầu inox có chức năng làm kín các bộ phận, chống dò dỉ chất lỏng ra bên ngoài.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.