Quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật cho trạm bơm nước chữa cháy QCVN 02:2020/BCA đề cập đến các yêu cầu an toàn và kỹ thuật khi thiết kế, lắp đặt, vận hành, kiểm tra, nghiệm thu, bảo dưỡng và quản lý. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về quy chuẩn. Phạm vi điều chỉnh Đối với các công trình dưới đây, khi thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng và vận hành trạm bơm nước chữa cháy cố định cần tuân thủ theo Quy chuẩn QCVN 02:2020/BCA: Nhà cao trên 10 tầng Nhà công cộng tập trung nhiều người Gara Nhà sản xuất Kho hàng có diện tích trên 18.000 m2 Ngoài quy chuẩn QCVN 02:2020/BCA thì cũng cần tuân theo các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy được quy định trong các tài liệu liên quan khác. Các quy định chung 1. Khi thiết kế, thi công, lắp đặt trạm bơm nước chữa cháy, cần áp dụng phương án cấu trúc và sắp xếp không gian để đảm bảo các yếu tố sau: Tiện lợi trong quá trình vận hành và bảo dưỡng trạm bơm. Bảo vệ trạm bơm trước nguy cơ cháy, nổ, ngập nước và những tình huống không mong muốn khác. Tạo điều kiện tiếp cận nhanh chóng từ bên ngoài khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. 2. Trạm bơm nước chữa cháy cần được trang bị thiết bị phù hợp với điều kiện môi trường nơi lắp đặt, bao gồm độ ẩm, nhiệt độ, độ cao so với mực nước biển, tính ăn mòn của nước và độ ẩm trong không khí. 3. Trong quá trình sử dụng, việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế thiết bị của trạm bơm nước chữa cháy cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng và bảo trì của nhà sản xuất, đồng thời tuân theo các quy định trong quy chuẩn QCVN 02:2020/BCA. >>> Tìm hiểu thêm: Quy định về PCCC tại chợ – trung tâm thương mại Vị trí đặt trạm bơm nước chữa cháy 1. Đặt trạm bơm nước chữa cháy ở vị trí độc lập với các hạng mục của công trình. Trạm bơm nước chữa cháy cần được đặt tại vị trí độc lập, cách xa ít nhất 16 m so với các phần khác của công trình (không cần thiết nếu trạm bơm nước chữa cháy được đặt trong cùng một khu vực có bậc chịu lửa I, II hoặc nếu có tường ngăn cháy giữa trạm bơm và các phần khác của công trình). 2. Đặt trạm bơm nước chữa cháy trong tòa nhà và công trình. Trạm bơm nước chữa cháy cần đặt tại tầng 1 hoặc hầm 1 trong tòa nhà và phải phân chia bằng tường ngăn cháy đạt chuẩn không dưới REI 150 để tách biệt hoàn toàn với các không gian khác. Sàn của trạm bơm nên có khả năng chịu lửa không ít hơn REI 60, trong khi cửa dẫn đến trạm bơm phải đạt chuẩn tối thiểu là EI 70 về khả năng chịu lửa. Nếu cần đặt trạm bơm nước chữa cháy tại các tầng nổi khác thì phòng chứa bơm cần được thiết kế sao cho có cửa ra ra hành lang kết nối với buồng thoát hiểm. Hành lang này phải được bảo vệ bằng kết cấu ngăn cháy loại 1 để đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra. 3. Trạm bơm nước chữa cháy và máy bơm cấp nước sinh hoạt có thể đặt trong cùng một nhà hoặc một phòng. 4. Quy định về khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng máy bơm như sau: Từ mép bên của móng đặt máy bơm và động cơ điện tới bức tường của nhà, phải duy trì khoảng cách tối thiểu là 70 mm. Từ phần bệ của máy bơm ở phía ống hút tới bề mặt tường đối diện, khoảng cách không được nhỏ hơn 1 m. Từ phần bệ của máy bơm ở phía động cơ điện tới bề mặt tường không được gần hơn khoảng cách cần thiết để rút rôto của động cơ mà không cần phải tháo động cơ ra khỏi bệ máy. Đối với động cơ diesel được làm mát bằng quạt gió, khoảng cách tối thiểu từ bức tường đến bể chứa nước không nhỏ hơn 3 lần chiều cao của bể khi không có cửa thoát khí ra trực tiếp từ trạm bơm. Khoảng cách này có thể là 2 m. Đáy của bể chứa dầu cho động cơ diesel cần nâng cao hơn miệng của bơm cao áp của động cơ. Trong trường hợp không có kích thước cụ thể từ nhà sản xuất thì có thể sử dụng kích thước là 1,2 m. Không được đặt bồn nhiên liệu của động cơ đốt quá gần tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy nếu không có vách ngăn. Khoảng cách tối thiểu giữa tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy và bồn nhiên liệu khi không có vách ngăn là 2 m. Máy bơm có thể đặt dọc theo tường hoặc vách nhà với đường kính ống đẩy từ 100 mm mà không cần khoảng trống giữa máy bơm và tường. Tuy nhiên, khoảng cách tối thiểu từ tường đến móng đặt máy bơm không được nhỏ hơn 200 mm. Có thể đặt hai máy bơm trên cùng một móng nhà mà không cần đặt lối đi giữa chúng, nhưng phải đảm bảo xung quanh móng có một lối đi riêng không nhỏ hơn 0,7 m. 5. Để đảm bảo an toàn, phòng của trạm bơm cần có chiều cao đủ để các thiết bị nâng đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ đáy vật được nâng đến đỉnh của các thiết bị đặt ở dưới không nhỏ hơn 0,5 m. Nếu trạm bơm không có thiết bị nâng, chiều cao tối thiểu của phòng là 2,2 […]
Lưu trữ Danh mục: Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống PCCC dù ở ngoài trời hay trong nhà điều cần thiết kế đầy đủ các thiết bị nhằm đảm bảo an ninh khu vực và bảo vệ tính mạng, tài sản của con người. Nếu đảm bảo được đầy đủ các yếu tố này thì sẽ đảm bảo được giá trị cốt lõi, chất lượng của hệ thống PCCC chuyên nghiệp. Cụ thể một hệ thống pccc hoàn chỉnh gồm những thiết bị quan trọng nào? Cùng Vankhinenvn tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây nha.
Khái niệm của hệ thống phòng cháy chữa cháy
Hệ thống pccc là tập hợp các trang thiết bị được sử dụng để tránh hỏa hoạn xảy ra, dùng để dập tắt đám cháy nhằm giảm thiểu các tác hại của hỏa hoạn gây ra với con người.
Hiện nay hệ thống pccc được trang bị ở mọi nơi, mọi tòa nhà như một hệ thống bảo vệ tài sản, tính mạng con người khi có hỏa hoạn xuất hiện. Những hệ thống pccc thường được thiết kế phù hợp với từng công trình, nhà dân cư, khu chung cư cao cấp, xí nghiệp, nhà xưởng, các loại nhà hàng, quán bar.
Các phương pháp xử lý của hệ thống PCCC
Toàn bộ các hệ thống chữa cháy trong nhà hay ngoài trời đều cần có một hệ thống hoàn chỉnh gồm những bộ phận sau:
Phun nước PCCC
Một thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động có đầu vòi phun trên trần nhà có nhiệm vụ chính phun nước dập tắt đám cháy. Có 2 loại vòi phun chính là đóng mở và dạng vòi phun kín. Khi nhiệt độ trong nhà tăng cao do nhiệt hình thành, bộ điều khiển tự động phun nước dập tắt đám cháy.
Chữa cháy sương mù nước
Để ngăn chặn các đám cháy điện hay hỏa hoạn thì sử dụng đám cháy sương mù cố định. Khi ngọn lửa do hỏa hoạn gây ra các bộ điều khiển bằng tay đầu sương nước xả sương mù để đè nén ngọn lửa. Giúp ngọn lửa không thể lan rộng đi xa được.
Chữa cháy bằng bọt
Dạng bọt dùng để chữa cháy có thể được sử dụng ở các hầm mỏ. Nguyên lý của dạng chữa cháy này là dùng bọt bao phủ hoàn toàn bề mặt chất lỏng đốt. Do đó vật liệu cháy không thể tiếp xúc với không khí cần thiết để đốt, nước được bọc trong bọt và không thể bùng cháy hay lan rộng sang các vùng khác được. Bọt thường được sử dụng là dạng bọt không khí hoặc bọt hóa học. Bọt không khí hoạt động đơn giản hơn bọt hóa học, dễ dàng quản lý và dễ dàng dập tắt đám cháy.
Sử dụng khí CO2
Carbon dioxide (CO2) thường được cho vào một bình chứa áp suất cao và được lưu trữ ở dạng lỏng. Khi lửa cháy đều cần O2 để duy trì ngọn lửa, vì thế chúng ta xịt CO2 là cách thức ngăn đám cháy lan rộng hơn. Ngoài ra việc sử dụng khí CO2 ngăn đám cháy cũng là cách đơn giản nhất để không gây ăn mòn kim loại, cách nhiệt, không để lại dấu vết dập lửa. Vì thế nó được sử dụng hiệu quả trong phòng kín, nhà để xe ngầm, phòng liên lạc.
Phương pháp Halogen
Nguyên tắc dập lửa của các lưu chất Halogen là ức chế phản ứng đốt cháy, nhằm hạn chế quá trình đốt cháy vật liệu trong không khí. Ngoài ra với tính chất vật lý hóa học ổn định hệ thống PCCC Halogen có nhiều ưu điểm nổi bật là có thể lưu trữ áp suất thấp và nâng cao hiệu quả chữa cháy cao hơn.
Dùng bột khô chữa cháy
Các dạng tinh thể của chất chữa cháy bằng bột khô sẽ bị ngọn lửa phá hủy hoàn toàn nhằm tạo thành các loại hóa chất mới để dập tắt đám cháy hoàn toàn. Ngoài ra trong quá trình phân hủy bột khô, nhiệt lượng của đám cháy cũng được hấp thụ vào nhằm giảm nhiệt nhanh chóng cho vùng cháy. Do đó có thể làm giảm tốc độ hóa hơi của nhiên liệu lỏng, khí nhằm không cho đám cháy lan rộng sang vị trí khác. Vì thế bột khô là nhiên liệu sử dụng trong đám cháy nhiên liệu gây ra như xăng, dầu.
Hệ thống PCCC ngoài trời
Trường hợp sự cố cháy nổ trong nhà quá lớn mà hệ thống PCCC không đảm bảo được thì cần sử dụng thêm hệ thống PCCC ngoài trời. Đó là lý do tại sao bạn có thể bắt gặp những ụ chữa cháy ở trên vỉa hè. Hiện nay hệ thống PCCC ngoài trời được chia làm 2 loại chính là hệ thống cố định và hệ thống di động.
Thiết bị PCCC ngoài trời cố định
Hệ thống PCCC ngoài trời cố định có những trụ cứu hỏa làm nhiệm vụ chính cấp nước cứu hỏa. Trong trụ cứu hỏa có một bơm tăng áp, van khóa và van cổng, lọc rác, van 1 chiều, vòi phun nước. Khi phát hiện đám cháy khu vực xung quanh thì các trụ cứu hỏa chính là địa điểm cấp nước dập đám cháy.
Thiết bị PCCC di động ngoài trời
Hệ thống phòng cháy ngoài trời bằng xe cứu hỏa là thông dụng nhất hiện nay. Trên xe cứu hỏa có 1 van khóa lớn, van khóa nhỏ, téc nước di động trên đường. Khi có đám cháy xuất hiện nhân viên cứu hóa sẽ dùng vòi phun từ xe dập lửa.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống PCCC thông dụng mà chúng ta thường thấy. Hy vọng những thông tin này giúp bạn tăng cường hiểu biết phòng cháy chữa cháy và sử dụng điện cũng như nhiên liệu an toàn, tránh các sự cố cháy nổ xuất hiện.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hệ thống điện là gì? Phân loại các hệ thống điện
Quy định về PCCC tại chợ – trung tâm thương mại TCVN 6161:1996 nêu ra các yêu cầu cơ bản về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) cho việc thiết kế, xây dựng mới, mở rộng chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và trung tâm thương mại. Dưới đây là những thông tin liên quan đến quy định. Phân loại chợ a. Phân loại dựa theo kiến trúc xây dựng: Chợ kiên cố là chợ được xây dựng với bậc chịu lửa I và II, mang tính chất cố định. Chợ bán kiên cố là chợ cố định, trong đó nhà, quầy hàng và các công trình khác được thiết kế, xây dựng với bậc chịu lửa III. Chợ tạm là chợ không ổn định, trong đó các lều, quán được xây dựng với bậc chịu lửa IV, V. b. Phân loại dựa theo quy mô, số lượng hộ kinh doanh: Chợ loại l là chợ có trên 500 hộ buôn bán đã đăng ký kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng trên 2000 m2. Chợ loại 2 là chợ có từ 300 đến 500 hộ buôn bán đã đăng ký kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng từ 1200 m2 – 2000 m2. Chợ loại 3 là chợ có dưới 300 hộ buôn bán đã đăng ký kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng nhỏ hơn 1200 m2. Quy định chung Khi thiết kế hệ thống PCCC cho chợ, trung tâm thương mại, cần tuân thủ đúng tiêu chuẩn TCVN 6161:1996 và các quy phạm liên quan khác. Khi bố trí chợ, trung tâm thương mại trong các tòa nhà cao tầng hoặc có mục đích sử dụng khác, phải áp dụng tiêu chuẩn và tuân theo TCVN 6160:1996. Khi thiết kế PCCC cho chợ, trung tâm thương mại mới, cải tạo hoặc mở rộng, cần dựa vào quy hoạch của khu vực và kết hợp chặt chẽ với giải pháp PCCC của các công trình lân cận (bao gồm cả hệ thống đường giao thông, đường ống cấp nước chữa cháy, hệ thống thông tin báo cháy). Thiết kế, đầu tư trang thiết bị PCCC cho chợ, trung tâm thương mại phải được thống nhất và đồng ý với cơ quan có thẩm quyền. Bố trí mặt bằng Chợ, trung tâm thương mại có thể là những ngôi nhà độc lập hoặc tập hợp nhiều ngôi nhà. Được bố trí từ tầng 1 đến tầng 3 của tòa nhà đa tầng và được sử dụng với các mục đích như nhà ở, khách sạn hoặc nhà hành chính… Chợ và trung tâm thương mại được phân thành những khu vực sau: Khu kinh doanh bao gồm: gian hàng, quầy bán hàng, điểm giao nhận hàng, nơi ăn uống và giải trí, sàn nhảy, khu trưng bày hàng hóa, phòng phục vụ khách hàng. Khu hỗ trợ bao gồm: kho lưu trữ, phòng đóng gói hàng hóa, phòng sửa chữa thiết bị, khu vực quảng cáo. Khu hành chính và sinh hoạt bao gồm: phòng làm việc của ban giám đốc, ban quản lý, phòng truyền thông, phòng kế toán, phòng cán bộ, phòng truyền thống, phòng bảo vệ, phòng y tế… Khu kỹ thuật bao gồm: buồng máy lạnh, buồng thông gió, tủ điện, trung tâm điện thoại, hệ thống bơm nước sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy. Khi bố trí các khu vực, phòng của chợ, trung tâm thương mại trong các tòa nhà cao tầng thì cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây: Kho chứa hàng hóa và nguyên vật liệu dễ cháy ở tầng trên không trùng khít với kho tương tự ở tầng dưới. Lối ra và lối vào khu hành chính, khu hỗ trợ và khu kỹ thuật không được thiết kế đi qua khu vực kinh doanh. Kho và nơi lưu trữ hàng hóa phải có lối đi riêng. Chợ, trung tâm thương mại phải có lối ra, lối vào và cầu thang riêng biệt dành cho nhân viên và khách hàng. Lối thoát cho cán bộ, nhân viên phải được thiết kế sao cho có thể sử dụng làm lối thoát an toàn cho khách hàng trong khu vực kinh doanh. Cầu thang chính từ tầng 1 lên tầng 2 của chợ và trung tâm thương mại, với bậc chịu lửa I và II, có thể là cầu thang mở, trong khi các cầu thang khác phải được thiết kế trong buồng thang. Đối với chợ và trung tâm thương mại có tổng diện tích gian hàng trên 3600 m2 thì có thể lắp đặt thang băng tải. Chợ và trung tâm thương mại không được phép lắp đặt thang băng tải, chỉ được phép bố trí quầy, gian hàng từ tầng 2 trở xuống. Nếu có kế hoạch và dự định lắp đặt thang băng tải thì cho phép đặt quầy, gian hàng từ tầng 3 trở lên trong một khoảng thời gian l năm chờ lắp đặt thang băng tải kể từ khi chợ và trung tâm thương mại được đưa vào sử dụng. Chiều rộng lối đi trong khu vực kinh doanh được quy định trong bảng dưới đây. Loại lối đi Chiều rộng lối đi nhỏ nhất (m) Chợ, trung tâm thương mại tại thành phố, thị xã Chợ, trung tâm thương mại tại huyện, thị trấn 1. Lối đi chính trong khu vực kinh doanh – Chợ trung tâm thương mại có tổng diện tích gian hàng lên đến đến 90 m2 2.8 2.0 – Chợ trung tâm thương mại có tổng diện tích gian hàng trên 90 m2 3.6 2.8 – Từ dãy quầy, gian hàng đến các cửa ra vào không có phòng đệm 2.8 2.0 – Từ dãy quầy, gian hàng đến các cửa ra vào có phòng đệm 4.2 3.4 2. Các lối đi khác – Giữa 2 dãy quầy, gian hàng vải, gian hàng quần áo may sẵn 1.8 1.8 – […]
An toàn cháy nổ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong cuộc sống hàng ngày bởi cháy nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của con người. Do đó, việc nắm vững các kiến thức phòng cháy nổ và phương án thoát nạn tại nhà là rất cần thiết. Cách phòng cháy nổ an toàn Để đảm bảo an toàn trước nguy cơ cháy nổ, hãy tuân thủ các biện pháp sau đây: Lắp đặt chuông báo khói và kiểm tra đều đặn: Việc lắp đặt nhiều thiết bị báo khói trong ngôi nhà là rất quan trọng. Thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo hiệu quả hoạt động, giúp phát hiện sớm các trường hợp nguy hiểm. An toàn khi nấu ăn: Cần chú ý đến an toàn cháy nổi trong nhà bếp – khu vực có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao. Đặc biệt, hãy thận trọng khi đun dầu nóng và tránh để trẻ em một mình trong bếp khi các thiết bị nấu nướng vẫn đang hoạt động. Xây dựng lối thoát hiểm và kiểm tra nguy cơ cháy nổ trước khi đi ngủ: Lên kế hoạch thoát hiểm và xác định rõ đường thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Đảm bảo tất cả mọi người trong nhà đều biết về lối thoát này và hãy kiểm tra kỹ những khu vực có nguy cơ cháy nổ cao trước khi đi ngủ. Sử dụng ổ điện và phích cắm đúng cách: Tránh tình trạng quá tải bằng cách sử dụng phích cắm phù hợp. Nếu một ổ điện có quá nhiều phích cắm thì nguy cơ quá tải và cháy nổ sẽ tăng cao, đặc biệt là đối với các ổ cắm, dây điện cũ. Không vứt bừa tàn thuốc: Tàn thuốc lá có thể gây cháy nổ, do đó, hãy đảm bảo dập tắt hoàn toàn trước khi vứt vào thùng rác, tránh nguy cơ cháy nổ. An toàn khi sử dụng nến: Nến và các loại đèn trang trí có thể gây ra các vụ cháy nổ, vì thế cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng. Hãy đặt nến trên bề mặt cứng và tránh xa rèm cửa để giảm nguy cơ cháy. Trước khi đi ngủ, hãy tắt tất cả các loại nến để đảm bảo an toàn. Việc nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của thiết bị phòng cháy và chữa cháy sẽ đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người. >>> Đừng bỏ lỡ: Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra hỏa hoạn Phương án thoát nạn tại nhà an toàn Xây dựng phương án thoát an toàn tại nhà là rất cần thiết. Cần đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong gia đình biết phải chuẩn bị gì và làm gì khi xảy ra sự cố cháy nổ. Lập phương án thoát nạn Hãy tìm hiểu cách thoát khỏi đám cháy tại các phòng trong nhà như bếp, phòng ngủ, phòng khách…Trong trường hợp lối ra của các phòng bị chặn hoặc có khói lửa bao trùm, bạn có thể áp dụng phương án thứ hai bằng cách tìm hiểu thêm về đường thoát từ ban công, lô gia, thang thoát hiểm hoặc các cách tiếp cận sang nhà hàng xóm để đảm bảo thoát ra khỏi đám cháy. Khi di chuyển, hãy cố gắng cúi người xuống thấp và theo sát vách tường, cầu thang hoặc đường đi dẫn đến lối thoát khỏi nhà, đặc biệt là khi có nhiều khói lan ra từ đám cháy. Sau khi thoát ra khỏi nhà, hãy tập trung tất cả các thành viên trong gia đình tại một khu vực an toàn. Sau đó thực hiện các bước như hô hoán, báo động cho người dân xung quanh để họ có thể kịp thời thoát ra hoặc tham gia vào các hoạt động chữa cháy ban đầu. Bạn cũng cần thông báo cho đơn vị chức năng để họ cắt nguồn điện và thực hiện công tác chữa cháy. Lưu ý!: Hãy gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ theo số 114 để thông báo về khu vực xảy ra cháy. Hãy thực hiện các buổi diễn tập thoát nạn và chữa cháy tại nhà ít nhất hai lần một năm để chuẩn bị tốt nhất cho các tình huống khẩn cấp. Hướng dẫn trẻ thoát nạn khi xảy ra cháy nổ Cần xây dựng phương án thoát nạn cho trẻ nhỏ trong trường hợp xảy ra cháy nổ. Trẻ em thường rơi vào tình trạng hoảng loạn khi đối mặt với tình huống này, do đó, việc hướng dẫn rõ ràng và giúp chúng thoát khỏi nguy hiểm là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, những biện pháp cần được thực hiện đặc biệt cẩn thận. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, cần xây dựng kế hoạch riêng bởi trẻ không thể tự thoát ra ngoài nếu không có sự hỗ trợ của người lớn. Cần xác định những người có thể hỗ trợ trẻ thoát khỏi nguy hiểm. Đồng thời, cũng cần hướng dẫn trẻ cách ứng phó khi nghe tiếng báo động và không có người lớn ở gần đó. Hướng dẫn chúng di chuyển đến một điểm an toàn bên ngoài ngôi nhà. Quan trọng nhất là dạy trẻ không được quay trở lại nếu đã thoát ra ngoài. Ngoài ra, hãy dạy trẻ cúi thấp người và bò trên mặt đất để tránh khói độc hại. Hướng dẫn trẻ cách sử dụng bàn tay để kiểm tra nhiệt độ của cửa trước khi mở, nếu cửa quá nóng thì hãy tìm cách thoát nạn khác. Đồng thời hãy hướng dẫn trẻ cách sử dụng thang thoát hiểm và đảm bảo rằng chúng biết nơi cất giữ. Điều này đảm bảo […]
Ngày 30/11/2022, Bộ Xây dựng đã phát hành Thông tư số 06/2022/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 16/01/2023. Phụ lục A.4 của Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD cung cấp các quy định bổ sung đối với nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường (nhóm F2.1). Trong đó, có quy định tiêu chuẩn vật liệu thiết kế thi công tại quán karaoke – vũ trường. Nguyên nhân gây cháy lớn tại các quán karaoke – vũ trường Loại hình kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, gần đây, đã xảy ra một loạt các vụ cháy tại các cơ sở kinh doanh karaoke – vũ trường, gây thiệt hại nặng về người và tài sản. Điều này đã khiến dư luận đặt ra câu hỏi quan trọng về các quy định liên quan đến việc sử dụng vật liệu chống cháy trong thiết kế và xây dựng các quán karaoke – vũ trường. Một trong những nguyên nhân chính gây cháy là do hầu hết các quán karaoke – vũ trường được cải tạo từ các nhà riêng lẻ. Trong quá trình cải tạo, không tuân thủ đầy đủ yêu cầu về an toàn PCCC và an toàn điện. Điều này đã dẫn đến tình trạng chập điện và sử dụng các vật liệu dễ cháy, chẳng hạn như rèm cửa, thảm sàn, tấm ốp tường và ốp trần. Các quán karaoke – vũ trường thường phải đảm bảo cách âm để không gây phiền hà cho các hộ dân cư lân cận. Tuy nhiên, để đạt yêu cầu về cách âm, nhiều cơ sở đã sử dụng các vật liệu có độ rỗng lớn, như mút, cao su non dạng tấm, xốp EPS, xốp hơi, xốp PE. Đáng tiếc, đây là những vật liệu dễ cháy và khi bị cháy có thể tạo ra các khí độc hại, gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho sự an toàn của người dùng và nhân viên trong cơ sở. >>> Tìm hiểu thêm: Quy định về PCCC tại cơ sở kinh doanh Karaoke – vũ trường Tiêu chuẩn về thiết kế thi công tại quán karaoke, vũ trường 1. Phụ lục A.4.3 – QCVN 06:2022/BXD quy định rằng đường thoát hiểm trên mỗi tầng của nhà phải được bảo vệ bởi bộ phận chống cháy có giới hạn chịu lửa như sau: a) Đối với nhà có bậc chịu lửa I – phải sử dụng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất là EI 30. b) Đối với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV – phải sử dụng vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1) với giới hạn chịu lửa ít nhất là EI 15. Thông tin chi tiết như sau: Tại Phụ lục B.1.1 của quy chuẩn, vật liệu không cháy được xác định dựa trên việc thử nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 12695 (ISO 1182) hoặc các tiêu chuẩn tương đương và phải đáp ứng các yêu cầu sau trong quá trình thử nghiệm: Mức tăng nhiệt độ của lò đốt không vượt quá 50 độ C. Tỷ lệ giảm khối lượng mẫu không vượt quá 50%. Thời gian cháy không vượt quá 10 giây. Ví dụ về một số vật liệu thực tế được xem như vật liệu không cháy bao gồm: Bê tông, gạch đất sét nung, gốm, kim loại, khối xây và vữa trát, cùng với các vật liệu tương tự (Phụ lục B.1.1- QCVN 06:2022/BXD). Tại Phụ lục B.1.2 của Quy chuẩn, quy định vật liệu cháy yếu (Ch1) là vật liệu đã đạt kết quả thử nghiệm đảm bảo các yêu cầu tại Bảng B.1 – QCVN 06:2022/BXD ( thông số thử nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hoặc tiêu chuẩn tương đương về phương pháp đánh giá độ cháy của vật liệu xây dựng). Vật liệu cũng có thể được xem như vật liệu cháy yếu (Ch1) nếu kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 12695 (ISO 1182) hoặc tiêu chuẩn tương đương đáp ứng các yêu cầu sau trong quá trình thử nghiệm: Tăng nhiệt độ của lò đốt không vượt quá 50 độ C. Tỷ lệ giảm khối lượng mẫu không vượt quá 50%. Thời gian cháy không vượt quá 20 giây. 2. Vật liệu hoàn thiện, trang trí (bao gồm cả tấm trần treo), vật liệu ốp lát và vật liệu phủ sàn được sử dụng trong nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải thuộc cấp nguy hiểm cháy không vượt quá CV1 (Phụ lục A.4.5- QCVN 06:2022/BXD). Các cấp nguy hiểm cháy CV1 của vật liệu được quy định tại Bảng B.6 Phụ lục B.1.7 của Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD. Theo đó, vật liệu thuộc cấp CV1 là loại vật liệu có đồng thời các đặc tính kỹ thuật về cháy: Tính cháy không vượt quá mức Ch1 (chi tiết xem mục 1 nêu trên). Tính bắt cháy không vượt quá mức BC1 (khó bắt cháy): Đây là vật liệu có cường độ thông lượng nhiệt bề mặt giới hạn ≥ 35kW/m2 khi thử nghiệm theo ISO 5657 hoặc tiêu chuẩn tương đương (Phụ lục B.1.3- QCVN 06:2022/BXD). Khả năng sinh khói không được vượt quá mức SK2 (khả năng sinh khói tối đa): Đây là vật liệu có giá trị hệ số sinh khói của vật liệu ≤ 500m2/kg khi thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 5660-2 hoặc tiêu chuẩn tương đương (Phụ lục B.1.5- QCVN 06:2022/BXD). Độc tính của sản phẩm cháy không cao hơn mức ĐT2 (độc tính tối đa): Chỉ số HCL50, g/m3 tương ứng với thời gian để lộ không vượt quá giá trị tương ứng mức ĐT2 trong Bảng B.5 của Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD, việc thử nghiệm được tiến hành theo ISO 13344 hoặc tiêu […]
Thông tư 147/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định: Các cơ sở karaoke, vũ trường cao từ 3 tầng trở lên phải có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn PCCC, thoát nạn….Để hiểu rõ hơn quy định về PCCC tại cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, hãy tham khảo ngay Quy định về PCCC tại cơ sở kinh doanh karaoke – vũ trường để biết được rõ nội dung về quy định này! Điều kiện để kinh doanh quán karaoke, vũ trường Căn cứ vào Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020, kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường là một trong những ngành, nghề đầu tư kinh doanh đòi hỏi đảm bảo các điều kiện theo quy định. Điều này cũng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 54/2020/NĐ-CP: Điều 3. Nguyên tắc kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường Các doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh chỉ được phép hoạt động dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường sau khi cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh và đảm bảo các điều kiện theo quy định của Nghị định này, cũng như các quy định pháp luật liên quan. Do đó, để mở quán karaoke cần đảm bảo các điều khoản được quy định tại Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP, bao gồm: Thành lập theo hình thức là doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Bảo đảm các yêu cầu về an toàn phòng cháy, phòng chống cháy nổ và bảo đảm trật tự an ninh. Diện tích tối thiểu của phòng hát phải từ 20 m2 trở lên, không tính phần công trình phụ. Trong phòng hát không được phép lắp đặt chốt cửa hoặc thiết bị báo động, trừ thiết bị báo cháy nổ. Như vậy, rõ ràng quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy là một trong những điều kiện để kinh doanh dịch vụ karaoke. Quy định về PCCC tại cơ sở kinh doanh karaoke – vũ trường Hiện nay, quy định về phòng cháy chữa cháy quán karaoke, vũ trường được nêu tại Điều 5 Thông tư 147/2020/TT-BCA. Thông tư này quy định các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các hộ kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. Cụ thể: Theo quy định về điều kiện an toàn PCCC tại Điều 5 Thông tư thì các cơ sở cao từ 3 tầng hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, các cơ sở cao từ 3 tầng hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an. Có phương án chữa cháy được phê duyệt bởi các cấp có thẩm quyền… Cơ sở cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.000 m3 phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020 như: Có hệ thống cấp nước, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện PCCC khác… Các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường được sắp xếp trong các tòa nhà cao tầng hoặc các công trình đa năng, đảm bảo đầy đủ điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 136/2020. Điều này bao gồm việc sử dụng các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, thiết bị sinh nhiệt, nguồn lửa và nguồn nhiệt một cách an toàn để đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cũng phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo tham gia vào đội phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cũng phải tuân thủ các quy định về thiết kế phòng cháy chữa cháy. Điều này áp dụng cho các cơ sở độc lập có từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng dung tích từ 1.500 m3 trở lên. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cũng phải nằm trong các tòa nhà hoặc công trình được liệt kê trong danh mục được quy định tại Phụ lục V, được ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Như vậy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) được đề ra trong Điều 11 của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Các cơ sở này cần đảm bảo tuân thủ khoảng cách an toàn PCCC với các công trình khác theo quy định trong QCVN 06:2020/BXD, có tên đầy đủ là “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình”. Đồng thời, khoảng cách giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường và trường học phải tuân thủ Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường… Đặc biệt, việc thiết kế và lắp đặt biển quảng cáo của công trình phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu và chiếu sáng như được quy định trong QCVN 17:2018/BXD “Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời”. Ví dụ, vị trí lắp đặt biển quảng cáo không được che kín toàn bộ nhà, công trình hoặc che lấp các lối thoát nạn […]
Hỏa hoạn là một trong những rủi ro đe dọa tính mạng và tài sản của con người. Để đối phó với tình huống này, việc nắm rõ cách sơ cứu người gặp nạn trong hỏa hoạn là rất quan trọng. Bài viết dưới đây, hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu về cách sơ cứu người gặp nạn do hỏa hoạn. Vai trò quan trọng của việc sơ cứu người gặp nạn trong hỏa hoạn Sơ cứu người gặp nạn do hỏa hoạn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là hoạt động cần thiết và đặc biệt cấp bách, nhằm đảm bảo an toàn và tính mạng của con người trong tình huống khẩn cấp. Dưới đây là một số lý do tại sao sơ cứu người gặp nạn trong hỏa hoạn là rất quan trọng: Cứu sống con người: Khả năng nhanh chóng và chính xác trong sơ cứu người gặp nạn do hỏa hoạn có thể đồng nghĩa với việc cứu sống họ. Việc thực hiện các biện pháp sơ cứu đúng cách có thể giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong và hạn chế tối đa các biến chứng do hỏa hoạn gây ra. Truyền động lực cho nhóm cứu hỏa: Sơ cứu người gặp nạn do hỏa hoạn không chỉ giúp cứu sống mạng người mà còn truyền cảm hứng cho nhóm cứu hỏa. Những thành công trong việc sơ cứu có thể tạo động lực cho lực lượng cứu hỏa, thúc đẩy họ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng. Tăng cường an toàn cho toàn bộ cộng đồng: Khi tất cả mọi người được trang bị kiến thức về sơ cứu người gặp nạn trong hỏa hoạn, họ có khả năng tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh trong tình huống khẩn cấp. Điều này đóng góp quan trọng vào việc tăng cường an toàn cho toàn bộ cộng đồng, giúp bảo vệ tính mạng khi xảy ra hỏa hoạn. Giáo dục và nâng cao nhận thức: Quá trình sơ cứu người gặp nạn do hỏa hoạn không chỉ cứu sống mạng người mà còn giáo dục và nâng cao nhận thức cho toàn bộ cộng động về an toàn cháy nổ. Cung cấp thông tin về biện pháp sơ cứu người gặp nạn giúp tăng cường nhận thức và kỹ năng để đối phó với nguy cơ cháy nổ. >>> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra hỏa hoạn Nguyên tắc khi sơ cứu người gặp nạn trong hỏa hoạn Người thực hiện sơ cứu cần đảm bảo an toàn cho chính bản thân trong suốt quá trình cứu nạn. Nếu không có chuyên môn, kinh nghiệm và nhận thấy khả năng rủi ro cao, hãy chờ đội cứu hộ, sau đó hỗ trợ sơ cứu khi đã di chuyển nạn nhân khỏi hiện trường nguy hiểm. Khi đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm, hãy đặt họ ở nơi thoáng đãng với đủ khí oxy. Tùy thuộc vào tình trạng chấn thương để áp dụng phương pháp sơ cứu phù hợp. Gọi ngay cấp cứu. Ưu tiên xử lý các vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là thực hiện hồi sức tim phổi nếu nạn nhân ngưng thở. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo họ được chữa trị kịp thời. Hướng dẫn sơ cứu người gặp nạn trong hỏa hoạn Trong các vụ hỏa hoạn, nạn nhân có thể ngạt khí hoặc bị bỏng. Do đó, các bước sơ cứu cũng có thể khác nhau. Cụ thể: Sơ cứu người bị ngạt khí Tùy thuộc vào tình trạng chấn thương của từng người để xác định cách xử trí phù hợp. Quan trọng nhất là gọi cấp cứu và ưu tiên xử trí các vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là hồi sức tim phổi cho người có hiệu ngừng thở. Sau đó, chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo điều trị kịp thời. Đối với những người tỉnh táo và có thể hô hấp, hãy đặt họ nằm hoặc ngồi nghỉ ở nơi mát mẻ và thoáng đãng. Nên cho họ uống nhiều nước để giảm nhiệt độ cơ thể và bù lượng nước đã mất. Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn hô hấp, hãy đặt họ nằm nghiêng để đảm bảo đường thở không bị tắc nghẽn. Sau đó, hãy cho nạn nhân sử dụng bình oxy (nếu có). Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh, ngừng thở hoặc hô hấp không đều, hãy thực hiện hồi sinh tim phổi ngay lập tức. Đặt nạn nhân trên bề mặt cứng, đặt lòng bàn tay ở giữa lồng ngực, sau đó hãy nhấn mạnh và liên tục. Sau mỗi 30 nhấn tim, hãy thực hiện hai nhịp thổi hơi vào phổi. Khi thổi hơi vào miệng nạn nhân, cần bịt chặt mũi để hơi thở không thoát ra ngoài. Nếu phát hiện có dị vật trong mũi hoặc miệng, hãy lấy ra ngay ra để đảm bảo đường thở thông thoáng. Liên tục thực hiện các bước này cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu sống hoặc có sự hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp. Sơ cứu người bị bỏng Trong trường hợp nạn nhân bị bỏng, hãy nhẹ nhàng sử dụng nước sạch để rửa sạch vùng bỏng nhằm làm dịu đau và giúp nhiệt độ cơ thể nhanh chóng thoát ra. Thời gian rửa cần phụ thuộc vào mức độ bỏng, có thể kéo dài từ 10-20 phút hoặc thậm chí lâu hơn, cho đến khi cảm thấy giảm đi cơn đau và rát. Hạn chế việc sử dụng đá lạnh hoặc nước quá lạnh trực tiếp trên vùng bỏng, bởi cơ thể đang ở trạng thái bỏng nóng và da chưa kịp thích nghi trở lại nhiệt độ bình thường. Nếu ngay lập tức tiếp xúc với […]
Ngày nay, việc dạy con cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp trẻ có thể tự cứu chính bản thân và giúp đỡ những người xung quanh. Dưới đây là một số kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn mà các bậc phụ huynh, thầy cô có thể hướng dẫn con. Tầm quan trọng của việc dạy con cách thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn Dạy con thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn là trách nhiệm của các bậc phụ huynh nhằm giảm thiểu nguy cơ thương vong, bảo vệ an toàn cho trẻ. Ngoài ra, các kỹ năng phòng cháy chữa cháy cũng rất cần thiết để con kịp thời báo cáo và hỗ trợ dập lửa an toàn, bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn cần dạy cho con Dạy con các kiến thức cơ bản về hỏa hoạn Ba mẹ và thầy cô cần trang bị cho con kiến thức cơ bản liên quan đến hỏa hoạn. Đầu tiên, cần giải thích cho con hiểu về những hậu quả có thể xảy ra trong hỏa hoạn. Có thể sử dụng hình ảnh hoặc video về các vụ hỏa hoạn để giúp con hình dung dễ dàng hơn. Sau đó, hãy chỉ cho con các dấu hiệu nhận biết về một vụ hỏa hoạn thông qua các giác quan như mùi khét, khói bốc lên, tiếng nổ và sự thay đổi trong môi trường. Nếu gia đình sống trong chung cư, ba mẹ cần dạy con biết cách sử dụng chuông báo động hoặc hệ thống thông báo khi xảy ra hỏa hoạn. Ngoài ra, nên hướng dẫn con biết cách gọi cứu hỏa (số 114) hoặc cứu thương (số 115) trong trường hợp cần thiết. Khi con đã nắm vững kiến thức cơ bản, con sẽ tự tin hơn trong việc nhận biết, ghi nhớ và đối phó khi đối mặt với tình huống khẩn cấp. Dạy con báo cho người lớn biết khi phát hiện hỏa hoạn Việc quan trọng nhất mà ba mẹ, thầy cô cần dạy con khi phát hiện có hỏa hoạn là cần thông báo ngay cho người lớn. Điều này là rất quan trọng bởi trẻ còn quá nhỏ để tự mình đối phó với bất kỳ tình huống hỏa hoạn nào, cho dù đó là lớn hay nhỏ. Vì vậy, khi xảy ra tình huống nguy hiểm như vậy, trẻ cần phải nhanh chóng thông báo cho người lớn. Ngoài ra, cần dạy cho con rằng khi gặp hỏa hoạn, phải giữ bình tĩnh để có thể đối phó với tình huống hiệu quả, sau đó nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn. Hãy dạy con rời khỏi nơi xảy ra hỏa hoạn càng nhanh càng tốt Trẻ em thường có suy nghĩ ngây thơ, thậm chí khi đối diện với đám cháy, trẻ vẫn cố níu lại để lấy món đồ chơi yêu thích hoặc chờ vật nuôi trong nhà chạy ra cùng. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm và có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Do đó, ba mẹ, thầy cô cần nhắc nhở con về tầm quan trọng của việc nhanh chóng thoát khỏi khu vực cháy. Ba mẹ. thầy cô cần phải nói cho con biết rằng, trong tình huống nguy hiểm như hỏa hoạn, tính mạng của con là quan trọng nhất. Đồ chơi hoặc thú cưng có thể thay thế, nhưng tính mạng con không thể. Nếu con không biết cách thoát khỏi tình huống hỏa hoạn thì có thể bị kẹt và gặp nguy hiểm không lường trước. Hãy giúp con hiểu rõ và nhớ rằng, việc thoát ra khỏi khu vực xảy ra hỏa hoạn là ưu tiên số một và hãy dạy con cách làm điều đó. Dạy con cách xác định lối thoát hiểm an toàn Nếu gia đình sinh sống ở nhà mặt đất, ba mẹ, thầy cô hãy dạy con biết cách thoát hiểm qua cửa chính hoặc cửa phụ. Hướng dẫn còn làm quen với vị trí của cửa chính và cửa phụ trong nhà, cách thoát ra khỏi nhà nếu gặp sự cố. Đảm bảo rằng con biết cách tìm đường thoát hiểm nhanh chóng. Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn ở tầng một nhưng con đang ở tầng trên, hãy nói cho con biết không nên cố gắng di chuyển xuống. Thay vào đó, con nên gọi 113 hoặc số điện thoại cứu hỏa tương tự và báo cáo vị trí chính xác. Sau đó, hướng dẫn con tìm cách đến tầng thượng (nếu có thể) và thử liên hệ với những người ở gần để xin sự giúp đỡ. Khi con di chuyển từ tầng cao xuống, hãy dạy con các biện pháp an toàn để tránh nguy cơ ngạt thở hoặc bị bỏng do hỏa hoạn. Giải thích cho con cách sử dụng bộ thang cứu hỏa hoặc thang thoát hiểm nếu có, tuyệt đối không sử dụng thang máy trong trường hợp này bởi con có thể bị kẹt trong cabin thang máy. Hãy nói cho con rằng sử dụng cầu thang là cách thức an toàn nhất để thoát khỏi nguy hiểm. Dạy con tư thế an toàn khi thoát hiểm Trên thực tế, có rất nhiều trẻ bị bỏng hoặc ngạt khí khi cố gắng thoát khỏi hỏa hoạn. Nguyên nhân là do các con thiếu kỹ năng và không biết tư thế di chuyển đúng, an toàn. Ba mẹ, thầy cô cần dạy con rằng khi xảy ra hỏa hoạn, trước hết, con cần nhanh chóng tìm một chiếc khăn hoặc tấm vải bất kỳ (chẳng hạn như ga giường, áo, khăn trải bàn…) và thấm ướt nó, sau đó che lên mũi của mình trước khi cố gắng thoát khỏi nguy cơ. Việc này […]
Trước khi xảy ra sự cố cháy nổ, đa số người thiệt mạng không chỉ vì ngạt khí mà còn do thiếu kỹ năng sinh tồn, thiếu kỹ năng xử lý khi gặp hỏa hoạn. Trong các tình huống cháy nổ, nguy hiểm chính là sự lan truyền nhanh chóng của khói độc hại và khí độc. Do đó, việc nắm vững các kỹ năng sinh tồn khi xảy ra hỏa hoạn là rất cần thiết để bảo vệ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Trong bài viết dưới đây, Vankhinen-THP – nhà cung cấp van đường ống cho các hệ thống PCCC xin chia sẻ một số kỹ năng sinh tồn khi xảy ra hỏa hoạn. Luôn giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn Khi xảy ra hỏa hoạn, việc đầu tiên cần làm là phải bình tĩnh bởi chỉ khi bình tĩnh mới có thể đưa ra quyết định sáng suốt. Nếu đám cháy nhỏ, hãy sử dụng ngay bình chữa cháy để dập tắt lửa ngay lập tức. Tuy nhiên, khi đám cháy trở nên lớn và nguy hiểm, quan trọng hơn hết là phải duy trì sự bình tĩnh để tìm cách xử lý tốt nhất. Giữ bình tĩnh và nhanh chóng thực hiện các phương pháp, kỹ năng thoát hiểm là yếu tố quan trọng để sống sót trong vụ hỏa hoạn. Khi nhận thấy rằng đám cháy đang lan rộng, hãy lập tức thông báo cho tất cả mọi người trong khu vực biết về tình hình và hợp tác với nhau để dập lửa hoặc thực hiện thoát khỏi hiểm họa một cách an toàn. Kêu gọi tất cả mọi người cùng thoát hiểm Khi phát hiện đám cháy, hãy hét lớn để thông báo cho người xung quanh, đồng thời gọi số 114 (cứu hỏa) để nhận sự trợ giúp. Cố gắng ngăn chặn sự lan truyền của lửa bằng cách đóng kín các cửa và tìm lối thoát an toàn để ra khỏi khu vực có nguy cơ. Khi nhận thấy đám cháy có nguy cơ lan rộng, hãy thông báo cho mọi người trong khu vực biết và hợp tác để dập tắt đám cháy hoặc thoát hiểm. Có rất nhiều hình thức thông báo cho mọi người cùng nhận biết, xử lý hoặc thoát khỏi đám cháy như hét to, chuông báo cháy, loa phát thanh… Đối với những cơ sở đã lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, hãy nhấn nút báo cháy, hệ thống sẽ lập tức phát âm thanh và ánh sáng (qua chuông, đèn báo cháy) để thông báo cho mọi người. Lưu ý trước khi mở cửa Nếu bạn thấy cánh cửa hoặc tay nắm cửa nóng bất thường thì đó có thể là dấu hiệu của một cuộc hỏa hoạn lớn đang diễn ra ở bên ngoài. Trong trường hợp này, bạn đừng nên cố gắng mở cửa mà thay vào đó, hãy tìm một lối thoát an toàn khác. Trong trường hợp bạn cảm thấy đủ an toàn, khi mở cửa, hãy tránh đặt mặt mình trước cửa và di chuyển sang một bên để tránh khói, nhiệt độ cao từ đám cháy tấn công vào khuôn mặt. Trong trường hợp đám cháy bùng phát lớn, khói và khí độc bao trùm toàn bộ hành lang, không thể thoát ra ngoài, hãy giữ bình tĩnh và sử dụng chăn ẩm ướt hoặc băng dính để che kín các khe cửa. Điều này giúp ngăn khói xâm nhập vào phòng. Sau đó, hãy ở yên trong phòng và chờ đội cứu hỏa đến hỗ trợ bạn thoát khỏi nơi nguy hiểm. Tìm lối thoát ra ngoài nhanh nhất Khi tìm cách thoát ra ngoài, cần xem xét kỹ xem có lối thoát an toàn nào không. Nên ưu tiên chạy xuống tầng thấp nếu ngọn lửa chưa ngăn cản hoặc bít lối. Trong trường hợp phải vượt qua ngọn lửa nhỏ để thoát ra ngoài, hãy làm nếu nó có thể đảm bảo cơ hội sống sót. Nếu không thể di chuyển xuống tầng thấp, bạn có thể chạy đến các vị trí cao như ban công, cửa sổ hoặc sân thượng để tìm cách nhảy xuống đất hoặc sang ngôi nhà bên cạnh. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng những vị trí quá cao hoặc không an toàn để tiếp đất, thì việc nhảy xuống có thể gây thương tích nặng hoặc nguy cơ tử vong. Trong quá trình di chuyển, hãy sử dụng một khăn ướt để che miệng và mũi để tránh hít phải khói, giảm thiểu tiếp xúc với các hạt khí độc. Nếu phải di chuyển trong điều kiện phòng cháy đầy khói, hãy cúi mặt đất và bò sát theo bờ tường để tìm cửa thoát ra ngoài. Nếu không thể thoát ra ngoài Trong trường hợp không thể thoát ra ngoài, bạn cần di chuyển vào phòng rộng nhất, xa đám cháy nhất và có khả năng mở cửa ra bên ngoài để tránh ngọn lửa và có sự lưu thông của không khí. Đồng thời, hãy sử dụng vải ẩm để bịt kín các khe cửa để ngăn khói và hơi độc xâm nhập. Nếu có thể, hãy treo mảnh vải màu trắng hoặc màu sáng bên ngoài cửa sổ để đánh dấu vị trí của bạn cho đội cứu hỏa biết. Ngoài ra, hãy che kín mặt, mũi, cánh tay và thân thể bằng một chiếc chăn hoặc khăn ẩm để bảo vệ khỏi nhiệt độ cao từ ngọn lửa và tránh bị bỏng. Không nên đi vào nhà vệ sinh hoặc phòng tắm bởi những không gian này thường chật hẹp, kín. Trường hợp nhà tắm ở xa nhất so với đám cháy, thông thoáng, dễ dàng để đội cứu hỏa tiếp cận thì có thể cân nhắc. Chống nhiễm khói Trong các vụ hỏa hoạn, nguy cơ tử vong lớn nhất thường là do ngạt khói. Do đó, […]
Ngày nay, với mục tiêu đảm bảo an toàn cho gia đình và bản thân trước nguy cơ hỏa hoạn đột ngột, lực lượng công an phòng cháy chữa cháy đã quy định mỗi hộ gia đình cần phải trang bị bình chữa cháy để ứng phó với các tình huống hỏa hoạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách sử dụng bình chữa cháy một cách an toàn. Trong bài viết dưới đây, Vankhinen-THP xin chia sẻ một số hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy. Các loại bình chữa cháy thông dụng Trên thị trường hiện nay có 2 loại bình chữa cháy thông dụng, bao gồm bình chữa cháy khí CO2 và bình chữa cháy bột (loại bình này bao gồm 2 loại bột là BC và ABC). Để phân biệt 2 loại bình chữa cháy này thường dựa vào các đặc điểm sau đây: Bình chữa cháy bột thường có đồng hồ áp suất, còn bình chữa cháy CO2 không có đồng hồ áp suất. Ngoài ra, còn có thể dựa vào thông số ghi trên bình chữa cháy để phân biệt nhanh: Bình chữa cháy bột có các ký hiệu như MFZ, MFZL hoặc BC, ABC. Bình chữa cháy CO2 thường có ký hiệu MT hoặc CO2. Mục đích sử dụng 2 loại bình chữa cháy này cũng khác nhau: Đối với các đám cháy do vải vóc, giấy, gỗ, bao bì, xăng, dầu, khí gas…thì nên sử dụng bình chữa cháy dạng bột. Đối với các đám cháy do thiết bị điện, chập điện, điện tử, linh kiện máy móc, trong phòng kín…thì nên sử dụng bình chữa cháy CO2. Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy đúng chuẩn Tùy theo từng loại bình cứu hỏa mà cách sử dụng có thể khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy cụ thể: Sử dụng bình cứu hỏa bằng bột Bình cứu hỏa bằng bột được phân thành hai loại chính: Loại xách tay và loại xe đẩy. Cách sử dụng cho từng loại như sau: Đối với bình chữa cháy xách tay Bước 1: Xách bình cứu hỏa xách tay đến gần vị trí xảy ra cháy. Bước 2: Nếu bình cứu hỏa chứa bột và khí đẩy (MFZ) thì cần lắc xóc bình vài lần trước khi sử dụng. Bước 3: Kéo chốt hãm kẹp chì. Bước 4: Chọn hướng phun bột theo hướng gió, sao cho bột được phun chính xác vào ngọn lửa. Giữ khoảng cách ít nhất 1,5 m với loại bình tương ứng. Bước 5: Bóp van trên bình để bột cứu hỏa bắt đầu phun ra. Bước 6: Nếu đám cháy yếu dần, hãy tiến lại gần và di chuyển loa phun qua lại để đảm bảo dập tắt hoàn toàn đám cháy. Đối với bình chữa cháy xe đẩy Bước 1: Di chuyển xe đến vị trí xảy ra hỏa hoạn, kéo vòi rulo để lấy bột và hướng lăng phun chính xác vào ngọn lửa. Bước 2: Kẹp chặt chốt an toàn (chì) và vặn van chính trên cổ bình ở góc vuông với mặt đất. Bước 3: Nắm chặt lăng phun, hướng theo hướng gió và bóp cò, bột sẽ phun ra để dập tắt hoàn toàn đám cháy. Lưu ý: Hãy tuân thủ đúng các bước trên và luôn giữ an toàn khi sử dụng bình cứu hỏa bằng bột để đảm bảo tắt đám cháy một cách hiệu quả. Sử dụng bình chữa cháy khí CO2 Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, việc sử dụng bình chữa cháy khí CO2 là một phương pháp hiệu quả để kiểm soát và dập tắt đám cháy. Dưới đây là các bước hướng dẫn cụ thể để sử dụng bình chữa cháy CO2 an toàn: Khi phát hiện cháy, hãy mang bình chữa cháy khí CO2 đến gần đám cháy. Một tay cầm loa phun và hướng vào gốc đám cháy Đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa loa phun và đám cháy là 0,5 m. Tay còn lại hãy mở van bình và bóp nó. Khi mở van bình, do chênh lệch áp suất làm cho khí CO2 lỏng bên trong bình thoát ra thông qua hệ thống ống lặn và loa phun. Ở quá trình này, CO2 sẽ chuyển từ trạng thái lỏng thành trạng thái khí tuyết, lạnh đến -79°C. Bắt đầu phun khí CO2 vào đám cháy. CO2 có khả năng làm pha loãng nồng độ hỗn hợp khí cháy và làm lạnh vùng cháy, từ đó dập tắt đám cháy một cách hiệu quả. Lưu ý quan trọng: Tránh sử dụng bình khí CO2 để chữa đám cháy chứa kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm, bởi có thể gây ra phản ứng hoá học tạo ra khí CO – một loại khí độc hại và nguy hiểm cháy nổ, khiến việc dập tắt đám cháy gặp khó khăn hơn. Khi phun CO2, nên cầm phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, không cầm phần kim loại để tránh bị bỏng lạnh. Không nên sử dụng bình khí CO2 chữa đám cháy ở nơi trống trải hoặc có gió mạnh, bởi sẽ làm giảm hiệu quả chữa cháy. Khi đối phó với đám cháy trên các thiết bị có điện cao thế, hãy mang theo ủng và găng tay cách điện. Trong trường hợp chữa cháy trong phòng kín, cần đảm bảo an toàn cho người. Đặt bình ở nơi mát mẻ, dễ thấy và dễ lấy. Không nên đặt bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 55°C để tránh nguy cơ tăng áp suất và nguy cơ cháy nổ bình nếu van an toàn không hoạt động. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các bộ phận bình nếu thấy có dấu hiệu hư hỏng, bao gồm loa phun, vòi phun, van khoá. Hãy sửa chữa hoặc thay thế mới nếu phát hiện có rò khí. […]
Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng con người và tài sản khi xảy ra hỏa hoạn. Tuy nhiên, không phải hệ thống PCCC nào cũng có đủ khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về những sai lầm trong thiết kế thi công hệ thống PCCC. Vai trò quan trọng của thiết kế thi công hệ thống PCCC Hệ thống PCCC có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tài sản và tính mạng con người trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Hệ thống này là một tổ hợp các trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy, bao gồm các thành phần như bộ cảnh báo cháy thông minh, tủ chữa cháy, bình chữa cháy, hệ thống còi báo động cùng nhiều trang thiết bị khác. Trong bất kỳ công trình nào, các thiết bị phòng cháy chữa cháy liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một mạng lưới thống nhất nhằm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phòng cháy và chữa cháy trong các trường hợp khẩn cấp. Hiện tại, việc lắp đặt hệ thống PCCC đã trở thành yếu tố quan trọng, bắt buộc đối với các công trình xây dựng, đặc biệt là trung tâm thương mại, tòa nhà chung cư cao cấp, khu vui chơi, trường học, bệnh viện và nhiều công trình khác. Do sự phức tạp của tính liên kết giữa các trang thiết bị trong hệ thống, trước khi thực hiện lắp đặt, việc thiết kế hệ thống PCCC là rất quan trọng. Thiết kế hệ thống PCCC giúp xác định chính xác vị trí lắp đặt các trang thiết bị, đảm bảo tính thuận tiện và dễ dàng kết nối chúng với nhau, tạo nên một mạng lưới hoạt động hiệu quả. Hơn nữa, thiết kế hệ thống PCCC cũng giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Ngay cả khi cần bảo trì từng trang thiết bị, dựa trên thiết kế ban đầu, người dùng có thể thực hiện công việc nhanh chóng và dễ dàng hơn. Những sai lầm trong thiết kế thi công hệ thống PCCC Khi thiết kế thi công hệ thống PCCC có thể xảy ra một số sai lầm sau: – Thứ nhất: Thực hiện lắp đặt hệ thống phun nước tự động Sprinkler với đầu phun cảm biến nhiệt độ yêu cầu là 70°C Hệ thống đầu phun tự động sẽ kích hoạt khi nhiệt độ vượt qua ngưỡng 70°C. Tuy nhiên, một thách thức xảy ra là các đầu phun đặt trên trần, với khoảng cách từ 2.5 đến 3 m so với mặt sàn. Vì vậy, trong trường hợp có đám cháy tiềm ẩn dưới mặt sàn, đầu phun có thể không kịp đạt đến ngưỡng tự động kích hoạt. Điều này có thể dẫn đến tình huống ngọn lửa lan rộng trước khi hệ thống phun nước được kích hoạt, gây thiệt hại đối với con người và tài sản. – Thứ 2: Sử dụng vòi chữa cháy cho các đám cháy lớn, trong khi đám cháy nhỏ nên sử dụng bình bột hoặc bình CO2 Các vòi phun nước cuộn được đặt tại những vị trí dành cho trường hợp xảy ra đám cháy lớn, trong khi đó đám cháy nhỏ sẽ sử dụng bình chữa cháy bột hoặc bình CO2. Việc này đảm bảo tính tiện lợi và khả năng tác động nhanh chóng trong việc dập tắt đám cháy nhỏ. – Thứ 3: Không đảm bảo bể chứa nước dự phòng cho tình huống chữa cháy hoặc sử dụng chung bể nước sinh hoạt Trong trường hợp không có bể chứa nước dự phòng hoặc nguồn cung cấp nước vào bể không đủ mạnh, có thể không đảm bảo khả năng cung cấp đủ nước để chữa cháy trong vòng 24 giờ. Hơn nữa, một vài công trình xây dựng được thiết kế với hệ thống cung cấp nước chữa cháy tự động từ bể nước trên mái. Tuy nhiên, phương pháp này không đảm bảo đủ lượng nước và áp lực cần thiết cho chữa cháy, đặc biệt là với các tầng cao nhất. – Thứ 4: Sai sót khi thiết kế hệ thống lạnh Mặc dù hệ thống lạnh không được coi là một phần quan trọng của hệ thống PCCC, tuy nhiên, khi thiết kế, cần phải xem xét kỹ vấn đến này. Nguyên nhân là bởi có rất nhiều trường hợp mà hệ thống PCCC lắp đặt đúng cách nhưng không thể hoạt động hiệu quả, đặc biệt là khi nguồn cháy xuất phát từ hệ thống ống lạnh. Hệ thống lạnh thường được thiết kế gắn liền với trần bê tông, trong khi các thiết bị như đầu dò cháy và đầu phun nước tự động lại đặt ở độ cao thấp hơn, khoảng 300 mm. Do đó, khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, đầu dò khói và đầu phun nước tự động không thể phát hiện và ứng phó kịp thời. Ngoài ra, một số yếu tố khác của hệ thống ống lạnh, ví dụ như lớp bông giữ nhiệt bao bọc, ống dẫn được bọc bằng tôn kẽm và trang bị quạt hút gió, cũng có thể làm tăng khả năng dẫn nhiệt và giữ nhiệt. Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn tại một vị trí trong hệ thống ống lạnh, cháy có thể lan rộng ra toàn bộ hệ thống một cách nhanh chóng. – Các sai lầm khác khi thiết kế thi công hệ thống PCCC Hệ thống ống PCCC thường được lắp đặt gần trần bê tông và trên bề mặt trần laphong. Tuy nhiên, do đầu dò cháy và đầu phun nước tự động nằm thấp hơn khoảng 300 mm nên không thể thực hiện […]
- 1
- 2