Chào mừng bạn đến với Vankhinen – Tuấn Hưng Phát!

Thời gian mở cửa: Thứ 2 - Thứ 7 (8:00 - 17:00)

Quy định về PCCC tại cơ sở kinh doanh karaoke – vũ trường

Quy định về PCCC tại cơ sở kinh doanh karaoke - vũ trường

Thông tư 147/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định: Các cơ sở karaoke, vũ trường cao từ 3 tầng trở lên phải có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn PCCC, thoát nạn….Để hiểu rõ hơn quy định về PCCC tại cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Tuấn Hưng Phát.

Điều kiện để kinh doanh quán karaoke, vũ trường

Căn cứ vào Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020, kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường là một trong những ngành, nghề đầu tư kinh doanh đòi hỏi đảm bảo các điều kiện theo quy định. Điều này cũng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 54/2020/NĐ-CP:

Điều 3. Nguyên tắc kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

  1. Các doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh chỉ được phép hoạt động dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường sau khi cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh và đảm bảo các điều kiện theo quy định của Nghị định này, cũng như các quy định pháp luật liên quan.

Do đó, để mở quán karaoke cần đảm bảo các điều khoản được quy định tại Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP, bao gồm:

  • Thành lập theo hình thức là doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
  • Bảo đảm các yêu cầu về an toàn phòng cháy, phòng chống cháy nổ và bảo đảm trật tự an ninh.
  • Diện tích tối thiểu của phòng hát phải từ 20 m2 trở lên, không tính phần công trình phụ.
  • Trong phòng hát không được phép lắp đặt chốt cửa hoặc thiết bị báo động, trừ thiết bị báo cháy nổ.

Như vậy, rõ ràng quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy là một trong những điều kiện để kinh doanh dịch vụ karaoke.

Nắm rõ nguyên tắc kinh doanh quán karaoke - vũ trường
Nắm rõ nguyên tắc kinh doanh quán karaoke – vũ trường

Quy định về PCCC tại cơ sở kinh doanh karaoke – vũ trường

Hiện nay, quy định về phòng cháy chữa cháy quán karaoke, vũ trường được nêu tại Điều 5 Thông tư 147/2020/TT-BCA. Thông tư này quy định các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các hộ kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. Cụ thể:

Theo quy định về điều kiện an toàn PCCC tại Điều 5 Thông tư thì các cơ sở cao từ 3 tầng hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, các cơ sở cao từ 3 tầng hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an. Có phương án chữa cháy được phê duyệt bởi các cấp có  thẩm quyền…

Cơ sở cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.000 m3 phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020 như: Có hệ thống cấp nước, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện PCCC khác…

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường được sắp xếp trong các tòa nhà cao tầng hoặc các công trình đa năng, đảm bảo đầy đủ điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 136/2020. Điều này bao gồm việc sử dụng các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, thiết bị sinh nhiệt, nguồn lửa và nguồn nhiệt một cách an toàn để đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cũng phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo tham gia vào đội phòng cháy chữa cháy.

Bên cạnh yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cũng phải tuân thủ các quy định về thiết kế phòng cháy chữa cháy. Điều này áp dụng cho các cơ sở độc lập có từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng dung tích từ 1.500 m3 trở lên. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cũng phải nằm trong các tòa nhà hoặc công trình được liệt kê trong danh mục được quy định tại Phụ lục V, được ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Như vậy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) được đề ra trong Điều 11 của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Các cơ sở này cần đảm bảo tuân thủ khoảng cách an toàn PCCC với các công trình khác theo quy định trong QCVN 06:2020/BXD, có tên đầy đủ là “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình”. Đồng thời, khoảng cách giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường và trường học phải tuân thủ Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường…

Đặc biệt, việc thiết kế và lắp đặt biển quảng cáo của công trình phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu và chiếu sáng như được quy định trong QCVN 17:2018/BXD “Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời”. Ví dụ, vị trí lắp đặt biển quảng cáo không được che kín toàn bộ nhà, công trình hoặc che lấp các lối thoát nạn và ban công. Vật liệu sử dụng cho kết cấu biển quảng cáo phải là vật liệu không cháy và phù hợp với quy định trong QCVN 06:2020/BXD, QCVN 17:2018/BXD.

Biển quảng cáo ngang đặt tại mặt tiền công trình phải tuân thủ các quy định sau: mỗi tầng chỉ được đặt một biển, chiều cao tối đa 2 m và chiều ngang không vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình. Mặt ngoài của biển quảng cáo không được vượt quá 0,2 m so với mặt tường công trình. Biển quảng cáo dọc phải đảm bảo chiều ngang tối đa là 1 m và chiều cao tối đa là 4 m, nhưng không được vượt quá chiều cao của tầng công trình nơi đặt biển quảng cáo. Mặt ngoài của biển quảng cáo cũng không được vượt quá 0,2 m so với mặt tường công trình. Hệ thống điện chiếu sáng cho biển quảng cáo phải có nguồn điện riêng và được bảo vệ bằng cầu dao và aptomat. Không được để hàng hoá hoặc vật liệu dễ cháy gần vị trí đặt biển quảng cáo…

XEM THÊM: Tiêu chuẩn vật liệu thiết kế thi công tại quán Karaoke – vũ trường

Quy định về PCCC tại quán karaoke - vũ trường
Quy định về PCCC tại quán karaoke – vũ trường

Q/C: Cung cấp van – thiết bị đường ống cho hệ thống cấp nước PCCC tòa nhà – nhà xưởng như: Van bướm, van bướm điều khiển điện, van cổng, van bi, van bi điều khiển điện, van PCCC, đồng hồ nước, phụ kiện đường ống,… Quý Vị có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline để được hỗ trợ, báo giá ưu đãi

Quán karaoke – vũ trường bị xử phạt như thế nào khi không đảm bảo các quy định PCCC?

Nếu cơ sở karaoke, vũ trường vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy thì bị phạt hành chính theo Điều 44 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

Mức phạt Hành vi
100.000 – 300.000 đồng

Cảnh cáo

  • Che khuất, cản trở lối di chuyển của phương tiện chữa cháy.
  • Sử dụng các phương tiện chữa cháy thông dụng không đảm bảo chất lượng.
500.000 – 1,5 triệu đồng
  • Không thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống và phương tiện phòng cháy chữa cháy.
  • Làm hỏng hoặc làm mất hiệu quả của các phương tiện chữa cháy.
03 – 05 triệu đồng
  • Sử dụng, lắp đặt các phương tiện phòng cháy chữa cháy chưa qua kiểm định.
  • Sử dụng phương tiện chữa cháy với mục đích khác ngoài chức năng dự định.
05 – 10 triệu đồng
  • Không trang bị đầy đủ phương tiện chữa cháy thông dụng cho các nhà, công trình có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
  • Gây hỏng hoặc làm mất tác dụng của hệ thống báo cháy, chữa cháy.
  • Thay đổi, sửa đổi nội dung trong giấy chứng nhận kiểm định của phương tiện phòng cháy chữa cháy…
15 – 25 triệu đồng
  • Không lắp đặt hệ thống chữa cháy, báo cháy.

Trên đây là thông tin quy định về PCCC tại cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường. Tuấn Hưng Phát mong rằng sẽ giúp Quý Vị bổ sung thêm kiến thức. Việc chú trọng vào hệ thống PCCC đối với các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường là rất cần thiết. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người, đồng thời cũng tránh các thảm họa có thể xảy ra trong trường hợp xấu nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Posts

Leave A Comment

Cart
  • Your cart is empty Browse Shop
  • X