VankhinenTHP – Khơi nguồn dòng chảy, kiến tạo thành công

Hotline 24/7

0978.021.499

Quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật cho trạm bơm nước chữa cháy

Quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật cho trạm bơm nước chữa cháy QCVN 02:2020/BCA đề cập đến các yêu cầu an toàn và kỹ thuật khi thiết kế, lắp đặt, vận hành, kiểm tra, nghiệm thu, bảo dưỡng và quản lý. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về quy chuẩn.

Phạm vi điều chỉnh

Đối với các công trình dưới đây, khi thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng và vận hành trạm bơm nước chữa cháy cố định cần tuân thủ theo Quy chuẩn QCVN 02:2020/BCA:

  • Nhà cao trên 10 tầng
  • Nhà công cộng tập trung nhiều người
  • Gara
  • Nhà sản xuất
  • Kho hàng có diện tích trên 18.000 m2

Ngoài quy chuẩn QCVN 02:2020/BCA thì cũng cần tuân theo các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy được quy định trong các tài liệu liên quan khác.

Các quy định chung

1. Khi thiết kế, thi công, lắp đặt trạm bơm nước chữa cháy, cần áp dụng phương án cấu trúc và sắp xếp không gian để đảm bảo các yếu tố sau:

  • Tiện lợi trong quá trình vận hành và bảo dưỡng trạm bơm.
  • Bảo vệ trạm bơm trước nguy cơ cháy, nổ, ngập nước và những tình huống không mong muốn khác.
  • Tạo điều kiện tiếp cận nhanh chóng từ bên ngoài khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

2. Trạm bơm nước chữa cháy cần được trang bị thiết bị phù hợp với điều kiện môi trường nơi lắp đặt, bao gồm độ ẩm, nhiệt độ, độ cao so với mực nước biển, tính ăn mòn của nước và độ ẩm trong không khí.

3. Trong quá trình sử dụng, việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế thiết bị của trạm bơm nước chữa cháy cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng và bảo trì của nhà sản xuất, đồng thời tuân theo các quy định trong quy chuẩn QCVN 02:2020/BCA.

Quy định chung về kỹ thuật cho trạm bơm nước chữa cháy
Quy định chung về kỹ thuật cho trạm bơm nước chữa cháy

Vị trí đặt trạm bơm nước chữa cháy

1. Đặt trạm bơm nước chữa cháy ở vị trí độc lập với các hạng mục của công trình.

Trạm bơm nước chữa cháy cần được đặt tại vị trí độc lập, cách xa ít nhất 16 m so với các phần khác của công trình (không cần thiết nếu trạm bơm nước chữa cháy được đặt trong cùng một khu vực có bậc chịu lửa I, II hoặc nếu có tường ngăn cháy giữa trạm bơm và các phần khác của công trình).

2. Đặt trạm bơm nước chữa cháy trong tòa nhà và công trình.

Trạm bơm nước chữa cháy cần đặt tại tầng 1 hoặc hầm 1 trong tòa nhà và phải phân chia bằng tường ngăn cháy đạt chuẩn không dưới REI 150 để tách biệt hoàn toàn với các không gian khác. Sàn của trạm bơm nên có khả năng chịu lửa không ít hơn REI 60, trong khi cửa dẫn đến trạm bơm phải đạt chuẩn tối thiểu là EI 70 về khả năng chịu lửa.

Nếu cần đặt trạm bơm nước chữa cháy tại các tầng nổi khác thì phòng chứa bơm cần được thiết kế sao cho có cửa ra ra hành lang kết nối với buồng thoát hiểm. Hành lang này phải được bảo vệ bằng kết cấu ngăn cháy loại 1 để đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra.

3. Trạm bơm nước chữa cháy và máy bơm cấp nước sinh hoạt có thể đặt trong cùng một nhà hoặc một phòng.

4. Quy định về khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng máy bơm như sau:

  • Từ mép bên của móng đặt máy bơm và động cơ điện tới bức tường của nhà, phải duy trì khoảng cách tối thiểu là 70 mm.
  • Từ phần bệ của máy bơm ở phía ống hút tới bề mặt tường đối diện, khoảng cách không được nhỏ hơn 1 m. Từ phần bệ của máy bơm ở phía động cơ điện tới bề mặt tường không được gần hơn khoảng cách cần thiết để rút rôto của động cơ mà không cần phải tháo động cơ ra khỏi bệ máy.
  • Đối với động cơ diesel được làm mát bằng quạt gió, khoảng cách tối thiểu từ bức tường đến bể chứa nước không nhỏ hơn 3 lần chiều cao của bể khi không có cửa thoát khí ra trực tiếp từ trạm bơm. Khoảng cách này có thể là 2 m.
  • Đáy của bể chứa dầu cho động cơ diesel cần nâng cao hơn miệng của bơm cao áp của động cơ. Trong trường hợp không có kích thước cụ thể từ nhà sản xuất thì có thể sử dụng kích thước là 1,2 m.
  • Không được đặt bồn nhiên liệu của động cơ đốt quá gần tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy nếu không có vách ngăn. Khoảng cách tối thiểu giữa tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy và bồn nhiên liệu khi không có vách ngăn là 2 m.

Máy bơm có thể đặt dọc theo tường hoặc vách nhà với đường kính ống đẩy từ 100 mm mà không cần khoảng trống giữa máy bơm và tường. Tuy nhiên, khoảng cách tối thiểu từ tường đến móng đặt máy bơm không được nhỏ hơn 200 mm. Có thể đặt hai máy bơm trên cùng một móng nhà mà không cần đặt lối đi giữa chúng, nhưng phải đảm bảo xung quanh móng có một lối đi riêng không nhỏ hơn 0,7 m.

5. Để đảm bảo an toàn, phòng của trạm bơm cần có chiều cao đủ để các thiết bị nâng đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ đáy vật được nâng đến đỉnh của các thiết bị đặt ở dưới không nhỏ hơn 0,5 m. Nếu trạm bơm không có thiết bị nâng, chiều cao tối thiểu của phòng là 2,2 m.

6. Khi phòng hoặc khu vực để đặt máy bơm nước chữa cháy có diện tích (6 x 9 m) hoặc rộng hơn thì cần phải bố trí một hệ thống họng nước chữa cháy bên trong với khả năng xử lý lưu lượng 2,5 lít mỗi giây. Trong trường hợp máy bơm nước chữa cháy hoặc phòng chứa máy có sử dụng động cơ diesel và bồn chứa nhiên liệu diesel thì cần phải bảo vệ thông qua lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động.

7. Khu vực trạm bơm nước chữa cháy cần trang bị hệ thống chiếu sáng dự phòng, có nguồn điện dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục ít nhất 3 giờ. Đồng thời, nguồn điện dự phòng không nên dùng từ nguồn ắc quy khởi động bơm.

8. Nhà bơm hoặc phòng bơm cần bố trí hệ thống thoát nước dưới sàn nhà để tránh nguy cơ ngập nước cho khu vực.

9. Trong phòng bơm hoặc nhà bơm, cần lắp đặt hệ thống thông gió cưỡng bức hoặc hệ thống thông gió tự nhiên. Hệ thống thông gió trong trạm bơm phải đảm bảo nhiệt độ không khí không vượt quá 40°C.

10. Động cơ máy bơm, bồn chứa nhiên liệu và tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy cần được nối đất để đảm bảo an toàn. Dây nối đất phải làm từ đồng sợi hoặc đồng lá. Tiết diện dây nối đất cho động cơ máy bơm không được nhỏ hơn 25 mm2, bồn chứa nhiên liệu không nhỏ hơn 10 mm2 và tủ điều khiển không nhỏ hơn 5 mm2.

11. Bể nước chữa cháy

Khi sử dụng bể nước chữa cháy cùng với bể nước phục vụ sinh hoạt trong tòa nhà thì đường ống hút của hệ thống nước sinh hoạt cần được kết nối ở mức nước đủ để đáp ứng nhu cầu chữa cháy. Mỗi bể nước phải được trang bị hai loại van là van tự động làm đầy và van thủ công làm đầy để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Vị trí đặt trạm bơm nước chữa cháy
Vị trí đặt trạm bơm nước chữa cháy

Q/C: Vankhinen-THP cung cấp các thiết bị van – vật tư đường ống phục vụ hệ thống PCCC tòa nhà – trung tâm thương mại – nhà xưởng – chợ dân sinh. Các sản phẩm được nhập khẩu lưu kho sẵn hàng đa dạng kích cỡ, chủng loại. Quý Vị có thể tham khảo một số mẫu sản phẩm: van bướm, van cổng, van 1 chiều, rọ bơm nước, khớp nối mềm cao su, van báo cháy, van xả tràn, đồng hồ đo lưu lượng nước,…. và các thiết bị phụ kiện đường ống khác tại https://vankhinen.vn/

Bơm nước chữa cháy

1. Nguyên tắc khi chọn bơm nước chữa cháy

Việc lựa chọn công suất bơm nước chữa cháy phụ thuộc vào yêu cầu về lưu lượng và áp suất theo các tiêu chuẩn quy định, bao gồm:

  • QCVN 06:2020/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
  • TCVN 7336:2003 – Phòng cháy chữa cháy – hệ thống sprinkler tự động – yêu cầu về thiết kế và lắp đặt.
  • TCVN 4513:1988 – Tiêu chuẩn cấp nước bên trong quá trình thiết kế.
  • TCVN 2622:1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu về thiết kế.

Khi lựa chọn bơm nước chữa cháy, cần dựa vào đặc tính lưu lượng và cột áp của từng nhà sản xuất bơm để đảm bảo rằng công suất được lựa chọn nằm trong khoảng từ 90% đến 140% (công suất hoạt động thông thường của bơm trên đường đặc tuyến).

Trong trường hợp nguồn nước đặt dưới trục ống đẩy và áp suất nguồn cấp không đủ để đẩy nước vào bơm nước chữa cháy thì nên sử dụng bơm tuabin trục đứng. Cần lưu ý không nên sử dụng bơm ly tâm trục ngang trong trường hợp này.

Bơm nước chữa cháy
Bơm nước chữa cháy

Trên đây là một số thông tin liên quan đến quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật cho trạm bơm nước chữa cháy. Quy chuẩn này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả của trạm bơm nước chữa cháy. Việc tuân thủ quy chuẩn này mang lại nhiều lợi ích, giúp bảo vệ tính mạng và tài sản cũng như tạo ra môi trường an toàn hơn. Để đạt được lợi ích tốt nhất, sự hợp tác và đồng thuận từ các bên liên quan là rất cần thiết, kèm theo sự giám sát chặt chẽ từ chính phủ và các tổ chức quản lý.

Vankhinen-THP hiện đang là đơn vị hàng đầu trong cung cấp các loại van công nghiệp, thiết bị vật tư trong hệ thống PCCC. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá miễn phí.

Trần Trọng Hiếu

CÁC BÀI VIẾT KHÁC
X

    Thiết kế website MDIGI