Hotline 24/7

0978.021.499

Hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải là gì? Tại sao cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải? Quy trình công nghệ xử lý nước thải? Hiện nay, để giải quyết vấn đề về nước thải ô nhiễm, độc hại có rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp đã áp dụng hệ thống xử lý nước thải. Bởi hiệu quả xử lý cao, chất lượng nước thải sau xử lý đạt chuẩn. Cụ thể chi tiết bài viết dưới đây vankhinen.vn sẽ tổng hợp, mời các bạn tham khảo nhé!

Hệ thống xử lý nước thải là gì? 

Hệ thống xử lý nước thải là hệ thống được xây dựng từ nhiều tổ hợp công trình công nghệ và hóa chất xử lý nước thải đơn lẻ hợp thành (tiếng AnhWastewater treatment system) mục đích giúp giải quyết yêu cầu xử lý nước thải cho các hệ thống, nhà máy thành nước sạch có thể tái sử dụng và an toàn với môi trường cũng như sức khỏe con người.

Hệ thống xử lý nước thải

Tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất sẽ có những công nghệ xử lý nước thải khác nhau. Hiện nay, theo thống kê có 4 loại nước thải có thể đi vào hệ thống xử lý đó là nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thẩm lậu/nước chảy tràn và nước mưa.

Một hệ thống xử lý nước thải được xem là đạt hiệu quả khi đáp ứng và giải quyết được các vấn đề dưới đây:

  • Xử lý, loại bỏ hầu hết các hóa chất độc hại, các chất lơ lửng có thành phần gây ô nhiễm trong nước thải.
  • Nguồn nước thải sau xử lý đạt được các chỉ số quy định chất lượng nguồn nước, đạt chuẩn yêu cầu của bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Chi phí lắp đặt, xây dựng hợp lý, tiết kiệm chi phí nhưng đảm bảo chất lượng nước thải đạt chuẩn.
  • Dễ dàng nâng cấp, thay đổi, sữa chữa nếu có thay đổi về nguồn nước thải cũng như yêu cầu về chất lượng.

Tại sao cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải?

Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa lượng nước thải thải ra môi trường ngày càng nhiều. Theo đó yêu cầu cấp thiết đối với các nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư chính là xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường. Bởi hệ thống xử lý nước thải có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cụ thể:

Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
  • Giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước, giúp loại bỏ các loại hóa chất độc hại. Tạo ra nguồn nước thải sạch, thân thiện, không gây ô nhiễm môi trường.
  • Giúp cải thiện môi trường đất, tăng khả năng sinh trưởng và phát triển cho cây trồng. Từ đó góp phần vào sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp cũng như kinh tế, xã hội.
  • Loại bỏ phần nào các loại mầm bệnh, vi khuẩn, virus, vi khuẩn và nhiều loại vi sinh vật độc hại khác trong nước thải. Đảm bảo nguồn nước thải sau xử lý an toàn với sức khỏe con người.
  • Loại bỏ hoàn toàn mùi hôi thối, ấu trùng gây bệnh giúp tạo không gian, môi trường sống trong lành, thân thiện, tăng chất lượng môi trường, giảm thiểu ô nhiễm không khí.
  • Giúp tiết kiệm chi phí thoát nước công cộng vì được xây dựng một hệ thống xử lý nước thải riêng biệt.
  • Nước thải sau quá trình xử lý có thể tái sử dụng như một nguồn năng lượng xanh, sạch với công dụng tưới tiêu, rửa đường…
  • Đối với con người giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hạn chế tối đa được những nguy cơ gây bệnh.
  • Đối với các doanh nghiệp giúp xây dựng hình ảnh, tạo sự uy tín, đảm bảo chất lượng nước thải đưa ra môi trường, hoàn thành trách nhiệm về vấn đề BVMT, không gây tổn hại đến môi trường và sức khỏe xã hội.
  • Tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại cũng như ngành du lịch trong tương lai.
  • Mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội, môi trường và y tế.

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống xử lý nước thải

Đối với các doanh nghiệp, nhà máy hay các khu dân cư để xây dựng, lắp đặt được một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, giải quyết tình trạng ô nhiễm mang lại không khí trong lành, nguồn nước thải sạch, chất lượng, an toàn với sức khỏe con người cần dựa vào các yếu tố dưới đây:

Chất lượng hệ thống xử lý nước thải

  • Thành phần, tính chất của nguồn nước thải vì mỗi nguồn nước thải: công nghiệp, sinh hoạt, y tế…sẽ khác nhau.
  • Yêu cầu hiệu quả của quá trình xử lý nước thải.
  • Công suất xử lý nước thải tại các trạm xử lý tối thiểu, tối đa là bao nhiêu.
  • Chất lượng nguồn nước thải sau xử lý có đảm bảo được các tiêu chuẩn, yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp, nhà máy…
  • Những quy định xả nước thải vào đường ống chung và vào nguồn nước đối với từng khu vực, địa phương.
  • Diện tích đất sẵn có để thải ra lượng bùn thải của nước thải sau quá trình xử lý nước thải.
  • Quy mô cũng như xu hướng phát triển của chính các doanh nghiệp có nhu cầu xử lý nước thải trong tương lai.
  • Yêu cầu về hóa chất, năng lượng cùng các thiết bị có sẵn trên thị trường hiện tại.
  • Yêu cầu hệ thống phải đáp ứng các tiêu chí: dễ dàng vận hành, tính ổn định cao, chi phí đầu tư tối ưu, xử lý đơn giản.
  • Đảm bảo công nghệ xử lý của hệ thống phải an toàn trong mọi trường hợp xảy ra, đặc biệt là khi có sự thay đổi lớn về lưu lượng cũng như nồng độ các chất gây ô nhiễm.

Quy trình công nghệ cơ bản của một hệ thống xử lý nước thải 

Như đã giới thiệu từ đầu, tùy thuộc vào từng loại nước thải cũng như yêu cầu xả thải, ngành nghề, lĩnh vực sản xuất…sẽ có những hệ thống xử lý nước thải khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cơ bản sẽ gồm có các thiết bị van công nghiệp, đồng hồ đo lưu lượng nước thải,... và các công đoạn:

Quy trình công nghệ cơ bản của một hệ thống xử lý nước thải 

  • Xử lý cơ học: Đầu tiên là xử lý sơ bộ nguồn nước thải, phân tách rác thải các loại, cặn bẩn và lắng cát, tách dầu mỡ thừa… ra khỏi nước thải bằng phương pháp cơ học: dùng song chắn rác, bể lắng, bể lọc. Sau đó đưa nước thải về bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ chất thải.
  • Xử lý hóa học: Tiếp theo, trung hòa nồng độ pH về mức cân bằng, dùng phương pháp keo tụ - tạo bông để tạo thành các khối bông cặn có kích thước lớn và để chúng lắng xuống. Sau đó dùng phương pháp tuyến nổi để loại bỏ kim loại, chất vô cơ, chất lơ lửng trong nước thải. 
  • Xử lý sinh học: dùng các loại vi sinh vật kỵ khí, hiếu khí, thiếu khí có trong nước thải để loại bỏ các thành phần, các chất hữu cơ, chất lơ lửng có trong nước thải bằng cách dựa vào quá trình phân hủy nhờ các vi sinh vật ở trên.
  • Lọc nước: Tiến hành đưa nước thải vào các bể lọc để loại bỏ các chất rắn lơ lửng còn sót lại sau khi đã trải qua các bước xử lý bên trên. Tùy thuộc vào từng loại nước thải cũng như yêu cầu xử lý sẽ có những mức độ lọc khác nhau cho các loại.
  • Hệ thống bảng điều khiển: Có thể có hoặc không phụ thuộc vào mức độ tự động hóa của hệ thống cần xử lý nước thải.

*Sơ đồ quy trình xử lý nước thải - hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Kết luận

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn giải đáp được câu hỏi hệ thống xử lý nước thải là gì? Nhìn chung, xử lý nước thải là vấn đề cấp thiết cần thực hiện để giải quyết tình trạng ô nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, môi trường sống cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, mỗi doanh nghiệp, hệ thống cần thiết phải xây dựng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo môi trường sống, sức khỏe con người.

>> Có thể Bạn Quan tâm: Tìm hiểu chi tiết về hệ thống cấp nước: Khái niệm, cấu tạo, sơ đồ, quy trình

Cart

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

X