Chào mừng bạn đến với Vankhinen – Tuấn Hưng Phát!

Thời gian mở cửa: Thứ 2 - Thứ 7 (8:00 - 17:00)

Những thông số đánh giá chất lượng nước thải cần biết

Thông số đánh giá chất lượng nước thải

Để xác định chất lượng nước thải, các chuyên gia thường căn cứ vào thông số lý – hoá – vi sinh để đánh giá chuyên sâu. Thông số đánh giá chất lượng nước thải cũng là căn cứ để xem xét mức độ ô nhiễm và tính hiệu quả của các giải pháp xử lý nước thải hiện nay. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết các thông số được sử dụng để đánh giá chất lượng nước thải.

Đánh giá chất lượng nước thải dựa vào các thông số nào?

Bên cạnh các vi chất và chất khoáng, nước thải còn chứa một lượng lớn hợp chất và vi khuẩn có thể gây hại đối cho môi trường và sức khỏe của sinh vật xung quanh. Để đánh giá chất lượng của nước thải, người ta thường dựa vào các thông số cơ bản sau:

  • Thông số về lý học: Đây là thông số đánh giá tỷ lệ, nồng độ, số lượng các chất ô nhiễm bằng phương pháp vật lý.
  • Thông số về hóa học: Bao gồm các chỉ số như độ pH, nồng độ COD/BOD, nồng độ nitơ, nồng độ oxy hòa tan, chất hoạt động bề mặt, kim loại nặng và các chất độc hại.
  • Thông số về vi khuẩn – vi sinh: Bao gồm nồng độ và số lượng vi khuẩn có thể gây hại trong nước thải. Thông thường, người ta hay sử dụng chỉ số của vi khuẩn E-coli để đánh giá tình trạng nước thải.

Dựa vào những thông số này, người ta có thể đánh giá chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý. Từ đó có phương án xây dựng, điều chỉnh hệ thống xử lý nước thải sao cho hiệu quả nhất.

Đánh giá chất lượng nước thải dựa vào các thông số lý học-hóa-học-vi sinh
Đánh giá chất lượng nước thải dựa vào các thông số lý học-hóa-học-vi sinh

Thông số về lý học đánh giá chất lượng nước thải

Thông số về lý học chủ yếu đánh giá dựa vào các tác nhân như chỉ số nồng độ chất rắn trong nước (chất rắn không tan – lơ lửng), độ đục, màu sắc, mùi vị, nhiệt độ, độ dẫn điện.

Chất rắn trong nước thải

Chất rắn trong nước tồn tại ở hai dạng chính là chất rắn không tan và chất rắn lơ lửng. Chất rắn không tan thường là rác thải, mảnh vỡ sành sứ,… có kích thước lớn. Ngược lại, chất rắn lơ lửng là những hạt có kích thước nhỏ, có thể trôi lơ lửng trong dòng nước thải.

Để loại bỏ chất rắn, có thể áp dụng phương pháp vật lý. Đối với chất rắn không tan, có thể sử dụng các thiết bị như song chắn rác hoặc thiết bị lọc như y lọc để loại bỏ. Còn đối với chất rắn lơ lửng, có thể sử dụng lưới lọc dạng màng có mắt lưới siêu nhỏ để loại bỏ chúng.

Trong trường hợp chất rắn lơ lửng lắng đọng nhanh, có thể sử dụng phương pháp lắng đọng để giảm chi phí vận hành.

Xác định chất rắn trong nước thải
Xác định chất rắn trong nước thải

Nồng độ mùi trong nước thải

Nước thải thường có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người. Nguyên nhân khiến nước thải có mùi hôi là do các khí như H2S, NH3…các chất hữu cơ hay vô cơ và ion khác như Cu2+, Fe3+.

Tùy theo từng mùi mà người ta sẽ áp dụng cách xử lý phù hợp như dùng hóa chất diệt tảo trong ao hồ, hấp phụ bằng than hoạt tính, keo tụ lắng lọc, hoặc sử dụng clo…

Màu sắc của nước thải

Màu sắc của nước thải được tạo nên bởi các tạp chất có lẫn trong nước như chất hữu cơ, chất mùn hữu cơ…. Màu sắc của nước thải thường được xác định bằng cách so sánh màu với các dung dịch chuẩn khác.

Lưu ý, khi nguồn nước có màu sắc do hợp chất hữu cơ gây nên thì việc sử dụng Clo (Cl) có thể tạo ra một chất mới  là trihalomethane có thể gây ung thư cho người sử dụng.

Độ đục của nước thải

Hiện tượng nước thải bị đục là do nước chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng dạng hạt keo. Các hạt keo này không có khả năng lắng đọng nên khiến nước có màu không tinh khiết. Nước có màu gì thường dựa vào sắc tố màu của hạt keo lơ lửng.

Chỉ số để đánh giá độ đục của nước thải thường bằng đơn vị NTU. Độ đục của nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống không vượt quá 5NTU.

Xác định độ đục của nước thải
Xác định độ đục của nước thải

Nhiệt độ của nước thải

Nước thải thường có nhiệt độ cao hơn so với nước cất và nước sạch. Nguyên nhân chính là do việc xả thải từ các nguồn nước nóng/ấm phát sinh từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Đồng thời, nước thải thường chứa nhiều hợp chất, đặc biệt là kim loại nặng, làm tăng khả năng truyền nhiệt của nước thải. Cũng chính vì thế mà nhiệt độ của nước thải thường duy trì ở mức thấp hơn so với nhiệt độ của môi trường xung quanh.

Sự thay đổi nhiệt độ của nước thải đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phân hủy của vi khuẩn trong quá trình xử lý nước thải theo công nghệ sinh học. Ngoài ra, cũng tác động đến sự sinh tồn của sinh vật sống trong môi trường nước, ảnh hưởng đến nồng độ oxy hòa tan trong nước.

Độ dẫn điện của nước thải

Đơn vị dùng để đo độ dẫn điện của nước thải là mS. Người ta thường sử dụng dung dịch KCl để so sánh.

Thông số về hóa học đánh giá chất lượng nước thải

Thông số về hóa học thể hiện nồng độ hợp chất hóa học vô cơ, hữu cơ có trong nước thải. Người ta thường đánh giá dựa vào độ pH, nồng độ COD/BOD, nồng độ nitơ, chất hoạt động bề mặt, nồng độ oxy hòa tan, kim loại nặng và các chất độc hại.

Độ pH

Độ pH là chỉ số biểu thị tính axit hoặc bazo. Trong nước thải, độ pH cũng là chỉ số quan trọng để xác định mức độ axit hoặc bazơ của nước, được tính bằng nồng độ ion hydro.

Trong quá trình xử lý nước thải sinh học, độ pH có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phản ứng phân hủy của vi sinh vật. Vi sinh vật thường hoạt động hiệu quả nhất trong môi trường có độ pH từ 7 – 7,5. Khi độ pH quá cao hoặc quá thấp, việc sử dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải là không hiệu quả và cần phải thực hiện các biện pháp để điều chỉnh độ pH về mức phù hợp. Ví dụ, nước thải từ nhà máy giấy thường có độ pH từ 10 – 11, trong khi nước thải từ nhà máy xi mạ có độ pH từ 2,5 – 3,5.

Thang đo độ pH của nước thải
Thang đo độ pH của nước thải

***QC: Vankhinen-THP chuyên cung cấp các sản phẩm van – vật tư đường ống phục vụ các hệ thống cấp – thoát nước, hệ thống xử lý nước thải,… Chúng tôi nhập khẩu lưu kho sẵn hàng số lượng lớn các mã sản phẩm chất liệu inox, nhựa để phục vụ các hệ thống xử lý nước thải như: van bướm inox 304 – nhựa, van cổng inox 304, van 1 chiều inox 304, lọc y inox, đồng hồ đo lưu lượng nước thải,… Quý Vị có thể liên hệ Hotline để nhận tư vấn, báo giá ưu đãi, nhanh chóng, và chi tiết nhất.

Nồng độ COD

Chỉ số COD – Chemical Oxygen Demand là số liệu đo lường nhu cầu oxy hóa học trong nước thải. Nó đo lường nồng độ oxy cần thiết để hoà tan hoàn toàn chất hữu cơ và một phần chất vô cơ dễ phân hủy thông qua quá trình oxy hóa. Đơn vị đo thể hiện bằng mg/l. Nồng độ COD thường được xác định bằng phương pháp bicromat trong môi trường axit sulfuric với sunfat bạc là chất xúc tác.

Thông tin về nồng độ COD có vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nước thải.

Nồng độ BOD

Chỉ số BOD – Biological Oxygen Demand là nhu cầu oxy sinh hóa cần thiết (nồng độ oxy trong nước thải để phân hủy – oxy hóa các chất hữu cơ tan, lơ lửng trong nước dưới tác động của vi sinh vật hiếu khí). Thông số nồng độ BOD là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm do chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong nước thải gây ra. Đơn vị đo lường nồng độ BOD thường được tính bằng mg/l.

Chỉ số BOD – Biological Oxygen Demand
Chỉ số BOD – Biological Oxygen Demand

Nồng độ Nitơ

Nitơ trong nước thải thường tồn tại dưới dạng các hợp chất, kết hợp với các hợp chất hữu cơ lẫn vô cơ. Nguồn gốc chủ yếu của nitơ trong nước thải bao gồm protit, thức ăn (trong nước thải sinh học) hoặc từ NH₄+ hoặc NH₃, thậm chí là các dạng oxy hóa phát sinh sau quá trình nitrat hóa.

Nồng độ oxy hòa tan

Nồng độ oxy hòa tan (DO) trong nước thải là một chỉ số quan trọng trong quá trình xử lý bằng công nghệ sinh học, bao gồm cả quá trình hiếu khí và kỵ khí. Thông thường, nước thải khi vào hệ thống có nồng độ DO rất thấp và chỉ có thể cải thiện sau khi xử lý. Tiêu chuẩn đề xuất cho nồng độ DO sau khi xử lý (tại đầu ra của hệ thống) không thấp hơn 4mg/l đối với nước loại A và 6mg/l đối với nước dùng để nuôi thủy sản.

Kim loại nặng và chất độc hại

Các kim loại nặng và chất độc hại có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước thải. Nồng độ của các chất này sẽ quyết định phương pháp công nghệ nào được áp dụng để xử lý nước thải. Trong nước thải thường chứa các kim loại nặng như niken, chì, thủy ngân, cùng với các chất như cacbon… Nguyên tố độc hại khác có thể là xianua…

Việc loại bỏ và phân hủy các kim loại nặng và chất độc hại này là rất cần thiết, chuyển chúng thành dạng ít hoặc không gây hại cho môi trường, hay giảm nồng độ xuống mức an toàn trong quá trình xử lý nước thải.

Xác định kim loại nặng và chất độc hại trong nước thải
Xác định kim loại nặng và chất độc hại trong nước thải

Chất hoạt động bề mặt

Các chất hoạt động bề mặt thường tồn tại dưới dạng lớp váng giống như dầu hoặc xăng trên bề mặt nước. Bao gồm 2 phần chính là không hòa tan nước và hòa tan nước, gây nên sự hòa tan các chất có trong dầu và nước. Các chất này được tạo ra sau khi sử dụng các loại chất tẩy rửa trong quá trình sinh hoạt hoặc sản xuất.

Sự hiện diện của các chất hoạt động bề mặt có tác động rất lớn đến quá trình xử lý nước thải. Điển hình như hạn chế lượng oxi tan hòa, trở ngại quá trình lắng đọng các hạt lơ lửng, gây ra hiện tượng sủi bọt trong hệ thống xử lý nước thải. Do đó, người ta thường áp dụng các biện pháp lọc, tách riêng các lớp váng này ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình xử lý nước thải.

Thông số vi khuẩn – vi sinh đánh giá chất lượng nước thải

Trong nước thải thường tồn tại một lượng lớn vi sinh vật và vi khuẩn có thể gây bệnh, đặc biệt là nước thải y tế và sinh hoạt. Trong số các loại vi khuẩn này, E-coli là loại phổ biến và có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Số lượng vi khuẩn E.Coli càng cao thì nước càng bẩn và ngược lại.

Thông số vi sinh đánh giá chất lượng nước thải
Thông số vi sinh đánh giá chất lượng nước thải

Trên đây là một số thông tin về thông số đánh giá chất lượng nước thải mà Vankhinen-THP tổng hợp và chia sẻ. Những thông số này thường được áp dụng để đánh giá chất lượng nước thải đầu vào, từ đó nghiên cứu và áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc kiểm tra xem nước thải đầu ra có đáp ứng tiêu chuẩn không. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp nguồn tư liệu hữu ích. Nếu có bất kỳ ý kiến đóng góp nào, hãy để lại bình luận phía dưới, Chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Posts

Leave A Comment

Cart
  • Your cart is empty Browse Shop
  • X