Những khó khăn khi đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải

Hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải ngày càng được cải thiện rõ rệt. Các hệ thống mới được đầu tư bài bản, áp dụng công nghệ mới để xử lý. Tuy nhiên, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến này cũng đồng nghĩa với việc phát sinh nhiều thách thức trong quá trình vận hành. Vậy những khó khăn khi đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải là gì? Hãy cùng Vankhinen-THP tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

6 khó khăn khi đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải

Hiện nay, vẫn tồn tại một số thách thức và hạn chế trong việc đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải. Những vấn đề này có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như con người, công nghệ, thậm chí là từ điều kiện tự nhiên. Để đạt được hiệu quả xử lý tối ưu nhất, cần phải tiến hành cải thiện và áp dụng các biện pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn này.

Khó khăn trong quy hoạch và thiết kế hệ thống xử lý nước thải

Vấn đề quy hoạch trong phát triển hạ tầng tổng thể nói chung là vấn đề nan giải và gây thiệt hại không nhỏ cho ngân sách. Trong lĩnh vực xử lý nước thải, việc thiếu quy hoạch tại các cơ sở sản xuất, hợp tác xã công nghiệp tự phát khiến khiến việc kiểm soát nước thải gặp nhiều khó khăn, góp phần gia tăng tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại một số khu vực.

Yêu cầu về chỉ số nước thải ngày càng nghiêm ngặt theo thời gian, tạo ra thách thức lớn trong việc quy hoạch và thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống xử lý nước thải cần có tính linh hoạt, khả năng mở rộng và sẵn sàng cải tiến để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quy chuẩn.

Khó khăn trong quy hoạch và thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Khó khăn trong quy hoạch và thiết kế hệ thống xử lý nước thải

Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải cao

Đầu tư thiết bị và hạ tầng cho hệ thống xử lý nước thải không chỉ là một vấn đề phức tạp mà còn đặt ra thách thức lớn về mặt kinh doanh. Hệ thống xử lý nước thải không mang lại lợi nhuận trực tiếp mà được xem là một phần bắt buộc của hạ tầng, vốn đầu tư lại khá cao, tạo ra trở ngại đáng kể cho doanh nghiệp. Chi phí đầu từ các thiết bị van công nghiệp dùng cho môi trường nước thải, như van inox hoặc van nhựa, thường cao hơn so với van gang dùng cho nước sạch. Điều này gây ra rào cản lớn, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn khi đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống.

Ngoài yếu tố về vốn đầu tư, việc sử dụng tài nguyên đất cho hệ thống cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Các công trình như hồ thu gom, hồ điều hòa và các bể xử lý sinh – hóa đòi hỏi diện tích lớn để đáp ứng quy trình xử lý nước thải. Điều này đặt ra thách thức lớn, cần sự nghiên cứu, phát triển công nghệ để tiết kiệm diện tích, giảm bớt áp lực về mặt đất đai.

Tiêu thụ nguồn điện năng lớn

Hiện nay, hầu hết các hệ thống đều dựa vào nguồn năng lượng chính là điện. Việc tiêu thụ điện của các hệ thống xử lý nước thải là rất lớn. Cụ thể, các hệ thống sử dụng công nghệ sinh học hiếu khí (hệ thống xử lý nước thải hiếu khí) với hệ thống sục khí dẫn đến việc tiêu thụ điện tăng thêm khoảng 50-60%.

Để giảm thiểu nguồn năng lượng tiêu thụ, một giải pháp thường được áp dụng hiện nay là sử dụng các thiết bị tách rác dựa trên cơ chế vật lý (nhưng không giới hạn ở việc sử dụng song chắn rác hay lưới lọc) để giảm lượng chất thải cần phân hủy bằng hiếu khí. Về công nghệ, công nghệ xử lý nước thải MBR được đánh giá là có hiệu suất tiết kiệm năng lượng hơn cả. (Việc sử dụng công nghệ hiếu khí trong môi trường tự nhiên tốn nhiều diện tích và không gian, không phù hợp với môi trường hiện tại).

Hệ thống xử lý nước thải tiêu thụ nguồn điện năng lớn
Hệ thống xử lý nước thải tiêu thụ nguồn điện năng lớn

Khó khăn trong xử lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

Sản phẩm sau quá trình xử lý được phân thành hai phần chính: Nước đã trải qua xử lý và bùn thải. Nước thải đã qua xử lý thường đáp ứng các tiêu chuẩn và có thể thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Trái lại, bùn thải là kết quả của quá trình lắng đọng sau khi xử lý.

Trường hợp bùn thải sau xử lý sinh học có thể tái sử dụng một phần cho các mục đích khác, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trái lại, bùn thải sau xử lý hóa – lý phải được loại bỏ hoàn toàn. Điều quan trọng là phải tìm cách xử lý bùn thải an toàn và hiệu quả. Có thể phát triển một hệ thống xử lý chuyển bùn thải thành các sản phẩm an toàn với môi trường và sức khỏe con người. Hoặc có thể xem xét đến việc thu gom và tiêu hủy bùn thải một cách hiệu quả. Việc này mặc dù vẫn đặt ra một số thách thức nhưng hy vọng rằng sẽ sớm có lời giải phù hợp và kinh tế hơn nữa.

Đặc tính và thành phần nước thải thay đổi liên tục

Hệ thống xử lý nước thải không phải chỉ xử lý nước thải từ một hay hai nguồn mà còn phải xử lý từ nhiều nguồn khác nhau như nhà máy sản xuất, chăn nuôi, hộ gia đình. Điều này khiến thành phần chất gây ô nhiễm trong nước thải không ổn định và có thể thay đổi đáng kể về tính chất.

Để khắc phục vấn đề này, việc quy hoạch ngành nghề sản xuất và khu dân cư sao cho phù hợp là rất quan trọng. Sự đồng nhất trong các khu vực sản xuất và khu dân cư là yếu tố quyết định hạn chế sự biến đổi quá lớn về tính chất nước thải. Tuy nhiên, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi xây dựng kế hoạch phát triển, tránh tạo ra sự khác biệt quá lớn giữa các khu vực.

Ngoài ra, đội ngũ nhân viên vận hành cũng cần trang bị kỹ năng tốt để điều chỉnh hệ thống linh hoạt và hiệu quả. Khả năng này sẽ giúp họ thích ứng với sự biến đổi của nước thải từ nhiều nguồn khác nhau và điều chỉnh hệ thống sao cho phù hợp nhất.

***QC: Vankhinen-THP chuyên cung cấp các sản phẩm van – vật tư đường ống phục vụ các hệ thống cấp – thoát nước, hệ thống xử lý nước thải,… Chúng tôi nhập khẩu lưu kho sẵn hàng số lượng lớn các mã sản phẩm chất liệu inox, nhựa để phục vụ các hệ thống xử lý nước thải như: van bướm inox 304 – nhựa, van cổng inox 304, van 1 chiều inox 304, lọc y inox, đồng hồ đo lưu lượng nước thải,… Quý Vị có thể liên hệ Hotline để nhận tư vấn, báo giá ưu đãi, nhanh chóng, và chi tiết nhất.

Nhân viên vận hành phải có kiến thức và kinh nghiệm

Nhân viên vận hành đảm nhận công việc theo dõi, giám sát, kiểm tra nước thải đầu ra cũng như bảo trì, duy trì cơ sở hạ tầng của hệ thống, các thành phần phụ trợ như hệ thống bơm, hệ thống sục khí, đường ống và van liên quan.

Vai trò của nhân viên vận hành rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc và tuổi thọ của hệ thống, thiết bị, cơ sở hạ tầng. Do đó, việc chọn lựa và đào tạo nhân viên đòi hỏi phải có kế hoạch cẩn thận, toàn diện.

Nhân viên vận hành phải có kiến thức và kinh nghiệm 
Nhân viên vận hành phải có kiến thức và kinh nghiệm

XEM THÊM: Những lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

Tổng kết

Trên đây là những khó khăn khi đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải. Mỗi cá nhân, doanh nghiệp cần có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Vì thế, những khó khăn khi đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải phải được nghiên cứu và có giải pháp phù hợp để hài hòa, nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường. Hãy cùng thảo luận vấn đề bằng cách để lại bình luận bên dưới nhé. Chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *