Hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà máy đang cấp phép hoạt động, đặc biệt là các nhà máy sử dụng nhiều chất độc hại như hóa chất…. Các nhà máy lớn thường hợp tác với bên thứ ba là công ty môi trường để thiết kế xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, với những nhà máy có hệ thống xử lý nước thải công suất nhỏ chỉ khoảng vài chục m3/ngày đêm thì việc thuê công ty môi trường là khá tốn kém, do đó, họ thường sẽ tự vận hành hệ thống. Vậy khi vận hành hệ thống xử lý nước thải cần lưu ý những vấn đề gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết những lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải
Một hệ thống xử lý nước thải không phải chỉ vận hành ngày một ngày hai mà sẽ vận hành xuyên suốt trong khoảng thời gian dài. Trong khoảng thời gian vận hành, yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm sau xử lý có thể tăng cao; các giai đoạn trong quá trình xử lý có thể cần được kiểm tra, điều chỉnh… Do đó, để đảm bảo hiệu suất tối đa của hệ thống xử lý nước thải, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Quy hoạch và phân tích đối tượng nước thải: Đầu tiên, cần xác định rõ thành phần nước thải cần xử lý. Quá trình này cần có tầm nhìn chiến lược về vấn đề quy hoạch ngành nghề và lĩnh vực sản xuất. Việc này cần được thực hiện từ giai đoạn lập dự án, bắt đầu phân tích, xác định thành phần cụ thể của nước thải để chọn lựa công nghệ xử lý phù hợp nhất.
- Việc phân tích mẫu nước thải, xác định quy mô của hệ thống xử lý nước thải cũng cần được quan tâm ngay từ khi lên kế hoạch dự án.
- Hệ thống sẽ vận hành liên tục trong thời gian dài. Do đó, khi thiết kế cần đảm bảo hệ thống có khả năng nâng cấp, cải tiến để đáp ứng sự phát triển của công nghệ và tiêu chuẩn xử lý nước thải.
- Quá trình lập kế hoạch và thi công hệ thống xử lý nước thải phải diễn ra đồng bộ với các đối tượng mục tiêu như khu đô thị, khu công nghiệp hoặc nhà máy sản xuất. Điều này giúp tránh tình trạng hệ thống hoàn thành nhưng không được vận hành hoặc ngược lại, đảm bảo hiệu quả hoạt động ngay sau khi triển khai.
- Khi vận hành hệ thống, nhân viên cần thường xuyên kiểm tra các thiết bị xử lý vật lý như lưới chắn rác để giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn.
- Đối với bể xử lý vi sinh vật, sinh học hiếu khí, nhân viên vận hành phải đảm bảo theo dõi và duy trì liên tục hoạt động của các thiết bị sục khí, đảm bảo khí được phân phối đồng đều vào toàn bộ diện tích của bể.
- Nồng độ bùn ở ngưỡng 25-30% trong bể xử lý vi sinh được coi là lựa chọn hợp lý. Để đảm bảo hiệu suất, các kỹ thuật viên cần thường xuyên theo dõi và đo lường nồng độ này.
- Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ rác thải để tránh tắc nghẽn, đặc biệt là kiểm tra ống thải bùn. Khi có tắc nghẽn, sử dụng máy thổi khí nén từ trên bể lắng để làm sạch ống.
- Hãy chú ý kiểm tra các chỉ số của nước thải trước khi đưa vào bể vi sinh, đặc biệt là chỉ số về nồng độ pH.
- Thường xuyên theo dõi tính chất và thành phần của nước thải đầu vào hệ thống. Những thay đổi về tính chất và thành phần này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động của hệ thống, thậm chí gây ra các tổn thất nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng. Vì vậy, việc nắm bắt các thông tin này là rất cần thiết để đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.
- Đảm bảo nguồn điện ổn định, tránh quá tải hoặc mất điện đột ngột.
- Lên kế hoạch vận hành trước khi bắt đầu thực hiện.
- Ghi chép quá trình kiểm tra vận hành vào nhật ký hoặc sổ thống kê chất lượng.
- Kiểm tra định kỳ rò rỉ đường ống, ngay cả khi hệ thống đang hoạt động bình thường.
- Quản trị vận hành cần kiểm tra định kỳ pH của nước thải và bổ sung chất dinh dưỡng cho vi sinh khi cần thiết.
- Khi vi sinh đã phát triển và hiệu quả xử lý nước thải trên 80%, có thể tăng dần nồng độ COD của nước thải.
- Theo dõi hoạt động của hệ thống, máy móc, nếu có âm thanh lạ hoặc hoạt động không ổn định thì phải sửa chữa ngay.
Những lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải trên là rất cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả vận hành, tuổi thọ và an toàn của cả hệ thống. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến việc vận hành hạ tầng, quản lý và bảo dưỡng các cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ của hệ thống xử lý nước thải.
XEM THÊM: Những khó khăn khi đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải
Lưu ý lắp đặt và vận hành hạ tầng, thiết bị phụ trợ hệ thống
- Hầm bơm: Đây là một công trình quan trọng, tích hợp nhiều thiết bị máy bơm để thực hiện bơm cấp đầu vào và chuyển tiếp nước thải từ các bể xử lý trong hệ thống. Để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống xử lý nước thải, vận hành máy bơm liên tục và hoạt động 24/7 là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc này có thể gây hao mòn và hư hại cho máy bơm sau một thời gian sử dụng. Chính vì thế, việc sử dụng 2 hoặc nhiều tổ, nhóm máy bơm luân phiên sẽ giúp hạn chế hỏng hóc và duy trì hiệu suất cho hệ thống.
- Hệ thống ống dẫn, van công nghiệp – vật tư đường ống cần chú ý lựa chọn đúng chất liệu. Cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng để đảm bảo việc di chuyển nước thải thông suốt trong quá trình xử lý. Mỗi loại van và thiết bị cần được kiểm tra và bảo dưỡng theo đúng quy trình để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
- Máy thổi khí cần duy trì việc cung cấp không khí liên tục cho các bể xử lý sinh học hiếu khí và bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải hiếu khí. Để đảm bảo sự liên tục và kéo dài tuổi thọ của máy thổi, việc sử dụng đồng thời 2 hoặc nhiều nhóm máy vận hành theo chu kỳ là cần thiết.
***QC: Vankhinen-THP chuyên cung cấp các sản phẩm van – vật tư đường ống phục vụ các hệ thống cấp – thoát nước, hệ thống xử lý nước thải,… Chúng tôi nhập khẩu lưu kho sẵn hàng số lượng lớn các mã sản phẩm chất liệu inox, nhựa để phục vụ các hệ thống xử lý nước thải như: van bướm inox 304 – nhựa, van cổng inox 304, van 1 chiều inox 304, lọc y inox, đồng hồ đo lưu lượng nước thải,… Quý Vị có thể liên hệ Hotline để nhận tư vấn, báo giá ưu đãi, nhanh chóng, và chi tiết nhất.
Trên đây là một số lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải do Vankhinen-THP tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng những thông tin cung cấp trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.