VankhinenTHP – Khơi nguồn dòng chảy, kiến tạo thành công

Hotline 24/7

0978.021.499

Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO-A2O là gì?

Phương pháp xử lý nước thải A2O hay AAO là một trong những công nghệ xử lý nước thải sinh học được rất nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp áp dụng. Vậy công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO – A2O là gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ này để xác định xem liệu chúng có phù hợp với gia đình, doanh nghiệp hay không nhé!

Tổng quan công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO – A2O

Công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO – A2O là một trong những phương pháp xử lý nước thải hiệu quả được nhiều đơn vị áp dụng. AAO – A2O bao gồm 3 giai đoạn xử lý, tương ứng với ba chữ cái trong tên gọi là Anaerobic (kỵ khí), Anoxic (thiếu khí), Oxic (hiếu khí).

Đây là công nghệ xử lý sinh học thân thiện với môi trường, tận dụng sự phát triển của các vi sinh vật. Các vi sinh vật như kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí được sử dụng để phân hủy chất hữu cơ và ô nhiễm trong nước thải. Nhờ quá trình hoạt động mạnh khi hấp thụ và phân hủy các chất hữu cơ, chất ô nhiễm mà nước thải được xử lý một cách hiệu quả, đảm bảo nước được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn quy định của Bộ Tài nguyên – Môi trường.

XEM THÊM: Công nghệ xử lý nước thải SBR

Công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO - A2O
Công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO – A2O

Nguyên lý và quy trình vận hành công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO – A2O

Công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO – A2O trải qua 3 quá trình xử lý. Bao gồm:

Quá trình sinh học kỵ khí (Anearobic)

Bể sinh học kỵ khí đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hoạt động của vi khuẩn kỵ khí, giúp phân hủy các chất hữu cơ hòa tan. Để tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, cần cung cấp điều kiện thuận lợi cho chúng. Vi khuẩn sẽ tiếp nhận và phân hủy các chất hữu cơ và khoáng chất trong nước thải, biến chúng thành thức ăn và sinh ra các chất ở dạng khí.

Việc vận hành máy sục khí liên tục tạo ra môi trường lý tưởng cho vi sinh vật. Các bọt khí tạo ra sẽ giúp vi khuẩn sinh trưởng tối ưu. Nhờ vào quá trình này, các hạt bùn cặn sẽ gắn vào bọt khí và được loại bỏ khỏi hệ thống thông qua thiết bị vớt bọt.

Trong công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO, phương trình hóa học của quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật như sau:

Chất hữu cơ + vi sinh vật kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng

Chất hữu cơ + vi sinh vật + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)

Quá trình kỵ khí diễn ra theo 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Thủy phân
  • Giai đoạn 2: Acid hóa
  • Giai đoạn 3: Acetane hóa
  • Giai đoạn 4: Methane hóa
Qúa trình xử lý kỵ khí
Quá trình xử lý kỵ khí

>>Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải MBR

Quá trình sinh học thiếu khí (Anoxic)

Hầu hết nước thải có hàm lượng nito và photpho khá cao, do đó cần xử lý triệt để. Bể Anoxic là nơi thực hiện quá trình loại bỏ nito và photpho thông qua việc sử dụng vi sinh vật hiếu khí trong điều kiện không có oxy. Đồng thời, quá trình Nitrat hóa và Photphoril cũng diễn ra song song, giúp loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại trong nước thải.

  • Quá trình nitrat hóa

Quá trình nitrat hóa có sự hỗ trợ của hai chủng loại vi khuẩn Nitrosonas và Nitrobacter. Trong điều kiện thiếu oxy, nitrat hóa xảy ra theo 2 giai đoạn sau:

  • Đồng hóa: Khử NO3 => NH4+
  • Dị hóa: Khử NO3 => NO2 => N2O => N2

Khí nitơ được xử lý nhờ bay hơi và thoát ra khỏi nguồn nước.

  • Quá trình photphorit hóa

Nhờ vi khuẩn Acinetobacter tham gia mà hàm lượng photpho được loại bỏ toàn bộ trong quá trình tổng hợp các hợp chất mới mà không cần sử dụng photpho hoặc các hợp chất chứa photpho, những hợp chất này dễ bị phân hủy bởi vi khuẩn Acinetobacter.

Bình thường, trong bể Anoxic được trang bị thêm máy khuấy chìm để xáo trộn nguồn nước, tạo môi trường thiếu oxy giúp vi sinh vật thiếu khí sinh trưởng và phát triển. Điều này giúp quá trình nitrat hóa và loại bỏ photpho diễn ra hiệu quả hơn.

Qúa trình xử lý sinh học thiếu khí
Qúa trình xử lý sinh học thiếu khí

***QC: Vankhinen-THP chuyên cung cấp các sản phẩm van – vật tư đường ống phục vụ các hệ thống cấp – thoát nước, hệ thống xử lý nước thải,… Chúng tôi nhập khẩu lưu kho sẵn hàng số lượng lớn các mã sản phẩm chất liệu inox, nhựa để phục vụ các hệ thống xử lý nước thải như: van bướm inox 304 – nhựa, van cổng inox 304, van 1 chiều inox 304, lọc y inox, đồng hồ đo lưu lượng nước thải,… Quý Vị có thể liên hệ Hotline để nhận tư vấn, báo giá ưu đãi, nhanh chóng, và chi tiết nhất.

Quá trình sinh học hiếu khí (Oxic)

Các hợp chất hữu cơ trong nước thải được phân hủy hoàn toàn trong bể sinh học hiếu khí hoặc bể Aerotank thông qua hoạt động của vi sinh vật hiếu khí trong điều kiện có oxy và nồng độ pH được điều chỉnh phù hợp. Đồng thời, vi sinh vật sử dụng nitơ và photpho có trong nước thải để tổng hợp tế bào mới, CO2, H2O, đồng thời giải phóng năng lượng.

Ngoài ra, các vi sinh vật tự dưỡng tham gia vào quá trình nitrat hóa và sunfat hóa khi phân hủy khí NH4+ và H2S.

Dưới đây là ba giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí trong quá trình phân hủy chất hữu cơ:

  • Giai đoạn 1: Oxy hóa và thủy phân các chất hữu cơ: Chất hữu cơ + O2  —> CO2 + H2O + năng lượng;
  • Giai đoạn 2: Tổng hợp tế bào mới: Chất hữu cơ + O2 + NH3 —> Tế bào VSV + CO2 + H2O + năng lượng;
  • Giai đoạn 3: Phân hủy nội sinh: C5H7O2N + O2 —> CO2 + H2O + NH3 + năng lượng.

Thông số hoạt động tại bể Aerotank như sau:

  • Nồng độ bùn hoạt tính duy trì tại bể Aeroten: 3500 mg/l.
  • Tỷ lệ tuần hoàn bùn đạt 100%.
  • Hệ vi sinh vật tại bể Oxic được nuôi cấy bằng chế phẩm men vi sinh hoặc từ bùn hoạt tính.
  • Thời gian nuôi cấy một hệ vi sinh vật hiếu khí kéo dài từ 45 – 60 ngày.
  • Oxy cung cấp vào bể thông qua máy thổi khí đặt cạn hoặc máy sục khí đặt chìm.
Qúa trình xử lý hiếu khí (Oxic)
Qúa trình xử lý hiếu khí (Oxic)

Ưu điểm nổi bật của công nghệ xử lý nước thải sinh học AA0 – A2O

Công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO – A2O được sử dụng rộng rãi bởi những ưu điểm nổi bật sau:

  • Hiệu suất xử lý BOD trong nước thải đạt mức cao, từ 90 – 95%.
  • Khả năng chịu tải cao với chất hữu cơ.
  • Xử lý hiệu quả các chất ô nhiễm như COD, BOD, Nitơ, Phốt pho.
  • Giảm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng dư thừa trong nước thải.
  • Sử dụng công nghệ kỵ khí ở giai đoạn ban đầu để tiết kiệm năng lượng cho toàn bộ hệ thống.
  • Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống AAO – A2O tương đối thấp.
  • Tạo ra ít bùn thải hơn so với các phương pháp khác.
  • Nước sau xử lý có thể đạt chuẩn A theo thiết kế.
  • Tiêu thụ năng lượng thấp.
  • Có khả năng xử lý nhiều loại nguồn nước thải khác nhau.
  • Dễ dàng lắp thêm các thiết bị mới mà không cần tháo dỡ mối nối hay thiết bị khác.

Như vậy, có thể thấy công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO – A2O phù hợp với nhiều nguồn nước thải khác nhau. Công nghệ này có thể áp dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…và đặc biệt hiệu quả với các nguồn nước thải giàu nitơ, photpho.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO-A2O
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO-A2O

Ứng dụng của công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO-A2O

Công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO có khả năng phân hủy chất hữu cơ, do đó, công nghệ này thường được sử dụng trong các lĩnh vực như:

  • Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
  • Hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám, tram y tế….
  • Hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy sản xuất mía đường
  • Hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy sản xuất thực phẩm
  • Hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy chế biến thủy hải sản

Trên đây là thông tin về công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO – A2O là gì. Nếu có nhu cầu tư vấn về các thiết bị lắp đặt trong hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay với Vankhinen-THP để được hỗ trợ tốt nhất. Với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực van công nghiệp, thiết bị vật tư ngành nước, chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho quý khách.

Trần Trọng Hiếu

CÁC BÀI VIẾT KHÁC
X

    Thiết kế website MDIGI