Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải SBR là gì?

SBR là một trong những công nghệ xử lý nước thải tối ưu nhất hiện nay. Công nghệ này ứng dụng vi sinh học để xử lý nước thải chứa hợp chất hữu cơ, hàm lượng nitơ cao, xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính ở giai đoạn làm đầy và xả cặn hiệu quả. Để hiểu rõ hơn công nghệ xử lý nước thải SBR là gì? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.

Công nghệ xử lý nước thải SBR

SBR là viết tắt của Sequencing Batch Reactor, một công nghệ xử lý nước thải dựa trên phản ứng sinh học theo quy trình phản ứng mẻ liên tục. Bể SBR là một trong những loại bể phản ứng làm việc theo mẻ bằng bùn hoạt tính. Đặc điểm nổi bật của loại bể này là quá trình sục khí, lắng được vận hành và diễn ra trong cùng một bể chứa.

Công nghệ xử lý nước thải SBR là một trong những phương pháp xử lý nước thải hiệu quả. So với các loại bể truyền thống, bể SBR có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn trong nguồn nước thải đầu vào, tạo ra một môi trường an toàn và không gây hại cho môi trường.

Khi đã nắm vững khái niệm về công nghệ xử lý nước thải SBR là gì, chúng ta có thể đi sâu hơn vào các vấn đề liên quan đến bể SBR trong quá trình xử lý nước thải.

XEM THÊM: Công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO-A2O 

Công nghệ xử lý nước thải SBR
Công nghệ xử lý nước thải SBR

Cấu tạo bể xử lý nước thải SBR

Cấu trúc của bể xử lý nước thải SBR thường có hình chữ nhật và được thiết kế với kích thước lớn, với thành phần xây dựng từ vật liệu như bê tông, tạo nên một cấu trúc giống như bức tường.

Bể SBR thường bao gồm hai loại bể chính là Selector và C-Tech. Trong cấu trúc của bể SBR, bể Selector được đặt ở phía trước, tiếp theo là phần C-Tech ở phía sau. Ngoài ra, trong bể còn có các thành phần khác tham gia vào quá trình xử lý nước thải như bộ phận sục khí, ống xả và ống dẫn bùn.

Cấu tạo bể xử lý nước thải SBR
Cấu tạo bể xử lý nước thải SBR

***QC: Vankhinen-THP chuyên cung cấp các sản phẩm van – vật tư đường ống phục vụ các hệ thống cấp – thoát nước, hệ thống xử lý nước thải,… Chúng tôi nhập khẩu lưu kho sẵn hàng số lượng lớn các mã sản phẩm chất liệu inox, nhựa để phục vụ các hệ thống xử lý nước thải như: van bướm inox 304 – nhựa, van cổng inox 304, van 1 chiều inox 304, lọc y inox, đồng hồ đo lưu lượng nước thải,… Quý Vị có thể liên hệ Hotline để nhận tư vấn, báo giá ưu đãi, nhanh chóng, và chi tiết nhất.

Quy trình xử lý nước thải theo công nghệ SBR

Bể tiếp nhận

Mọi quy trình xử lý đều bắt đầu bằng giai đoạn tiền xử lý để loại bỏ chất cặn và rác thải tồn tại trong nước thải ban đầu. Bể tiếp nhận đóng vai trò hỗ trợ các bước xử lý tiếp theo, đảm bảo quá trình xử lý diễn ra suôn sẻ mà không gặp tình trạng tắc nghẽn.

Nước thải được đưa trực tiếp vào bể tiếp nhận để loại bỏ rác thải lớn, sau đó được bơm với tốc độ kiểm soát sang bể điều hoà. Bể điều hoà sẽ điều chỉnh tốc độ và nhiệt độ dòng chảy trước khi bơm tiếp vào bể SBR.

Bể C-tech

Tại hệ thống bể C-tech, sục khí hoạt động liên tục để đảm bảo phân bổ oxy khắp bể, thúc đẩy quá trình xử lý hiếu khí. Ngay sau đó, nước thải được chuyển đến các giai đoạn tiếp theo trong quá trình xử lý, bao gồm tổng cộng 5 giai đoạn chính:

Pha làm đầy

Trong khoảng thời gian từ một đến ba giờ, bể phản ứng sẽ hoạt động liên tục theo chu kỳ, tùy thuộc vào lượng BOD/COD đầu vào, quá trình làm đầy có thể linh hoạt thay đổi qua các giai đoạn: làm đầy tĩnh, làm đầy hoà trộn và làm đầy sục khí. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kỵ khí và hiếu khí, giúp vi sinh vật hoạt động hiệu quả. Quá trình này dễ dàng oxy hóa các chất hữu cơ và giảm lượng BOD/COD trong nước thải.

Pha phản ứng (có thổi khí)

Để tạo điều kiện sinh hoá giữa bùn hoạt tính và nước thải, có thể thực hiện bằng phản ứng bằng cách sục khí hoặc làm thoáng bề mặt để tăng cung cấp oxy. Đồng thời, việc khuấy trộn đều hỗn hợp trong thời gian khoảng 2 giờ sẽ giúp tăng hiệu suất của quá trình, tùy theo chất lượng cụ thể của nước thải.

Quá trình này diễn ra nhanh chóng thông qua sử dụng các loài vi khuẩn Nitrosomonas, loại vi khuẩn này sẽ thực hiện oxy hóa amoni (NH4+) thành nitrit (NO2-). Sau đó, vi khuẩn Nitrobacter tiếp tục phản ứng bằng cách oxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-).

Cụ thể, phản ứng được mô tả như sau:

NH4+ + 3/2O2 → NO2- + H2O + 2H+ (Nitrosomonas)

NO2- + 1/2O2 → NO3- (Nitrobacter)

Pha lắng

Pha lắng tạm dừng bơm nước thải để lắng tĩnh hoàn toàn trong khoảng 2 tiếng. Giai đoạn này giúp phân tách hoàn toàn hai thành phần trong nước thải: cặn lắng (bùn) và nước trong, tạo ra sự phân ly rõ ràng giữa chúng.

Pha hút nước

Phần nước sau lắng được bơm tháo nhờ thiết bị hút Decantor sang bể chứa để tiếp tục giai đoạn xử lý cuối cùng, mất khoảng 0,5 giờ.

Pha dừng

Pha dừng trong quá trình xử lý phụ thuộc vào việc thực hiện hoạt động của 4 pha trước đó, từ đó xác định thời gian chờ thích hợp trước khi tiếp tục giai đoạn xử lý tiếp theo.

Tương tự như phương pháp xử lý sinh học truyền thống, bể SBR cũng có những điểm tương đồng như nước thải khi vào bể sẽ trải qua giai đoạn sục khí cùng với quá trình xử lý bùn hoạt tính.

Khi lượng bùn dư trong giai đoạn lắng đạt đến một mức cố định, một phần bùn này sẽ được bơm vào bể chứa bùn, trong khi phần còn lại được giữ lại để phục vụ cho giai đoạn xử lý kế tiếp.

Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải SBR
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải SBR

XEM THÊM: Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Đánh giá công nghệ xử lý nước thải SBR

Ưu điểm nổi bật

  • Điểm đặc biệt của công nghệ xử lý nước thải SBR là không đòi hỏi tuần hoàn bùn hoạt tính. Quá trình phản ứng và lắng bùn hoạt tính diễn ra trong cùng 1 bể, do đó, bùn hoạt tính không bị hao hụt trong giai đoạn phản ứng, từ đó loại bỏ nhu cầu tuần hoàn bùn hoạt tính từ bể lắng để duy trì nồng độ.
  • Hệ thống vận hành tự động giúp quá trình điều khiển dễ dàng hơn và giảm yêu cầu về nhân công vận hành.
  • Tích hợp các quá trình nitrat/khử nitơ, loại bỏ hàm lượng photpho dễ dàng.
  • Mặc dù các pha thay đổi luân phiên nhưng không ảnh hưởng đến khả năng khử BOD của bể xử lý, vẫn duy trì ở mức 90 – 92%.
  • Tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng bể lắng, hệ thống đường ống và bơm liên quan.
  • Việc lắp đặt và mở rộng, nâng cấp bể SBR dễ dàng hơn.
  • Công nghệ SBR có khả năng xử lý nhiều loại nước thải, đáp ứng các yêu cầu và tải trọng khác nhau.
  • Bảo trì và bảo dưỡng thiết bị đơn giản hơn, không cần phải tháo nước cạn bể. Chỉ cần tháo nước khi bảo trì các thiết bị như cánh khuấy, máy thổi khí, decanter thu nước.
  • TSS đầu ra thấp, giúp tăng hiệu suất khử photpho, nitrat hóa và khử nitrat hóa.
  • Không sử dụng hệ thống gạt bùn cơ khí, kết hợp với hiệu suất lắng cao ở trạng thái tĩnh, giúp quá trình kết bông hiệu quả hơn.
  • Đặc biệt, bể SBR còn phù hợp với những nhà máy có mặt bằng nhỏ, vì giúp giảm diện tích xây dựng.
  • Xử lý hiệu quả nước thải có nồng độ N và P cao.
  • Nước thải khi qua bể SBR được đảm bảo:
  • BOD5 ≤ 10 mg/l
  • SS ≤ 10 mg/l
  • Tổng Nitơ = 5 – 8 mg/l
  • Tổng photpho = 1 – 2 mg/l

Một số hạn chế

  • Do hoạt động theo từng mẻ nên yêu cầu có sự đồng bộ hóa giữa các thiết bị.
  • Công suất xử lý thấp vì công nghệ SBR hoạt động theo từng mẻ.
  • Yêu cầu nhân viên có trình độ kỹ thuật cao để vận hành và điều chỉnh.
  • Gặp khó khăn khi áp dụng cho các hệ thống nước thải hoạt động liên tục và có công suất lớn.
  • Kiểm soát quá trình đòi hỏi hệ thống quan trắc với các chỉ tiêu tinh vi, hiện đại.
  • Nước đầu ra ở giai đoạn xả ra có thể cuốn theo bùn khó lắng, váng nổi.
  • Lưu ý đến thời gian thổi khí và thu nước để đảm bảo hiệu suất.
  • Do không rút bùn ra nên hệ thống thổi khí rất dễ nghẹt bùn, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.
Mô hình công nghệ xử lý nước thải SBR
Mô hình công nghệ xử lý nước thải SBR

Trên đây là một số thông tin về công nghệ xử lý nước thải SBR là gì? Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp Qúy Vị có thêm kiến thức về một công nghệ mới, được áp dụng trong hệ thống xử lý nước thải. Nếu có bất cứ câu hỏi thảo luận nào, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *