Lưu trữ Danh mục: Hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải là gì? Tại sao cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải? Quy trình công nghệ xử lý nước thải? Hiện nay, để giải quyết vấn đề về nước thải ô nhiễm, độc hại có rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp đã áp dụng hệ thống xử lý nước thải. Bởi hiệu quả xử lý cao, chất lượng nước thải sau xử lý đạt chuẩn. Cụ thể chi tiết bài viết dưới đây vankhinen.vn sẽ tổng hợp, mời các bạn tham khảo nhé!

Hệ thống xử lý nước thải là gì? 

Hệ thống xử lý nước thải là hệ thống được xây dựng từ nhiều tổ hợp công trình công nghệ và hóa chất xử lý nước thải đơn lẻ hợp thành (tiếng AnhWastewater treatment system) mục đích giúp giải quyết yêu cầu xử lý nước thải cho các hệ thống, nhà máy thành nước sạch có thể tái sử dụng và an toàn với môi trường cũng như sức khỏe con người.

Hệ thống xử lý nước thải

Tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất sẽ có những công nghệ xử lý nước thải khác nhau. Hiện nay, theo thống kê có 4 loại nước thải có thể đi vào hệ thống xử lý đó là nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thẩm lậu/nước chảy tràn và nước mưa.

Một hệ thống xử lý nước thải được xem là đạt hiệu quả khi đáp ứng và giải quyết được các vấn đề dưới đây:

  • Xử lý, loại bỏ hầu hết các hóa chất độc hại, các chất lơ lửng có thành phần gây ô nhiễm trong nước thải.
  • Nguồn nước thải sau xử lý đạt được các chỉ số quy định chất lượng nguồn nước, đạt chuẩn yêu cầu của bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Chi phí lắp đặt, xây dựng hợp lý, tiết kiệm chi phí nhưng đảm bảo chất lượng nước thải đạt chuẩn.
  • Dễ dàng nâng cấp, thay đổi, sữa chữa nếu có thay đổi về nguồn nước thải cũng như yêu cầu về chất lượng.

Tại sao cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải?

Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa lượng nước thải thải ra môi trường ngày càng nhiều. Theo đó yêu cầu cấp thiết đối với các nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư chính là xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường. Bởi hệ thống xử lý nước thải có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cụ thể:

Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải

  • Giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nước, giúp loại bỏ các loại hóa chất độc hại. Tạo ra nguồn nước thải sạch, thân thiện, không gây ô nhiễm môi trường.
  • Giúp cải thiện môi trường đất, tăng khả năng sinh trưởng và phát triển cho cây trồng. Từ đó góp phần vào sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp cũng như kinh tế, xã hội.
  • Loại bỏ phần nào các loại mầm bệnh, vi khuẩn, virus, vi khuẩn và nhiều loại vi sinh vật độc hại khác trong nước thải. Đảm bảo nguồn nước thải sau xử lý an toàn với sức khỏe con người.
  • Loại bỏ hoàn toàn mùi hôi thối, ấu trùng gây bệnh giúp tạo không gian, môi trường sống trong lành, thân thiện, tăng chất lượng môi trường, giảm thiểu ô nhiễm không khí.
  • Giúp tiết kiệm chi phí thoát nước công cộng vì được xây dựng một hệ thống xử lý nước thải riêng biệt.
  • Nước thải sau quá trình xử lý có thể tái sử dụng như một nguồn năng lượng xanh, sạch với công dụng tưới tiêu, rửa đường…
  • Đối với con người giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hạn chế tối đa được những nguy cơ gây bệnh.
  • Đối với các doanh nghiệp giúp xây dựng hình ảnh, tạo sự uy tín, đảm bảo chất lượng nước thải đưa ra môi trường, hoàn thành trách nhiệm về vấn đề BVMT, không gây tổn hại đến môi trường và sức khỏe xã hội.
  • Tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại cũng như ngành du lịch trong tương lai.
  • Mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội, môi trường và y tế.

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống xử lý nước thải

Đối với các doanh nghiệp, nhà máy hay các khu dân cư để xây dựng, lắp đặt được một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, giải quyết tình trạng ô nhiễm mang lại không khí trong lành, nguồn nước thải sạch, chất lượng, an toàn với sức khỏe con người cần dựa vào các yếu tố dưới đây:

Chất lượng hệ thống xử lý nước thải

  • Thành phần, tính chất của nguồn nước thải vì mỗi nguồn nước thải: công nghiệp, sinh hoạt, y tế…sẽ khác nhau.
  • Yêu cầu hiệu quả của quá trình xử lý nước thải.
  • Công suất xử lý nước thải tại các trạm xử lý tối thiểu, tối đa là bao nhiêu.
  • Chất lượng nguồn nước thải sau xử lý có đảm bảo được các tiêu chuẩn, yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp, nhà máy…
  • Những quy định xả nước thải vào đường ống chung và vào nguồn nước đối với từng khu vực, địa phương.
  • Diện tích đất sẵn có để thải ra lượng bùn thải của nước thải sau quá trình xử lý nước thải.
  • Quy mô cũng như xu hướng phát triển của chính các doanh nghiệp có nhu cầu xử lý nước thải trong tương lai.
  • Yêu cầu về hóa chất, năng lượng cùng các thiết bị có sẵn trên thị trường hiện tại.
  • Yêu cầu hệ thống phải đáp ứng các tiêu chí: dễ dàng vận hành, tính ổn định cao, chi phí đầu tư tối ưu, xử lý đơn giản.
  • Đảm bảo công nghệ xử lý của hệ thống phải an toàn trong mọi trường hợp xảy ra, đặc biệt là khi có sự thay đổi lớn về lưu lượng cũng như nồng độ các chất gây ô nhiễm.

Quy trình công nghệ cơ bản của một hệ thống xử lý nước thải 

Như đã giới thiệu từ đầu, tùy thuộc vào từng loại nước thải cũng như yêu cầu xả thải, ngành nghề, lĩnh vực sản xuất…sẽ có những hệ thống xử lý nước thải khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cơ bản sẽ gồm có các thiết bị van công nghiệp, đồng hồ đo lưu lượng nước thải,… và các công đoạn:

Quy trình công nghệ cơ bản của một hệ thống xử lý nước thải 

  • Xử lý cơ học: Đầu tiên là xử lý sơ bộ nguồn nước thải, phân tách rác thải các loại, cặn bẩn và lắng cát, tách dầu mỡ thừa… ra khỏi nước thải bằng phương pháp cơ học: dùng song chắn rác, bể lắng, bể lọc. Sau đó đưa nước thải về bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ chất thải.
  • Xử lý hóa học: Tiếp theo, trung hòa nồng độ pH về mức cân bằng, dùng phương pháp keo tụ – tạo bông để tạo thành các khối bông cặn có kích thước lớn và để chúng lắng xuống. Sau đó dùng phương pháp tuyến nổi để loại bỏ kim loại, chất vô cơ, chất lơ lửng trong nước thải. 
  • Xử lý sinh học: dùng các loại vi sinh vật kỵ khí, hiếu khí, thiếu khí có trong nước thải để loại bỏ các thành phần, các chất hữu cơ, chất lơ lửng có trong nước thải bằng cách dựa vào quá trình phân hủy nhờ các vi sinh vật ở trên.
  • Lọc nước: Tiến hành đưa nước thải vào các bể lọc để loại bỏ các chất rắn lơ lửng còn sót lại sau khi đã trải qua các bước xử lý bên trên. Tùy thuộc vào từng loại nước thải cũng như yêu cầu xử lý sẽ có những mức độ lọc khác nhau cho các loại.
  • Hệ thống bảng điều khiển: Có thể có hoặc không phụ thuộc vào mức độ tự động hóa của hệ thống cần xử lý nước thải.

*Sơ đồ quy trình xử lý nước thải – hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Kết luận

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn giải đáp được câu hỏi hệ thống xử lý nước thải là gì? Nhìn chung, xử lý nước thải là vấn đề cấp thiết cần thực hiện để giải quyết tình trạng ô nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, môi trường sống cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, mỗi doanh nghiệp, hệ thống cần thiết phải xây dựng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo môi trường sống, sức khỏe con người.

>> Có thể Bạn Quan tâm: Tìm hiểu chi tiết về hệ thống cấp nước: Khái niệm, cấu tạo, sơ đồ, quy trình

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy mía đường

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy mía đường

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy mía đường là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Bởi nước thải sản xuất mía đường chứa một lượng lớn các chất hữu cơ, trong đó có các hợp chất chứa nitơ và phốt pho. Việc xử lý nguồn nước thải này đòi hỏi phải áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để đạt được hiệu quả cao nhất. Để hiểu rõ hơn về hệ thống, hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Nguồn gốc phát sinh nước thải nhà máy sản xuất mía đường Để tạo ra đường thô và đường tinh luyện, quá trình chế biến phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, cùng với đó là sử dụng các nguyên liệu đa dạng. Điều này dẫn đến việc sinh ra một lượng nước thải đáng kể, với các mức độ ô nhiễm khác nhau. Theo các chuyên gia, nước thải nhà máy mía đường phát sinh từ các nguồn sau đây: Nước thải phát sinh từ các công đoạn băm, ép, vệ sinh và làm mát, có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ. Nước thải từ quá trình kết tinh đường, thường được dùng để làm nguội máy móc hoặc có thể bị rò rỉ từ quá trình sản xuất đường. Nguồn nước thải từ quá trình nấu và làm sạch sản phẩm. Ngoài ra, còn có nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên trong nhà máy đường cũng như từ quá trình vệ sinh sàn nhà. …. Tính chất đặc trưng của nước thải nhà máy mía đường Nước thải từ ngành công nghiệp sản xuất mía đường thường chứa một lượng đáng kể các chất hữu cơ, bao gồm nitơ và photpho hữu cơ. Giá trị BOD5 (Lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ 5 ngày) cao và biến động rất lớn, thường dao động từ 350 đến 2750 mg/l. Điều này khiến nước thải có tính axit hoặc kiềm, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên. Nước thải từ quá trình sản xuất mía đường còn chứa thành phần mang màu do các chất không đường dạng hữu cơ, các muối kim loại vô cơ như Na+, Si4+, Ca2+, Mg2+ và K+, đặc biệt khi qua quá trình xả rửa các cột tẩy màu resin liên tục. Các giai đoạn làm mát trong quá trình sản xuất mía đường thường tạo ra nước thải với nhiệt độ cao, gây ức chế hoạt động của vi sinh vật và các loài thực vật thủy sinh. Hầu hết chất rắn lơ lửng trong nước thải nhà máy mía đường có tính chất vô cơ. Khi được xả thải vào môi trường tự nhiên, những chất này có khả năng lắng xuống và hình thành một lớp dày ở đáy nguồn nước, gây hại cho hệ sinh thái nước và làm giảm nguồn thức ăn của cá. Các chất trong bùn lắng này chứa hợp chất hữu cơ, làm giảm lượng oxy có sẵn trong nước, sinh ra các khí như H2S, CO2, CH4. Hơn nữa, nước thải cũng chứa một lượng đường đáng kể, gây ô nhiễm nước. Các chất thải từ nhà máy sản xuất mía đường còn có tính axit. Trong một số trường hợp đặc biệt, độ pH có thể tăng lên do sự pha trộn với CaCO3 hoặc nước xả cột resin. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà máy mía đường Căn cứ vào thành phần trong nước thải nhà máy mía đường, chúng ta có thể xây dựng phương án xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường hiệu quả nhất. Dưới đây là sơ đồ tổng quan về hệ thống xử lý nước thải nhà máy mía đường. Song chắn rác (SCR): Chức năng chính của thiết bị lọc là loại bỏ các chất rắn lớn có trong nước thải, trong trường hợp này là bã mía. Song chắn rác hoạt động như một bộ lọc cơ học để ngăn chặn và thu gom các chất rắn này, đồng thời đưa chúng vào thùng rác để tiếp tục xử lý. Bể lắng cát: Được sử dụng để loại bỏ các chất rắn vô cơ nhẹ như cát và các hạt rắn lơ lửng khác trong nước thải. Sau khi các chất này lắng đọng, chúng được thu gom và vận chuyển đến bể phơi để tiếp tục xử lý. Hố thu gom hoặc bể thu gom: Nước thải từ quá trình sản xuất và sinh hoạt sẽ được thu gom tại hố thu để thống nhất xử lý. Bể điều hòa: Đây là một phần không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường. Bể điều hòa đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ, duy trì lưu lượng và kiểm soát nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Bể này thường được trang bị kèm máy khuấy trộn để ngăn chặn sự lắng cặn, giúp phân hủy khí độc hại phía dưới đáy bể. Bể lắng 1: Tại đây, nước thải được giữ yên lặng để các chất rắn vô cơ và hữu cơ lơ lửng lắng đọng, giúp quá trình loại bỏ cặn dễ dàng hơn. Bùn cặn sau đó được thu gom và chuyển đến bể xử lý tiếp theo. Bể phân hủy kỵ khí UASB: Bể này áp dụng công nghệ sinh học phân hủy kỵ khí dòng chảy ngược để chuyển các chất hữu cơ thành những chất đơn giản hơn và khí metan (CH4). Đồng thời, bể phân hủy kỵ khí UASB cũng giúp loại bỏ nito và phốt pho. Bể hiếu khí Aerotank: Bể này sử dụng công nghệ sinh học để phân hủy hiếu khí từ bùn hoạt tính. Các chất hữu cơ trong nước thải sau khi được xử lý sẽ phân hủy […]

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Quá trình sản xuất thực phẩm thường tạo ra một lượng lớn nước thải, có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không xử lý đúng cách. Điều quan trọng là áp dụng các công nghệ xử lý nước thải trong nhà máy chế biến thực phẩm. Việc này không chỉ đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên nước. Bài viết dưới đây, hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm. Vì sao cần kịp thời xử lý nước thải chế biến thực phẩm? Nước thải chế biến thực phẩm là nguồn nước thải phát sinh từ các nhà máy chế biến thực phẩm, bao gồm nhà máy chế biến bánh kẹo, mì tôm, các sản phẩm thủy sản, đồ ăn nhanh, các đơn vị chế biến thịt, gia cầm, cũng như sản xuất dầu mỡ. Nước thải từ ngành sản xuất thực phẩm chứa hàm lượng cao chất hữu cơ gọi là BOD, có khả năng phân hủy sinh học mạnh mẽ. Mức độ này thường cao hơn khoảng 15-20 lần so với tiêu chuẩn quốc gia về chất thải công nghiệp. Mọi giai đoạn trong quá trình sản xuất thực phẩm như xử lý, chế biến, đóng gói và lưu trữ đều cần sử dụng một lượng lớn nước, dẫn đến lượng nước thải xuất ra môi trường cũng rất đáng kể. Do đó, việc xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm là rất quan trọng. Nước thải chế biến thực phẩm khi thải thực tiếp vào môi trường sẽ gây suy giảm độ oxy hòa tan có trong nước, tác động tiêu cực đến các sinh vật sống trong nước. Các chất thải rắn lơ lửng, tinh bột hoặc các chất có màu sắc khác trong nước thải có thể làm mờ đi ánh sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của rong tảo theo thời gian. Hàm lượng Nito và Photpho trong nước thải có thể tích tụ lâu dài, tạo điều kiện cho hiện tượng phú dưỡng hóa, làm giảm chất lượng nguồn nước. Các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong nước thải có thể tạo ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nếu tiếp xúc trực tiếp. Do đó, việc xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm là rất quan trọng. Nguồn gốc và tính chất của nước thải chế biến thực phẩm Nguồn gốc Nước thải chế biến thực phẩm thường phát sinh từ các nguồn sau: Từ hoạt động vệ sinh cá nhân của công nhân, khu vực nhà vệ sinh, phòng bếp…. Nước thải từ quá trình sản xuất, pha chế, rửa nguyên liệu, vệ sinh máy móc và nhà xưởng cùng các thiết bị chế biến…. Đặc trưng, tính chất Do đặc thù của ngành chế biến thực phẩm khá đa dạng về thành phần cũng như nguyên liệu nên đặc trưng và tính chất của nước thải cũng khá đa dạng, điển hình như sau: Chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như Nito, Photpho. Chứa lượng lớn protein, chất béo, dầu mỡ cao nếu nguyên liệu chế biến là động vật. Thành phần BOD, COD, TSS, vi khuẩn cao. Thành phần hữu cơ, ít các chất độc hại. Độ mặn, độ màu, tinh bột cao. Và một số tính chất khác. Bảng thông số ô nhiễm nước thải chế biến thực phẩm STT Thông số Đơn vị Giá trị đầu vào QCVN 40:2011/BTNMT Cột A Cột B 1 PH – 6,5 – 8,5 6 – 9 5,5 – 9 2 BOD5 mg/l 700 – 1500 30 50 3 COD mg/l 1000 – 2500 75 150 4 TSS mg/l 350 – 700 50 100 5 Tổng Nitơ mg/l 100 – 250 20 40 6 Tổng Photpho mg/l mg/l 10 – 50 4 6 7 Dầu mỡ 50 – 200 5 10 8 Tổng Coliform MPN/100ml 104- 105 3.000 5.000 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm Nước thải ban đầu được đưa vào hệ thống thu gom để về hố thu. Trước khi vào hố thu, nước thải đi qua song chắn rác để loại bỏ các vật liệu có kích thước lớn (≥10mm), nhằm tránh tắc nghẽn đường ống và bơm trong quá trình xử lý nước thải chế biến thực phẩm. Hố thu thường có độ sâu phù hợp để lưu giữ nước thải. Bên trong hố thu có bố trí bơm chìm để dẫn nước thải đến bể điều hòa. Bể điều hòa đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tính chất và lưu lượng nước thải. Trong hệ thống bể điều hòa, nước thải được khuấy trộn liên tục bằng máy thổi khí trước khi được bơm lên bể tuyển nổi. Bên cạnh đó, bể tuyển nổi đóng vai trò phân chia chất lượng nước, lọc dầu mỡ và các tạp chất dễ nổi trên bề mặt nước. Dầu mỡ sẽ được dẫn sang bể chứa dầu mỡ riêng để xử lý. Nước thải tiếp tục được chuyển vào bể sinh học UASB, tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ theo phản ứng sau: Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí + CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới +… Quá trình phân hủy (xử lý nước thải chế biến thực phẩm) bao gồm 4 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn 1: Thuỷ phân và cắt mạch hợp chất cao phân tử. Ở giai đoạn này, các chất thải hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như protein, chất béo, cellulose, lignin, được phân hủy thông qua quá trình thuỷ phân. Các hợp chất cao phân tử này được cắt mạch thành các phân tử đơn giản hơn, dễ phân hủy hơn. […]

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất thép

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất thép

Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp gang thép, mức độ ảnh hưởng từ quá trình sản xuất tại các nhà máy thép đến môi trường sống là rất lớn. Vậy hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất thép như thế nào để đảm bảo hiệu quả? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! Thông tin về nước thải nhà máy sản xuất thép Nguồn gốc phát sinh nước thải Hiện nay, với sự phát triển của ngành công nghiệp, các nhà máy sản xuất thép ngày càng mở rộng để tận dụng tối đa lợi ích kinh tế mà ngành mang lại. Trong quá trình sản xuất, nhà máy thép phát sinh nước thải từ các hoạt động, bao gồm lượng nước thải từ quá trình sản xuất thép và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân. Khí thải, nước thải, chất thải rắn…phát sinh từ nhà máy sản xuất thép đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Để giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và sức khỏe con người, cần có biện pháp xử lý và phòng ngừa phù hợp. Nước thải của nhà máy sản xuất thép chủ yếu phát sinh từ những nguồn sau đây: Nguồn nước thải từ quá trình làm mát khi sản xuất thép. Nguồn nước thải từ hoạt động vệ sinh máy móc, thiết bị. Nguồn nước thải từ hoạt động sinh hoạt, nấu ăn và vệ sinh của công nhân. Thành phần, tính chất của nước thải nhà máy thép Mặc dù nước thải từ nhà máy sản xuất thép không nhiều như các nhà máy khác nhưng lại chưa một hàm lượng lớn chất độc hại, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Nước thải từ nhà máy sản xuất thép có thành phần rất khó xử lý do chứa nhiều loại hóa chất độc hại như dầu mỡ, cặn bẩn lơ lửng, vụn kim loại nặng, các hóa chất như phenol, xyanua, hydroxit, vi sinh vật phát sinh từ quá trình vệ sinh của nhân viên. Thành phần hóa học trong nước thải nhà máy sản xuất thép bao gồm: Tổng chất rắn lơ lửng khoảng 4.000 – 7.000 mg/L Xyanua khoảng 15 mg/L Crom khoảng 5 mg/L Kẽm khoảng 35 mg/L Chì khoảng 8 mg/L Cadimi khoảng 0.4mg/L COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học) khoảng 500 mg/L Quy trình hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất thép Dưới đây là sơ lược quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất thép cơ bản nhất: Hố thu gom: Nước thải từ hệ thống thu gom được dẫn về hố thu. Trước khi nhập hố thu, nước thải được đưa qua bộ lọc rác để loại bỏ tạp chất và rác thải lớn. Hố thu thường có kích thước lớn để chứa nước thải và được trang bị bơm chìm để đẩy nước thải sang bể điều hòa. Bể điều hòa: Bể này có chức năng điều chỉnh tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất. Nước thải được đảo trộn liên tục bằng máy thổi khí để ngăn chặn lắng cặn và ngăn mùi hôi khó chịu. Sau đó, nước thải được bơm dẫn qua bể tách dầu mỡ. Bể tách dầu mỡ: Nước thải đi qua bể này để loại bỏ lớp dầu mỡ nổi trên bề mặt và tách các chất hữu cơ không hòa tan trong nước. Quá trình này cũng giúp thu hồi lại lượng dầu có trong nước thải. Bể keo tụ tạo bông: Nước thải từ bể tách dầu mỡ được dẫn qua bể này. Nước thải trước tiên được đưa vào ngăn khuấy trộn. Tại đây, hóa chất keo tụ và hóa chất điều chỉnh pH được bổ sung để tạo điều kiện cho quá trình keo tụ diễn ra hiệu quả. Sau đó, nước thải được chuyển sang ngăn tạo bông. Tại đây, hệ thống châm hóa chất trợ keo tụ (polymer) được bổ sung vào để cải thiện hiệu suất keo tụ. Sau đó, hỗn hợp bông cặn cùng nước thải được dẫn qua bể lắng hóa lý để lắng xuống đáy bể. Bể lắng: Nước thải đi qua bể này để làm lắng các bông cặn đã keo tụ. Bể khử trùng: Bể này được châm thêm Clo giúp tiêu diệt vi khuẩn còn tồn tại trong nước thải. Đồng thời, đây cũng là bước trung gian để bơm nước lên bể lọc áp lực. Bể lọc áp lực: Nước thải từ bể khử trùng được đẩy lên bể lọc áp lực nhằm loại bỏ cặn lơ lửng còn lại sau quá trình xử lý. Sau một thời gian sử dụng, tiến hành rửa bể lọc để loại bỏ chất bẩn bám trên vật liệu lọc. Nước rửa lọc sau đó được tái sử dụng bằng cách đưa trở lại hố thu. >>> Tham khảo thêm: Hệ thống xử lý nước thải sản xuất Ảnh hưởng tiêu cực của nước thải nhà máy sản xuất thép đến môi trường Nước thải nhà máy sản xuất thép nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của con người. Đối với môi trường Là chất độc đối với các loài sinh vật sống dưới nước như cá, tôm và các loại thực vật khác. Tiêu diệt các loài sinh vật phù hợp, làm biến đổi tính chất lý hoá của nước. Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, với nồng độ chất độc hại đủ lớn có thể khiến sinh vật có thể chết hoặc thoái hóa. Với nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc hoặc tích tụ sinh học, về lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các loài sinh vật. Tác động […]

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất

hệ thống xử lý nước thải sản xuất

Xử lý nước thải sản xuất là quá trình loại bỏ hoặc giảm độc tố của nước thải được sinh ra từ các hoạt động công nghiệp. Nhằm bảo vệ môi trường, duy trì chất lượng nguồn nước và đóng góp vào sự bền vững của hoạt động sản xuất. Trong bài viết dưới đây, Vankhinen-THP xin chia sẻ một số thông tin về hệ thống xử lý nước thải sản xuất. Hệ thống xử lý nước thải sản xuất là gì? Nguồn gốc nước thải sản xuất Nước thải sản xuất là nước được sinh ra từ quá trình sản xuất. Lượng nước này không đồng nhất và khác nhau về mức độ phát thải, phụ thuộc vào loại hình sản xuất, công nghệ xử lý nước, trang thiết bị hiện đại, thời gian hoạt động của hệ thống máy móc, cũng như trình độ của người quản lý và ý thức của công nhân. Nước thải sản xuất có thể chia thành 2 loại chính: Nước thải bẩn: là lượng nước sinh ra từ các hoạt động (như: rửa, vệ sinh máy móc, thiết bị và sinh hoạt) của nhân viên trong nhà máy. Nước thải không bẩn: là lượng nước sinh ra trong quá trình làm nguội, ngưng tụ hơi nước và giảm nhiệt trong các trạm làm lạnh. Hệ thống xử lý nước thải sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng, phải tuân theo quy chuẩn xử lý nước thải công nghiệp QCVN-40. Bao gồm các quy định về đối tượng áp dụng, đối tượng thực hiện, phương pháp xác định và các quy định kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao nhất. Những hệ thống xử lý nước thải sản xuất tốt nhất hiện nay Hệ thống điều lưu Hệ thống điều lưu là quá trình điều chỉnh hoặc giảm bớt các thuộc tính của nước thải sản xuất, nhằm đạt được điều kiện tối ưu cho quá trình xử lý nước thải sản xuất tiếp theo. Quy trình hoạt động của hệ thống này bao gồm việc thu thập và lưu trữ nước thải vào một bể lớn, sau đó phân phối đến các bể nhỏ hơn để tự động xử lý. Công nghệ trung hoà Công nghệ trung hoà được sử dụng để điều chỉnh pH của nguồn nước thải sản xuất có nồng độ pH cao hoặc không thể xử lý bằng phương pháp sinh học. Keo tụ tạo bông Keo tụ tạo bông là kết quả của quá trình kết tụ của các chất rắn ở dạng lơ lửng trong nước thải sản xuất nhằm tạo ra các hạt có kích thước lớn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn nước thải sản xuất sẽ chứa các hạt keo và mang điện tích. Các hạt keo này sẽ phá vỡ trạng thái ổn định trong nước thải, gia tăng sự kết hợp để tạo ra những bông có kích thước vừa đủ và bị loại bỏ trong quá trình lắng hoặc lọc. Quy trình hệ thống xử lý nước thải sản xuất diễn ra như thế nào? Quy trình xử lý nước thải sản xuất bao gồm những bước sau: – Bể tách dầu mỡ: nước thải sản xuất từ nhà xưởng, công ty sẽ được đưa tới khu vực xử lý chất thải tập trung qua hệ thống thoát nước. Sau đó, nước thải được đưa qua bể tách dầu để loại bỏ lượng dầu thực vật, mỡ động vật phát sinh từ khu vực bếp hoặc dầu mỡ máy móc bằng biện pháp trọng lực. Đây là bước đầu tiên và có vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước thải sản xuất. Bởi sau khi tách dầu mỡ, nước thải sẽ không gây tắc đường ống, đồng thời giúp đơn giản hóa quá trình xử lý. – Bể thu gom: sau khi tách bỏ lượng dầu mỡ, nước thải sẽ được dẫn sang bể thu gom. Tại đây, 2 bơm chìm sẽ hoạt động luân phiên để bơm nước thải lên bể điều hòa. – Bể điều hoà: bể này có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải sản xuất. Ngoài ra, trong bể còn được trang bị hệ thống đảo trộn, thổi khí hoạt động thường xuyên nhằm ngăn ngừa hiện tượng lắng bùn hoặc lên men kỵ khí. – Bể keo tụ tạo bông: một lượng nước thải từ quá trình sản xuất được đẩy lên bể keo tụ để tạo bông từ bể điều hoà. Trong bể keo tụ tạo bông sử dụng hai loại hóa chất là PAC và NaOH được thêm vào ngăn khuấy trộn nhanh. Quá trình keo tụ là quá trình bổ sung thêm các ion mang điện tích trái dấu (điện tích dương) vào nước thải nhằm trung hòa điện tích của các hạt keo có trong nước thải. Điều này làm tăng thế điện động Zeta, phá vỡ độ bền của hạt keo tụ và ngăn cản sự chuyển động hỗn loạn trong nước. Sau quá trình keo tụ, các bông cặn sẽ liên kết với nhau để tạo thành những bông có kích thước lớn. Để thực hiện quá trình này, người ta thường sử dụng phương pháp khuấy, với tốc độ cánh khuấy nhỏ để tăng kích thước và khối lượng bông cặn, giúp bông cặn có thể chịu được tác động của trọng lực và lắng xuống. – Bể lắng: nước thải sản xuất sẽ được đổ vào các bể trong hệ thống ống trung tâm, sau đó phân tán đều trên toàn bộ diện tích của bể và di chuyển từ dưới lên. Nhờ tác động của trọng lực, các khối bông cặn trong nước thải sẽ được tách ra khỏi dòng chảy và chìm xuống đáy bể. Phần nước còn lại sẽ dâng lên bề mặt và tràn vào các máng thu nước, sau đó chảy […]

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm được sử dụng để xử lý nước thải từ các nhà máy dệt nhuộm. Những nhà máy này sản xuất ra các sản phẩm dệt nhuộm như: vải, sợi, áo quần, đồ gia dụng và phụ kiện. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, chúng cũng tạo ra nước thải chứa các hóa chất và màu sắc, gây hại đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm là gì? Nước thải dệt nhuộm được sinh ra từ các nhà máy dệt nhuộm, làng nghề sản xuất vải. Nước thải phát sinh từ nhiều công đoạn, từ hồ sợi – giũ hồ rồi nấu và tẩy nhuộm cho đến hoàn tất các tấm vải. Mỗi một công đoạn đều tạo ra những loại nước thải khác nhau. Nguồn gốc Nguồn gốc của nước thải dệt nhuộm là do các tạp chất có trong vải như: dầu mỡ, tạp chất chứa nitơ và các bụi bẩn dính trong sợi vải, được thải ra trong quá trình sản xuất từ giai đoạn kéo sợi đến thành phẩm. Từ đó, sinh ra một lượng nước thải lớn chứa các hóa chất và dung dịch nhuộm, là nguyên nhân chính của chất thải công nghiệp trong ngành dệt nhuộm. Thành phần Nước thải dệt nhuộm chứa các hóa chất như: hồ tinh bột, acid sulfuric (H2SO4), acid acetic (CH3COOH), Natri hydroxit (NaOH), Natri hypochlorite (NaOCl), Hydro Peroxide (H2O2), các loại thuốc nhuộm, chất trơ, chất cầm màu, chất tẩy giặt và chất ngấm khác. Tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất, đặc biệt là giai đoạn nhuộm và nấu tẩy, tạo ra lượng nước thải từ 12 đến 300m3 cho mỗi tấn vải dệt nhuộm. Nồng độ của pH, chất lơ lửng, BOD, COD, và nhiệt độ trong nước thải dệt nhuộm đều vượt quá mức cho phép xả vào hệ thống tiếp nhận nguồn nước thải. Tính chất Dưới đây là bảng chỉ tiêu của thành phần tính chất nước thải dệt nhuộm: Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Nước thải sinh hoạt Nước thải sunfua Nước thải tẩy pH – 10 – 11 > 11 > 12 COD mg/l 450 – 1.500 10.000 – 40.000 9.000 – 30.000 BOD5 mg/l 200 – 800 2.000 – 10.000 4.000 – 30.000 N tổng mg/l 5 – 15 100 – 1.000 200 – 1.000 P tổng mg/l 0.7 – 3 7 – 30 10 – 30 SS mg/l – – – Màu Pt-Co 7.000 – 50.000 10.000 – 50.000 500 – 2.000 Độ đục FAU 140 – 1.500 8.000 – 200.000 1.000 – 5.000 Nước thải từ ngành công nghiệp dệt nhuộm thường có tính kiềm cao với độ pH > 9, nồng độ COD và BOD lớn, cùng với sự hiện diện của kim loại nặng và chất gây độc cho sinh vật sống, gây hại cho sức khỏe cộng đồng. Thêm vào đó, các chất thải từ quá trình sản xuất và vật liệu dệt khác nhau sẽ tạo ra những chất thải đặc biệt. Ví dụ, nước thải từ vải len và cotton thô có chứa độ màu cao, độ kiềm cao, chất lơ lửng và nồng độ BOD cao. Mặc dù việc sử dụng hóa chất để xử lý nước thải dệt nhuộm đã được áp dụng. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề ô nhiễm một cách triệt để và hiệu quả thì việc sử dụng công nghệ hiện đại là rất cần thiết. Những lý do nên xử lý nước thải dệt nhuộm Quá trình sản xuất dệt nhuộm bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau như: giũ hồ, nấu, tẩy, tẩy trắng, làm bóng, nhuộm, in, giặt công nghiệp và sản xuất thành phẩm. Mỗi giai đoạn sản xuất sẽ tạo ra nước thải với các thành phần đặc trưng khác nhau. Ví dụ, trong giai đoạn nhuộm và in, nước thải thường có độ màu rất cao do thuốc nhuộm, kim loại. Khi xả thải vào nguồn tiếp nhận, nó sẽ làm thay đổi màu sắc và tính chất của nước. Độ màu cũng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các loài thủy sinh trong nước. Nước thải còn chứa các thành phần độc hại như: kim loại nặng, hợp chất hữu cơ, hóa chất hoạt động bề mặt. Các chỉ tiêu như: hàm lượng COD, BOD, độ kiềm và nồng độ pH cao, tất cả đều gây nguy hiểm đối với con người cũng như hệ sinh thái. Khi xả thải, các chất độc hại này có thể tích tụ trong cơ thể của sinh vật và gây bệnh. Đối với các loài thủy sinh, nước thải có thể làm tăng độ độc, gây tổn thương cho tôm, cá và các sinh vật khác. Do đó, việc xử lý nước thải dệt nhuộm là vô cùng quan trọng. Hiện nay, các phương pháp xử lý nước thải đang được đẩy mạnh và nghiên cứu để giảm thiểu các nguy hiểm đối với con người cũng như hệ sinh thái. Những hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm hiệu quả Phương pháp keo tụ Một phương pháp được sử dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm là sử dụng phèn nhôm, phèn sắt hoặc sữa vôi để loại bỏ màu sắc và một phần COD. Nồng độ pH cần được điều chỉnh phù hợp với hóa chất sử dụng trong quá trình keo tụ. Sử dụng các bông hydroxit sắt hoặc nhôm để hấp thụ các chất màu của nước thải có thể mang lại hiệu quả cao với tác dụng của thuốc nhuộm. Để cải thiện quá trình xử lý, các polyme hữu cơ thường được sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể tạo ra lượng bùn dư đáng kể và chỉ giảm lượng COD khoảng 60-70%. Phương pháp hấp phụ Phương pháp này được áp dụng để xử […]

Hệ thống xử lý nước thải y tế

hệ thống xử lý nước thải y tế

Hiện nay, vẫn có nhiều cơ sở y tế chưa tuân thủ quy định về xử lý nước thải y tế theo chuẩn mực của nhà nước. Theo thông tin được công bố bởi Bộ Y tế, số lượng cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc lên tới gần 50.000. Ngoài ra, còn có 248 bệnh viện tư nhân và 21.048 phòng khám tư nhân, cùng với nhiều cơ sở khác. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về hệ thống xử lý nước thải y tế. Nguồn gốc nước thải y tế phát sinh từ đâu? Các nguồn gốc của nước thải y tế bao gồm quá trình khám bệnh, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, chất khử trùng, vệ sinh dụng cụ y khoa, thuốc kháng sinh, tráng phim, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, xét nghiệm, sản xuất dược liệu. Nước thải này chứa nhiều loại vi khuẩn, mầm bệnh, máu, mủ, dịch tiết, đờm, chất hữu cơ, hoá chất, dung môi trong dược phẩm, và dư lượng thuốc kháng sinh. Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người thăm bệnh phát sinh từ quá trình sinh hoạt của họ trong bệnh viện, bao gồm từ các nhà vệ sinh, việc vệ sinh cá nhân, rửa thực phẩm, vệ sinh phòng bệnh. Nước thải này chứa các chất hữu cơ dễ bị sinh vật phân hủy, cũng như các chất lơ lửng có khả năng gây bồi lắng cho nguồn tiếp nhận chúng, khiến chất lượng nước xấu đi. Các chất dinh dưỡng N, P trong nước thải này có thể gây hiện tượng phú dưỡng hóa. Nước thải sinh hoạt từ nhà ăn trong bệnh viện có hàm lượng dầu mỡ khoáng và chất tẩy rửa cao do hoạt động nấu ăn quy mô lớn. Lượng dầu mỡ và chất tẩy rửa này có thể gây khó khăn trong quá trình xử lý nước thải sau đó. Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải y tế Quy định xử lý nước thải y tế Hiện nay, theo quy định của nhà nước về xử lý nước thải y tế, nước thải bệnh viện phải được xử lý và đảm bảo khử trùng hiệu quả trước khi thải ra môi trường sống. Ngoài ra, nước thải bệnh viện phải được loại bỏ triệt để các chất như nồng độ pH, Shigella, BOD5, COD, tổng hàm lượng chất rắn, nitrat, photphat, coliform, amoniac, chất phóng x, và phải được xử lý cân bằng, đạt hiệu quả cao . Các bệnh viện trên toàn quốc cần thiết kế, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNM trước khi đưa vào vận hành chính thức. Những bệnh viện chưa lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hoặc không đạt tiêu chuẩn sẽ không được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận hoạt động. Ngoài ra, nếu bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế riêng nhưng hiệu quả, công suất hoạt động thấp, chất lượng kém dẫn đến thải các chất vượt ngưỡng cho phép theo quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT thì bệnh viện sẽ bị xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Nghị định 55/2021/NĐ-CP. Quy trình xử lý nước thải y tế Phương pháp xử lý nước thải y tế được lựa chọn tùy theo điều kiện cụ thể của dự án và phải đảm bảo các yêu cầu sau: Không gây ồn ào, mùi khó chịu cho khu vực xung quanh. Không làm ảnh hưởng đến mỹ quan, sinh hoạt chung của bệnh viện và các khu vực lân cận. Dễ dàng quản lý, vận hành với chi phí vận hành hợp lý. Dựa vào các đặc điểm này và mục tiêu xử lý cần thiết, công nghệ xử lý nước thải sẽ bao gồm các bước chính sau: Bước 1: Sử dụng phương pháp cơ học để loại bỏ các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn trong nước và ổn định nồng độ các chất ô nhiễm trong nước. Bước 2: Sử dụng kết hợp các phương pháp phân hủy sinh học kỵ khí và hiếu khí, chẳng hạn như lò phản ứng màng sinh học di chuyển (MBBR) và tăng trưởng lơ lửng, để loại bỏ các chất hữu cơ nguy hại có trong nước thải. Bước này nhằm mục đích giảm mức độ nitơ, phốt pho và các chất ô nhiễm hữu cơ như COD và BOD. Bước 3: Sử dụng các biện pháp khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật có hại trong nước, đảm bảo đầu ra đầu ra đạt Quy chuẩn xả thải nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT. Bùn phát sinh trong quá trình xử lý sẽ được bơm vào bể chứa bùn và được hút bỏ thường xuyên. Hệ thống sẽ được thiết kế thành một quy trình khép kín ngăn ngừa phát sinh mùi hôi và giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn cho khu vực xung quanh bệnh viện. >>> Tham khảo thêm: hệ thống xử lý nước thải công nghiệp Thuyết minh công nghệ xử lý nước nước thải y tế Nước thải từ các phòng chức năng trong bệnh viện được thu gom và chảy về hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện. Trước khi vào bể điều hòa, nước thải được chắn lọc để giữ lại các vật rắn có kích thước lớn hơn 2mm. Sau đó, nước thải được đưa vào bể điều hòa để được xử lý sinh học. Trong quá trình này, nước thải được xáo trộn đều bằng cách sục khí từ bên ngoài được cấp vào, giúp giảm hàm lượng ô nhiễm và phân bổ lưu lượng nước đều trong toàn bể. Nhờ vậy, quá trình xử lý sinh học có hiệu quả cao nhất. Sau khi được thu nhặt từ bể […]

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi

hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi

Ngành chăn nuôi có nhiệm vụ cung ứng nguồn thực phẩm cho cuộc sống của con người. Chính  vì thế, các yếu tố liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm luôn được kiểm duyệt hết sức nghiêm ngặt. Trong đó, hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi được chú trọng hơn cả, vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và môi trường. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu chi tiết về hệ thống này nha. Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi là gì? Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Nước thải từ các trang trại chăn nuôi có thể chứa các chất độc hại (như: amoniac, nitrat và phốt pho), gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trong bài viết dưới đây, Vankhinen-THP sẽ chia sẻ một số thông tin chi tiết của hệ thống này. Tầm quan trọng của xử lý nước thải chăn nuôi Nước thải từ chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người. Do đó, hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và duy trì sức khỏe cộng đồng. Trong quá trình nuôi trồng gia súc gia cầm, nước thải được sinh ra từ các hoạt động của động vật (như: ăn uống, tiêu hóa, và chất thải khác). Nước thải này chứa đầy các hóa chất như nitơ và phospho, và các chất hữu cơ như bã cỏ và phân. Nếu không được xử lý đúng cách, nước thải chăn nuôi có thể làm tăng nồng độ hóa chất và hữu cơ trong nước ngầm và suối, dẫn đến tình trạng tràn ngập, xói mòn đất đai và ô nhiễm môi trường. Để giảm thiểu tác động của nước thải chăn nuôi đến môi trường, nhiều phương pháp xử lý đã được đưa ra. Trong đó, việc sử dụng bùn vi sinh vật, một phương pháp giúp loại bỏ chất hữu cơ và khử trùng nước thải. Bùn vi sinh vật có thể được sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ, giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho đất và cải thiện chất lượng đất. Một phương pháp khác là sử dụng hệ thống xử lý nước thải sinh học, cho phép các vi sinh vật hữu ích phân hủy chất hữu cơ và tẩy rửa nước thải. Đây là một phương pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí, được sử dụng rộng rãi trong các trang trại chăn nuôi. Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ hiện đại như xử lý bằng ánh sáng UV hoặc khử trùng bằng ozon cũng là một lựa chọn tốt để xử lý nước thải chăn nuôi. Tuy nhiên, đây là các phương pháp đòi hỏi chi phí cao và phức tạp, do đó cần phải được áp dụng đúng cách và có sự hỗ trợ hợp lý. Những thách thức khi xử lý nước thải chăn nuôi Việc xử lý nước thải chăn nuôi đặt ra nhiều thách thức, cụ thể: Tính độc hại của nước thải: nước thải từ chăn nuôi thường chứa các chất độc hại như amoniac, nitrat, phosphate, vi khuẩn và virus. Việc xử lý nước thải chăn nuôi đòi hỏi phải loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại này, tránh gây hại cho môi trường. Chi phí đầu tư và vận hành: việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đòi hỏi nhiều vốn và chi phí, bao gồm cả chi phí vận hành và bảo trì sau này. Quy định pháp lý: nhiều quốc gia đã đưa ra các quy định về mức độ xử lý nước thải từ chăn nuôi để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc tuân thủ các quy định này đòi hỏi sự tăng cường giám sát và thực thi, đặc biệt đối với các trang trại chăn nuôi nhỏ và vừa. Ngày nay, hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi như một phần của ngành chăn nuôi, giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của chăn nuôi đến môi trường. Với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi, việc phát triển các hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi là rất cần thiết. Do đó, cần có sự đầu tư và nghiên cứu để phát triển các giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả và bền vững. >>> Tham khảo thêm: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi phổ biến nhất hiện nay: Phương pháp xử lý nước thải chăn bằng biogas Hầm biogas còn được gọi là hầm phân huỷ yếm khí, là phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này giúp giảm thiểu lượng nước thải và chuyển hoá khí độc hại (như: CO2, CH4 và H2S), đồng thời thay thế nhiên liệu đốt hoặc điện năng để tạo ra ánh sáng. Ngoài ra, bùn cặn từ hầm biogas còn được sử dụng để làm phân bón hữu cơ, cải thiện chất lượng đất và tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Các trang trại chăn nuôi gia súc lớn cần được trang bị hệ thống xử lý nước thải bài bản hơn để đảm bảo xử lý triệt để nước thải, bảo vệ môi trường sống xung quanh. Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật là một giải pháp tối ưu và […]

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

nguồn gốc nước thải sinh hoạt

Xử lý nước thải sinh hoạt đang được rất nhiều người quan tâm. Chính vì thế, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm, giảm thiểu tác động đến môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu về hệ thống này nhé. Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là gì? Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có vai trò quan trọng khi loại bỏ các yếu tố gây hại cho môi trường. Thông thường, nước thải sau khi được sử dung bởi các khu dân cư và chung cư sẽ di chuyển ra các sông hoặc mương. Tuy nhiên, do các tạp chất có trong nước thải khi xảy ra phản ứng tạo ra chất gây ô nhiễm. Nên quá trình xử lý nước thải cần phải có hệ thống làm việc cụ thể, hiệu quả. Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt được phát sinh từ các nguồn như: Nguồn gốc từ hoạt động sinh hoạt con người: được sinh ra từ hoạt động của con người (như: rửa chén, rửa tay, tắm, xả toilet và các hoạt động nấu nướng). Nước thải sinh hoạt cũng bao gồm nước từ các hoạt động giặt là và tắm cho động vật cưng. Nguồn gốc từ các cơ sở dịch vụ: còn bắt nguồn từ các cơ sở dịch vụ (như: khách sạn, nhà hàng, trường học và bệnh viện). Những cơ sở này phát sinh ra lượng lớn nước thải từ hoạt động giặt là, vệ sinh, nấu ăn và sinh hoạt của nhân viên và khách hàng. Nguồn gốc từ đô thị hóa: đô thị hóa đang là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng lượng nước thải sinh hoạt. Khi một khu vực được đô thị hóa, các hoạt động sinh hoạt của con người, các cơ sở dịch vụ và các hoạt động công nghiệp tập trung ở một khu vực, dẫn đến lượng nước thải sinh hoạt tăng đáng kể. Đặc tính của nước thải sinh hoạt Tính chất vật lý Về màu sắc: nước thải sinh hoạt thường có màu đen, màu nâu hoặc các màu khác (như: đỏ, vàng, xanh) phụ thuộc vào hàm lượng và loại chất độc hại có trong nước. Về nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải phụ thuộc vào môi trường tự nhiên và vùng địa lý chứa nước thải. Về mùi: nước thải có thể có mùi hôi thối, nồng, mùi của hóa chất. Mùi của nước thải phụ thuộc vào hàm lượng và tính chất của các chất có trong nước. Tính chất hóa – sinh BOD (Biological Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật hiếu khí và hoại sinh phân hủy chất hữu cơ trong nước thải. Trong nước thải sinh hoạt, BOD thường nằm trong khoảng 250-400 mg/L. COD (Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hóa học chất hữu cơ trong nước thải thành CO2 và H2O. COD trong nước thải sinh hoạt thường dao động từ 450 đến 800 mg/L. Nitơ trong nước thải sinh hoạt chủ yếu đến từ nước tiểu, với hàm lượng cao hơn phân khoảng 8 lần. Protein và purin trong nước tiểu thủy phân nhanh chóng tạo thành amoni. Phần lớn lượng nitơ trong nước thải sinh hoạt là amoni (chiếm 60-80%). Photpho trong nước thải sinh hoạt đến từ nhiều nguồn (như: phân, thức ăn thừa, chất tẩy rửa tổng hợp). Lượng photpho từ phân được ước tính là 0,2-1kg/người/năm, trung bình 0,6kg. Lượng photpho từ chất tẩy rửa được tính là 0,3 kg/người/năm. Thức ăn thừa và các dụng cụ nấu ăn cũng thải ra lượng photpho đáng kể. Vi sinh vật trong nước thải sinh hoạt gồm virus và các vi khuẩn gây bệnh như thương hàn, lỵ, tả. Tuy nhiên, nước thải cũng chứa vi khuẩn không gây hại, giúp phân hủy các chất thải. >>> Tham khảo thêm: hệ thống xử lý nước thải công nghiệp Quy trình của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là loại nước bị ô nhiễm sau khi được sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Việc xử lý nước thải sinh hoạt là rất quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Dưới đây là các bước trong quy trình xử lý nước thải sinh hoạt: ✅ Bước 1: Thu thập nước thải Bước đầu tiên trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là thu thập nước thải từ các nguồn khác nhau, bao gồm các hệ thống thoát nước và hố ga. Để đảm bảo tính hiệu quả của quá trình xử lý, nước thải phải được thu thập một cách đầy đủ và nhanh chóng. ✅ Bước 2: Xử lý nước thải thô Nước thải thô được xử lý thông qua các bước xử lý vật lý và hóa học. Bước đầu tiên là loại bỏ các chất rắn lơ lửng bằng cách sử dụng các hệ thống cắt lọc hoặc hốc xoáy. Sau đó, nước thải được đưa vào các hồ chứa để lắng đọng. Quá trình lắng đọng sẽ giúp tách chất rắn và dịch trong nước thải. ✅ Bước 3: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học Sau khi nước thải được xử lý thô, sẽ được chuyển vào các bể xử lý sinh học. Quá trình này sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Khi vi sinh vật tiêu thụ các chất hữu cơ, chúng sẽ sản xuất ra các loại vi […]

Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp trong môi trường hiện đang ở mức báo động, đặc biệt là ở các làng nghề, thành phố lớn và cơ sở sản xuất, do không có công trình và biện pháp xử lý đúng cách. Vậy làm thế nào để xử lý nước thải công nghiệp? Trong bài viết dưới đây, Vankhinen-THP sẽ chia sẻ chi tiết hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là gì? Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là loại hình thay đổi nước thải được tạo ra trong quá trình sản xuất và kinh doanh tại các nhà máy, nhà xưởng, cơ sở sản xuất. Nước thải công nghiệp thường chứa các chất độc hại và ô nhiễm như hóa chất, kim loại nặng, dầu mỡ, bùn, các chất hữu cơ và vô cơ khác. Nếu không được xử lý đúng cách, nước thải công nghiệp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, gây ô nhiễm nước, đất và không khí. Gồm một loạt phương pháp, thiết bị và quy trình được sử dụng để loại bỏ các chất ô nhiễm và tác nhân độc hại ra khỏi nước thải. Các hệ thống này có những công nghệ khác nhau như: xử lý vật lý, hóa học và sinh học nhằm giảm thiểu sự phát tán các chất độc hại ra môi trường. Các hệ thống xử lý nước thải có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người bằng cách loại bỏ các chất độc hại, ô nhiễm trong nguồn nước trước khi được xả ra môi trường tự nhiên. Nguồn gốc nước thải công nghiệp ở đâu? Theo khoản 2 điều 2 Nghị định 154/2016/NĐ-CP, nước thải công nghiệp được sinh ra từ các hoạt động sản xuất như sau: Hoạt động sản xuất của các nhà máy sản xuất như: bia, sản xuất nước giải khát. Hoạt động của nhà máy sản xuất mực in, cơ sở dệt nhuộm và may mặc: loại nước thải này rất khó giải quyết triệt để. Nước thải sinh ra từ hoạt động của trạm trộn bê tông. Nhà máy chế biến cafe. Cơ sở sản xuất sơn, phun sơn. Cơ sở xi mạ kẽm, xi mạ crom. Nhà máy sản xuất mì ăn liền. Nước thải từ nhà máy sữa. Nhà máy sản xuất giấy. Cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản. Nước xả thải từ cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc. Nhà máy sản xuất các loại linh, phụ kiện điện tử. Nhà máy gia công cơ khí, kim loại, luyện kim. Nhà máy sản xuất hóa chất, dược phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng… Nhu cầu xử lý nước thải công nghiệp hiện nay Với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển của công nghiệp trên toàn cầu, nhu cầu xử lý nước thải công nghiệp tại các quốc gia, khu vực ngày càng tăng cao. Các quy định về môi trường cũng ngày càng nghiêm ngặt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải triển khai hệ thống xử lý nước thải công nghiệp theo đúng quy định để đảm bảo sự bền vững và bảo vệ môi trường. Việc xử lý nước thải công nghiệp không chỉ giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường mà còn có thể giúp tiết kiệm tài nguyên nước, giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu xử lý nước thải công nghiệp là rất cần thiết và quan trọng. Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp phụ thuộc vào tính chất của nước thải và mức độ ô nhiễm. Dưới đây là các phương pháp xử lý xử lý nước thải công nghiệp thông dụng: Phương pháp xử lý vật lý Phương pháp xử lý vật lý nước thải công nghiệp phụ thuộc vào tính chất của nước thải và mức độ ô nhiễm. Dưới đây là một số phương pháp xử lý vật lý thông dụng: Lắng đọng: là phương pháp xử lý nước thải công nghiệp phổ biến nhất. Khi nước thải để trong một thời gian tại nơi yên tĩnh, phần lớn các hạt bẩn, rác thải, bùn, chất hữu cơ và tạp chất nặng khác sẽ lắng xuống đáy bể xử lý. Nước sạch được lấy lên trên bể. Phương pháp lắng đọng có tác dụng loại bỏ các hạt bẩn và tạp chất có kích thước lớn. Sục khí: phương pháp này sử dụng khí oxy để tạo ra các bọt khí trong nước thải. Các bọt này sẽ giúp tạp chất, hạt bẩn nổi lên trên mặt nước và được loại bỏ dễ dàng. Ngoài ra, phương pháp sục khí còn cung cấp oxy cho vi sinh vật trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp sinh học. Sàng lọc: sử dụng các tấm sàng để loại bỏ hạt bẩn và tạp chất có kích thước lớn. Nước thải chảy qua tấm sàng và các tạp chất lớn hơn sẽ bị giữ lại trên bề mặt của tấm sàng, trong khi nước sạch được chảy qua và thu thập ở bể dưới đó. Lọc thẩm thấu: áp dụng các lớp vật liệu lọc để loại bỏ tạp chất và hạt bẩn trong nước thải công nghiệp. Phương pháp xử lý hóa học Phương pháp xử lý hóa học nước thải công nghiệp thường được sử dụng để loại bỏ các chất hữu cơ, chất độc hại, kim loại nặng và các chất có tính chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Dưới đây là một số phương pháp xử lý hóa học thông dụng: Sử dụng hóa chất: sử dụng các chất flocculant để kết tủa hạt bẩn và tạp […]

X