Hệ thống xử lý nước thải sản xuất

Xử lý nước thải sản xuất là quá trình loại bỏ hoặc giảm độc tố của nước thải được sinh ra từ các hoạt động công nghiệp. Nhằm bảo vệ môi trường, duy trì chất lượng nguồn nước và đóng góp vào sự bền vững của hoạt động sản xuất. Trong bài viết dưới đây, Vankhinen-THP xin chia sẻ một số thông tin về hệ thống xử lý nước thải sản xuất.

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất là gì?

hệ thống xử lý nước thải sản xuất

Nguồn gốc nước thải sản xuất

Nước thải sản xuất là nước được sinh ra từ quá trình sản xuất. Lượng nước này không đồng nhất và khác nhau về mức độ phát thải, phụ thuộc vào loại hình sản xuất, công nghệ xử lý nước, trang thiết bị hiện đại, thời gian hoạt động của hệ thống máy móc, cũng như trình độ của người quản lý và ý thức của công nhân.

Nước thải sản xuất có thể chia thành 2 loại chính:

  • Nước thải bẩn: là lượng nước sinh ra từ các hoạt động (như: rửa, vệ sinh máy móc, thiết bị và sinh hoạt) của nhân viên trong nhà máy.
  • Nước thải không bẩn: là lượng nước sinh ra trong quá trình làm nguội, ngưng tụ hơi nước và giảm nhiệt trong các trạm làm lạnh.

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng, phải tuân theo quy chuẩn xử lý nước thải công nghiệp QCVN-40. Bao gồm các quy định về đối tượng áp dụng, đối tượng thực hiện, phương pháp xác định và các quy định kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao nhất.

Tham khảo thêm: hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Những hệ thống xử lý nước thải sản xuất tốt nhất hiện nay

công nghệ xử lý nước thải sản xuất tốt nhất

Hệ thống điều lưu

Hệ thống điều lưu là quá trình điều chỉnh hoặc giảm bớt các thuộc tính của nước thải sản xuất, nhằm đạt được điều kiện tối ưu cho quá trình xử lý nước thải sản xuất tiếp theo. Quy trình hoạt động của hệ thống này bao gồm việc thu thập và lưu trữ nước thải vào một bể lớn, sau đó phân phối đến các bể nhỏ hơn để tự động xử lý.

Công nghệ trung hoà

Công nghệ trung hoà được sử dụng để điều chỉnh pH của nguồn nước thải sản xuất có nồng độ pH cao hoặc không thể xử lý bằng phương pháp sinh học.

Keo tụ tạo bông

Keo tụ tạo bông là kết quả của quá trình kết tụ của các chất rắn ở dạng lơ lửng trong nước thải sản xuất nhằm tạo ra các hạt có kích thước lớn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn nước thải sản xuất sẽ chứa các hạt keo và mang điện tích. Các hạt keo này sẽ phá vỡ trạng thái ổn định trong nước thải, gia tăng sự kết hợp để tạo ra những bông có kích thước vừa đủ và bị loại bỏ trong quá trình lắng hoặc lọc.

Tham khảo thêm: hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi

Quy trình hệ thống xử lý nước thải sản xuất diễn ra như thế nào?

quy trình của hệ thống xử lý nước thải sản xuất

Quy trình xử lý nước thải sản xuất bao gồm những bước sau:

  • Bể tách dầu mỡ: nước thải sản xuất từ nhà xưởng, công ty sẽ được đưa tới khu vực xử lý chất thải tập trung qua hệ thống thoát nước. Sau đó, nước thải được đưa qua bể tách dầu để loại bỏ lượng dầu thực vật, mỡ động vật phát sinh từ khu vực bếp hoặc dầu mỡ máy móc bằng biện pháp trọng lực. Đây là bước đầu tiên và có vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước thải sản xuất. Bởi sau khi tách dầu mỡ, nước thải sẽ không gây tắc đường ống, đồng thời giúp đơn giản hóa quá trình xử lý.
  • Bể thu gom: sau khi tách bỏ lượng dầu mỡ, nước thải sẽ được dẫn sang bể thu gom. Tại đây, 2 bơm chìm sẽ hoạt động luân phiên để bơm nước thải lên bể điều hòa.
  • Bể điều hoà: bể này có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải sản xuất. Ngoài ra, trong bể còn được trang bị hệ thống đảo trộn, thổi khí hoạt động thường xuyên nhằm ngăn ngừa hiện tượng lắng bùn hoặc lên men kỵ khí.
  • Bể keo tụ tạo bông: một lượng nước thải từ quá trình sản xuất được đẩy lên bể keo tụ để tạo bông từ bể điều hoà. Trong bể keo tụ tạo bông sử dụng hai loại hóa chất là PAC và NaOH được thêm vào ngăn khuấy trộn nhanh. Quá trình keo tụ là quá trình bổ sung thêm các ion mang điện tích trái dấu (điện tích dương) vào nước thải nhằm trung hòa điện tích của các hạt keo có trong nước thải. Điều này làm tăng thế điện động Zeta, phá vỡ độ bền của hạt keo tụ và ngăn cản sự chuyển động hỗn loạn trong nước. Sau quá trình keo tụ, các bông cặn sẽ liên kết với nhau để tạo thành những bông có kích thước lớn. Để thực hiện quá trình này, người ta thường sử dụng phương pháp khuấy, với tốc độ cánh khuấy nhỏ để tăng kích thước và khối lượng bông cặn, giúp bông cặn có thể chịu được tác động của trọng lực và lắng xuống.
  • Bể lắng: nước thải sản xuất sẽ được đổ vào các bể trong hệ thống ống trung tâm, sau đó phân tán đều trên toàn bộ diện tích của bể và di chuyển từ dưới lên. Nhờ tác động của trọng lực, các khối bông cặn trong nước thải sẽ được tách ra khỏi dòng chảy và chìm xuống đáy bể. Phần nước còn lại sẽ dâng lên bề mặt và tràn vào các máng thu nước, sau đó chảy vào bể sinh học hiếu khí.
  • Bể sinh học hiếu khí: khi nước thải chảy vào bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng oxy hòa tan, phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải thành sinh khối bao gồm CO2 và H2O. Lúc này, vi sinh vật sẽ tập hợp thành một tập đoàn dưới dạng bông bùn hoạt tính. Nguồn oxy hòa tan được cung cấp nhờ máy thổi khí thông qua hệ thống đĩa phân tán bọt mịn. Quá trình oxy hóa sinh học chất gây ô nhiễm và quá trình nitrat hóa sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn khi nguồn oxy hòa tan được đảm bảo. Nhờ đó, nước thải được xử lý sạch hơn và sinh khối vi sinh vật tăng lên đáng kể.
  • Bể lắng 2: sau khi trải qua quá trình lọc tại bể sinh học hiếu khí, nước thải được chuyển đến bể lắng 2. Tại đây, bùn sinh học sẽ được lắng đọng, trong khi phần nước còn lại dâng lên mức cao và đổ vào bể khử trùng.
  • Bể khử trùng: Clo được bơm vào bể khử trùng bằng bơm định lượng. Dưới tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật trong nước thải bị tiêu diệt, đảm bảo nước đạt tiêu chuẩn vi sinh.
  • Bể lọc áp lực: nước thải từ bể khử trùng sẽ được đưa lên bể lọc áp lực. Tại đây, hàm lượng cặn bã trong nước thải được loại bỏ hoàn toàn, tạo ra nguồn nước sạch trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận. Đây được xem là bước cuối cùng trong quá trình xử lý nước thải.

Tham khảo thêm: hệ thống xử lý nước thải y tế

Khi xử lý nước thải sản xuất cần lưu ý những gì?

Tại nhiều nước trên thế giới, nước thải sản xuất là một vấn đề nghiêm trọng đang được quan tâm. Quá trình sản xuất trong các nhà máy, công xưởng hay các hoạt động kinh doanh đều sinh ra lượng lớn nước thải chứa các chất gây ô nhiễm môi trường. Do đó, xử lý nước thải sản xuất là một yêu cầu cấp bách để bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số lưu ý khi xử lý nước thải sản xuất.

  • Tuân thủ quy định pháp luật: các quy định về xử lý nước thải sản xuất tùy thuộc vào từng khu vực, quốc gia hoặc ngành công nghiệp cụ thể. Các doanh nghiệp cần nắm vững các tiêu chuẩn, hướng dẫn liên quan và thực hiện đúng theo quy định.
  • Nâng cao ý thức và đào tạo nhân viên: nhân viên thực hiện công tác xử lý nước thải sản xuất cần được đào tạo về kiến thức chuyên môn, kỹ năng cũng như ý thức về tầm quan trọng của việc xử lý nước thải. Đây là một yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động xử lý nước thải được thực hiện đúng cách, đồng thời giúp nhân viên nhận thức được vai trò trong việc bảo vệ môi trường.
  • Sử dụng công nghệ hiện đại: công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước thải sản xuất. Việc sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến sẽ giúp giảm bớt tác động xấu của nước thải đến môi trường và con người. Ngoài ra, nên lựa chọn công nghệ phù hợp với quy mô, tính chất nước thải và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
  • Giám sát và kiểm tra chất lượng nước thải: để đảm bảo quá trình xử lý nước thải sản xuất đạt hiệu quả cao, cần thiết lập hệ thống giám sát và kiểm tra chất lượng nước thải. Điều này bao gồm việc đo đạc, giám sát và kiểm tra các thông số chất lượng nước thải như pH, BOD (lượng oxy hóa sinh học), COD (lượng oxy hóa hóa học), SS (chất lơ lửng) và các chất ô nhiễm khác. Dữ liệu thu thập từ giám sát và kiểm tra chất lượng nước thải sẽ cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá hiệu quả của quy trình xử lý và đưa ra những phương pháp xử lý khi cần thiết.
  • Tái sử dụng và giảm thải: tái sử dụng nước thải sau khi xử lý là một phương pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động đối với môi trường. Nước thải đã qua xử lý có thể được tái sử dụng sản xuất hoặc dùng với các mục đích khác như tưới cây, làm mát hoặc vệ sinh.

Trên đây là những thông tin về hệ thống xử lý nước thải sản xuất. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức hữu ích. Mọi thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Vankhinen-THP. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi rất mong được hỗ trợ khách hàng.

Vankhinen-THP – nhà nhập khẩu và phân phối trực tiếp các loại van công nghiệp, van điều khiển điện – khí nén, vật tư đường ống chính hãng. Đơn vị cung cấp thiết bị van – đường ống, đồng hồ đo lưu lượng cho hàng chục nhà máy, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp – khu dân cư. Đơn vị luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn các giải pháp hệ thống, giải pháp xử lý công nghệ cao. Liên hệ Hotline ngay!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *