Hệ thống xử lý nước thải ngành xi mạ

Ngành xi mạ là một trong những ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế rất cao. Tuy nhiên đi đôi với sự phát triển của ngành lại là nguy cơ về ô nhiễm nước thải. Vì thế, cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngành xi mạ khoa học, đưa nước thải đạt chỉ số an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.

Nguồn gốc nước thải ngành xi mạ

Xi mạ là một ngành công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam. Tuy nhiên mỗi công đoạn trong quá trình xi mạ đều thải ra một lượng nước thải nhất định. Mặc dù nước thải từ ngành xi mạ không quá nhiều nhưng lại chứa hàm lượng lớn các kim loại nặng. Việc xả thải chưa qua xử lý có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước, ảnh hưởng đến sinh thái thủy sinh và đời sống của các loài sinh vật. Nguồn gốc của nước thải từ ngành công nghiệp xi mạ thường bắt nguồn từ:

  • Nước thải từ quá trình mạ: Bể mạ chứa dung dịch có thể rò rỉ hoặc tràn ra ngoài. Dung dịch này có thể bám vào các gá mạ và chi tiết bên ngoài. Sau một thời gian sử dụng bể mạ, việc làm sạch bể có thể sản sinh một lượng nước thải đáng kể, chứa đựng nhiều chất cặn và lơ lửng. Quá trình mạ có thể tạo ra các hợp chất gây ô nhiễm môi trường như Cr6+, Ni2+ và CN-, với nồng độ cation và anion ở mức độ cao.
  • Nước thải từ quá trình làm sạch bề mặt kim loại: Trong giai đoạn bảo dưỡng và đánh bóng về mặt cơ học, bề mặt kim loại thường bám dính dầu mỡ. Để đảm bảo bề mặt lớp mạ là tốt nhất, trước hết cần làm sạch bề mặt kim loại bằng cách sử dụng hóa chất tẩy dầu mỡ, các dung môi có tác dụng điện hóa. Quá trình này thường tạo ra nước thải có đặc tính kiềm hoặc axit.
  • Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên: Bên cạnh nguồn nước thải phát sinh từ các công đoạn trong quá trình xi mạ thì hoạt động sinh hoạt của công nhân viên cũng tạo ra một lượng nước thải đáng kể. Các hoạt động như rửa tay, chân sau giờ làm việc, làm sạch thiết bị, máy móc, thậm chí cả việc tắm giặt, vệ sinh hàng ngày đều phát sinh nước thải.
Nguồn gốc nước thải ngành xi mạ
Nguồn gốc nước thải ngành xi mạ

Đặc trưng nước thải ngành xi mạ

Nước thải từ quá trình xi mạ có sự biến đổi rộng về nồng độ và độ pH, dao động từ 2 – 3 đến 10 – 11.

Đặc điểm chung của nước thải ngành xi mạ là chứa hàm lượng cao muối vô cơ và kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có thể phụ thuộc vào loại kim loại được sử dụng trong quá trình mạ, như Cu, Zn, Cr, Ni… cũng như loại muối kim loại, gồm sunfua, sunfat, amoni, cromat… Đáng chú ý, nước thải ít chứa hợp chất hữu cơ, thường chủ yếu là chất tạo bọt và chất hoạt động bề mặt, khiến các chỉ số BOD, COD thường ở mức thấp và không nằm trong phạm vi xử lý trực tiếp. Điều cần xử lý chủ yếu là các ion vô cơ, đặc biệt là các muối kim loại nặng như chrome, niken, đồng, sắt…

Bảng chất lượng nước thải ngành xi mạ

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị trung bình
1 pH 2 – 11
2 BOD mg/l 200
3 COD mg/l 350
4 SS mg/l 300
5 Cr6+ mg/l 30
6 Cr3+ mg/l 5
7 Zn mg/l 35
8 Cu mg/l 30
9 Ni mg/l 25
10 Xianua mg/l 20
11 Amoni mg/l 50
12 Photphat mg/l 20
13 Al mg/l 20

Nước thải xi mạ được phân chia thành ba phần riêng biệt như sau:

  • Dung dịch thải đặc từ các bể nhúng hoặc bể ngâm.
  • Nước thải từ quá trình rửa thiết bị, chứa các thành phần như dầu mỡ, muối kim loại và xà phòng với hàm lượng bẩn trung bình.
  • Nước thải có thể pha loãng.
Tính chất nước thải xi mạ
Tính chất nước thải xi mạ

***QC: Vankhinen-THP chuyên cung cấp các sản phẩm van – vật tư đường ống phục vụ các hệ thống cấp – thoát nước, hệ thống xử lý nước thải,… Chúng tôi nhập khẩu lưu kho sẵn hàng số lượng lớn các mã sản phẩm chất liệu inox, nhựa để phục vụ các hệ thống xử lý nước thải như: van bướm inox 304 – nhựa, van cổng inox 304, van 1 chiều inox 304, lọc y inox, đồng hồ đo lưu lượng nước thải,… Quý Vị có thể liên hệ Hotline để nhận tư vấn, báo giá ưu đãi, nhanh chóng, và chi tiết nhất.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ngành xi mạ

Mỗi nhà máy xi mạ sẽ áp dụng một hệ thống xử lý nước thải sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên mục đích và tiêu chí chung của các hệ thống xử lý nước thải đều đảm bảo nước thải không gây ô nhiễm môi trường, đưa nước thải đạt chỉ số an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Nhìn chung, quy trình xử lý nước thải xi mạ chuẩn nhất được thể hiện theo sơ đồ minh họa sau đây:

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải xi mạ
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải xi mạ

Quan sát sơ đồ trên có thể tóm tắt các bước cơ bản trong hệ thống xử lý nước thải ngành xi mạ như sau:

Thu gom nước thải xi mạ

Nước thải đầu vào từ nhiều nguồn khác nhau như nước thải từ công đoạn sản xuất, nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên….Tất cả các loại nước thải đều được thu gom tại bể gom nước thải. Tuy nhiên trong công đoạn thu gom nước thải sẽ tách riêng thành 3 nguồn khác nhau là:

  • Nước thải từ quá trình ngâm và nhúng kim loại: Đây là loại nước thải có độ đậm đặc cao nhất và cũng là loại khó xử lý nhất.
  • Nước thải tạo ra trong quá trình thau rửa và làm sạch bề mặt kim loại, bao gồm việc loại bỏ dầu mỡ, cũng như các muối vô cơ từ bề mặt kim loại.
  • Nước thải phát sinh từ quá trình rửa sạch bề mặt kim loại sau khi mài và đánh bóng.

Lọc thô rác thải có kích thước lớn

Nước thải từ nhiều nguồn được tập trung hoặc thu gom trong các bể chứa hoặc hố thu gom. Sau đó, quá trình lọc thô sẽ diễn ra thông qua việc sử dụng song chắn rác để loại bỏ những chất rắn lớn và lơ lửng. Các vật liệu rắn có kích thước lớn được giữ lại trong song chắn rác, trong khi nước thải tiếp tục đi vào bể điều hòa để điều chỉnh lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm. Quá trình này cần sử dụng thiết bị khuấy trộn liên tục để tránh hiện tượng cặn tích tụ ở đáy bể điều hòa. Điều này không chỉ giúp ổn định độ pH mà còn đảm bảo không ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật trong môi trường nước thải.

Quá trình keo tụ tạo bông nước thải xi mạ

Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ được dẫn đến bể phản ứng, tại đây sẽ sử dụng hóa chất keo tụ-tạo bông để quá trình lắng cặn diễn ra nhanh hơn. Những bông cặn tạo thành có kích thước lớn sẽ dễ dàng được loại bỏ và dẫn sang bể chứa bùn thải. Phần nước sau khi đã loại bỏ cặn tiếp tục vào bể trung gian và tiếp tục quá trình lọc áp lực.

XEM THÊM: Phương án xử lý bùn thải của hệ thống xử lý nước thải

Quá trình lọc nước thải xi mạ tại bể lọc áp lực

Nước thải tại bể lọc áp lực được xử lý triệt để để loại bỏ hoàn toàn các hợp chất hữu cơ còn tồn đọng. Những hợp chất này không thể phân hủy thông qua quá trình sinh học hoặc chúng có đặc tính khó tan, khó xử lý… Giai đoạn này thường sử dụng các loại vật liệu như cát, sỏi, hoặc than hoạt tính trong lớp lọc để đảm bảo hiệu quả cao khi xử lý.

Quá trình khử trùng nước thải xi mạ

Nước thải xi mạ sau khi trải qua quá trình lọc tại bể áp lực sẽ tiếp tục dẫn vào bể khử trùng. Tại đây, các chất khử trùng như chlorine được sử dụng để loại bỏ vi khuẩn và vi sinh vật có hại còn sót lại trong nước thải. Khi hoàn tất quá trình khử trùng cũng đồng nghĩa với việc xử lý nước thải xi mạ được hoàn thành, đồng thời đáp ứng các tiêu chí an toàn được quy định.

XEM THÊM: Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu – nhớt

Nước thải xi mạ ảnh hưởng thế nào đến môi trường, sinh vật và con người nếu không xử lý kịp thời?

Ảnh hưởng của nước thải xi mạ tới môi trường và sinh vật

Tác động của nước thải ngành xi mạ đối với môi trường và sinh vật là rất nghiêm trọng. Nước thải xi mạ thường chứa nhiều kim loại nặng như Pb, Fe với hàm lượng cao, nếu xả thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây hại đến các loài sinh vật sống dưới nước.

Các chất độc trong nước thải ngành xi mạ có thể gây chết động vật phù du, làm suy yếu sức khỏe của cá, thậm chí là làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học của nước. Ngoài ra, nước thải xi mạ cũng có thể gây thoái hóa đất khi nước thải thấm vào đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Hàm lượng kim loại nặng cao trong nước thải xi mạ cũng có thể gây ăn mòn và ảnh hưởng đến đường ống dẫn nước.

Ảnh hưởng của nước thải ngành xi mạ đến môi trường
Ảnh hưởng của nước thải ngành xi mạ đến môi trường

Ảnh hưởng của nước thải xi mạ tới con người

Tác động của nước thải ngành xi mạ đối với sức khỏe con người là rất lớn. Việc tiếp xúc lâu dài với hơi hóa chất trong quá trình làm việc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu. Nếu tiếp xúc lâu dài có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, thậm chí là bệnh ung thư phổi. Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với crom (VI) có thể gây lở loét do crom (VI) có tính ăn mòn.

Nước thải chưa qua xử lý ngấm vào nguồn nước sinh hoạt sẽ gây ra một số bệnh đường ruột như bệnh kiết lỵ, bệnh tả ….thậm chí là một số dịch bệnh nguy hiểm, làm giảm tuổi thọ của con người.

Những thông tin về hệ thống xử lý nước thải ngành xi mạ được chia sẻ trên đây đều là những những kiến thức được Vankhinen-THP chắt lọc và tổng hợp lại. Mong rằng kiến thức trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy xi mạ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận bên phía, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *