Khí nén được coi là nguồn năng lượng quan trọng đứng thứ 3 trong công nghiệp, sau điện và nước. Mặc dù đắt gấp 7 lần điện nhưng khí nén vẫn được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và dân dụng, Vậy khí nén là gì? Ứng dụng trong thực tiễn ra sao? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu khí nén là gì?
Khí nén là không khí sẵn có tự nhiên, được nén bằng các phương pháp đặc biệt với áp suất cao, thường khoảng 3000psi hoặc 3600psi. Năng lượng chính là áp lực khí nén giải phóng ra ngoài khi sử dụng. Đây là loại khí được tạo ra từ máy nén khí hoặc hệ thống khí nén, thường được sử dụng để cung cấp năng lượng giúp vận hành máy móc. Khí nén là nguồn năng lượng dồi dào, dễ dàng khai thác và thân thiện với môi trường. Loại khí này có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các nguồn năng lượng khác như dầu mỏ, khí đốt, than đá. Thành phần chính của khí nén là không khí tự nhiên, bao gồm 21% oxy, 78% nitơ và 1% các thành phần khác. [caption id="attachment_6924" align="aligncenter" width="600"] Khí nén là nguồn năng lượng dồi dào[/caption]Ưu điểm nổi bật của khí nén
Khí nén có những ưu điểm đáng chú ý sau:- Đây là nguồn không khí tự nhiên được nén với áp suất cao, khoảng 3000 hoặc 3600psi. Không khí tự nhiên được xem là nguồn tài nguyên vô hạn, vì vậy, khí nén là nguồn năng lượng có thể sản xuất vô hạn.
- Khí sau khi sử dụng thường được thải ra môi trường và tái sử dụng lại. Điều này giúp giảm thiểu tác động, bảo vệ môi trường.
- Khí nén không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường xung quanh, đảm bảo hiệu suất hoạt động ổn định.
- Sau khi lọc và xử lý bằng công nghệ cao, khí nén trở thành nguồn năng lượng tinh khiết, có thể sử dụng cho nhiều ngành nghề đặc thù như y tế, chế biến thực phẩm…
- Loại khí này có độ an toàn cao hơn điện, không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Với đặc tính không gây cháy nổ nên loại khí này được ưu tiên lựa chọn để thay thế cho các nguồn năng lượng dễ gây cháy nổ như xăng, dầu, điện…
- Có thể vận chuyển khí thông qua hệ thống đường ống và lưu trữ trong bình chứa để phân phối đến từng hệ thống nhỏ.
- Thiết bị sử dụng khí nén thường nhẹ hơn so với các thiết bị chạy điện.
Ứng dụng khí nén trong thực tiễn
Trong thực tiễn, khí nén được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực, ngành nghề sau:- Cung cấp năng lượng cho các thiết bị điều khiển
- Ngành chế tạo
- Ngành cơ khí, xưởng mộc
- Ngành bảo dưỡng, sửa chữa xe
- Ngành xây dựng và trang trí nội thất
- Ngành công nghiệp khai khoáng
- Ngành y tế
- Ngành thực phẩm và dược phẩm
Cách tạo ra khí nén
Thông thường, khí nén được tạo ra bằng cách nén không khí tự nhiên xung quanh với áp suất cao, khoảng 3000psi hoặc 3600psi (tùy nhu cầu sử dụng). Tuy nhiên, trong thực tiễn, để sản xuất khí nén cần trải qua các công đoạn xử lý khác nhau. Hệ thống sản xuất khí nén thường được gọi là hệ thống khí nén với các thành phần sau:- Máy nén khí: Có nhiệm vụ thu thập và nén không khí tự nhiên lại.
- Bình tích áp: Là nơi dùng để lưu trữ khí nén.
- Bộ tách nước: Không khí tự nhiên thường có lẫn hơi nước. Khi bị nén, hơi nước ngưng tụ thành nước và tác động xấu đến thiết bị khí nén. Nhiệm vụ của bộ phận này là tách nước ra khỏi khí nén.
- Bộ phận lọc: Cấu trúc của bộ lọc sẽ thay đổi tùy theo yêu cầu về tính chất của khí nén.
- Các thiết bị van khí nén: Thường được sử dụng để điều tiết, đóng mở và phân phối khí nén.
- Thiết bị thực thi hoặc bình chứa: Sau khi đã xử lý và lọc, khí nén được chuyển đến các thiết bị thực thi như xi lanh khí nén, động cơ khí nén, hoặc lưu trữ trong các bình chứa.