VankhinenTHP – Khơi nguồn dòng chảy, kiến tạo thành công

Hotline 24/7

0978.021.499

Bình tích áp khí nén là gì? Ứng dụng trong thực tiễn

Bình tích áp khí nén là thiết bị quan trọng trong hệ thống khí nén. Thiết bị này thường được đi liền với các dòng máy khí nén. Vậy bình tích áp khí nén là gì? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết chia sẻ dưới đây của Vankhinen-THP nhé.

Tìm hiểu bình tích áp khí nén

Bình tích áp khí nén hay bình chứa khí, bình giãn nở là thiết bị quan trọng trong hệ thống khí nén. Chức năng chính của bình tích áp là tích trữ và điều hòa khí, cân bằng áp lực để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn cho toàn bộ hệ thống. Cụ thể, bình tích áp khí nén tích trữ một lượng lớn không khí và thực hiện tạo áp suất cung cấp nguồn năng lượng khí nén cho động cơ, máy bơm hoạt động.

Bình tích áp khí nén thường có thiết kế dạng hình trụ tròn, chế tạo từ kim loại nên có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt. Bên ngoài vỏ bình được phủ một lớp sơn tĩnh điện giúp chống ăn mòn và oxi hóa khi tiếp xúc với môi trường. Điều này bảo vệ bình hoạt động bình thường trong môi trường có độ ẩm cao, đảm bảo an toàn khi hoạt động.

Với những ưu điểm nổi bật trên, bình tích áp khí nén được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, phòng cháy chữa cháy…

Bình tích áp khí nén
Bình tích áp khí nén

Công dụng của bình tích áp khí nén

Thông thường, bình tích áp khí nén được sử dụng để:

  • Đảm bảo cân bằng và ổn định giữa lực tạo ra trong hệ thống khí nén và tải trọng trung bình của hệ thống.
  • Lưu trữ một nguồn năng lượng lớn để đảm bảo quá trình hoạt động của hệ thống luôn ổn định.
  • Ngăn chặn các sự cố không mong muốn bằng cách điều chỉnh bình chứa khí nén.
  • Giảm va đập, xóc, rung cho máy bơm, giúp kéo dài tuổi thọ.
  • Trong trường hợp hệ thống xảy ra rò rỉ, bình tích áp khí nén có thể cung cấp áp lực bổ sung kịp thời để tránh gián đoạn.
  • Cung cấp áp lực phụ trợ, bù áp lực cho hệ thống khi áp suất bên trong giảm do mất áp suất từ bơm chính.

Cấu tạo bình tích áp khí nén

Về cơ bản, bình tích áp khí nén được cấu tạo từ các bộ phận chính sau:

  • Vỏ bình: Thường chế tạo từ kim loại như thép, inox nên có độ cứng cao, khả năng chống va đập và chống ăn mòn hiệu quả trong nhiều môi trường khác nhau.
  • Ruột bình (lõi bình): Bao gồm hai lớp bảo vệ, một lớp cao su dày kết hợp với một lớp khí nitơ áp suất cố định để bảo vệ và giữ áp suất luôn ổn định.
  • Phần kết nối: Thiết kế mặt bích giúp kết nối bình với đường ống bên ngoài, đảm bảo độ kín và ngăn chặn lực tác động mạnh gây biến dạng bình.
  • Đồng hồ đo áp suất: Được dùng để đo và hiển thị thông số áp suất, giúp người dùng quan sát và dễ dàng điều chỉnh áp suất, tránh các hậu quả nghiêm trọng.
  • Rơ le áp suất: Bộ phận này có nhiệm vụ bật máy bơm khi cần cấp khí vào ruột bình khi cạn và tự động tắt khi bình đầy.
  • Các đầu nối: Bao gồm đầu nối đồng hồ, đầu nối ống dẫn khí vào, đầu nối ống dẫn khí ra, đầu nối với rơ le, đầu nối vào bình.
Cấu tạo bình tích áp khí nén
Cấu tạo bình tích áp khí nén

Nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén

Nguyên tắc hoạt động của bình tích áp khí nén bao gồm quá trình nạp khí và quá trình xả khí.

  • Quá trình nạp khí: Khi máy bơm không hoạt động, bình tích áp khí nén trống rỗng hoàn toàn. Khi kích hoạt bình chứa khí nén bằng cách giảm thể tích của không gian bên trong bình thông qua đường ống dẫn khí, lượng không khí trong bình tăng lên. Lúc này, khí nén được bơm vào phần ruột bình, làm đầy bình. Khi đạt đủ dung tích cho phép, rơ le tự động ngắt để kết thúc quá trình nạp khí.
  • Quá trình xả khí xảy ra khi bình đầy và khí nén bên trong được cấp cho các thiết bị thông qua hệ thống đường ống dẫn nối. Khi sử dụng hết khí nén,, rơ le sẽ kích hoạt máy bơm để tiếp tục nạp khí, tạo ra một vòng tuần hoàn liên tục.

Bình tích áp khí nén có những loại nào?

Dựa vào chức năng và hình dạng, bình tích áp khí nén được phân thành các loại sau:

  • Bình tích áp tải trọng: Đây là loại bình có dung tích lớn nhất, model đa dạng. Tuy nhiên, năng lượng lại không lớn. Áp suất khí nén trong bình ổn định nhưng không mạnh và có quán tính lớn. Một ưu điểm nổi bật của loại bình này là cấu tạo đơn giản, giá thành thấp hơn so với các loại khác.
  • Bình tích áp lò xo: Loại này thường có dung tích nhỏ, thuộc dạng mini, công suất thấp. Áp suất tạo ra thường phụ thuộc vào cấu trúc cụ thể của từng loại lò xo.
  • Bình tích áp khí nén dùng thủy khí: Loại bình này có thiết kế nhỏ gọn, khả năng tích trữ năng lượng ở mức độ cao. Bình tích áp khí nén thủy khí thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ đời sống đến công nghiệp và sản xuất. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của bình là áp suất bên trong bình phụ thuộc nhiều vào quá trình đa biến khi khí nén giãn.
Các loại bình tích áp khí nén
Các loại bình tích áp khí nén

Ứng dụng của bình tích áp khí nén trong thực tiễn

Với thiết kế đơn giản, chất liệu chế tạo từ kim loại nên có độ bền cao, chịu được nhiệt độ cao, áp lực lớn. Hiện nay, bình tích áp khí nén được ứng dụng trong cả trong đời sống và sản xuất công nghiệp vì độ an toàn, hữu ích cao cho con người. Một số ứng dụng phổ biến thường gặp:

  • Trong hệ thống máy bơm mini tại các hộ gia đình, thường sử dụng bình tích áp mini để giảm chấn động, rung xóc, giúp máy bơm hoạt động ổn định.
  • Trong hệ thống cấp nước tại các tòa nhà cao tầng thường sử dụng máy bơm công suất lớn.
  • Trong hệ thống phòng cháy chữa cháy, bình tích áp khí nén được lắp chung với máy bơm bù áp để tăng áp lực nước, đáp ứng công suất cực lớn giúp cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
Ứng dụng bình tích áp khí nén
Ứng dụng bình tích áp khí nén

Một số lưu ý khi sử dụng bình tích áp khí nén

Khi sử dụng bình tích áp khí nén cần chú ý những vấn đề sau đây:

  • Lựa chọn bình có dung tích và công suất phù hợp với máy nén khí để tránh lãng phí hoặc không đáp ứng được nhu cầu.
  • Lắp đặt bình cách xa các khu vực có nguy cơ cháy nổ do nhiệt độ cao hoặc gần khu dân cư.
  • Chỉ vận hành và kiểm tra bình khi đã được đào tạo chi tiết về hoạt động, cấu tạo của bình tích áp khí nén.
  • Mua bình của các đơn vị uy tín, có giấy tờ kiểm định, bảo hành đầy đủ.
  • Trước khi sử dụng, cần kiểm tra kỹ lưỡng và đảm bảo có đủ các thiết bị an toàn như áp kế, đồng hồ đo, van giảm áp, van an toàn.
  • Thường xuyên kiểm tra hoạt động của bình trong quá trình vận hành để phát hiện và khắc phục lỗi kịp thời.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bình tích áp khí nén là gì. Mong rằng những chia sẻ trên của Vankhinen-THP sẽ giúp Quý Vị có thêm kiến thức. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc tư vấn thêm về các loại van công nghiệp, van khí nén như van bi điều khiển khí nén, van bướm điều khiển khí nén…hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline hoặc theo thông tin bên dưới.

Trần Trọng Hiếu

CÁC BÀI VIẾT KHÁC
X

    Thiết kế website MDIGI