Bộ lọc khí nén và ứng dụng trong thực tiễn

Một hệ thống khí nén hoàn chỉnh thường không thể thiếu bộ lọc khí nén và bộ tách nước khí nén. Thiết bị này không chỉ giúp lọc bỏ các chất rắn nguy hại mà còn giúp tăng chất lượng khí nén. Để hiểu rõ hơn về bộ lọc khí nén và ứng dụng trong thực tiễn, Qúy Vị hãy tham khảo ngay bài viết chia sẻ dưới đây của Vankhinen-THP.

Bộ lọc khí nén là gì?

Bộ lọc khí nén là một thiết bị quan trọng được thiết kế để loại bỏ các tạp chất gây ô nhiễm trong không khí trước khi nó đi vào hệ thống khí nén. Chức năng chính của bộ lọc là tách nước và loại bỏ các tạp chất như cặn bã, chất bẩn, duy trì áp suất khí cũng như điều chỉnh áp suất khí cần thiết. Hơn nữa, bộ lọc còn giúp phun dầu bôi trơn để giảm ma sát trong cơ cấu truyền động của hệ thống khí nén.

Nếu không có bộ lọc, lượng khí nén cung cấp liên tục sẽ chứa dầu, rỉ sét và các tạp chất gây hại khác, tác động tiêu cực đến hệ thống. Các chất này có thể làm tắc nghẽn bộ lọc, gây hư hỏng và gián đoạn toàn bộ hệ thống.

Bộ lọc khí nén có thiết kế khá đa dạng để phù hợp với từng loại máy móc, bao gồm lọc tách khí, lọc tách dầu, lọc tách nhớt,…

Bộ lọc khí nén bao gồm nhiều loại như bộ lọc khí nén đôi, bộ lọc khí nén đơn, bộ lọc khí có điều chỉnh áp suất… Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Bộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén

Lợi ích sử dụng bộ lọc khí nén

  • Đóng vai trò không thể thiếu trong các hệ thống khí nén với chức năng loại bỏ toàn bộ các tác nhân gây ô nhiễm nguồn khí, đảm bảo chất lượng khí nén đạt mức độ tinh khiết nhất.
  • Hoạt động tự động mà không cần lực tác động từ bên ngoài.
  • Giá thành hợp lý, hiệu quả và chất lượng làm việc vượt trội.
  • Thiết kế chi tiết của lõi lọc có khả năng lọc từ 0.1 micron – 40 micron, đồng thời tách nước qua lõi lọc và dẫn vào bình chứa trước khi xả ra ngoài.
  • Thiết kế nhỏ gọn nên rất dễ tháo lắp, bảo trì, bảo dưỡng.

Cấu tạo của bộ lọc khí nén

Một bộ lọc khí nén hoàn chỉnh có cấu tạo bao gồm 3 bộ phận chính là: Bộ phận lọc, bộ phận điều chỉnh áp suất và bộ phận tra dầu (bình dầu).

Bộ phận lọc

Đây là bộ phận chính quyết định chất lượng khí nén khi đi qua bộ lọc. Bộ phận lọc có cấu tạo bao gồm: Thân lọc, nắp chụp và tấm lưới lọc.

  • Thân lọc: Có thiết kế dạng bầu thon dài, là nơi chứa các tạp chất và hơi nước có lẫn trong khí được lọc ra bởi tấm lưới. Thiết kế trong suốt giúp quan sát dễ dàng mức độ chất cặn, cửa xả nằm ở phía dưới giúp loại bỏ, làm sạch bầu, tránh quá tải.
  • Phần nắp chụp: Thiết kế với cửa nạp và cửa ra của khí nén, đồng thời có gắn đồng hồ đo và điều chỉnh áp suất để hiển thị chỉ số áp suất khí nén đi qua thiết bị. Bộ phận này được thiết kế cố định, kết nối bộ lọc vào hệ thống khí nén.
  • Phần tấm lọc khí: Đây là phần quan trọng nhất của thiết bị, có chức năng chính là ngăn chặn tạp chất và nước ngưng tụ. Việc này đảm bảo luồng khí nén thu được có độ tinh khiết cao nhất. Tấm lọc có thể loại bỏ các chất rắn có kích thước từ 5 µm – 70 µm, loại bỏ chất rắn hoặc nước ngưng.

Bộ phận điều chỉnh áp suất

Bộ phận điều chỉnh áp suất bao gồm đồng hồ đo áp suất để kiểm soát áp lực khí nén khi đi qua van. Ngoài ra, bộ phận này còn có một nút vặn để điều chỉnh áp suất, đảm bảo áp suất khí nén tại đầu ra luôn duy trì ở mức mong muốn. Chức năng chính của bộ điều chỉnh áp suất là bảo vệ hệ thống bằng cách ngăn chặn quá áp, tránh hỏng hóc các thiết bị.

Khi áp suất đầu ra vượt quá ngưỡng cho phép, lượng khí nén tăng lên sẽ tác động đến màng van, làm thay đổi vị trí kim trục. Kết quả là giải phóng khí nén thông qua lỗ xả để giảm áp suất. Quá trình này tiếp tục cho đến khi áp suất đạt mức cho phép, khi đó kim trục sẽ trở lại vị trí ban đầu.

Bộ phận tra dầu (bình dầu)

Bộ phận tra dầu là sự tích hợp giữa van điều áp và bộ phận lọc tạo nên một bộ lọc hoàn chỉnh. Bình dầu có chứa dầu bôi trơn và phun dầu dạng sương để làm sạch khí nén.

Ngoài ra, dầu sẽ theo khí để bôi trơn các phần kết nối và xi lanh, đồng thời giúp giúp giảm ma sát, làm mát và điều chỉnh nhiệt độ. Để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của van dầu thì cần xây dựng lịch trình kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ.

Bộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén

Cơ chế vận hành của bộ lọc khí nén

Bộ lọc khí nén hoạt động hoàn toàn tự động dựa vào áp suất của khí nén. Khi khí nén đi qua bộ lọc lưới hình ống sẽ tạo ra hiệu ứng kết hợp tích tụ.

Trong giai đoạn đầu tiên, các hạt lớn bị ngưng tụ và giữ lại ở phía trước lưới lọc, trong khi không khí sạch và hơi nước ngưng tụ sẽ tiếp tục đi qua lưới đến buồng tách. Ở giai đoạn này có đến 95% bụi và chất rắn được loại bỏ. Những chất này thường rơi vào đáy bàu chứa và tích tụ đến khi đầy.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi khí nén dẫn vào buồng tách bộ lọc sợi xoắn ốc. Tại đây, chúng được xáo trộn để tạo ra ma sát tiếp xúc với bề mặt môi trường lọc và tạo ra điện tích giúp thu lại hạt mịn tại bộ lọc sợi. Ở giai đoạn này, áp suất khí nén thường giảm, các thiết bị đo áp suất và điều chỉnh áp suất được sử dụng để kiểm soát áp suất đầu ra, tránh vượt ngưỡng áp suất làm việc của hệ thống. Màng van được thiết kế giúp bảo vệ thiết bị khi áp suất khí nén vượt ngưỡng cho phép. Lúc này van được đẩy lên cao để xả lượng khí nén ra ngoài giúp cân bằng hệ thống.

Khí nén tiếp tục di chuyển qua van tra dầu. Dầu bôi trơn tại đậy bị hút và phun lên dưới dạng sương li ti. Điều này giúp khí nén mang theo dầu khi ra khỏi bộ lọc và đi qua ống dẫn vào hệ thống làm việc.

Ứng dụng bộ lọc khí nén trong thực tiễn

Ứng dụng của bộ lọc khí nén trong ngày thực tiễn ngày càng đa dạng và phổ biến. Chúng được sử dụng trong các hệ thống khí nén với chức năng chính là loại bỏ tạp chất và hơi nước khỏi hệ thống khí nén, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hạn chế các lỗi hư hỏng.

Ngoài ra, bộ lọc cũng được sử dụng trong các hệ thống khí nén của lò hơi, lò sưởi, hệ thống thông gió và điều hòa không khí. Sử dụng bộ lọc khí nén sẽ giúp bảo vệ hệ thống một cách tối ưu.

Với thiết kế đạt chuẩn quốc tế nên bộ lọc khí nén thường được lắp đặt cho tất cả các thiết bị điều khiển khí nén, điển hình như van bi điều khiển khí nén, van bướm điều khiển khí nén…Điều này giúp đảm bảo thiết bị khí nén hoạt động ổn định và an toàn.

Ứng dụng bộ lọc khí nén
Ứng dụng bộ lọc khí nén

Lưu ý quan trọng khi sử dụng bộ lọc khí nén

  • Cần lắp đặt bộ lọc theo đúng hướng dòng chảy.
  • Vệ sinh, loại bỏ cặn bẩn trong bộ lọc để thiết bị hoạt động ổn định và hiệu quả nhất.
  • Nếu khí nén thường xuyên bị xả ra là do van điều chỉnh áp suất lắp đặt ngược chiều, do đó, hãy đảm bảo lắp đặt van điều áp chính xác.
  • Nên lựa chọn mua hàng của các đơn vị chính hãng, uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, phải thay thế liên tục, gây tốn kém chi phí.

Trên đây là những thông tin về bộ lọc khí nén và ứng dụng trong thực tiễn. Mong rằng những chia sẻ trên của Vankhinen-THP sẽ giúp Quý Vị có thêm lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hãy để lại bình luận nếu có bất cứ ý kiến đóng góp hoặc câu hỏi liên quan. Chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *