Một hệ thống cấp nước, thì kinh phí đầu tư cho hệ thống cấp nước chiếm khoảng 50% đến 70% toàn dự án. Và trong mạng lưới cấp nước khối lượng vật tư gồm đường ống dẫn nước là lớn nhất. Chúng không chỉ là bộ phận cấp nước đầu nguồn vào hệ thống mà còn là công cụ cấp nước đến từng vị trí trong quá trình sử dụng. Vậy mạng lưới cấp nước cần những loại ống dẫn nào, yêu cầu kỹ thuật của từng đường ống này như thế nào? Đừng bỏ lỡ bài viết này nếu bạn muốn trả lời tất cả các câu hỏi trên về đường ống dẫn nước.
Tiêu chí chọn đường ống dẫn nước trong mạng lưới cấp nước
Dựa trên điều kiện thực tế lắp đặt và yêu cầu kỹ thuật mà cần chọn các dòng ống dẫn nước phù hợp cho từng giai đoạn từng địa hình khu vực dẫn nước. Vậy tiêu chí chọn đường ống cấp nước cho hệ thống là gì?
Tiêu chí đầu tiên là sự phù hợp với điều kiện thực tế theo quy định, phải có khả năng chịu tác động cơ học cả bên trong lẫn bên ngoài. Tất nhiên tiêu chí này cần phải căn cứ theo địa hình, địa chất của từng khu vực lắp đặt hệ thống cấp nước, của khu vực thi công mạng lưới cấp nước để có tiêu chuẩn cụ thể.
Đường ống và các khớp nối cần phải kín, khít không để tình trạng rò rỉ khi có sự cố xuất hiện.
Chất lượng đường ống phải được đảm bảo cả về các phương diện, độ bền cao, không bị nứt vỡ trong quá trình vận hành hệ thống. Bề mặt bên trong đường ống phải nhẵn, giảm thiểu tối đa thị lực khi ma sát với dòng nước di chuyển trong đường ống.
Giá thành sản phẩm và chi phí đầu tư rẻ nhất, phù hợp với nhiều hệ thống vừa và nhỏ.
Các loại ống dẫn nước được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Dựa trên các tiêu chí trên, các loại đường ống được sử dụng được phân loại phù hợp nhằm điều hòa chất lượng sản phẩm phù hợp với chi phí đầu tư. Các loại ống dẫn nước được sử dụng phổ biến nhất gồm ống dẫn bằng gang, ống thép, ống bê tông cốt thép, ống nhựa và ống inox…
Với ống gang: Ống dẫn chất liệu bằng gang, được đúc một đầu tròn, một đầu loe. Khi kết nối với các đoạn ống thì đoạn ống gang và ống loe của cây giống này sẽ được kết nối với đầu tròn của ống còn lại. Khi lắp đặt người ta thường quét nhựa đường hoặc sơn Epoxy bên ngoài mặt để chống thấm và chống ăn mòn cho đường ống tốt nhất. Đây là chất liệu đường ống có độ bền khá cao, chịu được áp lực làm việc tương đối tốt với các khớp nối ít bị hư hại bởi tác động nhiệt. Tuy nhiên chất liệu này cũng là chất liệu hợp kim giòn, có trọng lượng lớn nên chi phí vận chuyển khá cao.
Ống bằng thép: Với ống dẫn nước này được đúc nguyên khối tròn 2 đầu như nhau. Phương pháp kết nối của hệ thống đường ống này là sử dụng mặt bích hoặc mối hàn. Do tính chất đặc thù của thép dễ ăn mòn cao nên bên trong đường ống được tráng một lớp bitum chống xâm thực. Ống thép có khả năng chịu được áp lực công việc cao hơn ống gang, tuy nhiên lại có khả năng bị ăn mòn cao hơn khi vận hành. Trọng lượng của thép cũng nhẹ hơn gang nên tính dẻo khi sản xuất cũng tốt.
Ống bê tông cốt thép: Loại ống này sở hữu độ chịu kéo tốt, chịu được cường độ nén cao của bê tông khi sử dụng. Người sản xuất bê tông này ở dạng 2 đầu tròn hoặc 1 đầu loe có khả năng làm việc hiệu quả cao và giá thành rẻ. TUy nhiên khả năng chịu tác động cơ học của loại vật liệu này khá kém chiều dài ống ngắn nên có thể mất nhiều thời gian di chuyển, kết nối các đường ống với nhau.
Ống dẫn bằng nhựa: Trong thời gian gần đây các loại ống nhựa chiếm ưu thế vượt trội hơn khi được sử dụng nhiều và phổ biên shown. Loại ống này được sản xuất dạng cây ống tròn 2 đầu có giá thành chênh lệch theo kích thước ống và nhu cầu sử dụng. Ưu điểm của loại ống này là trọng lượng nhẹ, khả năng chống xâm thực tốt, không tạo ra ma sát khi di chuyển. Hơn nữa giá thành sản phẩm thấp, độ bền phụ thuộc vào chất liệu nhựa khi bạn chọn mua. Cách kết nối các đường ống này lại với nhau bằng cách sử dụng keo dán, mối hàn nhiệt, ống lồng hoặc có thể sử dụng mặt bích. Mặt khác kích cỡ đường ống cũng khá đa dạng có thể sử dụng cho mạng lưới cấp nước trong nhà hoặc tại khu vực.
Ống dẫn nước inox: Là loại ống dẫn được sử dụng trong nhiều mạng lưới cấp nước cần đảm bảo về tính an toàn vệ sinh. Đây là chất liệu có thể chịu nhiệt, có tính an toàn cao nên được áp dụng nhiều trong các mạng lưới cấp nước nội khi trong ngành sản xuất thực phẩm. Chúng có độ bền tốt, khả năng chịu nhiệt và áp lực cao. Chính vì thế sản phẩm này có giá thành cao và không thể sản xuất được kích cỡ lớn hơn để sử dụng cho vòng ngoài của mạng lưới cấp nước.
Tuấn Hưng Phát phân phối các sản phẩm van – phụ kiện đường ống ứng dụng trong hệ thống cấp nước, mạng lưới cấp nước. Các loại van, phụ kiện được đơn vị nhập khẩu lưu kho số lượng lớn, đảm bảo có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu của Quý Vị. Hãy liên hệ ngay Hotline để được hỗ trợ, báo giá.
Các tiêu chí đặt đường ống dẫn của mạng lưới cấp nước phù hợp
Với mạng lưới cấp nước nội khu của nhà dân hay khu công nghiệp sẽ có quy chuẩn và thiết kế riêng đảm bảo phù hợp nhất. Vì vậy ở đây sẽ là tiêu chí đặt đường ống dẫn nước cấp nước ngoại khu. Nhằm đảm bảo an toàn tối ưu cho đường ống dẫn cũng như các công trình khu vực khác nhau trong đô thị.
Độ sâu đường ống so với mặt đường
Độ sâu đặt đường ống phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm tải trọng trên nền bề mặt đường ống, tải trọng xung quanh nền đất, độ bền cơ học của ống, mực nước ngầm… Quy định hiện hành của thiết kế chung được ddauw ra như sau:
Với đường ống D ≤300mm thì thiết kế độ sâu đường ống là H ≥ 0,8m
Đường ống có D >300mm thì độ sâu để đặt đường ống H ≥1m
Khi đặt đường ống cần chôn tại những vị trí có tải trọng thấp như vỉa hè, vị trí ít xe cộ qua lại và thường độ sâu trung bình khoảng H≥0,5m.
Mặt nền đặt đường ống
Với tiêu chí nền đặt đường ống không quá khắt khe và thường có quy định cụ thể, thì đường ống dẫn nước mạng lưới toàn khu có thể đặt trực tiếp xuống nền đất. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần có sự gia cố chắc chắn hơn nhằm đảm bảo an toàn cho đường ống khi vận hành.
Với trường hợp nền đất yếu dễ sụt lún như bãi lầy, ao hồ cần làm nền nhân tạo bằng cát, gạch, đá dặm hay thậm chí nên đổ bê tông trước khi đặt đường ống.
Nền đất quá cứng và không bằng phẳng thì cần trải một lớp cát mỏng để làm đệm cố định đường ống.
Với đường ống là xi măng cốt thép cần có giá đỡ chung và tiến hành trải nền bằng đệm cát tránh va đập cơ học gây hư hỏng đường ống.
Đặt ống trên lòng đường
Với tải trọng trên lòng đường là rất lớn thì mật độ xe cộ lưu thông xe cộ tải trọng lớn là thường xuyên. Trong trường hợp này các ống dẫn sexcos khả năng bị tác động cơ học, bị nén do tải trọng của xe cộ lưu thông. Cùng với đó là các công trình, hệ thống khác đan xen với nhau nên cần có quy hoạch chi tiết, rõ ràng. Việc thi công lắp đặt ống dẫn của mạng lưới cấp nước trong lòng đường cần phải được đảm bảo sự an toàn tốt nhất.
Đường ống dẫn nước lắp đặt song song cùng mặt đường, nằm trên vỉa hè hoặc mép đường. Vị trí đường ống cần phải đặt cách phần móng nhà tối thiểu 3-5m.
Nên lắp trung hòa cùng đường ống thoát nước, ống cấp nước phải lắp đặt phía trên ống thoát nước. Khoảng cách của vị trí đặt ống theo chiều thẳng đứng tối thiểu là 0.1m, chiều ngang là 1.5m đến 3m.
Lắp đặt đường ống trong lòng đường phải có vị trí đặt ống và cần có thiết bị đánh dấu đường ống cấp nước để hạn chế xe cộ đè lên.
Sau khi tìm hiểu về bài viết này hẳn các bạn đã hiểu hơn về hệ thống cấp nước và các dạng đường ống được sử dụng cho hệ thống cấp nước rồi đúng không. Nếu bạn đang tìm hiểu về thiết bị hay đường ống liên quan đến cấp thoát nước, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi nhé.