Lưu trữ của tác giả: Đỗ Trung Hiếu

Những thông số đánh giá chất lượng nước thải cần biết

Thông số đánh giá chất lượng nước thải

Để xác định chất lượng nước thải, các chuyên gia thường căn cứ vào thông số lý – hoá – vi sinh để đánh giá chuyên sâu. Thông số đánh giá chất lượng nước thải cũng là căn cứ để xem xét mức độ ô nhiễm và tính hiệu quả của các giải pháp xử lý nước thải hiện nay. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết các thông số được sử dụng để đánh giá chất lượng nước thải. Đánh giá chất lượng nước thải dựa vào các thông số nào? Bên cạnh các vi chất và chất khoáng, nước thải còn chứa một lượng lớn hợp chất và vi khuẩn có thể gây hại đối cho môi trường và sức khỏe của sinh vật xung quanh. Để đánh giá chất lượng của nước thải, người ta thường dựa vào các thông số cơ bản sau: Thông số về lý học: Đây là thông số đánh giá tỷ lệ, nồng độ, số lượng các chất ô nhiễm bằng phương pháp vật lý. Thông số về hóa học: Bao gồm các chỉ số như độ pH, nồng độ COD/BOD, nồng độ nitơ, nồng độ oxy hòa tan, chất hoạt động bề mặt, kim loại nặng và các chất độc hại. Thông số về vi khuẩn – vi sinh: Bao gồm nồng độ và số lượng vi khuẩn có thể gây hại trong nước thải. Thông thường, người ta hay sử dụng chỉ số của vi khuẩn E-coli để đánh giá tình trạng nước thải. Dựa vào những thông số này, người ta có thể đánh giá chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý. Từ đó có phương án xây dựng, điều chỉnh hệ thống xử lý nước thải sao cho hiệu quả nhất. Thông số về lý học đánh giá chất lượng nước thải Thông số về lý học chủ yếu đánh giá dựa vào các tác nhân như chỉ số nồng độ chất rắn trong nước (chất rắn không tan – lơ lửng), độ đục, màu sắc, mùi vị, nhiệt độ, độ dẫn điện. Chất rắn trong nước thải Chất rắn trong nước tồn tại ở hai dạng chính là chất rắn không tan và chất rắn lơ lửng. Chất rắn không tan thường là rác thải, mảnh vỡ sành sứ,… có kích thước lớn. Ngược lại, chất rắn lơ lửng là những hạt có kích thước nhỏ, có thể trôi lơ lửng trong dòng nước thải. Để loại bỏ chất rắn, có thể áp dụng phương pháp vật lý. Đối với chất rắn không tan, có thể sử dụng các thiết bị như song chắn rác hoặc thiết bị lọc như y lọc để loại bỏ. Còn đối với chất rắn lơ lửng, có thể sử dụng lưới lọc dạng màng có mắt lưới siêu nhỏ để loại bỏ chúng. Trong trường hợp chất rắn lơ lửng lắng đọng nhanh, có thể sử dụng phương pháp lắng đọng để giảm chi phí vận hành. Nồng độ mùi trong nước thải Nước thải thường có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người. Nguyên nhân khiến nước thải có mùi hôi là do các khí như H2S, NH3…các chất hữu cơ hay vô cơ và ion khác như Cu2+, Fe3+. Tùy theo từng mùi mà người ta sẽ áp dụng cách xử lý phù hợp như dùng hóa chất diệt tảo trong ao hồ, hấp phụ bằng than hoạt tính, keo tụ lắng lọc, hoặc sử dụng clo… Màu sắc của nước thải Màu sắc của nước thải được tạo nên bởi các tạp chất có lẫn trong nước như chất hữu cơ, chất mùn hữu cơ…. Màu sắc của nước thải thường được xác định bằng cách so sánh màu với các dung dịch chuẩn khác. Lưu ý, khi nguồn nước có màu sắc do hợp chất hữu cơ gây nên thì việc sử dụng Clo (Cl) có thể tạo ra một chất mới  là trihalomethane có thể gây ung thư cho người sử dụng. Độ đục của nước thải Hiện tượng nước thải bị đục là do nước chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng dạng hạt keo. Các hạt keo này không có khả năng lắng đọng nên khiến nước có màu không tinh khiết. Nước có màu gì thường dựa vào sắc tố màu của hạt keo lơ lửng. Chỉ số để đánh giá độ đục của nước thải thường bằng đơn vị NTU. Độ đục của nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống không vượt quá 5NTU. Nhiệt độ của nước thải Nước thải thường có nhiệt độ cao hơn so với nước cất và nước sạch. Nguyên nhân chính là do việc xả thải từ các nguồn nước nóng/ấm phát sinh từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Đồng thời, nước thải thường chứa nhiều hợp chất, đặc biệt là kim loại nặng, làm tăng khả năng truyền nhiệt của nước thải. Cũng chính vì thế mà nhiệt độ của nước thải thường duy trì ở mức thấp hơn so với nhiệt độ của môi trường xung quanh. Sự thay đổi nhiệt độ của nước thải đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phân hủy của vi khuẩn trong quá trình xử lý nước thải theo công nghệ sinh học. Ngoài ra, cũng tác động đến sự sinh tồn của sinh vật sống trong môi trường nước, ảnh hưởng đến nồng độ oxy hòa tan trong nước. Độ dẫn điện của nước thải Đơn vị dùng để đo độ dẫn điện của nước thải là mS. Người ta thường sử dụng dung dịch KCl để so sánh. Thông số về hóa học đánh giá chất lượng nước thải Thông số về hóa học thể hiện nồng độ hợp chất hóa học vô cơ, hữu cơ có trong nước thải. Người ta thường đánh giá dựa […]

Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt

Xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt

Nước thải nhiễm dầu nhớt thường chứa một lượng lớn các chất độc hại, khó xử lý bằng các phương pháp thông thường. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi áp dụng các giải pháp để xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt là điều cần thiết. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về hệ thống xử lý nước thải mà Qúy Vị có thể tham khảo. Nước thải nhiễm dầu nhớt phát sinh từ đâu? Có rất nhiều nguồn gây ra tình trạng nước thải nhiễm dầu nhớt, điển hình như việc khai thác dầu từ giàn khoan, các sự cố tràn dầu hoặc nước thải phát sinh từ nhà máy lọc hóa dầu. Ngoài ra, nước thải nhiễm dầu nhớt còn phát sinh từ hoạt động tại các kho chứa xăng dầu, thậm chí là từ việc sử dụng xăng dầu hàng ngày của con người. Một số nguồn nước nhiễm dầu nhớt: Nước sử dụng để rửa bể chứa định kỳ tại các kho chứa xăng dầu. Nước xả từ đáy bể sau khi hoàn thành việc nhập tàu vào trong bể chứa của kho. Nước vệ sinh công nghiệp định kỳ hoặc sau khi tiến hành sửa chữa công nghệ và thiết bị trong các kho xăng dầu. Nước mưa rơi trên các khu vực có nguy cơ bị nhiễm dầu tại các kho, cửa hàng xăng dầu. Nước vệ sinh khu vực hoặc nước dùng để rửa xe, bảo dưỡng xe. Nước làm mát và nước thải từ các nhà máy cơ khí. Dấu hiệu nhận biết nước thải nhiễm dầu nhớt Để xử lý nước bị nhiễm dầu nhờn, việc đầu tiên là xác định nguyên nhân gây nhiễm bẩn cho nguồn nước. Trên thực tế, có nhiều dấu hiệu cho thấy nguồn nước đang bị nhiễm dầu nhờn, bao gồm: Nước khi tiếp xúc với không khí trong thời gian ngắn sẽ chuyển sang màu vàng. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Màu sắc của nước thay đổi từ trắng sang vàng do sự xuất hiện của cặn dưới đáy nước hoặc váng dầu. Bề mặt nước xuất hiện các đốm vàng mỡ hoặc váng dầu nhờn, khiến bề mặt nước có độ bóng hơn. Khi tay tiếp xúc với nước sẽ thấy phần dầu nhờn có màu đen. Những dấu hiệu này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết xem nước có bị nhiễm dầu nhớt hay không, qua đó áp dụng các biện pháp xử lý hiệu quả để khắc phục vấn đề. Đặc điểm tính chất và tác hại của nước thải nhiễm dầu nhớt Dầu nhớt có đặc tính khó tan trong nước, dễ dàng phá hủy sự sống của các loài vi sinh vật, gây biến đổi màu sắc, mùi vị và tính chất của nguồn nước. Hiện tượng nước thải nhiễm dầu nhớt rất phức tạp và nguy hiểm. Nếu không xử lý đúng cách, ô nhiễm dầu nhớt trong nước có thể đe dọa sức khỏe của con người. Dầu nhớt có chứa hàng trăm loại hóa chất, mà mỗi loại sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe con người. Chẳng hạn: Chất Stylene có thể gây ra các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh như trầm cảm, mất tập trung, mệt mỏi và buồn nôn. Hơn nữa, chất độc này cũng có thể gây tổn thương tế bào thần kinh, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hợp chất N-Hexane có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, gây tê liệt hoặc cảm giác chân tay bị suy giảm. Xăng và dầu hỏa có thể gây kích ứng da, mắt, cổ họng, suy nhược thần kinh, khó thở, viêm phổi. Benzen là một chất gây ung thư huyết thanh. Ngoài ra, một số hợp chất khác cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn, miễn dịch, gan, lá lách và thận. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt chi tiết Nhìn chung, nước thải nhiễm dầu nhớt phát sinh từ nhiều nguồn và có lẫn các tạp chất khác nhau. Do đó, muốn xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ hiệu quả cần phải chia thành nhiều giai đoạn để xử lý hiệu quả. Dưới đây là sơ đồ chi tiết hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt: Nước thải nhiễm dầu nhớt được thu gom và chuyển đến tập chung tại hố thu thông qua hệ thống ống dẫn. Phần đầu ống nước và đầu bể thu gom được lắp đặt thiết bị chắn rác để loại bỏ rác thải có kích thước lớn. Từ hố thu, nước thải sẽ chuyển qua bể tách dầu để loại bỏ lượng dầu nổi trên mặt nước. Lượng dầu này được đưa vào bồn chứa dầu. Sau đó được chuyển đến bể điều hoà để tiếp tục xử lý. Ở bể điều hòa, nồng độ và lưu lượng nước thải được ổn định thông qua phương pháp khuấy trộn hoặc thổi khí với các thiết bị được lắp đặt ở đầu hoặc cuối bể. Tại bể tuyển nổi, các chất rắn hoà tan cùng dầu mỡ và hạt rắn từ hỗn hợp chất lỏng được loại bỏ thông qua quá trình hòa tan của khí áp. Kết quả là một phần dầu nhớt được đẩy vào bể chứa bùn, sau đó chuyển sang máy ép bùn để tiến hành xử lý định kỳ. Cùng lúc đó, một phần nước thải và dầu nhớt được chuyển sang bể UASB để tiếp tục quá trình xử lý tiếp theo. Quá trình lọc dầu nhớt tại bể UASB tiếp tục thực hiện theo nguyên tắc kỵ khí, bao gồm ba giai đoạn chính: Thuỷ phân, Axit hoá và Metan hoá. Khi hoàn tất quá trình này, một phần dầu nhờn sẽ được chuyển sang bể chứa bùn để sau […]

Hệ thống xử lý nước thải ngành xi mạ

Hệ thống xử lý nước thải ngành xi mạ

Ngành xi mạ là một trong những ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế rất cao. Tuy nhiên đi đôi với sự phát triển của ngành lại là nguy cơ về ô nhiễm nước thải. Vì thế, cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngành xi mạ khoa học, đưa nước thải đạt chỉ số an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Nguồn gốc nước thải ngành xi mạ Xi mạ là một ngành công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam. Tuy nhiên mỗi công đoạn trong quá trình xi mạ đều thải ra một lượng nước thải nhất định. Mặc dù nước thải từ ngành xi mạ không quá nhiều nhưng lại chứa hàm lượng lớn các kim loại nặng. Việc xả thải chưa qua xử lý có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước, ảnh hưởng đến sinh thái thủy sinh và đời sống của các loài sinh vật. Nguồn gốc của nước thải từ ngành công nghiệp xi mạ thường bắt nguồn từ: – Nước thải từ quá trình mạ: Bể mạ chứa dung dịch có thể rò rỉ hoặc tràn ra ngoài. Dung dịch này có thể bám vào các gá mạ và chi tiết bên ngoài. Sau một thời gian sử dụng bể mạ, việc làm sạch bể có thể sản sinh một lượng nước thải đáng kể, chứa đựng nhiều chất cặn và lơ lửng. Quá trình mạ có thể tạo ra các hợp chất gây ô nhiễm môi trường như Cr6+, Ni2+ và CN-, với nồng độ cation và anion ở mức độ cao. – Nước thải từ quá trình làm sạch bề mặt kim loại: Trong giai đoạn bảo dưỡng và đánh bóng về mặt cơ học, bề mặt kim loại thường bám dính dầu mỡ. Để đảm bảo bề mặt lớp mạ là tốt nhất, trước hết cần làm sạch bề mặt kim loại bằng cách sử dụng hóa chất tẩy dầu mỡ, các dung môi có tác dụng điện hóa. Quá trình này thường tạo ra nước thải có đặc tính kiềm hoặc axit. – Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên: Bên cạnh nguồn nước thải phát sinh từ các công đoạn trong quá trình xi mạ thì hoạt động sinh hoạt của công nhân viên cũng tạo ra một lượng nước thải đáng kể. Các hoạt động như rửa tay, chân sau giờ làm việc, làm sạch thiết bị, máy móc, thậm chí cả việc tắm giặt, vệ sinh hàng ngày đều phát sinh nước thải. Đặc trưng nước thải ngành xi mạ Nước thải từ quá trình xi mạ có sự biến đổi rộng về nồng độ và độ pH, dao động từ 2 – 3 đến 10 – 11. Đặc điểm chung của nước thải ngành xi mạ là chứa hàm lượng cao muối vô cơ và kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có thể phụ thuộc vào loại kim loại được sử dụng trong quá trình mạ, như Cu, Zn, Cr, Ni… cũng như loại muối kim loại, gồm sunfua, sunfat, amoni, cromat… Đáng chú ý, nước thải ít chứa hợp chất hữu cơ, thường chủ yếu là chất tạo bọt và chất hoạt động bề mặt, khiến các chỉ số BOD, COD thường ở mức thấp và không nằm trong phạm vi xử lý trực tiếp. Điều cần xử lý chủ yếu là các ion vô cơ, đặc biệt là các muối kim loại nặng như chrome, niken, đồng, sắt… Bảng chất lượng nước thải ngành xi mạ STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị trung bình 1 pH – 2 – 11 2 BOD mg/l 200 3 COD mg/l 350 4 SS mg/l 300 5 Cr6+ mg/l 30 6 Cr3+ mg/l 5 7 Zn mg/l 35 8 Cu mg/l 30 9 Ni mg/l 25 10 Xianua mg/l 20 11 Amoni mg/l 50 12 Photphat mg/l 20 13 Al mg/l 20 Nước thải xi mạ được phân chia thành ba phần riêng biệt như sau: Dung dịch thải đặc từ các bể nhúng hoặc bể ngâm. Nước thải từ quá trình rửa thiết bị, chứa các thành phần như dầu mỡ, muối kim loại và xà phòng với hàm lượng bẩn trung bình. Nước thải có thể pha loãng. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải ngành xi mạ Mỗi nhà máy xi mạ sẽ áp dụng một hệ thống xử lý nước thải sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên mục đích và tiêu chí chung của các hệ thống xử lý nước thải đều đảm bảo nước thải không gây ô nhiễm môi trường, đưa nước thải đạt chỉ số an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Nhìn chung, quy trình xử lý nước thải xi mạ chuẩn nhất được thể hiện theo sơ đồ minh họa sau đây: Quan sát sơ đồ trên có thể tóm tắt các bước cơ bản trong hệ thống xử lý nước thải ngành xi mạ như sau: Thu gom nước thải xi mạ Nước thải đầu vào từ nhiều nguồn khác nhau như nước thải từ công đoạn sản xuất, nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên….Tất cả các loại nước thải đều được thu gom tại bể gom nước thải. Tuy nhiên trong công đoạn thu gom nước thải sẽ tách riêng thành 3 nguồn khác nhau là: Nước thải từ quá trình ngâm và nhúng kim loại: Đây là loại nước thải có độ đậm đặc cao nhất và cũng là loại khó xử lý nhất. Nước thải tạo ra trong quá trình thau rửa và làm sạch bề mặt kim loại, bao gồm việc loại bỏ dầu mỡ, cũng như các muối vô cơ từ bề mặt kim loại. Nước thải phát sinh từ quá trình rửa sạch bề mặt kim loại sau khi mài và đánh bóng. Lọc thô rác thải có kích thước lớn Nước thải […]

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy mía đường

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy mía đường

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy mía đường là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Bởi nước thải sản xuất mía đường chứa một lượng lớn các chất hữu cơ, trong đó có các hợp chất chứa nitơ và phốt pho. Việc xử lý nguồn nước thải này đòi hỏi phải áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để đạt được hiệu quả cao nhất. Để hiểu rõ hơn về hệ thống, hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Nguồn gốc phát sinh nước thải nhà máy sản xuất mía đường Để tạo ra đường thô và đường tinh luyện, quá trình chế biến phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, cùng với đó là sử dụng các nguyên liệu đa dạng. Điều này dẫn đến việc sinh ra một lượng nước thải đáng kể, với các mức độ ô nhiễm khác nhau. Theo các chuyên gia, nước thải nhà máy mía đường phát sinh từ các nguồn sau đây: Nước thải phát sinh từ các công đoạn băm, ép, vệ sinh và làm mát, có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ. Nước thải từ quá trình kết tinh đường, thường được dùng để làm nguội máy móc hoặc có thể bị rò rỉ từ quá trình sản xuất đường. Nguồn nước thải từ quá trình nấu và làm sạch sản phẩm. Ngoài ra, còn có nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên trong nhà máy đường cũng như từ quá trình vệ sinh sàn nhà. …. Tính chất đặc trưng của nước thải nhà máy mía đường Nước thải từ ngành công nghiệp sản xuất mía đường thường chứa một lượng đáng kể các chất hữu cơ, bao gồm nitơ và photpho hữu cơ. Giá trị BOD5 (Lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ 5 ngày) cao và biến động rất lớn, thường dao động từ 350 đến 2750 mg/l. Điều này khiến nước thải có tính axit hoặc kiềm, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên. Nước thải từ quá trình sản xuất mía đường còn chứa thành phần mang màu do các chất không đường dạng hữu cơ, các muối kim loại vô cơ như Na+, Si4+, Ca2+, Mg2+ và K+, đặc biệt khi qua quá trình xả rửa các cột tẩy màu resin liên tục. Các giai đoạn làm mát trong quá trình sản xuất mía đường thường tạo ra nước thải với nhiệt độ cao, gây ức chế hoạt động của vi sinh vật và các loài thực vật thủy sinh. Hầu hết chất rắn lơ lửng trong nước thải nhà máy mía đường có tính chất vô cơ. Khi được xả thải vào môi trường tự nhiên, những chất này có khả năng lắng xuống và hình thành một lớp dày ở đáy nguồn nước, gây hại cho hệ sinh thái nước và làm giảm nguồn thức ăn của cá. Các chất trong bùn lắng này chứa hợp chất hữu cơ, làm giảm lượng oxy có sẵn trong nước, sinh ra các khí như H2S, CO2, CH4. Hơn nữa, nước thải cũng chứa một lượng đường đáng kể, gây ô nhiễm nước. Các chất thải từ nhà máy sản xuất mía đường còn có tính axit. Trong một số trường hợp đặc biệt, độ pH có thể tăng lên do sự pha trộn với CaCO3 hoặc nước xả cột resin. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà máy mía đường Căn cứ vào thành phần trong nước thải nhà máy mía đường, chúng ta có thể xây dựng phương án xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường hiệu quả nhất. Dưới đây là sơ đồ tổng quan về hệ thống xử lý nước thải nhà máy mía đường. Song chắn rác (SCR): Chức năng chính của thiết bị lọc là loại bỏ các chất rắn lớn có trong nước thải, trong trường hợp này là bã mía. Song chắn rác hoạt động như một bộ lọc cơ học để ngăn chặn và thu gom các chất rắn này, đồng thời đưa chúng vào thùng rác để tiếp tục xử lý. Bể lắng cát: Được sử dụng để loại bỏ các chất rắn vô cơ nhẹ như cát và các hạt rắn lơ lửng khác trong nước thải. Sau khi các chất này lắng đọng, chúng được thu gom và vận chuyển đến bể phơi để tiếp tục xử lý. Hố thu gom hoặc bể thu gom: Nước thải từ quá trình sản xuất và sinh hoạt sẽ được thu gom tại hố thu để thống nhất xử lý. Bể điều hòa: Đây là một phần không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường. Bể điều hòa đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ, duy trì lưu lượng và kiểm soát nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Bể này thường được trang bị kèm máy khuấy trộn để ngăn chặn sự lắng cặn, giúp phân hủy khí độc hại phía dưới đáy bể. Bể lắng 1: Tại đây, nước thải được giữ yên lặng để các chất rắn vô cơ và hữu cơ lơ lửng lắng đọng, giúp quá trình loại bỏ cặn dễ dàng hơn. Bùn cặn sau đó được thu gom và chuyển đến bể xử lý tiếp theo. Bể phân hủy kỵ khí UASB: Bể này áp dụng công nghệ sinh học phân hủy kỵ khí dòng chảy ngược để chuyển các chất hữu cơ thành những chất đơn giản hơn và khí metan (CH4). Đồng thời, bể phân hủy kỵ khí UASB cũng giúp loại bỏ nito và phốt pho. Bể hiếu khí Aerotank: Bể này sử dụng công nghệ sinh học để phân hủy hiếu khí từ bùn hoạt tính. Các chất hữu cơ trong nước thải sau khi được xử lý sẽ phân hủy […]

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Quá trình sản xuất thực phẩm thường tạo ra một lượng lớn nước thải, có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không xử lý đúng cách. Điều quan trọng là áp dụng các công nghệ xử lý nước thải trong nhà máy chế biến thực phẩm. Việc này không chỉ đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên nước. Bài viết dưới đây, hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm. Vì sao cần kịp thời xử lý nước thải chế biến thực phẩm? Nước thải chế biến thực phẩm là nguồn nước thải phát sinh từ các nhà máy chế biến thực phẩm, bao gồm nhà máy chế biến bánh kẹo, mì tôm, các sản phẩm thủy sản, đồ ăn nhanh, các đơn vị chế biến thịt, gia cầm, cũng như sản xuất dầu mỡ. Nước thải từ ngành sản xuất thực phẩm chứa hàm lượng cao chất hữu cơ gọi là BOD, có khả năng phân hủy sinh học mạnh mẽ. Mức độ này thường cao hơn khoảng 15-20 lần so với tiêu chuẩn quốc gia về chất thải công nghiệp. Mọi giai đoạn trong quá trình sản xuất thực phẩm như xử lý, chế biến, đóng gói và lưu trữ đều cần sử dụng một lượng lớn nước, dẫn đến lượng nước thải xuất ra môi trường cũng rất đáng kể. Do đó, việc xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm là rất quan trọng. Nước thải chế biến thực phẩm khi thải thực tiếp vào môi trường sẽ gây suy giảm độ oxy hòa tan có trong nước, tác động tiêu cực đến các sinh vật sống trong nước. Các chất thải rắn lơ lửng, tinh bột hoặc các chất có màu sắc khác trong nước thải có thể làm mờ đi ánh sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của rong tảo theo thời gian. Hàm lượng Nito và Photpho trong nước thải có thể tích tụ lâu dài, tạo điều kiện cho hiện tượng phú dưỡng hóa, làm giảm chất lượng nguồn nước. Các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong nước thải có thể tạo ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nếu tiếp xúc trực tiếp. Do đó, việc xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm là rất quan trọng. Nguồn gốc và tính chất của nước thải chế biến thực phẩm Nguồn gốc Nước thải chế biến thực phẩm thường phát sinh từ các nguồn sau: Từ hoạt động vệ sinh cá nhân của công nhân, khu vực nhà vệ sinh, phòng bếp…. Nước thải từ quá trình sản xuất, pha chế, rửa nguyên liệu, vệ sinh máy móc và nhà xưởng cùng các thiết bị chế biến…. Đặc trưng, tính chất Do đặc thù của ngành chế biến thực phẩm khá đa dạng về thành phần cũng như nguyên liệu nên đặc trưng và tính chất của nước thải cũng khá đa dạng, điển hình như sau: Chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như Nito, Photpho. Chứa lượng lớn protein, chất béo, dầu mỡ cao nếu nguyên liệu chế biến là động vật. Thành phần BOD, COD, TSS, vi khuẩn cao. Thành phần hữu cơ, ít các chất độc hại. Độ mặn, độ màu, tinh bột cao. Và một số tính chất khác. Bảng thông số ô nhiễm nước thải chế biến thực phẩm STT Thông số Đơn vị Giá trị đầu vào QCVN 40:2011/BTNMT Cột A Cột B 1 PH – 6,5 – 8,5 6 – 9 5,5 – 9 2 BOD5 mg/l 700 – 1500 30 50 3 COD mg/l 1000 – 2500 75 150 4 TSS mg/l 350 – 700 50 100 5 Tổng Nitơ mg/l 100 – 250 20 40 6 Tổng Photpho mg/l mg/l 10 – 50 4 6 7 Dầu mỡ 50 – 200 5 10 8 Tổng Coliform MPN/100ml 104- 105 3.000 5.000 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm Nước thải ban đầu được đưa vào hệ thống thu gom để về hố thu. Trước khi vào hố thu, nước thải đi qua song chắn rác để loại bỏ các vật liệu có kích thước lớn (≥10mm), nhằm tránh tắc nghẽn đường ống và bơm trong quá trình xử lý nước thải chế biến thực phẩm. Hố thu thường có độ sâu phù hợp để lưu giữ nước thải. Bên trong hố thu có bố trí bơm chìm để dẫn nước thải đến bể điều hòa. Bể điều hòa đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tính chất và lưu lượng nước thải. Trong hệ thống bể điều hòa, nước thải được khuấy trộn liên tục bằng máy thổi khí trước khi được bơm lên bể tuyển nổi. Bên cạnh đó, bể tuyển nổi đóng vai trò phân chia chất lượng nước, lọc dầu mỡ và các tạp chất dễ nổi trên bề mặt nước. Dầu mỡ sẽ được dẫn sang bể chứa dầu mỡ riêng để xử lý. Nước thải tiếp tục được chuyển vào bể sinh học UASB, tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ theo phản ứng sau: Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí + CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới +… Quá trình phân hủy (xử lý nước thải chế biến thực phẩm) bao gồm 4 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn 1: Thuỷ phân và cắt mạch hợp chất cao phân tử. Ở giai đoạn này, các chất thải hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như protein, chất béo, cellulose, lignin, được phân hủy thông qua quá trình thuỷ phân. Các hợp chất cao phân tử này được cắt mạch thành các phân tử đơn giản hơn, dễ phân hủy hơn. […]

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất thép

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất thép

Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp gang thép, mức độ ảnh hưởng từ quá trình sản xuất tại các nhà máy thép đến môi trường sống là rất lớn. Vậy hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất thép như thế nào để đảm bảo hiệu quả? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! Thông tin về nước thải nhà máy sản xuất thép Nguồn gốc phát sinh nước thải Hiện nay, với sự phát triển của ngành công nghiệp, các nhà máy sản xuất thép ngày càng mở rộng để tận dụng tối đa lợi ích kinh tế mà ngành mang lại. Trong quá trình sản xuất, nhà máy thép phát sinh nước thải từ các hoạt động, bao gồm lượng nước thải từ quá trình sản xuất thép và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân. Khí thải, nước thải, chất thải rắn…phát sinh từ nhà máy sản xuất thép đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Để giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và sức khỏe con người, cần có biện pháp xử lý và phòng ngừa phù hợp. Nước thải của nhà máy sản xuất thép chủ yếu phát sinh từ những nguồn sau đây: Nguồn nước thải từ quá trình làm mát khi sản xuất thép. Nguồn nước thải từ hoạt động vệ sinh máy móc, thiết bị. Nguồn nước thải từ hoạt động sinh hoạt, nấu ăn và vệ sinh của công nhân. Thành phần, tính chất của nước thải nhà máy thép Mặc dù nước thải từ nhà máy sản xuất thép không nhiều như các nhà máy khác nhưng lại chưa một hàm lượng lớn chất độc hại, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Nước thải từ nhà máy sản xuất thép có thành phần rất khó xử lý do chứa nhiều loại hóa chất độc hại như dầu mỡ, cặn bẩn lơ lửng, vụn kim loại nặng, các hóa chất như phenol, xyanua, hydroxit, vi sinh vật phát sinh từ quá trình vệ sinh của nhân viên. Thành phần hóa học trong nước thải nhà máy sản xuất thép bao gồm: Tổng chất rắn lơ lửng khoảng 4.000 – 7.000 mg/L Xyanua khoảng 15 mg/L Crom khoảng 5 mg/L Kẽm khoảng 35 mg/L Chì khoảng 8 mg/L Cadimi khoảng 0.4mg/L COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học) khoảng 500 mg/L Quy trình hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất thép Dưới đây là sơ lược quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất thép cơ bản nhất: Hố thu gom: Nước thải từ hệ thống thu gom được dẫn về hố thu. Trước khi nhập hố thu, nước thải được đưa qua bộ lọc rác để loại bỏ tạp chất và rác thải lớn. Hố thu thường có kích thước lớn để chứa nước thải và được trang bị bơm chìm để đẩy nước thải sang bể điều hòa. Bể điều hòa: Bể này có chức năng điều chỉnh tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất. Nước thải được đảo trộn liên tục bằng máy thổi khí để ngăn chặn lắng cặn và ngăn mùi hôi khó chịu. Sau đó, nước thải được bơm dẫn qua bể tách dầu mỡ. Bể tách dầu mỡ: Nước thải đi qua bể này để loại bỏ lớp dầu mỡ nổi trên bề mặt và tách các chất hữu cơ không hòa tan trong nước. Quá trình này cũng giúp thu hồi lại lượng dầu có trong nước thải. Bể keo tụ tạo bông: Nước thải từ bể tách dầu mỡ được dẫn qua bể này. Nước thải trước tiên được đưa vào ngăn khuấy trộn. Tại đây, hóa chất keo tụ và hóa chất điều chỉnh pH được bổ sung để tạo điều kiện cho quá trình keo tụ diễn ra hiệu quả. Sau đó, nước thải được chuyển sang ngăn tạo bông. Tại đây, hệ thống châm hóa chất trợ keo tụ (polymer) được bổ sung vào để cải thiện hiệu suất keo tụ. Sau đó, hỗn hợp bông cặn cùng nước thải được dẫn qua bể lắng hóa lý để lắng xuống đáy bể. Bể lắng: Nước thải đi qua bể này để làm lắng các bông cặn đã keo tụ. Bể khử trùng: Bể này được châm thêm Clo giúp tiêu diệt vi khuẩn còn tồn tại trong nước thải. Đồng thời, đây cũng là bước trung gian để bơm nước lên bể lọc áp lực. Bể lọc áp lực: Nước thải từ bể khử trùng được đẩy lên bể lọc áp lực nhằm loại bỏ cặn lơ lửng còn lại sau quá trình xử lý. Sau một thời gian sử dụng, tiến hành rửa bể lọc để loại bỏ chất bẩn bám trên vật liệu lọc. Nước rửa lọc sau đó được tái sử dụng bằng cách đưa trở lại hố thu. >>> Tham khảo thêm: Hệ thống xử lý nước thải sản xuất Ảnh hưởng tiêu cực của nước thải nhà máy sản xuất thép đến môi trường Nước thải nhà máy sản xuất thép nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của con người. Đối với môi trường Là chất độc đối với các loài sinh vật sống dưới nước như cá, tôm và các loại thực vật khác. Tiêu diệt các loài sinh vật phù hợp, làm biến đổi tính chất lý hoá của nước. Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, với nồng độ chất độc hại đủ lớn có thể khiến sinh vật có thể chết hoặc thoái hóa. Với nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc hoặc tích tụ sinh học, về lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các loài sinh vật. Tác động […]

Quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật cho trạm bơm nước chữa cháy

Quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật cho trạm bơm nước chữa cháy

Quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật cho trạm bơm nước chữa cháy QCVN 02:2020/BCA đề cập đến các yêu cầu an toàn và kỹ thuật khi thiết kế, lắp đặt, vận hành, kiểm tra, nghiệm thu, bảo dưỡng và quản lý. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về quy chuẩn. Phạm vi điều chỉnh Đối với các công trình dưới đây, khi thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng và vận hành trạm bơm nước chữa cháy cố định cần tuân thủ theo Quy chuẩn QCVN 02:2020/BCA: Nhà cao trên 10 tầng Nhà công cộng tập trung nhiều người Gara Nhà sản xuất Kho hàng có diện tích trên 18.000 m2 Ngoài quy chuẩn QCVN 02:2020/BCA thì cũng cần tuân theo các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy được quy định trong các tài liệu liên quan khác. Các quy định chung 1. Khi thiết kế, thi công, lắp đặt trạm bơm nước chữa cháy, cần áp dụng phương án cấu trúc và sắp xếp không gian để đảm bảo các yếu tố sau: Tiện lợi trong quá trình vận hành và bảo dưỡng trạm bơm. Bảo vệ trạm bơm trước nguy cơ cháy, nổ, ngập nước và những tình huống không mong muốn khác. Tạo điều kiện tiếp cận nhanh chóng từ bên ngoài khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. 2. Trạm bơm nước chữa cháy cần được trang bị thiết bị phù hợp với điều kiện môi trường nơi lắp đặt, bao gồm độ ẩm, nhiệt độ, độ cao so với mực nước biển, tính ăn mòn của nước và độ ẩm trong không khí. 3. Trong quá trình sử dụng, việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế thiết bị của trạm bơm nước chữa cháy cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng và bảo trì của nhà sản xuất, đồng thời tuân theo các quy định trong quy chuẩn QCVN 02:2020/BCA. >>> Tìm hiểu thêm: Quy định về PCCC tại chợ – trung tâm thương mại Vị trí đặt trạm bơm nước chữa cháy 1. Đặt trạm bơm nước chữa cháy ở vị trí độc lập với các hạng mục của công trình. Trạm bơm nước chữa cháy cần được đặt tại vị trí độc lập, cách xa ít nhất 16 m so với các phần khác của công trình (không cần thiết nếu trạm bơm nước chữa cháy được đặt trong cùng một khu vực có bậc chịu lửa I, II hoặc nếu có tường ngăn cháy giữa trạm bơm và các phần khác của công trình). 2. Đặt trạm bơm nước chữa cháy trong tòa nhà và công trình. Trạm bơm nước chữa cháy cần đặt tại tầng 1 hoặc hầm 1 trong tòa nhà và phải phân chia bằng tường ngăn cháy đạt chuẩn không dưới REI 150 để tách biệt hoàn toàn với các không gian khác. Sàn của trạm bơm nên có khả năng chịu lửa không ít hơn REI 60, trong khi cửa dẫn đến trạm bơm phải đạt chuẩn tối thiểu là EI 70 về khả năng chịu lửa. Nếu cần đặt trạm bơm nước chữa cháy tại các tầng nổi khác thì phòng chứa bơm cần được thiết kế sao cho có cửa ra ra hành lang kết nối với buồng thoát hiểm. Hành lang này phải được bảo vệ bằng kết cấu ngăn cháy loại 1 để đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra. 3. Trạm bơm nước chữa cháy và máy bơm cấp nước sinh hoạt có thể đặt trong cùng một nhà hoặc một phòng. 4. Quy định về khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng máy bơm như sau: Từ mép bên của móng đặt máy bơm và động cơ điện tới bức tường của nhà, phải duy trì khoảng cách tối thiểu là 70 mm. Từ phần bệ của máy bơm ở phía ống hút tới bề mặt tường đối diện, khoảng cách không được nhỏ hơn 1 m. Từ phần bệ của máy bơm ở phía động cơ điện tới bề mặt tường không được gần hơn khoảng cách cần thiết để rút rôto của động cơ mà không cần phải tháo động cơ ra khỏi bệ máy. Đối với động cơ diesel được làm mát bằng quạt gió, khoảng cách tối thiểu từ bức tường đến bể chứa nước không nhỏ hơn 3 lần chiều cao của bể khi không có cửa thoát khí ra trực tiếp từ trạm bơm. Khoảng cách này có thể là 2 m. Đáy của bể chứa dầu cho động cơ diesel cần nâng cao hơn miệng của bơm cao áp của động cơ. Trong trường hợp không có kích thước cụ thể từ nhà sản xuất thì có thể sử dụng kích thước là 1,2 m. Không được đặt bồn nhiên liệu của động cơ đốt quá gần tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy nếu không có vách ngăn. Khoảng cách tối thiểu giữa tủ điều khiển máy bơm nước chữa cháy và bồn nhiên liệu khi không có vách ngăn là 2 m. Máy bơm có thể đặt dọc theo tường hoặc vách nhà với đường kính ống đẩy từ 100 mm mà không cần khoảng trống giữa máy bơm và tường. Tuy nhiên, khoảng cách tối thiểu từ tường đến móng đặt máy bơm không được nhỏ hơn 200 mm. Có thể đặt hai máy bơm trên cùng một móng nhà mà không cần đặt lối đi giữa chúng, nhưng phải đảm bảo xung quanh móng có một lối đi riêng không nhỏ hơn 0,7 m. 5. Để đảm bảo an toàn, phòng của trạm bơm cần có chiều cao đủ để các thiết bị nâng đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ đáy vật được nâng đến đỉnh của các thiết bị đặt ở dưới không nhỏ hơn 0,5 m. Nếu trạm bơm không có thiết bị nâng, chiều cao tối thiểu của phòng là 2,2 […]

Quy định về PCCC tại chợ – trung tâm thương mại

Quy định về PCCC tại chợ - trung tâm thương mại

Quy định về PCCC tại chợ – trung tâm thương mại TCVN 6161:1996 nêu ra các yêu cầu cơ bản về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) cho việc thiết kế, xây dựng mới, mở rộng chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và trung tâm thương mại. Dưới đây là những thông tin liên quan đến quy định. Phân loại chợ a. Phân loại dựa theo kiến trúc xây dựng: Chợ kiên cố là chợ được xây dựng với bậc chịu lửa I và II, mang tính chất cố định. Chợ bán kiên cố là chợ cố định, trong đó nhà, quầy hàng và các công trình khác được thiết kế, xây dựng với bậc chịu lửa III. Chợ tạm là chợ không ổn định, trong đó các lều, quán được xây dựng với bậc chịu lửa IV, V. b. Phân loại dựa theo quy mô, số lượng hộ kinh doanh: Chợ loại l là chợ có trên 500 hộ buôn bán đã đăng ký kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng trên 2000 m2. Chợ loại 2 là chợ có từ 300 đến 500 hộ buôn bán đã đăng ký kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng từ 1200 m2 – 2000 m2. Chợ loại 3 là chợ có dưới 300 hộ buôn bán đã đăng ký kinh doanh hoặc có tổng diện tích gian hàng nhỏ hơn 1200 m2. Quy định chung Khi thiết kế hệ thống PCCC cho chợ, trung tâm thương mại, cần tuân thủ đúng tiêu chuẩn TCVN 6161:1996 và các quy phạm liên quan khác. Khi bố trí chợ, trung tâm thương mại trong các tòa nhà cao tầng hoặc có mục đích sử dụng khác, phải áp dụng tiêu chuẩn và tuân theo TCVN 6160:1996. Khi thiết kế PCCC cho chợ, trung tâm thương mại mới, cải tạo hoặc mở rộng, cần dựa vào quy hoạch của khu vực và kết hợp chặt chẽ với giải pháp PCCC của các công trình lân cận (bao gồm cả hệ thống đường giao thông, đường ống cấp nước chữa cháy, hệ thống thông tin báo cháy). Thiết kế, đầu tư trang thiết bị PCCC cho chợ, trung tâm thương mại phải được thống nhất và đồng ý với cơ quan có thẩm quyền. Bố trí mặt bằng Chợ, trung tâm thương mại có thể là những ngôi nhà độc lập hoặc tập hợp nhiều ngôi nhà. Được bố trí từ tầng 1 đến tầng 3 của tòa nhà đa tầng và được sử dụng với các mục đích như nhà ở, khách sạn hoặc nhà hành chính… Chợ và trung tâm thương mại được phân thành những khu vực sau: Khu kinh doanh bao gồm: gian hàng, quầy bán hàng, điểm giao nhận hàng, nơi ăn uống và giải trí, sàn nhảy, khu trưng bày hàng hóa, phòng phục vụ khách hàng. Khu hỗ trợ bao gồm: kho lưu trữ, phòng đóng gói hàng hóa, phòng sửa chữa thiết bị, khu vực quảng cáo. Khu hành chính và sinh hoạt bao gồm: phòng làm việc của ban giám đốc, ban quản lý, phòng truyền thông, phòng kế toán, phòng cán bộ, phòng truyền thống, phòng bảo vệ, phòng y tế… Khu kỹ thuật bao gồm: buồng máy lạnh, buồng thông gió, tủ điện, trung tâm điện thoại, hệ thống bơm nước sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy. Khi bố trí các khu vực, phòng của chợ, trung tâm thương mại trong các tòa nhà cao tầng thì cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây: Kho chứa hàng hóa và nguyên vật liệu dễ cháy ở tầng trên không trùng khít với kho tương tự ở tầng dưới. Lối ra và lối vào khu hành chính, khu hỗ trợ và khu kỹ thuật không được thiết kế đi qua khu vực kinh doanh. Kho và nơi lưu trữ hàng hóa phải có lối đi riêng. Chợ, trung tâm thương mại phải có lối ra, lối vào và cầu thang riêng biệt dành cho nhân viên và khách hàng. Lối thoát cho cán bộ, nhân viên phải được thiết kế sao cho có thể sử dụng làm lối thoát an toàn cho khách hàng trong khu vực kinh doanh. Cầu thang chính từ tầng 1 lên tầng 2 của chợ và trung tâm thương mại, với bậc chịu lửa I và II, có thể là cầu thang mở, trong khi các cầu thang khác phải được thiết kế trong buồng thang. Đối với chợ và trung tâm thương mại có tổng diện tích gian hàng trên 3600 m2 thì có thể lắp đặt thang băng tải. Chợ và trung tâm thương mại không được phép lắp đặt thang băng tải, chỉ được phép bố trí quầy, gian hàng từ tầng 2 trở xuống. Nếu có kế hoạch và dự định lắp đặt thang băng tải thì cho phép đặt quầy, gian hàng từ tầng 3 trở lên trong một khoảng thời gian l năm chờ lắp đặt thang băng tải kể từ khi chợ và trung tâm thương mại được đưa vào sử dụng. Chiều rộng lối đi trong khu vực kinh doanh được quy định trong bảng dưới đây. Loại lối đi Chiều rộng lối đi nhỏ nhất (m) Chợ, trung tâm thương mại tại thành phố, thị xã Chợ, trung tâm thương mại tại huyện, thị trấn 1. Lối đi chính trong khu vực kinh doanh – Chợ trung tâm thương mại có tổng diện tích gian hàng lên đến đến 90 m2 2.8 2.0 – Chợ trung tâm thương mại có tổng diện tích gian hàng trên 90 m2 3.6 2.8 – Từ dãy quầy, gian hàng đến các cửa ra vào không có phòng đệm 2.8 2.0 – Từ dãy quầy, gian hàng đến các cửa ra vào có phòng đệm 4.2 3.4 2. Các lối đi khác – Giữa 2 dãy quầy, gian hàng vải, gian hàng quần áo may sẵn 1.8 1.8 – […]

Phòng cháy nổ và phương án thoát nạn tại nhà của bạn

Phương án thoát nạn tại nhà

An toàn cháy nổ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong cuộc sống hàng ngày bởi cháy nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của con người. Do đó, việc nắm vững các kiến thức phòng cháy nổ và phương án thoát nạn tại nhà là rất cần thiết. Cách phòng cháy nổ an toàn Để đảm bảo an toàn trước nguy cơ cháy nổ, hãy tuân thủ các biện pháp sau đây: Lắp đặt chuông báo khói và kiểm tra đều đặn: Việc lắp đặt nhiều thiết bị báo khói trong ngôi nhà là rất quan trọng. Thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo hiệu quả hoạt động, giúp phát hiện sớm các trường hợp nguy hiểm. An toàn khi nấu ăn: Cần chú ý đến an toàn cháy nổi trong nhà bếp – khu vực có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao. Đặc biệt, hãy thận trọng khi đun dầu nóng và tránh để trẻ em một mình trong bếp khi các thiết bị nấu nướng vẫn đang hoạt động. Xây dựng lối thoát hiểm và kiểm tra nguy cơ cháy nổ trước khi đi ngủ: Lên kế hoạch thoát hiểm và xác định rõ đường thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Đảm bảo tất cả mọi người trong nhà đều biết về lối thoát này và hãy kiểm tra kỹ những khu vực có nguy cơ cháy nổ cao trước khi đi ngủ. Sử dụng ổ điện và phích cắm đúng cách: Tránh tình trạng quá tải bằng cách sử dụng phích cắm phù hợp. Nếu một ổ điện có quá nhiều phích cắm thì nguy cơ quá tải và cháy nổ sẽ tăng cao, đặc biệt là đối với các ổ cắm, dây điện cũ. Không vứt bừa tàn thuốc: Tàn thuốc lá có thể gây cháy nổ, do đó, hãy đảm bảo dập tắt hoàn toàn trước khi vứt vào thùng rác, tránh nguy cơ cháy nổ. An toàn khi sử dụng nến:  Nến và các loại đèn trang trí có thể gây ra các vụ cháy nổ, vì thế cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng. Hãy đặt nến trên bề mặt cứng và tránh xa rèm cửa để giảm nguy cơ cháy. Trước khi đi ngủ, hãy tắt tất cả các loại nến để đảm bảo an toàn. Việc nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của thiết bị phòng cháy và chữa cháy sẽ đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người. >>> Đừng bỏ lỡ: Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra hỏa hoạn Phương án thoát nạn tại nhà an toàn Xây dựng phương án thoát an toàn tại nhà là rất cần thiết. Cần đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong gia đình biết phải chuẩn bị gì và làm gì khi xảy ra sự cố cháy nổ. Lập phương án thoát nạn Hãy tìm hiểu cách thoát khỏi đám cháy tại các phòng trong nhà như bếp, phòng ngủ, phòng khách…Trong trường hợp lối ra của các phòng bị chặn hoặc có khói lửa bao trùm, bạn có thể áp dụng phương án thứ hai bằng cách tìm hiểu thêm về đường thoát từ ban công, lô gia, thang thoát hiểm hoặc các cách tiếp cận sang nhà hàng xóm để đảm bảo thoát ra khỏi đám cháy. Khi di chuyển, hãy cố gắng cúi người xuống thấp và theo sát vách tường, cầu thang hoặc đường đi dẫn đến lối thoát khỏi nhà, đặc biệt là khi có nhiều khói lan ra từ đám cháy. Sau khi thoát ra khỏi nhà, hãy tập trung tất cả các thành viên trong gia đình tại một khu vực an toàn. Sau đó thực hiện các bước như hô hoán, báo động cho người dân xung quanh để họ có thể kịp thời thoát ra hoặc tham gia vào các hoạt động chữa cháy ban đầu. Bạn cũng cần thông báo cho đơn vị chức năng để họ cắt nguồn điện và thực hiện công tác chữa cháy. Lưu ý!: Hãy gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ theo số 114 để thông báo về khu vực xảy ra cháy. Hãy thực hiện các buổi diễn tập thoát nạn và chữa cháy tại nhà ít nhất hai lần một năm để chuẩn bị tốt nhất cho các tình huống khẩn cấp. Hướng dẫn trẻ thoát nạn khi xảy ra cháy nổ Cần xây dựng phương án thoát nạn cho trẻ nhỏ trong trường hợp xảy ra cháy nổ.  Trẻ em thường rơi vào tình trạng hoảng loạn khi đối mặt với tình huống này, do đó, việc hướng dẫn rõ ràng và giúp chúng thoát khỏi nguy hiểm là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, những biện pháp cần được thực hiện đặc biệt cẩn thận. Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, cần xây dựng kế hoạch riêng bởi trẻ không thể tự thoát ra ngoài nếu không có sự hỗ trợ của người lớn. Cần xác định những người có thể hỗ trợ trẻ thoát khỏi nguy hiểm. Đồng thời, cũng cần hướng dẫn trẻ cách ứng phó khi nghe tiếng báo động và không có người lớn ở gần đó. Hướng dẫn chúng di chuyển đến một điểm an toàn bên ngoài ngôi nhà. Quan trọng nhất là dạy trẻ không được quay trở lại nếu đã thoát ra ngoài. Ngoài ra, hãy dạy trẻ cúi thấp người và bò trên mặt đất để tránh khói độc hại. Hướng dẫn trẻ cách sử dụng bàn tay để kiểm tra nhiệt độ của cửa trước khi mở, nếu cửa quá nóng thì hãy tìm cách thoát nạn khác. Đồng thời hãy hướng dẫn trẻ cách sử dụng thang thoát hiểm và đảm bảo rằng chúng biết nơi cất giữ. Điều này đảm bảo […]

Tiêu chuẩn vật liệu thiết kế thi công tại quán karaoke – vũ trường

Tiêu chuẩn vật liệu thiết kế thi công tại quán karaoke vũ trường

Ngày 30/11/2022, Bộ Xây dựng đã phát hành Thông tư số 06/2022/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 16/01/2023. Phụ lục A.4 của Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD cung cấp các quy định bổ sung đối với nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường (nhóm F2.1). Trong đó, có quy định tiêu chuẩn vật liệu thiết kế thi công tại quán karaoke – vũ trường. Nguyên nhân gây cháy lớn tại các quán karaoke – vũ trường Loại hình kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, gần đây, đã xảy ra một loạt các vụ cháy tại các cơ sở kinh doanh karaoke – vũ trường, gây thiệt hại nặng về người và tài sản. Điều này đã khiến dư luận đặt ra câu hỏi quan trọng về các quy định liên quan đến việc sử dụng vật liệu chống cháy trong thiết kế và xây dựng các quán karaoke – vũ trường. Một trong những nguyên nhân chính gây cháy là do hầu hết các quán karaoke – vũ trường được cải tạo từ các nhà riêng lẻ. Trong quá trình cải tạo, không tuân thủ đầy đủ yêu cầu về an toàn PCCC và an toàn điện. Điều này đã dẫn đến tình trạng chập điện và sử dụng các vật liệu dễ cháy, chẳng hạn như rèm cửa, thảm sàn, tấm ốp tường và ốp trần. Các quán karaoke – vũ trường thường phải đảm bảo cách âm để không gây phiền hà cho các hộ dân cư lân cận. Tuy nhiên, để đạt yêu cầu về cách âm, nhiều cơ sở đã sử dụng các vật liệu có độ rỗng lớn, như mút, cao su non dạng tấm, xốp EPS, xốp hơi, xốp PE. Đáng tiếc, đây là những vật liệu dễ cháy và khi bị cháy có thể tạo ra các khí độc hại, gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho sự an toàn của người dùng và nhân viên trong cơ sở. >>> Tìm hiểu thêm: Quy định về PCCC tại cơ sở kinh doanh Karaoke – vũ trường Tiêu chuẩn về thiết kế thi công tại quán karaoke, vũ trường 1. Phụ lục A.4.3 – QCVN 06:2022/BXD quy định rằng đường thoát hiểm trên mỗi tầng của nhà phải được bảo vệ bởi bộ phận chống cháy có giới hạn chịu lửa như sau: a) Đối với nhà có bậc chịu lửa I – phải sử dụng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất là EI 30. b) Đối với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV – phải sử dụng vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1) với giới hạn chịu lửa ít nhất là EI 15. Thông tin chi tiết như sau: Tại Phụ lục B.1.1 của quy chuẩn, vật liệu không cháy được xác định dựa trên việc thử nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 12695 (ISO 1182) hoặc các tiêu chuẩn tương đương và phải đáp ứng các yêu cầu sau trong quá trình thử nghiệm: Mức tăng nhiệt độ của lò đốt không vượt quá 50 độ C. Tỷ lệ giảm khối lượng mẫu không vượt quá 50%. Thời gian cháy không vượt quá 10 giây. Ví dụ về một số vật liệu thực tế được xem như vật liệu không cháy bao gồm: Bê tông, gạch đất sét nung, gốm, kim loại, khối xây và vữa trát, cùng với các vật liệu tương tự (Phụ lục B.1.1- QCVN 06:2022/BXD). Tại Phụ lục B.1.2 của Quy chuẩn, quy định vật liệu cháy yếu (Ch1) là vật liệu đã đạt kết quả thử nghiệm đảm bảo các yêu cầu tại Bảng B.1 – QCVN 06:2022/BXD ( thông số thử nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hoặc tiêu chuẩn tương đương về phương pháp đánh giá độ cháy của vật liệu xây dựng). Vật liệu cũng có thể được xem như vật liệu cháy yếu (Ch1) nếu kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 12695 (ISO 1182) hoặc tiêu chuẩn tương đương đáp ứng các yêu cầu sau trong quá trình thử nghiệm: Tăng nhiệt độ của lò đốt không vượt quá 50 độ C. Tỷ lệ giảm khối lượng mẫu không vượt quá 50%. Thời gian cháy không vượt quá 20 giây. 2. Vật liệu hoàn thiện, trang trí (bao gồm cả tấm trần treo), vật liệu ốp lát và vật liệu phủ sàn được sử dụng trong nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải thuộc cấp nguy hiểm cháy không vượt quá CV1 (Phụ lục A.4.5- QCVN 06:2022/BXD). Các cấp nguy hiểm cháy CV1 của vật liệu được quy định tại Bảng B.6 Phụ lục B.1.7 của Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD. Theo đó, vật liệu thuộc cấp CV1 là loại vật liệu có đồng thời các đặc tính kỹ thuật về cháy: Tính cháy không vượt quá mức Ch1 (chi tiết xem mục 1 nêu trên). Tính bắt cháy không vượt quá mức BC1 (khó bắt cháy): Đây là vật liệu có cường độ thông lượng nhiệt bề mặt giới hạn ≥ 35kW/m2 khi thử nghiệm theo ISO 5657 hoặc tiêu chuẩn tương đương (Phụ lục B.1.3- QCVN 06:2022/BXD). Khả năng sinh khói không được vượt quá mức SK2 (khả năng sinh khói tối đa): Đây là vật liệu có giá trị hệ số sinh khói của vật liệu ≤ 500m2/kg khi thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 5660-2 hoặc tiêu chuẩn tương đương (Phụ lục B.1.5- QCVN 06:2022/BXD). Độc tính của sản phẩm cháy không cao hơn mức ĐT2 (độc tính tối đa): Chỉ số HCL50, g/m3 tương ứng với thời gian để lộ không vượt quá giá trị tương ứng mức ĐT2 trong Bảng B.5 của Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD, việc thử nghiệm được tiến hành theo ISO 13344 hoặc tiêu […]

X