Lưu trữ của tác giả: Đỗ Trung Hiếu

Máy sấy khí nén là gì? Tại sao phải sấy khí nén?

Máy sấy khí nén

Máy sấy khí nén là thiết bị quan trọng đối với bất kỳ hệ thống sản xuất khí nén tiêu chuẩn. Mặc dù không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng nếu cần khí khô sử dụng cho hoạt động sản xuất thì máy sấy khí là thiết bị không thể thiếu. Vậy máy sấy khí nén là gì? Tại sao phải sấy khí nén? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. Tìm hiểu máy sấy khí nén là gì? Máy sấy khí nén là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống sản xuất khí nén, với nhiệm vụ chính là loại bỏ độ ẩm và tạp chất có lẫn trong khí nén trước khi chuyển đến các thiết bị truyền động hoặc bình lưu trữ. Quá trình sản xuất khí nén bắt đầu khi máy nén khí hút không khí từ môi trường xung quanh, sau đó nén lại để tăng áp suất. Tuy nhiên, không khí tự nhiên thường chứa hơi nước và các tạp chất như bụi. Chức năng cơ bản của máy sấy khí nén là loại bỏ những chất này ra khỏi khí nén, giúp khí nén có độ sạch và tinh khiết hơn, đảm bảo hiệu suất hoạt động của hệ thống khí nén. Tại sao phải sấy khí nén? Trong khí nén thường có lẫn hơi nước và tạp chất, khiến khí nén có độ tinh khiết thấp. Sự hiện diện này có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ và áp suất khí nén, làm cho khí không đạt các tiêu chuẩn sử dụng. Điều này có thể dẫn đến năng lượng của khí nén không đủ để đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến sản phẩm cuối cùng và có thể khiến sản phẩm cuối cùng phải hủy bỏ. Ngoài ra, tạp chất có lẫn trong khí nén cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các thiết bị truyền động. Sự tích tụ của nước và tạp chất có thể gây tắc nghẽn, kẹt hay hoen gỉ ống dẫn và thiết bị truyền động. Ví dụ, bụi bẩn tích tụ có thể gây nghẽn và kẹt piston của máy khí nén, trong khi nước tích tụ có thể thúc đẩy quá trình oxy hóa trong các ống dẫn và bình chứa. Công dụng của máy sấy khí nén Công dụng của máy nén khí là loại bỏ hơi nước và tạp chất có lẫn trong khí nén. Tuy nhiên, không phải hệ thống sản xuất khí nén nào cũng trang bị máy sấy khí nén. Bởi ngoài máy sấy khí nén thì cũng có thể trang bị bộ lọc khí nén, bộ tách nước để giảm chi phí. Tuy nhiên, với một số lĩnh vực yêu cầu độ tinh khiết cao của khí nén thì máy sấy khí nén là thiết bị không thể thiếu. Dưới đây là một số lĩnh vực yêu cầu máy sấy khí nén: – Ngành sản xuất dược phẩm: Tạp chất có thể gây ra các phản ứng hóa học, tác động xấu đến thành phần có trong dược phẩm, tạp chất bên trong dược phẩm làm giảm tác dụng và gây hại đến người dùng…. – Ngành sản xuất thực phẩm: Tương tự như ngành sản xuất dược phẩm, các sản phẩm thực phẩm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bất kỳ tạp chất nào tồn tại trong thực phẩm cũng gây nguy hiểm cho người dùng. Vì vậy, máy sấy khí nén cũng là yêu cầu bắt buộc trong ngành sản xuất thực phẩm. – Ngành y tế: Máy sấy khí nén được sử dụng trong việc vệ sinh, diệt khuẩn, sấy khô thiết bị y tế. – Hóa chất: Hóa chất rất dễ bị biến chất nếu có lẫn tạp chất. Vì vậy, yêu cầu loại bỏ tạp chất khỏi khí nén trong ngành này là rất cao. Máy sấy khí nén có những loại nào? Dựa theo cấu tạo và nguyên lý vận hành, có thể phân loại máy sấy khí nén thành hai loại: Làm lạnh và hấp thụ. Máy sấy khí nén làm lạnh Máy sấy khí làm lạnh có cấu tạo bao gồm các bộ phận cơ bản sau: Cửa vào hay cửa dẫn khí nén vào máy sấy Bộ chỉnh áp suất – điều khiển áp suất Bộ nén gas lạnh Van xả tự động: Xả hơi nước và tạp chất ra ngoài Giàn ngưng Giàn trao đổi nhiệt giữa khí nén và gas lạnh Giàn trao đổi nhiệt giữa khí nén và gas nóng Fan – quạt làm mát giàn trao đổi nhiệt Cửa ra khí nén thành phẩm Bộ điều khiển gồm màn hình, nút nguồn, nút điều chỉnh Bộ điện cấp nguồn Khí nén được tạo ra khi không khí được nén bởi máy nén khí. Khí nén chứa nhiệt độ, độ ẩm di chuyển vào máy sấy khí nén làm lạnh thông qua cửa vào. Theo ống dẫn, khí nén được chuyển đến giàn trao đổi nhiệt để làm mát sơ bộ bằng khí nén đã sấy khô. Sau đó được làm lạnh bởi khí gas lạnh tại giàn trao đổi nhiệt với gas lạnh. Nhiệt độ gas lạnh được giữ ở mức nhiệt độ hóa sương (3 – 8°C). Khi đó, độ ẩm có lẫn trong khí nén dần ngưng tụ thành nước. Các tạp chất cùng nước được xả ra ngoài thông qua cửa xả tạp chất. Khí nén ở nhiệt độ thấp tiếp tục dẫn đến giàn trao đổi nhiệt gas nóng để làm tăng nhiệt độ  lên mức 10 – 15°C trước khi đưa vào sử dụng. Máy sấy khí nén hấp thụ Máy sấy khí nén hấp thụ có cấu tạo bao gồm các bộ phận cơ bản sau: Van khí nén để điều tiết khí nén đầu vào Van xả khí Bộ giảm thanh – tiếng ồn khi xả khí nén Van 1chiều tái sinh Van […]

Các loại máy nén khí phổ biến được ứng dụng trong thực tế

Máy nén khí

Các loại máy nén khí có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và cung cấp năng lượng đầu vào để vận hành các thiết bị. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các loại máy nén khí ngày càng phổ biến và đa dạng hơn. Trong bài viết dưới đây, Vankhinen-THP xin chia sẻ một số thông tin về các loại máy nén khí phổ biến được ứng dụng trong thực tế. Máy nén khí là gì? Máy nén khí là một thiết bị đặc biệt, có khả năng tạo ra các luồng khí với áp suất cao (khí nén) để sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (thực phẩm, y tế, sửa chữa cơ khí…). Với cấu trúc chế tạo đặc biệt, động cơ khí nén có thể hút không khí từ ngoài vào trong buồng khí nén, sau đó nén lại thành khí áp suất cao thông qua đầu nén. Máy nén khí đã trở thành sản phẩm phổ biến trên thị trường nhờ tính linh hoạt và ứng dụng đa dạng. Các loại máy nén khí phổ biến được ứng dụng trong thực tế Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy nén khí phổ biến, trong đó có 6 loại thông dụng sau: Máy nén khí piston Máy nén khí vít xoắn Máy nén khí cánh trượt Máy nén khí cuộn Máy nén khí thùy quay Máy nén khí ly tâm Máy nén khí trục vít Máy nén khí piston Máy nén khí piston thường hoạt động dựa vào di chuyển của một hoặc nhiều piston để nén khí trong các xi lanh, sau đó xả khí qua van nạp vào các bình chứa áp suất cao. Trong một số trường hợp, máy nén khí và bình chứa được gắn trong một khung chung hoặc trượt giống như một bộ phận gọi là đóng gói. Máy nén khí piston thường được lựa chọn dựa vào áp suất (psi) và lưu lượng khí cần (cfm). Ví dụ, một hệ thống khí nén tiêu biểu có thể cung cấp khí nén khoảng từ 90 -110 psi, với lưu lượng từ 30 – 2500 cfm. Để đạt áp suất không khí cao hơn mức có thể sử dụng các thiết bị 2 cấp. Khí nén từ giai đoạn thứ nhất thường đi qua bộ làm mát trước khi đi vào giai đoạn thứ hai để loại bỏ nhiệt độ tạo ra trong giai đoạn trước. Máy nén piston được thiết kế để hoạt động hiệu quả trong các chu kỳ làm việc, thay vì hoạt động liên tục. Các chu kỳ này giúp máy nén có thể làm mát bằng cách tản nhiệt thông qua các tản nhiệt và làm mát bằng không khí. Máy nén khí piston hiện có sẵn 2 thiết là là bôi trơn dầu và không dầu. Trong các ứng dụng yêu cầu khí không dầu với chất lượng cao, thiết kế máy nén khí không dầu được ưa chuộng hơn cả. Máy nén khí trục vít Máy nén khí trục vít xoắn là một loại máy nén quay được biết đến với khả năng hoạt động liên tục ở mức trên 100% chu kỳ làm việc. Thiết bị này là sự lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng cần di chuyển như xây dựng hoặc làm đường. Máy nén trục vít sử dụng hộp số và chia làm hai lưới rotor. Các bộ phận này kéo khí vào ở đầu truyền động, sau đó nén khí khi di chuyển qua rotor, tạo thành một không gian và khí được đẩy dọc theo trục, sau đó xả khí nén qua một cổng xả ở đầu không truyền động của vỏ máy nén khí. Máy nén khí trục vít hoạt động êm hơn so với máy nén khí piston do giảm độ rung. Một ưu điểm khác của máy nén khí trục vít so với dạng piston là lượng khí xả không gây ra xung động. Máy có thể bôi trơn bằng dầu hoặc nước hay thiết kế để tạo ra không khí không chứa dầu. Do đó, thiết bị này là sự lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng không cần dầu. Máy nén khí cánh trượt Máy nén khí cánh trượt hoạt động bằng cách sử dụng các cánh gạt gắn trên rotor, di chuyển dọc theo thành bên trong của một khoang lệch tâm. Khi các cánh gạt xoay từ phía hút sang phía xả của khoang lệch tâm sẽ làm giảm thể tích không gian mà chúng đang đi qua, khiến khí bị nén trong không gian đó. Các cánh gạt này trượt trên một màng dầu và tạo ra một vòng đệm trên thành của khoang lệch tâm. Máy nén khí cánh trượt không được thiết kế để cung cấp khí không dầu nhưng lại cung cấp khí nén không chứa xung động. Chúng cũng loại bỏ các chất ô nhiễm trong môi trường bằng cách sử dụng ống lót thay vì ổ trục và hoạt động với tốc độ chậm hơn so với máy nén trục vít. Thiết bị này hoạt động êm ái và có thể hoạt động 100% trong chu kỳ nhiệm vụ. Máy nén khí cánh trượt là lựa chọn hàng đầu trong các ứng dụng phi không khí trong dầu khí cũng như ngành công nghiệp chế biến khác. Máy nén khí cuộn Máy nén khí cuộn sử dụng xoắn ốc tĩnh và xoắn ốc quỹ đạo để giảm thể tích không gian giữa chúng khi xoắn ốc này quay quanh đường đi của các xoắn ốc cố định. Khí nạp vào từ rìa bên ngoài của các cuộn và xả ra ở phần gần trung tâm. Lý do là bởi các cuộn không tiếp xúc và không cần dầu bôi trơn, điều này khiến máy nén khí về bản chất không có dầu. Tuy nhiên, do không có dầu nên máy nén khí cuộn […]

Hệ thống khí nén là gì? Kết cấu cơ bản của hệ thống

Hệ thống khí nén là gì

Trong thời gian vừa qua, Vankhinen-THP nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến hệ thống khí nén, bao gồm hệ thống khí nén là gì? Kết cấu cơ bản của hệ thống ra sao? Trong bài viết dưới đây, Vankhinen-THP sẽ giải đáp chi tiết để giúp Quý Vị có câu trả lời chính xác nhất. Hệ thống khí nén là gì? Hệ thống khí nén là một hệ thống bao gồm các thiết bị liên kết, hỗ trợ tạo ra và lưu trữ khí nén. Hệ thống này được sử dụng để tạo ra khí nén, sử dụng và cung cấp khí nén đến các hệ thống, thiết bị khác. Nguyên lý hoạt động của hệ thống bao gồm việc thu thập không khí xung quanh rồi nén lại, sau đó dẫn truyền đến các bình chứa để lưu trữ.   Hệ thống này được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp như sản xuất ô tô, máy móc, thực phẩm, đồ uống, điện tử…hoặc cung cấp năng lượng để vận hành các thiết bị như xy lanh, van bướm điều khiển khí nén, van bi điều khiển khí nén…Hệ thống khí nén có nhiều ưu điểm nổi bật như tiết kiệm năng lượng, dễ vận hành và bảo trì, độ tin cậy cao. Kết cấu cơ bản của hệ thống khí nén Một hệ thống khí nén thường bao gồm các thành phần cơ bản sau: Máy nén khí Đây là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống khí nén. Máy nén khí có tác dụng tạo ra khí nén để cung cấp cho toàn bộ hệ thống.   Máy nén khí bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các dòng sản phẩm như: máy nén khí ly tâm, máy nén khí trục vít, máy nén khí piston… Ngoài ra, máy nén khí còn được phân loại dựa vào nguyên liệu sử dụng, bao gồm: Máy nén khí có dầu và máy nén khí không dầu.  Đường ống dẫn khí Đường ống dẫn khí có chức năng chính là chứa và truyền dẫn khí nén từ nguồn đến các thiết bị sử dụng. Bộ phận này được coi là cầu nối giữa bộ phận máy nén khí, bình tích áp, bồn chứa khí… Thông thường, ống dẫn khí nén được chia thành 2 loại chính: – Ống dẫn khí cứng: Là các loại ống dẫn làm bằng kim loại sắt, nhôm, đồng – Ống dẫn khí mềm: Là các loại ống dẫn khí làm từ PU, PE, PA… Bình tích áp (bình chứa khí nén) Bình tích áp hay còn gọi là bình chứa khí, có dạng hình trụ đứng hoặc trụ nằm với nhiều dung tích khác nhau. Bộ phận này có nhiệm vụ chứa lượng khí mà máy nén tạo ra, sau đó, cung cấp trở lại khí nén cho toàn bộ hệ thống. Ngoài ra, bình tích áp còn có tác dụng tách một phần nước có lẫn trong khí nén, đồng thời giảm nhiệt độ của khí trước khi tới máy sấy khí. Bình tích áp bao gồm nhiều loại khác nhau như bình chứa khí áp suất thấp, bình chứa khí áp suất cao, bình làm từ thép thông thường, bình làm từ thép không gỉ… Máy sấy khí nén Máy sấy khí nén có chức năng chính là tách hơi nước ra khỏi khí nén và làm khô khí. Bộ phận này đảm bảo khí nén được sấy khô và sạch hơn trước khi sử dụng. Máy sấy khí có hai loại phổ biến nhất: Máy nén khí kiểu hấp thụ và máy nén khí làm lạnh.  – Máy sấy khí làm lạnh: Loại máy này thường dùng giàn nóng hoặc giàn lạnh để tách nước và làm khô khí nén. Do lắp đặt dễ dàng nên máy sấy khí làm lạnh thường được sử dụng trong nhà xưởng, nhà máy sản xuất không yêu cầu cao về độ khô khí nén. – Máy sấy khí hấp thụ: Loại máy này thường sử dụng hạt hấp thụ nước. Máy sấy khí kiểu hấp thụ có thể làm khô khí nén tốt hơn nên thường sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, điện tử… Bộ lọc khí nén Bộ lọc khí nén có chức năng loại bỏ tạp chất và một phần hơi nước có lẫn trong hơi nước. Bộ lọc thường gồm lọc thô, lọc tinh và lọc siêu tinh. Một hệ thống lọc khí nén càng tốt thì độ sạch của khí nén càng cao. Đối với các lĩnh vực như sản xuất thực phẩm, dược phẩm, y tế, nha khoa,… yêu cầu nguồn khí nén có độ sạch cao, tinh khiết, không lẫn tạp chất và hơi dầu thì cần trang bị một bộ lọc khí nén chất lượng. Bộ phận lọc khí nén có nhiều loại như: – Lọc nước, lọc nước có chỉnh áp – Bộ lọc đôi: Bình dầu, lọc nước có chỉnh áp – Bộ lọc ba: Bình dầu, lọc nước, chỉnh áp – Bình dầu Ngoài ra, hệ thống điều khiển khí nén còn có thiết bị sử dụng khí nén, bao gồm các loại bơm, động cơ, đồng hồ đo, máy mài, máy cắt, máy khoan, máy bắn đinh và nhiều thiết bị khác. Sơ đồ hệ thống khí nén Về cơ bản, một hệ thống khí nén thường có đầy đủ các thiết bị theo sơ đồ sau:  Máy nén khí – Bình tích áp – Các thiết bị lọc – Thiết bị thực thi truyền động Ưu điểm của hệ thống khí nén ✅ Sử dụng hệ thống khí nén không gây ô nhiễm môi trường và không gây hại cho người sử dụng. Khí nén được coi là nguồn tài nguyên mới, thân thiện với môi trường. ✅ Khí nén có thể vận chuyển và truyền tải thông qua hệ thống ống dẫn nên có độ an toàn cao, […]

Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải MBBR là gì?

Công nghệ xử lý nước thải MBBR

Công nghệ xử lý nước thải MBBR đánh giá là một trong những công nghệ mới nhất hiện nay với nhiều ưu điểm nổi bật như tiết kiệm diện tích, hiệu quả xử lý cao. Vậy công nghệ xử lý nước thải MBBR là gì? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Công nghệ xử lý nước thải MBBR Công nghệ xử lý nước thải MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là quá trình xử lý nhân tạo, trong đó các vật liệu được sử dụng làm giá thể cho vi sinh vật dính bám để sinh trưởng và phát triển. Vật liệu làm giá thể phải có tỷ trọng nhẹ hơn nước để đảm bảo điều kiện lơ lửng. Nhờ vào thiết bị thổi khí và cánh khuấy, các giá thể sẽ hoạt động không ngừng trong toàn bộ thể tích bể. Công nghệ MBBR là một phương pháp xử lý sinh học hiệu quả, kết hợp bùn than hoạt tính và màng sinh học. Công nghệ này thường được áp dụng trong xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải bị ô nhiễm sinh học hoặc có các hợp chất cơ bản (BOD, N, P) như: Nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, khách sạn, nhà hàng, trường học… Nước thải từ khu công nghiệp…. Nước thải y tế như bệnh viện, phòng khám, trạm y tế… Nước thải sản xuất, chế biến thực phẩm, thủy sản, đồ uống, nước thải công nghiệp, tinh bột sắn, dệt nhuộm… Bể MBBR được chia thành hai loại chính: MBBR hiếu khí và MBBR thiếu khí (Anoxic), đảm bảo quá trình xử lý Nitơ trong nước thải diễn ra hiệu quả. >>> Xem thêm nội dung: Công nghệ xử lý nước thải MBR  Ưu nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải MBBR Công nghệ xử lý nước thải MBBR có những ưu điểm đáng chú ý như sau: Hệ vi sinh bền bỉ: Hệ vi sinh xử lý dễ dàng phục hồi nhờ sử dụng các giá thể vi sinh, tạo ra các màng sinh học bảo vệ. Mật độ vi sinh cao: Bể MBBR đạt mật độ vi sinh cao hơn trong mỗi đơn vị thể tích so với các bể thổi khí thông thường. Điều này giúp giảm thể tích bể cần xử lý, đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý chất hữu cơ. Chủng vi sinh đặc trưng: Các nhóm vi sinh thường phát triển giữa các lớp màng vi sinh, điều này giúp lớp màng sinh học phát triển theo xu hướng tập trung vào loại chất hữu cơ cụ thể, từ đó tăng hiệu suất của lớp màng sinh học. Tiết kiệm năng lượng: Khả năng tiết kiệm năng lượng trong quá trình vận hành. Kích thước nhỏ, dễ vận hành và nâng cấp: Do có kích thước nhỏ nên quá trình vận hành và nâng cấp khá dễ dàng. Khả năng xử lý tải trọng cao: Màng sinh học có thể phát triển theo tải trọng chất hữu cơ, cho phép bể MBBR xử lý tải trọng cao, với biến động lớn. Hiệu suất xử lý BOD có thể lên đến 90%, giúp loại bỏ hàm lượng nitơ trong nước thải. Dễ kiểm soát hệ thống: Có thể bổ sung thêm các giá thể Biofilm phù hợp với mức độ ô nhiễm và lưu lượng nước thải. Tiết kiệm diện tích: Giảm khoảng 30-40% thể tích bể so với công nghệ bùn hoạt tính lơ lửng, có thể kết hợp nhiều công nghệ khác để tối ưu hiệu quả xử lý. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì công nghệ MBBR cũng tồn tại một số nhược điểm sau: Yêu cầu phải có các công trình lắng, lọc phía sau bể MBBR. Chất lượng bám sinh của vi sinh vật phụ thuộc vào chất lượng giá thể MBBR. Giá thể vi sinh MBBR có thể bị vỡ sau một thời gian sử dụng. >>> Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO-A2O  Nguyên lý vận hành của công nghệ xử lý nước thải MBBR Sau khi trải qua quá trình xử lý sinh học kỵ khí và hóa học, nước thải được đưa vào bể. Hệ thống thổi khí được áp dụng nhằm giúp các giá thể có thể di chuyển liên tục. Những vi sinh vật này sau khi phát triển và bám trên giá thể sẽ hỗ trợ quá trình phân giải chất hữu cơ có trong nước thải, giúp hệ thống xử lý nước thải hoạt động theo đúng tiêu chuẩn. Cụ thể: Bể MBBR sử dụng vi sinh vật di động trong bể sục khí để tăng cường số lượng vi sinh vật có sẵn nhằm xử lý nước thải. Các vi sinh vật này tham gia vào quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải. Đồng thời, hệ thống thổi khí được áp dụng để khuấy trộn các giá thể trong bể, đảm bảo các giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý nước thải. Vi sinh vật sẽ phát triển và bám vào bề mặt của giá thể để hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải, giúp nước thải đạt tiêu chuẩn đề ra. Các loại vi sinh vật tại đây có thể là vi sinh hiếu khí hoặc vi sinh yếm khí. Giá thể vi sinh MBBR Giá thể vi sinh MBBR là loại giá thể được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải. Giá thể thường làm từ nhựa, trọng lượng nhẹ, có các lỗ nhỏ để dễ dàng xáo trộn trong nước thải và tăng diện tích bề mặt để vi sinh vật bám vào. Giá thể vi sinh MBBR có thể kết hợp với quá trình xử lý sinh học thiếu hoặc hiếu khí. Điều này giúp tối ưu hóa khả năng xử lý nước […]

Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải MBR là gì?

Công nghệ xử lý nước thải MBR

Công nghệ xử lý nước thải MBR kết hợp vi sinh trong bể bùn hoạt tính lơ lửng và màng lọc sợi rỗng để xử lý nước thải. Với cơ chế vi lọc của màng, hàm lượng bùn trong bể sinh học được giữ lại, đồng thời, nhờ vào kích thước nhỏ (µm) của màng lọc, nước thải sau khi được lọc có chất lượng rất tốt. Vậy công nghệ xử lý nước thải MBR là gì? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải MBR Công nghệ xử lý nước thải MBR (tên tiếng Anh Membrane Bio-Reactor) là công nghệ xử lý nước thải thông qua màng lọc. Bên trong hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ màng lọc MBR thường có các bể hoặc thiết bị sinh học. Công nghệ này chủ yếu áp dụng kỹ thuật bùn hoạt tính kết hợp với màng lọc tách vi sinh vật. Hàm lượng bùn trong bể sinh học được giữ lại nhờ cơ chế vi lọc của màng. Đồng thời, do màng lọc có kích thước nhỏ chỉ từ 0.01 µm, 0.03 µm….nên nước thải sau xử lý sẽ có chất lượng tốt hơn. Có thể nói rằng, công nghệ xử lý nước thải MBR là một trong những công nghệ hiện đại và được sử dụng nhiều nhất. Đặc biệt là tại các khu đô thị, khu công nghiệp…. >>> Tìm hiểu thêm: Công nghệ xử lý nước thải MBBR Cấu tạo màng lọc MBR Cấu trúc màng lọc MBR bao gồm các sợi rỗng hoặc dạng tấm phẳng với kích thước lỗ màng từ 0,1 – 0,4µm. Mỗi đơn vị MBR có cấu tạo từ việc kết nối nhiều sợi rỗng với nhau. Trong đó, mỗi sợi rỗng lại có cấu trúc tương tự như một màng lọc độc lập với nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt, giúp ngăn chặn chất thải, cặn bã có lẫn trong nước thải. Hiện nay, có 5 loại cấu hình màng lọc MBR phổ biến nhất là: Sợi rỗng (HF) Xoắn ốc Phiến và khung (dạng phẳng) Hộp lọc Dạng ống Nguyên lý vận hành của công nghệ xử lý nước thải MBR Phần màng lọc MBR được thiết kế và đặt trong bể sinh học hiếu khí Aerotank. Đầu tiên, nước thải được đưa vào hệ thống và thấm qua màng lọc. Tại đây, màng lọc hoạt động để loại bỏ các chất độc hại có kích thước nhỏ chỉ từ 0,01 – 0,2 µm. Màng lọc MBR chỉ cho phép nước sạch đi qua, giữ lại hoàn toàn phần bùn, chất rắn hữu cơ và vô cơ trên bề mặt màng lọc. Hệ thống bơm hút thực hiện hút nước từ ống dẫn nước sang bể chứa nước sạch. Chu kỳ hoạt động là khoảng 10 phút làm việc và nghỉ 1-2 phút. Tuy nhiên, thời gian này có thể điều chỉnh để phù hợp với quy trình xử lý nước thải. Trong quá trình hoạt động, nếu áp suất vượt quá mức 50kpa thì hệ thống bơm hút sẽ tự động ngừng hoạt động (áp suất bình thường chỉ từ 10 đến 30 kpa). Hệ thống bơm rửa sẽ kích hoạt để rửa màng lọc, ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn. >>> Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải SBR Lợi ích sử dụng công nghệ xử lý nước thải MBR Thời gian lưu nước ngắn, chỉ từ 2,5 – 5 giờ (Thời gian lưu nước tại các bể sinh học hiếu khí thường từ  6 – 14 giờ). Thời gian lưu bùn dài, nồng độ MLSS cao, tỷ lệ F/M thấp. Không cần giai đoạn lắng thứ cấp. Quy trình điều khiển tự động, giúp tối ưu hóa hoạt động. Hiệu quả xử lý nước thải tăng từ 10 – 30%. Khả năng xử lý tải trọng chất hữu cơ cao. Không cần công đoạn khử trùng nước thải sau xử lý vì Coliform không thể đi xuyên qua màng. Kích thước lỗ rỗng rất nhỏ (0,2 µm), giúp loại bỏ các loại vi khuẩn, khuẩn coliform, khuẩn E-Coli. Thiết kế màng dạng module giúp tránh nguy cơ tắc nghẽn, tăng khả năng chịu áp lực và không bị đứt dù trong môi trường có dòng khí mạnh. Màng được chế tạo bằng phương pháp kéo đặc biệt, giúp tránh nguy cơ bị đứt. Tăng bùn hoạt tính từ 2 ÷ 3 lần. Thân màng phủ một lớp Polymer nên có độ bền cao khi sử dụng chlorine để tẩy rửa và có thể thay thế dễ dàng. Tiết kiệm điện năng hơn so với các công nghệ xử lý nước thải khác, được công nhận là “công nghệ môi trường mới”. Dễ dàng kiểm soát quá trình vận hành bằng đồng hồ áp lực hoặc đồng hồ đo lưu lượng. Màng có cấu tạo bao gồm các hộp lọc đơn ghép lại nên rất dễ thay thế, sửa chữa, bảo trì và kiểm tra. Có thể kết nối hệ thống với phòng điều hành, cho phép điều khiển và kiểm soát từ xa, thậm chí thông qua mạng internet. Nếu nhà máy nâng công suất xả thải thì bể MBR vẫn có thể hoạt động bình thường bằng cách đầu tư thêm module màng MBR. Công nghệ xử lý nước thải MBR có thể sử dụng cho cả bể kỵ khí và bể hiếu khí. Nguồn nước sau khi xử lý có hàm lượng chất rắn thấp (dưới 5mg/l), hàm lượng COD cũng khá thấp. Nguồn nước này có thể tái sử dụng để tưới cây hoặc làm nước rửa đường. Công nghệ MBR có cơ chế vận hành đơn giản. Mọi cơ chế đều tự động nên không tốn nhiều nhân công. Chất lượng nước đầu ra phù hợp với tiêu chuẩn xả thải TCVN. Lĩnh vực áp dụng công nghệ xử lý nước thải MBR trong xử lý nước […]

Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải SBR là gì?

Công nghệ xử lý nước thải SBR

SBR là một trong những công nghệ xử lý nước thải tối ưu nhất hiện nay. Công nghệ này ứng dụng vi sinh học để xử lý nước thải chứa hợp chất hữu cơ, hàm lượng nitơ cao, xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính ở giai đoạn làm đầy và xả cặn hiệu quả. Để hiểu rõ hơn công nghệ xử lý nước thải SBR là gì? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé. Công nghệ xử lý nước thải SBR SBR là viết tắt của Sequencing Batch Reactor, một công nghệ xử lý nước thải dựa trên phản ứng sinh học theo quy trình phản ứng mẻ liên tục. Bể SBR là một trong những loại bể phản ứng làm việc theo mẻ bằng bùn hoạt tính. Đặc điểm nổi bật của loại bể này là quá trình sục khí, lắng được vận hành và diễn ra trong cùng một bể chứa. Công nghệ xử lý nước thải SBR là một trong những phương pháp xử lý nước thải hiệu quả. So với các loại bể truyền thống, bể SBR có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn trong nguồn nước thải đầu vào, tạo ra một môi trường an toàn và không gây hại cho môi trường. Khi đã nắm vững khái niệm về công nghệ xử lý nước thải SBR là gì, chúng ta có thể đi sâu hơn vào các vấn đề liên quan đến bể SBR trong quá trình xử lý nước thải. >>> Tìm hiểu thêm: Công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO-A2O  Cấu tạo bể xử lý nước thải SBR Cấu trúc của bể xử lý nước thải SBR thường có hình chữ nhật và được thiết kế với kích thước lớn, với thành phần xây dựng từ vật liệu như bê tông, tạo nên một cấu trúc giống như bức tường. Bể SBR thường bao gồm hai loại bể chính là Selector và C-Tech. Trong cấu trúc của bể SBR, bể Selector được đặt ở phía trước, tiếp theo là phần C-Tech ở phía sau. Ngoài ra, trong bể còn có các thành phần khác tham gia vào quá trình xử lý nước thải như bộ phận sục khí, ống xả và ống dẫn bùn. Quy trình xử lý nước thải theo công nghệ SBR Bể tiếp nhận Mọi quy trình xử lý đều bắt đầu bằng giai đoạn tiền xử lý để loại bỏ chất cặn và rác thải tồn tại trong nước thải ban đầu. Bể tiếp nhận đóng vai trò hỗ trợ các bước xử lý tiếp theo, đảm bảo quá trình xử lý diễn ra suôn sẻ mà không gặp tình trạng tắc nghẽn. Nước thải được đưa trực tiếp vào bể tiếp nhận để loại bỏ rác thải lớn, sau đó được bơm với tốc độ kiểm soát sang bể điều hoà. Bể điều hoà sẽ điều chỉnh tốc độ và nhiệt độ dòng chảy trước khi bơm tiếp vào bể SBR. Bể C-tech Tại hệ thống bể C-tech, sục khí hoạt động liên tục để đảm bảo phân bổ oxy khắp bể, thúc đẩy quá trình xử lý hiếu khí. Ngay sau đó, nước thải được chuyển đến các giai đoạn tiếp theo trong quá trình xử lý, bao gồm tổng cộng 5 giai đoạn chính: Pha làm đầy Trong khoảng thời gian từ một đến ba giờ, bể phản ứng sẽ hoạt động liên tục theo chu kỳ, tùy thuộc vào lượng BOD/COD đầu vào, quá trình làm đầy có thể linh hoạt thay đổi qua các giai đoạn: làm đầy tĩnh, làm đầy hoà trộn và làm đầy sục khí. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kỵ khí và hiếu khí, giúp vi sinh vật hoạt động hiệu quả. Quá trình này dễ dàng oxy hóa các chất hữu cơ và giảm lượng BOD/COD trong nước thải. Pha phản ứng (có thổi khí) Để tạo điều kiện sinh hoá giữa bùn hoạt tính và nước thải, có thể thực hiện bằng phản ứng bằng cách sục khí hoặc làm thoáng bề mặt để tăng cung cấp oxy. Đồng thời, việc khuấy trộn đều hỗn hợp trong thời gian khoảng 2 giờ sẽ giúp tăng hiệu suất của quá trình, tùy theo chất lượng cụ thể của nước thải. Quá trình này diễn ra nhanh chóng thông qua sử dụng các loài vi khuẩn Nitrosomonas, loại vi khuẩn này sẽ thực hiện oxy hóa amoni (NH4+) thành nitrit (NO2-). Sau đó, vi khuẩn Nitrobacter tiếp tục phản ứng bằng cách oxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-). Cụ thể, phản ứng được mô tả như sau: NH4+ + 3/2O2 → NO2- + H2O + 2H+ (Nitrosomonas) NO2- + 1/2O2 → NO3- (Nitrobacter) Pha lắng Pha lắng tạm dừng bơm nước thải để lắng tĩnh hoàn toàn trong khoảng 2 tiếng. Giai đoạn này giúp phân tách hoàn toàn hai thành phần trong nước thải: cặn lắng (bùn) và nước trong, tạo ra sự phân ly rõ ràng giữa chúng. Pha hút nước Phần nước sau lắng được bơm tháo nhờ thiết bị hút Decantor sang bể chứa để tiếp tục giai đoạn xử lý cuối cùng, mất khoảng 0,5 giờ. Pha dừng Pha dừng trong quá trình xử lý phụ thuộc vào việc thực hiện hoạt động của 4 pha trước đó, từ đó xác định thời gian chờ thích hợp trước khi tiếp tục giai đoạn xử lý tiếp theo. Tương tự như phương pháp xử lý sinh học truyền thống, bể SBR cũng có những điểm tương đồng như nước thải khi vào bể sẽ trải qua giai đoạn sục khí cùng với quá trình xử lý bùn hoạt tính. Khi lượng bùn dư trong giai đoạn lắng đạt đến một mức cố định, một phần bùn này sẽ được bơm vào bể chứa bùn, trong khi phần còn lại được giữ lại để […]

Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO-A2O là gì?

Công nghệ xử lý nước thải AAO - A2O

Phương pháp xử lý nước thải A2O hay AAO là một trong những công nghệ xử lý nước thải sinh học được rất nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp áp dụng. Vậy công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO-A2O là gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ này để xác định xem liệu chúng có phù hợp với gia đình, doanh nghiệp hay không nhé! Tổng quan công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO – A2O Công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO – A2O là một trong những phương pháp xử lý nước thải hiệu quả được nhiều đơn vị áp dụng. AAO – A2O bao gồm 3 giai đoạn xử lý, tương ứng với ba chữ cái trong tên gọi là Anaerobic (kỵ khí), Anoxic (thiếu khí), Oxic (hiếu khí). Đây là công nghệ xử lý sinh học thân thiện với môi trường, tận dụng sự phát triển của các vi sinh vật. Các vi sinh vật như kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí được sử dụng để phân hủy chất hữu cơ và ô nhiễm trong nước thải. Nhờ quá trình hoạt động mạnh khi hấp thụ và phân hủy các chất hữu cơ, chất ô nhiễm mà nước thải được xử lý một cách hiệu quả, đảm bảo nước được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn quy định của Bộ Tài nguyên – Môi trường. >>> Tìm hiểu thêm: Công nghệ xử lý nước thải SBR Nguyên lý và quy trình vận hành công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO – A2O Công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO – A2O trải qua 3 quá trình xử lý. Bao gồm: Quá trình sinh học kỵ khí (Anearobic) Bể sinh học kỵ khí đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hoạt động của vi khuẩn kỵ khí, giúp phân hủy các chất hữu cơ hòa tan. Để tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, cần cung cấp điều kiện thuận lợi cho chúng. Vi khuẩn sẽ tiếp nhận và phân hủy các chất hữu cơ và khoáng chất trong nước thải, biến chúng thành thức ăn và sinh ra các chất ở dạng khí. Việc vận hành máy sục khí liên tục tạo ra môi trường lý tưởng cho vi sinh vật. Các bọt khí tạo ra sẽ giúp vi khuẩn sinh trưởng tối ưu. Nhờ vào quá trình này, các hạt bùn cặn sẽ gắn vào bọt khí và được loại bỏ khỏi hệ thống thông qua thiết bị vớt bọt. Trong công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO, phương trình hóa học của quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật như sau: Chất hữu cơ + vi sinh vật kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng Chất hữu cơ + vi sinh vật + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới) Quá trình kỵ khí diễn ra theo 4 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Thủy phân Giai đoạn 2: Acid hóa Giai đoạn 3: Acetane hóa Giai đoạn 4: Methane hóa Quá trình sinh học thiếu khí (Anoxic) Hầu hết nước thải có hàm lượng nito và photpho khá cao, do đó cần xử lý triệt để. Bể Anoxic là nơi thực hiện quá trình loại bỏ nito và photpho thông qua việc sử dụng vi sinh vật hiếu khí trong điều kiện không có oxy. Đồng thời, quá trình Nitrat hóa và Photphoril cũng diễn ra song song, giúp loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại trong nước thải. Quá trình nitrat hóa Quá trình nitrat hóa có sự hỗ trợ của hai chủng loại vi khuẩn Nitrosonas và Nitrobacter. Trong điều kiện thiếu oxy, nitrat hóa xảy ra theo 2 giai đoạn sau: Đồng hóa: Khử NO3 => NH4+ Dị hóa: Khử NO3 => NO2 => N2O => N2 Khí nitơ được xử lý nhờ bay hơi và thoát ra khỏi nguồn nước. Quá trình photphorit hóa Nhờ vi khuẩn Acinetobacter tham gia mà hàm lượng photpho được loại bỏ toàn bộ trong quá trình tổng hợp các hợp chất mới mà không cần sử dụng photpho hoặc các hợp chất chứa photpho, những hợp chất này dễ bị phân hủy bởi vi khuẩn Acinetobacter. Bình thường, trong bể Anoxic được trang bị thêm máy khuấy chìm để xáo trộn nguồn nước, tạo môi trường thiếu oxy giúp vi sinh vật thiếu khí sinh trưởng và phát triển. Điều này giúp quá trình nitrat hóa và loại bỏ photpho diễn ra hiệu quả hơn. Quá trình sinh học hiếu khí (Oxic) Các hợp chất hữu cơ trong nước thải được phân hủy hoàn toàn trong bể sinh học hiếu khí hoặc bể Aerotank thông qua hoạt động của vi sinh vật hiếu khí trong điều kiện có oxy và nồng độ pH được điều chỉnh phù hợp. Đồng thời, vi sinh vật sử dụng nitơ và photpho có trong nước thải để tổng hợp tế bào mới, CO2, H2O, đồng thời giải phóng năng lượng. Ngoài ra, các vi sinh vật tự dưỡng tham gia vào quá trình nitrat hóa và sunfat hóa khi phân hủy khí NH4+ và H2S. Dưới đây là ba giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí trong quá trình phân hủy chất hữu cơ: Giai đoạn 1: Oxy hóa và thủy phân các chất hữu cơ: Chất hữu cơ + O2  —> CO2 + H2O + năng lượng; Giai đoạn 2: Tổng hợp tế bào mới: Chất hữu cơ + O2 + NH3 —> Tế bào VSV + CO2 + H2O + năng lượng; Giai đoạn 3: Phân hủy nội sinh: C5H7O2N + O2 —> CO2 + H2O + NH3 + năng lượng. Thông số hoạt động tại bể Aerotank như sau: Nồng độ bùn hoạt tính duy trì tại bể Aeroten: 3500 mg/l. Tỷ […]

Những khó khăn khi đầu tư vận hành hệ thống xử lý nước thải

Khó khăn khi đầu tư-vận hành hệ thống xử lý nước thải

Hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải ngày càng được cải thiện rõ rệt. Các hệ thống mới được đầu tư bài bản, áp dụng công nghệ mới để xử lý. Tuy nhiên, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến này cũng đồng nghĩa với việc phát sinh nhiều thách thức trong quá trình vận hành. Vậy những khó khăn khi đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải là gì? Hãy cùng Vankhinen-THP tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé. 6 khó khăn khi đầu tư vận hành hệ thống xử lý nước thải Hiện nay, vẫn tồn tại một số thách thức và hạn chế trong việc đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải. Những vấn đề này có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như con người, công nghệ, thậm chí là từ điều kiện tự nhiên. Để đạt được hiệu quả xử lý tối ưu nhất, cần phải tiến hành cải thiện và áp dụng các biện pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn này. Khó khăn trong quy hoạch và thiết kế hệ thống xử lý nước thải Vấn đề quy hoạch trong phát triển hạ tầng tổng thể nói chung là vấn đề nan giải và gây thiệt hại không nhỏ cho ngân sách. Trong lĩnh vực xử lý nước thải, việc thiếu quy hoạch tại các cơ sở sản xuất, hợp tác xã công nghiệp tự phát khiến khiến việc kiểm soát nước thải gặp nhiều khó khăn, góp phần gia tăng tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại một số khu vực. Yêu cầu về chỉ số nước thải ngày càng nghiêm ngặt theo thời gian, tạo ra thách thức lớn trong việc quy hoạch và thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống xử lý nước thải cần có tính linh hoạt, khả năng mở rộng và sẵn sàng cải tiến để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quy chuẩn. Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải cao Đầu tư thiết bị và hạ tầng cho hệ thống xử lý nước thải không chỉ là một vấn đề phức tạp mà còn đặt ra thách thức lớn về mặt kinh doanh. Hệ thống xử lý nước thải không mang lại lợi nhuận trực tiếp mà được xem là một phần bắt buộc của hạ tầng, vốn đầu tư lại khá cao, tạo ra trở ngại đáng kể cho doanh nghiệp. Chi phí đầu từ các thiết bị van công nghiệp dùng cho môi trường nước thải, như van inox hoặc van nhựa, thường cao hơn so với van gang dùng cho nước sạch. Điều này gây ra rào cản lớn, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn khi đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống. Ngoài yếu tố về vốn đầu tư, việc sử dụng tài nguyên đất cho hệ thống cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Các công trình như hồ thu gom, hồ điều hòa và các bể xử lý sinh – hóa đòi hỏi diện tích lớn để đáp ứng quy trình xử lý nước thải. Điều này đặt ra thách thức lớn, cần sự nghiên cứu, phát triển công nghệ để tiết kiệm diện tích, giảm bớt áp lực về mặt đất đai. Tiêu thụ nguồn điện năng lớn Hiện nay, hầu hết các hệ thống đều dựa vào nguồn năng lượng chính là điện. Việc tiêu thụ điện của các hệ thống xử lý nước thải là rất lớn. Cụ thể, các hệ thống sử dụng công nghệ sinh học hiếu khí (hệ thống xử lý nước thải hiếu khí) với hệ thống sục khí dẫn đến việc tiêu thụ điện tăng thêm khoảng 50-60%. Để giảm thiểu nguồn năng lượng tiêu thụ, một giải pháp thường được áp dụng hiện nay là sử dụng các thiết bị tách rác dựa trên cơ chế vật lý (nhưng không giới hạn ở việc sử dụng song chắn rác hay lưới lọc) để giảm lượng chất thải cần phân hủy bằng hiếu khí. Về công nghệ, công nghệ xử lý nước thải MBR được đánh giá là có hiệu suất tiết kiệm năng lượng hơn cả. (Việc sử dụng công nghệ hiếu khí trong môi trường tự nhiên tốn nhiều diện tích và không gian, không phù hợp với môi trường hiện tại). Khó khăn trong xử lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải Sản phẩm sau quá trình xử lý được phân thành hai phần chính: Nước đã trải qua xử lý và bùn thải. Nước thải đã qua xử lý thường đáp ứng các tiêu chuẩn và có thể thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Trái lại, bùn thải là kết quả của quá trình lắng đọng sau khi xử lý. Trường hợp bùn thải sau xử lý sinh học có thể tái sử dụng một phần cho các mục đích khác, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trái lại, bùn thải sau xử lý hóa – lý phải được loại bỏ hoàn toàn. Điều quan trọng là phải tìm cách xử lý bùn thải an toàn và hiệu quả. Có thể phát triển một hệ thống xử lý chuyển bùn thải thành các sản phẩm an toàn với môi trường và sức khỏe con người. Hoặc có thể xem xét đến việc thu gom và tiêu hủy bùn thải một cách hiệu quả. Việc này mặc dù vẫn đặt ra một số thách thức nhưng hy vọng rằng sẽ sớm có lời giải phù hợp và kinh tế hơn nữa. Đặc tính và thành phần nước thải thay đổi liên tục Hệ thống xử lý nước thải không phải chỉ xử lý nước thải từ một hay hai nguồn mà còn phải xử lý từ nhiều nguồn khác nhau như nhà máy sản xuất, chăn nuôi, hộ gia đình. […]

Những lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

Lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà máy đang cấp phép hoạt động, đặc biệt là các nhà máy sử dụng nhiều chất độc hại như hóa chất…. Vậy khi vận hành hệ thống xử lý nước thải cần lưu ý những vấn đề gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết những lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải. Lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải Một hệ thống xử lý nước thải không phải chỉ vận hành ngày một ngày hai mà sẽ vận hành xuyên suốt trong khoảng thời gian dài. Trong khoảng thời gian vận hành, yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm sau xử lý có thể tăng cao; các giai đoạn trong quá trình xử lý có thể cần được kiểm tra, điều chỉnh… Do đó, để đảm bảo hiệu suất tối đa của hệ thống xử lý nước thải, cần lưu ý những vấn đề sau: – Quy hoạch và phân tích đối tượng nước thải: Đầu tiên, cần xác định rõ thành phần nước thải cần xử lý. Quá trình này cần có tầm nhìn chiến lược về vấn đề quy hoạch ngành nghề và lĩnh vực sản xuất. Việc này cần được thực hiện từ giai đoạn lập dự án, bắt đầu phân tích, xác định thành phần cụ thể của nước thải để chọn lựa công nghệ xử lý phù hợp nhất. – Việc phân tích mẫu nước thải, xác định quy mô của hệ thống xử lý nước thải cũng cần được quan tâm ngay từ khi lên kế hoạch dự án. – Hệ thống sẽ vận hành liên tục trong thời gian dài. Do đó, khi thiết kế cần đảm bảo hệ thống có khả năng nâng cấp, cải tiến để đáp ứng sự phát triển của công nghệ và tiêu chuẩn xử lý nước thải. – Quá trình lập kế hoạch và thi công hệ thống xử lý nước thải phải diễn ra đồng bộ với các đối tượng mục tiêu như khu đô thị, khu công nghiệp hoặc nhà máy sản xuất. Điều này giúp tránh tình trạng hệ thống hoàn thành nhưng không được vận hành hoặc ngược lại, đảm bảo hiệu quả hoạt động ngay sau khi triển khai. – Khi vận hành hệ thống, nhân viên cần thường xuyên kiểm tra các thiết bị xử lý vật lý như lưới chắn rác để giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn. – Đối với bể xử lý vi sinh vật, sinh học hiếu khí, nhân viên vận hành phải đảm bảo theo dõi và duy trì liên tục hoạt động của các thiết bị sục khí, đảm bảo khí được phân phối đồng đều vào toàn bộ diện tích của bể. – Nồng độ bùn ở ngưỡng 25-30% trong bể xử lý vi sinh được coi là lựa chọn hợp lý. Để đảm bảo hiệu suất, các kỹ thuật viên cần thường xuyên theo dõi và đo lường nồng độ này. – Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ rác thải để tránh tắc nghẽn, đặc biệt là kiểm tra ống thải bùn. Khi có tắc nghẽn, sử dụng máy thổi khí nén từ trên bể lắng để làm sạch ống. – Hãy chú ý kiểm tra các chỉ số của nước thải trước khi đưa vào bể vi sinh, đặc biệt là chỉ số về nồng độ pH. – Thường xuyên theo dõi tính chất và thành phần của nước thải đầu vào hệ thống. Những thay đổi về tính chất và thành phần này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động của hệ thống, thậm chí gây ra các tổn thất nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng. Vì vậy, việc nắm bắt các thông tin này là rất cần thiết để đưa ra giải pháp xử lý phù hợp. – Đảm bảo nguồn điện ổn định, tránh quá tải hoặc mất điện đột ngột. – Lên kế hoạch vận hành trước khi bắt đầu thực hiện. – Ghi chép quá trình kiểm tra vận hành vào nhật ký hoặc sổ thống kê chất lượng. – Kiểm tra định kỳ rò rỉ đường ống, ngay cả khi hệ thống đang hoạt động bình thường. – Quản trị vận hành cần kiểm tra định kỳ pH của nước thải và bổ sung chất dinh dưỡng cho vi sinh khi cần thiết. – Khi vi sinh đã phát triển và hiệu quả xử lý nước thải trên 80%, có thể tăng dần nồng độ COD của nước thải. – Theo dõi hoạt động của hệ thống, máy móc, nếu có âm thanh lạ hoặc hoạt động không ổn định thì phải sửa chữa ngay. Những lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải trên là rất cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả vận hành, tuổi thọ và an toàn của cả hệ thống. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến việc vận hành hạ tầng, quản lý và bảo dưỡng các cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ của hệ thống xử lý nước thải. Lưu ý lắp đặt và vận hành hạ tầng, thiết bị phụ trợ hệ thống – Hầm bơm: Đây là một công trình quan trọng, tích hợp nhiều thiết bị máy bơm để thực hiện bơm cấp đầu vào và chuyển tiếp nước thải từ các bể xử lý trong hệ thống. Để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống xử lý nước thải, vận hành máy bơm liên tục và hoạt động 24/7 là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc này có thể gây hao mòn và hư hại cho máy bơm sau một thời gian sử dụng. Chính vì thế, việc sử dụng 2 hoặc nhiều tổ, nhóm máy bơm luân phiên sẽ giúp hạn chế hỏng hóc và duy […]

Phương án xử lý bùn thải của hệ thống xử lý nước thải

Phương án xử lý bùn thải của hệ thống xử lý nước thải

Bùn thải là chất thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải, bao gồm bùn thải nguy hại và bùn thải không nguy hại. Khi kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất gia tăng đồng nghĩa với lượng nước thải, bùn thải tăng lên nhanh chóng. Vậy có những phương án xử lý bùn thải của hệ thống xử lý nước thải nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Vankhinen-THP nhé. Thực trạng bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải Bùn thải là sản phẩm phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải. Phần bùn thải này thường tập trung hầu hết các kim loại nặng từ nước thải và cũng chứa đựng các hợp chất hữu cơ và vô cơ, mang theo nhiều tạp chất có mùi hôi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường. Nhận thức về tác động tiêu cực của bùn thải với môi trường đã thúc đẩy con người nghiên cứu, áp dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để làm giảm, loại bỏ, cô lập yếu tố có hại nhằm đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. Đặc điểm của bùn thải Bùn thải có chứa một nguồn năng lượng lớn, bằng 10 lần năng lượng cần thiết để xử lý chúng. Quá trình sấy khô bùn thải không chỉ loại bỏ nước mà còn tạo ra năng lượng tương đương với than non. Cụ thể, bùn thải chứa khoảng 7780 Btu mỗi pound. Điều này mở ra cơ hội để tái chế nguồn năng lượng từ bùn thải, biến nó từ một loại chất thải thành nguồn năng lượng thông qua các công nghệ như khí hóa sinh khối. Bùn thải cũng là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm tức thời và tác động lâu dài tới môi trường. Nếu không quản lý cẩn thận, bùn thải có thể gây ô nhiễm nguồn nước và phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến hệ sinh thái cũng như sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, việc xử lý bùn thải đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải tại các khu dân cư, công nghiệp và y tế. Các phương án xử lý bùn thải của hệ thống xử lý nước thải Xử lý bùn thải của hệ thống xử lý nước thải là rất cần thiết, đặc biệt là đối với các loại bùn thải nguy hại. Dưới đây là một số phương án xử lý bùn thải an toàn, hiệu quả, giảm tác động đến môi trường. Phương án xử lý bùn thải không nguy hại (bùn thải vi sinh) Bùn thải vi sinh là loại bùn thải không gây hại,  thậm chí có thể tái sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp. Bùn thải này được tạo ra từ quá trình xử lý nước thải sinh học. Đây là sản phẩm bông bùn vi sinh già hoặc dư thừa lắng đọng nên bị thay thế và đào thải. Thay vì loại bỏ hoặc đào thải, bùn thải này được thu thập, vận chuyển đến các địa điểm để chôn, phân phối hoặc thậm chí được nén chặt để tái sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp. Phương án xử lý bùn thải nguy hại Bùn thải nguy hại thường phát sinh từ quá trình lắng đọng bước đầu (tại bể điều hòa) hoặc từ các nguồn như bể ga, bể phốt của hệ thống thoát nước từ hộ gia đình, nhà máy hay xí nghiệp. Bùn thải này cũng có thể phát sinh từ việc đào kênh, mương hoặc đầm. Trong bùn thải nguy hại, thường chứa rất nhiều kim loại nặng, vi sinh, vi khuẩn gây hại. Điều này đòi hỏi những biện pháp hạn chế để giảm thiểu tác động tiêu cực trước khi thải ra môi trường. Phương án xử lý bùn thải nguy hại bằng phương pháp vật lý Phương án xử lý bùn thải nguy hại bằng phương pháp vật lý là sử dụng tác động nhiệt để giảm thiểu khối lượng và cách ly bùn thải nguy hại với môi trường. Phương án xử lý này sử dụng bể nén bùn để làm giảm khối lượng bùn, giảm lượng nước và cô đọng bùn thải. Sau khi bùn được cô đọng sẽ làm tăng thành phần chất rắn lên và được chuyển đến bể phơi khô để bay hơi nước. Máy ép bùn khung bản cũng được sử dụng để lọc và loại bỏ nước, giữ lại phần chất rắn chứa thành phần gây ô nhiễm. Lượng chất rắn này sau đó được đưa vào bộ phận ép khuôn để thu được bùn khô. Tuy nhiên, quá trình này vẫn giữ lại các thành phần nguy hại trong bùn khô và cần phải thực hiện các bước xử lý tiếp theo. Để xử lý lượng bùn này, có thể sử dụng nhiệt để nung toàn phần hoặc bộ phận hoặc cũng có thể đóng gói để chôn cách ly. Các phương pháp này thường được thực hiện tại Việt Nam và được áp dụng rộng rãi trong quy trình xử lý bùn thải. Phương án xử lý bùn thải nguy hại bằng phương pháp sinh hóa Phương án xử lý bùn thải nguy hại bằng phương pháp sinh hóa là sử dụng đồng thời sinh học yếm khí hoặc hiếu khí với các loại hóa chất để loại bỏ thành phần gây hại. Bể xử lý sinh học yếm khí hoặc hiếu khí sẽ phân hủy chất hữu cơ độc hại, thậm chí cả vi khuẩn có hại, giảm khối lượng bùn. Kết quả thu được sau quá trình này là bùn thải nguy hại chứa kim loại nặng và bùn thải sinh học. Bể xử lý hóa học tiếp nhận bùn thải nguy hại từ bể sinh học, sử dụng hóa chất phù hợp để trung hòa kim loại nặng thành các […]

X