Ứng dụng van điều khiển khí nén

Mô tả chung về van điều khiển khí nén

Như chúng ta đã biết, van điều khiển khí nén có chức năng điều khiển vận hành tự động. Van được thiết kế phần điều khiển bằng bộ truyền động khí nén. Khi vận hành van, bộ truyền động này sẽ chuyển đổi năng lượng của khí nén thành động năng để đóng, mở hoàn toàn ON/OFF hoặc điều khiển đóng mở tuyến tính theo góc tùy ý muốn. Bộ truyền động khí nén có 2 loài chuyển động chính là kiểu tịnh tiến và kiểu xoay, riêng kiểu xoay có 2 loại là bộ tác động đơn và bộ tác động kép.

Van bi điều khiển khí nén Kosaplus
Van bi điều khiển khí nén Kosaplus

Hiện nay, bộ điều khiển khí nén được lắp đặt khá phổ biến cùng với các chủng loại van: van bướm, van bi, van cổng, van một chiều… Với cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: phần thân là các loại van công nghiệp và phần điều khiển là bộ truyền động khí nén. Riêng bộ điều khiển ứng với mỗi kiểu chuyển động khác nhau sẽ có nguyên tắc hoạt động và cấu tạo cũng khác nhau. Với ưu điểm, dễ dàng kiểm soát hoạt động, tiện lợi khi vận hành, có thể lắp đtặ được nhiều vị trí khác nhau và có thời gian đóng mở nhanh, thông thường chỉ 1-2 giây.

Ứng dụng van điều khiển khí nén

Van điều khiển khí nén được ứng dụng rộng rãi, phổ biến trong khá nhiều lĩnh vực vì khai thác được một cách tối đa năng suất, chức năng, nhiệm vụ của van. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình:

Trong điều khiển nhiệt độ

Van điều khiển khí nén được thiết kế bộ cảm biến nhiệt độ thực hiện nhiệm vụ điều khiển khí, nhiệt và bộ truyền nhận tín hiệu. Do đó van có khả năng thực hiện nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ khi vận hành hệ thống. Cụ thể, về cơ chế hoạt động, khi bộ phận nhận tín hiệu nhiệt độ từ bộ cảm biến nhiệt, sẽ truyền tín hiệu này thông báo nhiệt độ đến van. Khi van nhận được tín hiệu sẽ vận hành theo giá trị nhiệt độ đã được cài đặt đó. Ví dụ trong ngành lắp rắp linh kiện điện tử, cơ khí, khí nén, nhà máy sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống…

Ứng dụng van điều khiển khí nén
Ứng dụng van điều khiển khí nén

Trong điều khiển lưu lượng

Van điều khiển khí nén giúp hệ thống điều khiển lưu lượng dòng khí chính xác gần như tuyệt đối ở từng giai đoạn vận hành. Chính vì thế nên được sử dụng trong hệ thống cấp thoát nước sạch, xử lý nước thải, trong các khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy chế biến thực phẩm… Và cả trong môi trường hóa chất có tính ăn mòn, điều kiện khắc nghiệt nhiệt độ cao, áp lực lớn…

Trong điều khiển áp suất

Tương tự trong điều khiển nhiệt độ, cũng được thiết kế gồm 3 bộ phận bộ nhận tín hiệu, bộ cảm biến áp thực hiện nhiệm vụ điều khiển khí nén và áp suất bên trong van. Cụ thể, khi bộ phận nhận tín hiệu nhận được tín hiệu từ bộ cảm biến áp suất sẽ truyền đến van và van sẽ vận hành đúng theo áp suất cài đặt đó. Ví dụ trong ngành sản xuất xăng dầu, hóa chất, gas…

Trong sản xuất dùng van điều khiển khí nén vi sinh

Van điều khiển khí nén vi sinh sẽ nhận tín hiệu điều khiển đầu vào với tín hiệu từ 4 đến 20 mA hoặc từ 0 đến 10V DC. Tín hiệu này rất phổ biến nhất trong các hệ thống điều khiển nhiệt độ nói chung và các bộ điều khiển nói riêng. Do vậy, để điều khiển nhiệt độ bạn nên chọn van điều khiển điện dùng cho khí nén. Loại van điều khiển vi sinh này thường được ứng dụng trong các ngành hóa chất, dược phẩm, thực phẩm hay là nghiên cứu: Xăng dầu, khí gas, Sản xuất thuốc, sản xuất bia, rượu, nước ống, hay hỗ trợ trong phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu v…vvv

Trong môi trường hóa chất

Ứng dụng van điều khiển khí nén trong môi trường hóa chất
Ứng dụng van điều khiển khí nén trong môi trường hóa chất

Với môi trường này ưu tiên hàng đầu là van điều khiển khí nén chất liệu bằng nhựa với cấu tạo là nhựa cao cấp uPVC, cPVC, PVC… có đặc tính chống tia UV, chống ăn mòn, hoạt động tốt trong các môi trường chất lỏng dung dịch chứa hóa chất và sử dụng tuyệt vời trong các loại chất lỏng sạch. Vậy nên được sử dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất hóa chất, viện nghiên cứu hóa học, các hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt, nước thải v…

Một số lưu ý khi lựa chọn van điều khiển khí nén

  • Đầu tiên cần phải kiểm tra, đo đạc đến kích thước của đường ống cần lắp đặt để lựa chọn được phù hợp hình thức kết nối, kiểu kết nối, kích cỡ của van sao cho tương thích nhất.
  • Tiếp theo, cần lưu ý công suất của piston sẽ tỉ lệ thuận với lực momen xoắn tạo ra, tức là khi áp lực khí nén được nạp vào buồng càng mạnh thì lực xoay của trục tạo ra để đóng mở van càng lớn.
  • Chú ý đến áp suất định mức của từng hệ thống từ đó lựa chọn loại van cơ phù hợp nhất có thể làm việc ở điều kiện tối ưu hóa nhất có thể.
  • Quan tâm đến dòng lưu chất và môi trường làm việc của van. Tùy thuộc tính chất của dòng chảy, lưu chất đi qua van mà lựa chọn chất liệu van cơ thích hợp, môi trường làm việc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ và thời gian vận hành của van.
  • Lựa chọn kích cỡ xi lanh phù hợp với công suất đóng mở của van. Nếu dòng van có kích cỡ lớn sẽ được lắp đặt kèm với bộ điều khiển khí nén có kích cỡ tương thích nhất.
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *