Lưu trữ Danh mục: Tài liệu

Vankhinen-THP chia sẻ những tài liệu – catalogues sản phẩm:

Van điện từ khí nén là gì?

van điện từ khí nén, van đảo chiều khí nén

Van điện từ khí nén là gì? Van điện từ khí nén 5/2, 4/2, 3/2 Van điện từ khí nén là gì? Van điện từ khí nén hay còn gọi là van đảo chiều là loại van dùng để đóng hoặc mở đường dẫn khí nén và có thể điều chỉnh hướng của khí nén. Thông qua đó mà thay đổi được hướng của cơ cấu chấp hành. Việc nắm bắt được van điện từ khí nén giúp chúng ta có thể điều chỉnh dòng khí nén một cách chính xác giúp chung ta trong việc tính toán thiết kế, thi công lắp đặt được dễ dàng và đặc biệt có thể giúp cho quá trình hoạt động được trơn chu Một số hình ảnh van điện từ khí nén Phân loại van điện từ khí nén: Dựa vào số cửa, số vị trí mà chúng ta có rất loại van điện từ đảo chiều khác nhau. Ngoài ra cũng dựa vào điện áp của cuộn coil chúng ta cũng có một số loại van điện từ khí nén –  Số cửa: Chính là số lỗ để lắp đường dây dẫn khí vào hoặc lỗ thoát của khí nén. Thông thường ta có số cửa là: 2.3.4.5 – Số vị trí: Là số chỗ định vị con trượt của van, thông thường thì van thường có số vị trí là 2,3.4. Một số trường hợp đặc biệt có thể có số vị trí lớn hơn Căn cứ vào số cửa và số vị trí chúng ta có các loại van điện từ khí nén như sau: a. Van đảo chiều khí nén 2/2 – Van 2 cửa 2 vị trí Khi chưa nhấn nút, dưới tác dụng của lực lò xo van hoạt động ở vị trí bên phải, lúc đó cửa số 1 và cửa số 2 bị chặn. Khi ta nhấn nút van 2/2 đảo trạng thái làm cửa 1 thông với cửa 2, nếu ta nối nguồn khí với cửa 1 thì sẽ có khí cấp lên cửa 2. b. Van đảo chiều khí nén loại 3/2 – Van 3 cửa 2 vị trí Khi chưa gạt cần gạt, dưới tác dụng của lực lò xo van hoạt động ở vị trí bên phải, lúc đó cửa số 1 bị chặn và cửa số 2 thông với cửa 3. Khi ta gạt cần gạt van 3/2 đảo trạng thái làm cửa 1 thông với cửa 2, cửa 3 bị chặn nếu ta nối nguồn khí với cửa 1 thì sẽ có khí cấp lên cửa 2. c. Van điện từ khí nén đảo chiều 5/2 – Van 5 cửa 2 vị trí Khi chưa cấp khí vào cửa điều khiển 14, dưới tác dụng của lực lò xo van hoạt động ở vị trí bên phải, lúc đó cửa số 1 thông với cửa số 2 và cửa 4 thông với cửa 5, cửa số 3 bị chặn. Khi ta cấp khí vào cửa điều khiển 14 van 5/2 đảo trạng thái làm cửa 1 thông với cửa 4, cửa 2 thông với cửa 3 và cửa 5 bị chặn. Dựa vào điện áp cuộn coil van điên từ khí nén còn có các loại sau: – Van điện từ khí nén 24V – Van điện từ khí nén 220V Dựa vào hãng sản xuất, quốc gia sản xuất ta có các loại như là: – Van điện từ khí nén TPC – Van điện từ khí nén SMC – Van điện từ khí nén CKD – Van đảo chiều Đài Loan – Van đảo chiều Hàn Quốc – Van đảo chiều Nhật bản – Van đảo chiều Châu Âu

Mặt bích là gì? Các loại mặt bích phổ biến nhất hiện nay

mặt bích là gì

Mặt bích là một trong những phụ kiện quan trọng trong hệ thống đường ống, giúp kết nối các đoạn ống, van, máy bơm và thiết bị khác một cách chắc chắn, đảm bảo độ kín và an toàn trong vận hành. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về mặt bích là gì, công dụng, phân loại và cách lựa chọn phù hợp nhất cho hệ thống đường ống của bạn. Mô tả mặt bích là gì? Mặt bích là một thiết bị phụ kiện đường ống hỗ trợ kết nối các đoạn đường ống, đường ống với các thiết bị van, bơm,… với nhau, đôi khi là thiết bị bịt kín đường ống. Mặt bích thường được thiết kế hình tròn(đôi khi có thể có hình vuông) dẹt và có các lỗ để bắt bulong. Chất liệu để chế tạo mặt bích khá đa dạng, có thể là thép, inox, nhựa, đồng,… Mặt bích có thể được sản xuất theo các thiêu chuẩn kết nối khác nhau(độ dày mặt bích, số lỗ bu lông và khoảng cách giữa các lỗ bulong). Tuy nhiên, có 2 loại mặt bích cơ bản: Mặt bích rỗng: dạng khung tròn, có thể cho lưu chất đi qua. Sản phẩm được sử dụng với mục đích hỗ trợ kết nối. Mặt bích mù: có thể gọi là bích đặc, có hình dạng như chiếc đĩa với các lỗ bulong quanh viền. Sản phẩm được sử dụng để bịt kín đường ống trong trường hợp các đầu chờ chưa thi công, sử dụng đến. Hình ảnh của mặt bích Dưới đây chúng tôi gửi đến các bạn một số hình ảnh được gọi là thông dụng nhất của mặt bích Cấu tạo, bản vẽ mặt bích Dưới đây chỉ là bản vẽ mặt bích minh họa cho mặt bích BS Phân loại mặt bích Phân loại mặt bích theo vật liệu Tùy theo môi trường sử dụng, áp lực trên đường ống mà chúng ta có các loại mặt bích khác nhau theo vật liệu chế tạo ra nó. Cụ thể có những mặt bích sau: – Mặt bích thép ( Loại này được gọi là phổ thông nhất và sử dụng nhiều nhất trên thị trường) – Mặt bích inox ( Thường sử dụng cho những môi trường bị ăn mòn, có hóa chất, nhiệt độ cao,v.v…) – Mặt bích nhựa ( Thường được sử dụng cho các môi trường nước sạch, cấp nước, một số trường hợp đặc biệt dùng cho hóa chất – Mặt bích đồng – Và một số loại mặt bích khác Phân loại theo tiêu chuẩn kết nối Được nghiên cứu và đưa vào sử dụng từ rất lâu nên để cho thuận lợi trong quá trình lắp đặt, người ta sử dụng một số tiêu chuẩn nhất định để việc lắp đặt trở nên đơn giản và không phải mất quá trình đo đạc, tính toán. Hiện nay trên thế giới được các viện hàn lâm công nhận và sử dụng thông hành trên toàn thế giới những tiêu chuẩn như sau: – Tiêu chuẩn Anh ( BS) ==> Chúng ta có mặt bích  BS – Tiêu chuẩn Mỹ ( ANSI) ==> Chúng ta có mặt bích ANSI – Tiêu chuẩn Nhật (JIS) ==> Chúng ta có mặt bích JIS – Tiêu chuẩn Đức ( DIN) ==> Chúng ta có mặt bích DIN Phân loại theo áp lực Tùy vào những công trình khác nhau, đường ống khác nhau mà chúng ta có các hệ thống áp lực khác nhau, chính vì thế mà cũng có các loại mặt bích khác nhau. Chẳng hạn như: – Mặt bích 5K – Mặt bích 10K – Mặt bích 16k – Mặt bích 20K Phân loại theo chức năng sử dụng Tùy theo chức năng sử dụng, vị trí sử dụng của mặt bích chúng ta có một số loại mặt bích như sau: – Mặt bích rỗng ( Dùng để lắp trên đường ống, kết nối đường ống với các chi tiết) – Mặt bích đặc ( Dùng để hàn bịt kín đường ống, ngăn lưu chất đi qua vị trí của mặt bích) * Hiện chúng tôi nhận gia công: Tất cả các loại mặt bích theo bản vẽ kỹ thuật Gia công mặt bích theo tiêu chuẩn có sẵn Gia công trên các loại chất liệu: Thép, inox, gang, nhựa, cao su, v.v…. * Nhập khẩu trực các loại mặt bích với số lượng lớn: Nhằm phát triển công ty, thương hiệu cũng như phục vụ các khách hàng trong và ngoài nước chúng tôi nhập – stock kho số lượng mặt bích lớn đảm bảo phục vụ được mọi đối tượng khách hàng. Dưới đây là một số hình ảnh mặt bích thực tế tại kho – xưởng chúng tôi: Trên đây công ty chúng tôi giới thiệu đến các bạn một số kiến thức liên quan đến mặt bích, Với kiến thức là vô tận chúng tôi chỉ mong chia sẻ được vốn kinh nghiệm, hiểu biết tích lũy được trong quá trình làm việc, công tác. Rất mong các bạn góp ý thêm. Đến đây, Quý vị và các Bạn đã nắm chi tiết về mặt bích và chức năng của nó. Nếu Quý Vị đang có nhu cầu tìm mua mặt bích. Hãy gọi ngay Hotline. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ống công nghiệp, van công nghiệp, và thiết bị phụ kiện đường ống. Hiện chúng tôi đã là 1 trong những đối tác tin cậy hàng đầu đối với những tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

Tiêu chuẩn pn là gì? Thông số PN10, PN16 ý nghĩa gì?

tieu_chuan_pn16_van_mot_chieu

Nếu Bạn làm việc trong cung cấp hay thi công công trình các hạng mục kỹ thuật đường ống, thì hẳn đã quen thuộc với các thông số PN10, PN16 trên thiết bị van – đường ống. Vậy tiêu chuẩn PN là cái gì? Các thông số PN10, PN16,… ý nghĩa như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Vankhinen-THP để tìm hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn PN cũng như các thông số được biểu thị trên các thiết bị nhé. Tiêu chuẩn PN là gì? Tiêu chuẩn PN là tiêu chuẩn áp lực làm việc danh nghĩa hay giới hạn áp suất có thể chịu tải của thiết bị và được tính theo các đơn vị áp suất như bar, Kgf/cm2. Tiêu chuẩn này thường được ứng dụng trong các thiết bị vật tư đường ống cấp thoát nước, hơi, khí,… Quý Vị có bắt gặp các thông số PN10, PN16, PN25… được biểu thị trên các vật tư – thiết bị không? Đúng vậy, các thông số PN10, PN16, PN25,… biểu thị tiêu chuẩn áp lực làm việc tối đa của thiết bị có thể chịu được lên đến 10bar, 16bar, 25bar… (tương ứng 10 Kgf/cm2, 16Kgf/cm2, 25Kgf/cm2…). Để lý giải chi tiết hơn, chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số thông số cụ thể: Tiêu chuẩn PN10 là gì? Tiêu chuẩn PN10 là tiêu chuẩn áp lực làm việc tối đa của thiết bị là 10bar (tương đương 10 Kgf/cm2). Các thiết bị, vật tư sản xuất theo tiêu chuẩn PN10 có thể làm việc liên tục trong điều kiện thủy tĩnh, nhiệt độ 20ºC, áp suất 10 bar. Trong điều kiện làm việc thực tế trên hệ thống, các thiết bị có thể chịu áp lực tối đa là 10bar, nhưng không thể làm việc liên tục trong điều kiện áp suất này. Tiêu chuẩn PN16 là gì? Lý giải tương tự như PN10, tiêu chuẩn PN16 là tiêu chuẩn làm việc tối đa của thiết bị, và cụ thể là 16bar hay 16 Kgf/cm2. Tại nhiệt độ 20 độ C và điều kiện thủy tĩnh, các thiết bị tiêu chuẩn PN16 có thể vận hành liên tục ở áp suất tối đa là 16bar hay 16Kgf/cm2. Trong điều kiện làm việc thực tế, thông số này đại diện mức áp suất tối đa có thể chịu của thiết bị trong điều kiện không liên tục trong thời gian dài. Trong thực tế, các thiết bị van, vật tư có thể được sản xuất theo tiêu chuẩn PN5, PN10, PN20, PN25, PN40.v.v… và đều được biểu thị rõ ràng, dễ nhận biết trên thiết bị. Có những trường hợp áp lực lên đến PN100, PN200, PN400,… cho các thiết bị thủy lực. Quý Vị có thể lý giải tương tự như tiêu chuẩn PN10 và tiêu chuẩn PN16 mà Vankhinen-THP đã nêu trên. Tiêu chuẩn PN trên một số thiết bị van – đường ống Van 1 chiều cánh bướm tiêu chuẩn PN16 Van một chiều dạng cánh bướm được sản xuất theo tiêu chuẩn PN16 có khả năng làm việc trong điều kiện môi trường áp suất tối đa là 16bar hay 16 Kgf/cm2. Thông số PN16 được đúc nổi rất rõ ràng trên thân van giúp người dùng có thể dễ dàng nhận thấy và biết được thông số làm việc của nó. Tiêu chuẩn PN16 trên van cổng Van cổng sản xuất theo tiêu chuẩn PN16 cũng có khả năng làm việc trong điều kiện áp lực tối đa là 16 bar. Thông số PN16 được đúc nổi biểu thị rõ trên thân van cổng cùng với một số thông số quan trọng khác như kích cỡ DN200, chất liệu,… Van cổng tiêu chuẩn PN10 Các mẫu van cổng tiêu chuẩn PN10 thường được ứng dụng trong các hệ thống cấp nước như: cấp nước sinh hoạt, cấp nước PCCC,… và có áp lực làm việc không quá 10bar hay 10Kgf/cm2. Thiết kế của chúng sẽ được tối ưu về mặt vật liệu chế tạo. Ví dụ như van cổng đồng lắp ren, van cổng gang cánh cao su nhằm giảm giá thành, tối ưu cho mục đích sử dụng nhất định. Tiêu chuẩn PN16 trên mặt bích ( Mặt bích của khớp nối) Khớp nối mềm cao su PN16 hay một số loại mặt bích rỗng, mặt bích mù PN16 cũng được lý giải tương tự: chúng được sản xuất theo tiêu chuẩn để đảm bảo khả năng làm việc tốt tại môi trường có áp lực tối đa là 16bar. Trên mặt bích sẽ được đúc chìm hoặc khắc rõ thông số này để người dùng có thể dễ dàng nhận biết. Cụ thể trong ảnh trên, Chúng ta có thể thấy rõ thông số được khắc chìm trên mặt bích của khớp nối mềm cao su gồm tiêu chuẩn áp suất PN16, kích cỡ DN50, tiêu chuẩn kết nối BS. Ứng dụng tiêu chuẩn PN trong công nghiệp Như đã biết, tiêu chuẩn PN là tiêu chuẩn về áp suất. Vì vậy, tiêu chuẩn này có thể được ứng dụng trong tất cả các hệ thống làm việc liên quan đến áp suất, có áp suất tồn tại. Các hệ thống điển hình có thể kể đến như: hệ thống cấp – thoát nước, hệ thống cấp – dẫn hơi,… Các thiết bị làm việc trong các hệ thống này đều được sản xuất theo tiêu chuẩn PN với thông số phù hợp. Tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay được ứng dụng cũng như sản xuất là PN10, PN16, PN25. Đường ống gang, thép, inox, nhựa tiêu chuẩn PN10, PN16, PN20, PN25,… Van bướm gang, inox,… tiêu chuẩn PN10, PN16 Van điện từ tiêu chuẩn PN10, PN16,… … Đên đây chắc hẳn Quý Vị và các Bạn đã nắm rõ tiêu chuẩn PN là gì, và các thông số PN10, PN16 trên các thiết bị có ý nghĩa như thế nào rồi phải không. […]

Check valve là gì?

check_valve_van_1_chieu

Check valve là gì? Check valve là một từ tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực van – đường ống, gọi tên một thiết bị cụ thể là van 1 chiều trong tiếng Việt. Nhưng nếu dịch chữ thì Check valve có nghĩa là “van kiểm tra”. Chính vì vậy mà nhiều Bạn khi yêu cầu mua hàng hay yêu cầu tư vấn gọi là van kiểm tra đã từng khiến chúng tôi khá bối rối. Check valve – van 1 chiều chỉ cho phép lưu chất đi qua theo một chiều nhất định. Chiều được phép di chuyển này thường sẽ được ký hiệu rõ nét trên thân van nhằm hướng dẫn cho người sử dụng lắp đặt chính xác nhất. Check valve được chế tạo khá đa dạng về hình dáng, mẫu mã. Một số mẫu check valve phổ biến như: swing check valve, Wafer check valve, lift check valve,… Vì vậy, tùy vào đặc thù nhu cầu sử dụng để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp. Một số hình ảnh check valve – van 1 chiều Các loại check valve và tên tiếng Việt của nó Check vavle chỉ chung nhóm các sản phẩm, thiết bị valve chỉ cho dòng lưu chất đi qua theo một hướng nhất định, ngăn dòng chảy ngược qua van. Nhóm sản phẩm này gồm một số loại khác nhau về hình dáng và thiết kế. Cụ thể là: Swing check valve Swing check vavle trong tiếng Việt có thể gọi là van một chiều lá lật hay van 1 chiều cửa lật đều được. Đây là mẫu van có đĩa van vận hành theo cơ chế bản lề cánh cửa. Đĩa van cố định với thân van bằng 1 chốt bản lề, và có thể xoay quanh bản thề một góc nhất định. Van vận hành đóng/mở theo đĩa van hạ xuống hoặc nâng lên theo một cung đường tròn có tâm là chốt bản lề. Wafer check valve Wafer check valve trong tiếng Việt được định nghĩa bằng tên gọi van 1 chiều dạng kẹp. Đầy là các mẫu check valve có kiểu kết nối dạng kẹp – Trên thân van không có thiết kế mặt bích, mà kết nối trên đường ống kiểu hai mặt bích của đường ống kẹp chặt và cố định lại thân van 1 chiều. Butterfly check valve Butterfly check valve trong tiếng Việt là van một chiều cánh bướm, với kiểu đóng mở của đĩa van khá tương tự như khi con bướm vỗ cánh. Loại van này cũng không thiết kế mặt bích hay đầu nối ren, mà kết nối dạng kẹp. Vì vậy, butterfly check valve là một mẫu của wafer check vavle. Lift check valve Lift check valve là tên tiếng Anh của mẫu van 1 chiều cối. Thiết kế bên ngoài của mẫu van này có hình dấu ngã “~”, có phần tương tự như van 1 chiều lá lật. Tuy nhiên, thiết kế đĩa van – ti van cũng như cơ chế vận hành có sự khác biệt rất rõ rệt. Đĩa van của van 1 chiều cối lên xuống theo chiều thẳng đứng để mở/đóng van, trong khi đĩa van lá lật xoay quanh chốt bản lề. Đên đây chắc hẳn Quý Vị và các Bạn đã lý giải hoàn toàn Check valve là gì rồi phải không? Vankhinen-THP đã cung cấp rất nhiều các sản phẩm van công nghiệp, vật tư đường ống nhưng đôi khi cũng khá bối rối khi tiếp nhận những tên gọi quá mang tính cục bộ – khu vực. Rất hi vọng Bài viết này sẽ là một phần tài liệu tham khảo giúp Quý Bạn đọc nhận biết rõ về các loại check valve. Cảm ơn đã theo đọc!

Bảng quy đổi từ hệ inch sang hệ mm của đường ống

onginoxcongnghiep4

Trong ngành đường ống, kích thước ống thường được đo theo hai hệ đơn vị phổ biến: inch (hệ Anh) và mm (hệ Mét). Bảng quy đổi từ hệ inch sang mm không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình tính toán mà còn đảm bảo tính nhất quán trong thi công. Hãy cùng tìm hiểu cách quy đổi và bảng tra cứu chi tiết trong bài viết này! Bảng quy đổi từ hệ inch sang hệ mm của đường ống 1. Khái quát Trong quá trình chọn lựa đường kính ống, kích thước đường ống cho các hệ thống người sử dụng thường bị bối rối bởi có quá nhiều tiêu chuẩn của đường ống, do đó việc chọn lựa trở nên rất khó khăn. Việc quy đổi giữa các đơn vị đo kích thước cần được quy định rõ để tránh sự sai lệch. Ví dụ quy đổi inch sang mm trong trường hợp nhập sản phẩm van bướm 2 inch lắp cho đường ống phi 60mm. Để làm rõ vấn đề này cũng như giúp các bạn có thể dễ dàng hơn trong công tác chọn lựa đường ống chúng tôi giới thiệu với các bạn một số khái niệm: a. Hai thông số lựa chọn đường ống: – Kích thước định danh:  Size ( được đo bằng inch) _ Tiêu chuẩn của Mỹ – Độ dày thành ống (mm) hoặc sch5, sch10, sch20 Ví dụ lựa chọn đường ống là 2.1/2″ sch20 chẳng hạn b. Tiêu chuẩn Châu Âu: Ký hiệu bởi DN 2. Công thức quy đổi từ hệ inch sang hệ mm hoặc ngược lại: Từ những năm 1959, inch đã được định nghĩa và chấp nhận quốc tế là tương đương với 25,4mm (milimet).  mm =inch/0.039370 3. Bảng quy đổi từ hệ inch sang hệ mm của đường ống: Việc nắm rõ bảng quy đổi từ hệ inch sang hệ mm trong ngành đường ống là vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo tính chính xác trong thiết kế, thi công và lắp đặt. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai hệ đo lường này sẽ giúp bạn lựa chọn đúng kích thước ống phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, tránh sai sót và tối ưu chi phí. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn cần thêm bảng quy đổi chi tiết hoặc tư vấn về đường ống, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Van bướm là gì?

Van bướm là gì Các loại van bướm trên thị trường

Van bướm là một trong những loại van công nghiệp phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong hệ thống đường ống để điều tiết và kiểm soát dòng chảy của chất lỏng, khí hoặc hơi.  Vậy van bướm là gì có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này Van bướm là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm 1. Định nghĩa van bướm Van bướm (tiếng Anh: Butterfly valve) là một loại van công nghiệp có thiết kế dạng khung tròn, dẹt. Van được sử dụng để điều tiết (hoặc dùng để đóng/mở đường ống) dòng chảy trong đường kính ống có kích thước lớn bằng cách cánh bướm xoay theo các góc độ khác nhau. Van bướm có cơ chế tác động điều khiển xoay ngang từ 0 – 90 độ. Khi chúng ta tác động điều khiển thì sẽ được truyền động đến trục – đĩa của van bướm. Cụm trục – đĩa van sẽ xoay theo các góc mở khác nhau khi đó dòng tiết lưu chảy qua ống sẽ có lưu lượng khác nhau. Thông thường trạng thái đóng hoàn toàn thì góc mở bằng 0 độ, còn khi van mở hoàn toàn thì cánh xoay một góc 90 độ so với trục chính giữa của nó. Van bướm tay gạt Van bướm tay quay Van bướm Wonil Van bướm Hàn Quốc Cấu tạo của van bướm Để hiểu rõ chúng ta quan sát bản vẽ van bướm dưới hình: Van bướm cấu tạo gồm các phần chính sau: a. Thân van: Thân van bướm được đúc dạng một vòng kim loại, inox, gang hoặc nhựa được đúc liền để có các lỗ bắt bulong vào mặt bích định vị vị trí van trên đường ống b. Đĩa van: Hay còn được gọi là cánh bướm: Cánh van bướm thường được làm bằng gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa, đĩa van có thể định vị ở các góc mở khác nhau điều này giúp van bướm có thể điều tiết được chất lưu trong đường ống c. Bộ phận làm kín: Bộ phận làm kín hay còn gọi là gioăng làm kín, có thể bằng cao su, PDFE, TEFLON d. Bộ bận tay gạt hoặc vô lăng Là bộ phận dùng để tác động lên van tạo ra góc mở khác nhau hay tạo ra trạng thái đóng hoặc mở hoàn toàn Ngoài ra chúng ta còn có các bộ phận khác như trục van, bánh răng định vị, bulong, v,v… Nguyên Lý Hoạt Động Van Bướm Đặt van bướm ở vị trí mở ¼ trước khi lắp đặt để tránh làm biến dạng miếng đệm(sleeve) do xiết quá chặt, làm kẹt và rò rỉ. Đường kính của 2 đường ống lắp van bướm phải bằng nhau để đảm bảo không gian hoạt động cho đĩa van. Cần phải có một khoảng cách mặt bích vừa đủ để lắp van để không làm hư hại miếng đệm(sleeve) Xiết chặt các ốc, vít từ từ theo mặt phẳng Không sử dụng miếng đệm (gasket)giữa  mặt bích và van Kích thước mặt bích phải đồng nhất kích thước van Không được hàn mặt bích gần Van Bướm đã được lắp đặt. Đối với van bướm đường kính lớn, khi lắp đặt thì ưu tiên lắp van với trục ti nằm ở vị trí ngang Khi tiến hành quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở van. Ngược lại khi quay tay quay theo cùng. chiều kim đồng hồ là hiện quá trình đóng van. Việc đóng mở chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ. 4. Phân loại van bướm 4.1 Phân loại theo chức năng vận hành: Khi chúng ta vận hành, thao tác đóng mở van tùy vào những kích cỡ van khác nhau mà đơn vị chế tạo, sản xuất sẽ cho chúng ta những cách vận hành, thao tác khác nhau. Với những đường ống lớn hoặc nhỏ khác nhau nên sẽ tạo cho chúng ta lực tay để vận hành cũng khác nhau vì thế mà chúng ta có các loại van bướm như sau: a. Van bướm tay gạt: Là loại van bướm mà khi chúng ta thao tác đóng mở dùng lực tay thông thường của con người vẫn có thể thao tác được, chính vì thế van bướm tay gạt chỉ dùng cho những đường ống: DN50, DN65 đến DN250 b. Van bướm vô lăng, van bướm tay quay: Là lọa van bướm mà khi chúng ta thao tác đóng mở dùng lực tay thông thường trở nên khó khăn cần có thiết bị hộp số trợ lực giúp chúng ta thao tác một cách dễ dàng hơn. Vì vậy mà loại van bướm này thường dùng cho những đường ống lớn từ DN100 trở lên đến DN600 Ngoài ra loại van bướm vô lăng cũng có thể điều chỉnh tiết lưu một cách từ từ và có thể điều chỉnh tiết lưu một cách chính xác hơn c. Van bướm điều khiển: Là loại van bướm hiện đại nhất hiện nay, chúng được tự động hóa một cách hoàn toàn không còn phải dùng tay để thao tác đóng hoặc mở. Van bướm điều khiển thường dùng là van bướm điều khiển bằng điện và van bướm điều khiển bằng khí nén. 4.2 Phân loại theo vật liệu chế tạo: Van bướm gang: Thông thường tùy chọn chất liệu gang có các sản phẩm van thân gang cánh inox gioăng EPDM/NBR, van thân gang cánh cao su gioăng EPDM, van thân gang cánh gang gioăng EPDM. Van bướm thép: Trên thị trường phổ biến dòng sản phẩm thân thép gioăng chì hoặc gioăng teflon có khả năng chịu nhiệt và áp suất cao. Van bướm inox: Phổ biến trên thị trường là mẫu van toàn thân […]

7 Đơn vị đo áp suất thông dụng

đơn vị đo áp suất bar

Trong hệ thống đo lường áp suất hiện đang sử dụng các đơn vị đo phổ biến như Bar, Kg/cm2, Psi, Kpa, mH2O…Tại các khu vực, các quốc gia khác nhau sẽ sử dụng đơn vị đo khác nhau. Vậy 7 đơn vị đo suất thông dụng bao gồm những loại nào? Cách quy đổi các đơn vị áp suất ra sao? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Tìm hiểu về 7 đơn vị đo áp suất thông dụng Cảm biến áp suất và đồng hồ áp suất thường sử dụng các đơn vị đo áp suất như Bar, Kg/cm2, Psi, Kpa … Tất cả những đơn vị này đều có thể chuyển đổi sang đơn vị khác một cách tương đương. Tùy theo từng khu vực, quốc gia mà đơn bị đo áp suất sẽ khác nhau, ví dụ như Mỹ thường dùng Psi, Ksi, Châu Âu sử dụng các đơn vị như Bar, mBar, Châu Á như Nhật thì sử dụng đơn vị Kpa, Mpa, Pa… Trên các thiết bị, sản phẩm đo lường sẽ có chỉ số định mức áp suất làm việc MAX – MIN. Ba khu vực chi phối đơn vị đo áp suất quốc tế Bắc Mỹ Khi nhắc đến Bắc Mỹ thì người ta thường hay nghĩ ngay đến nước Mỹ. Đây vừa là một cường quốc quân sự cũng là một trong những quốc gia đầu tiên tạo ra các chuẩn đơn vị đo áp suất. Hiện nay, đơn vị đo áp suất phổ biến nhất tại Mỹ là Ksi, Psi . Châu Âu Nhắc đến Châu Âu, không thể không nhắc đến các quốc gia,  vùng liên kết cũng như các tổ chức đa quốc gia như G7 với đại diện là các nước Anh, Pháp, Đức,… Đây là những cường quốc có nhiều thành tựu về tự động hóa và đo lường. Chính vì thế, việc tạo ra đơn vị đo áp suất riêng là điều hiển nhiên. Hiện nay, đơn vị đo áp suất phổ biến nhất tại châu Âu là Bar, mBar,… Châu Á Nhật Bản và Hàn Quốc được đánh giá là 2 cường quốc có nền công nghiệp phát triển nhất khu vực châu Á. Đặc biệt, Nhật Bản cũng là một trong những thành vieenc chính thức của G7. Hiện nay, đơn vị đo áp suất phổ biến nhất tại quốc gia này là Pa, Mpa, Kpa… Quy đổi đơn vị đo áp suất Đơn vị đo áp suất được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Bar và Psi, tuy nhiên do phát sinh từ 3 khu vực chi phối đơn vị đo áp suất mà hiện nay, trên thế giới có đến 7 đơn vị đo. Điều này khiến nhiều người gặp khó khăn khi sử dụng đơn vị đo áp suất. Để giúp Quý khách hàng dễ dàng tra cứu đơn vị đo áp suất, Vankhinen-THP đã tiến hành quy đổi 7 đơn vị đo áp suất này với đơn vị đo chuẩn là Bar. Cùng tham khảo nhé: 1 bar            =            0.1 Mpa ( megapascal ) 1 bar            =            1.02 kgf/cm2 1 bar            =            100 kPa ( kilopascal ) 1 bar            =            1000 hPa ( hetopascal ) 1 bar            =            1000 mBar ( milibar ) 1 bar            =            10197.16 kgf/m2 1 bar            =            100000 Pa ( pascal ) Tính theo “áp suất” quy đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn 1 bar            =            0.99 atm ( physical atmosphere ) 1 bar            =            1.02 technical atmosphere Tính theo “hệ thống cân lường” quy đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn 1 bar            =            0.0145 Ksi ( kilopoud lực trên inch vuông ) 1 bar            =            14.5 Psi ( pound lực trên inch vuông ) 1 bar            =            2088.5 ( pound per square foot ) Tính theo  “cột nước”  qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar 1 bar            =            10.19 mét nước  ( mH2O ) 1 bar            =            401.5 inc nước ( inH2O ) 1 bar            =            1019.7 cm nước ( cmH2O ) Tính theo  “thuỷ ngân” quy đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar 1 bar            =            29.5 inHg ( inch of mercury ) 1 bar            =            75 cmHg ( centimetres of mercury ) 1 bar            =           750 mmHg ( milimetres of mercury ) 1 bar            =            750 Torr Hướng dẫn cách quy đổi đơn vị đo áp suất chính xác nhất Thứ nhất: Sử dụng bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất chuẩn quốc tế Như vậy, theo cách quy đổi trên, ta có thể quy đổi 1 Bar sang các đơn vị tương đường. Tuy nhiên, để quy đổi ngược lại các các đơn vị áp lực như: Psi, Kpa, Mpa, atm, cmHg, mmH20, Bar hoặc một số các đơn vị khác thường […]

Tiêu chuẩn IP67, IP68 là gì?

Tiêu chuẩn IP67

Tiêu chuẩn IP là gì? Tiêu chuẩn IP là tiêu chuẩn quốc tế về khả năng chống nước, chống bám bụi của thiết bị. Tiêu chuẩn IP vốn được viết tắt từ cụm từ “Ingress Protection Ratings” – “xếp hạng bảo vệ chống xâm nhập”(dịch nguyên nghĩa theo Google dịch). Khả năng chống nước của thiết bị sẽ được ký hiệu theo: IPxy Trong đó, IP mô tả tiêu chuẩn chống nước, bụi xâm nhập.  Các chữ  cái “x”, “y” là các giá trị từ 0 – 8 biểu thị mức độ bảo vệ, chống xâm nhập đến đâu, và được quy định như sau: * Chữ x nếu là: 0: không có bảo vệ gì đặc biệt. 1: Bảo vệ khỏi những vật có bán kính lớn hơn 50mm, ví dụ như bàn tay người. 2: Bảo vệ khỏi những vật có bán kính lớn hơn 12,5 mm, ví dụ như ngón tay. 3: Bảo vệ khỏi những vật có bán kính lớn hơn 2,5mm, ví dụ như tuốc-lơ-vít hoặc các công cụ khác. 4: Bảo vệ khỏi những vật có bán kính lớn hơn 1mm, ví dụ như dây điện. 5: Bảo vệ khỏi một lượng bụi nhất định (không quá nhiều) 6: Chống bụi hoàn toàn. Tham khảo: Mẫu giấy chứng nhận chất lượng, xuất xứ COCQ bạn cần biết là gì? * Chữ y nếu là số: 0: không có bảo vệ gì. 1: bảo vệ khỏi các hạt nước rơi theo chiều dọc và khối chất lỏng ngưng tụ. 2: bảo vệ khỏi nước xối trực tiếp, lên tới 15 độ theo chiều dọc 3: bảo vệ khỏi nước xối trực tiếp, lên tới 60 độ theo chiều dọc. 4: bảo vệ khỏi nước xối từ mọi hướng. Lượng nước có hạn. 5: bảo vệ khỏi nước xối áp lực thấp từ mọi hướng. Lượng nước có hạn. 6: bảo vệ khỏi nước xối mạnh từ mọi hướng. Lượng nước có hạn. 7: chịu được khoảng thời gian thấp dưới độ sâu từ 15 cm đến 1 m trong vòng 30 phút. 8: chịu được khoảng thời gian dài dưới độ sâu trên 1m và có áp lực. Việc nắm bắt được rõ tiêu chuẩn IP, giúp quý khách hàng có thể lựa chọn được tốt nhất những sản phẩm như điện thoại, tivi, hay quan trọng nhất là có thể chọn được van bướm điều khiển điện đúng theo yêu cầu Ví dụ: Van bướm điều khiển điện KosaPlus xuất xứ Hàn Quốc có tiêu chuẩn chống nước IP67. Thông số biểu thị sản phẩm van bướm điện KosaPlus có khả năng chống bụi xâm nhập một cách hoàn toàn, và chống nước xâm nhập trong khoảng thời gian 30 phút ở điều kiện độ sâu từ 15 cm đến 1m.

Tiêu chuẩn mặt bích BS

Mặt bích BS là tiêu chuẩn thiết kế của Anh Quốc, được sử dụng để làm thước đo sản xuất và gia công các loại mặt bích. Để tra cứu nhanh các thông số về tiêu chuẩn mặt bích BS, hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Tiêu chuẩn mặt bích BS là gì? Mặt bích tiêu chuẩn BS là mặt bích được sản xuất và chế tạo theo tiêu chuẩn Anh Quốc, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật như chịu áp lực hay nhiệt độ làm việc theo quy định. Tiêu chuẩn bích BS4504 cũng là một trong những tiêu chuẩn bích BS được sử dụng để chế tạo phụ kiện mặt bích, loại phụ kiện được sử dụng tương đối nhiều trong các hệ thống công nghiệp hiện nay. Thông thường, bích tiêu chuẩn BS4504 được sử dụng chủ yếu là bích BS4504 PN10 và BS4504 PN16. Thông số kỹ thuật của tiêu chuẩn mặt bích BS4504 PN10 Tiêu chuẩn mặt bích BS4504 PN10 là loại bích có khả năng chịu áp lực hoạt động là 10bar. Mặt bích này được sử dụng khá phổ biến do nhiều hệ thống yêu cầu áp lực làm việc dưới 10bar. Hiện nay, mặt bích BS4504 PN10 được sử dụng chủ yếu cho các hệ thống như PCCC, hệ thống dẫn nước sạch, xử lý nước thải… Des. of Goods Thickness Inside Dia. Outside Dia. Dia. of Circle Number of Bolt Holes Hole Dia. Approx. Weight t Do D C h (kg/Pcs) inch DN (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) 01-Thg2 15 12 22 95 65 4 14 0.58 03-Thg4 20 12 27.6 105 75 4 14 0.72 1 25 12 34.4 115 85 4 14 0.86 1.1/4 32 13 43.1 140 100 4 18 1.35 1.1/2 40 13 49 150 110 4 18 1.54 2 50 14 61.1 165 125 4 18 1.96 2.1/2 65 16 77.1 185 145 4 18 2.67 3 80 16 90.3 200 160 8 18 3.04 4 100 18 115.9 220 180 8 18 3.78 5 125 18 141.6 250 210 8 18 4.67 6 150 20 170.5 285 240 8 22 6.1 8 200 22 221.8 340 295 8 22 8.7 10 250 22 276.2 395 355 12 26 11.46 12 300 24 327.6 445 410 12 26 13.3 14 350 28 372.2 505 470 16 26 18.54 16 400 32 423.7 565 525 16 30 25.11 20 500 38 513.6 670 650 20 33 36.99 24 600 42 613 780 770 20 36 47.97 Thông số kỹ thuật của tiêu chuẩn mặt bích BS4504 PN16 Tiêu chuẩn mặt bích BS4504 PN16 là loại bích có khả năng chịu áp lực lên đến 16bar. Các loại van, phụ kiện kết nối mặt bích thường sử dụng tiêu chuẩn này. Do đó khi kết nối với đường ống, cần lưu ý lựa chọn đúng loại mặt bích. Các loại bích cùng tiêu chuẩn mới có thể lắp đặt với nhau do có cùng kích thước lỗ bulong. Trên thị trường, mặt bích BS4504 PN16 có loại mỏng và loại dày, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể để đưa ra lựa chọn phù hợp. Lưu ý: Đối với đường ống có kích thước từ DN10 – DN200 có thể sử dụng mặt bích BS4504 PN16 thay thế BS4504 PN10 do chúng có cùng khoảng cách tâm lỗ bulong và áp suất làm việc lớn hơn. Des. of Goods Thickness Inside Dia. Outside Dia. Dia. of Circle Number of Bolt Holes Hole Dia. Approx. Weight t Do D C h (kg/Pcs) inch DN (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) 01-Thg2 15 14 22 95 65 4 14 0.67 03-Thg4 20 16 27.6 105 75 4 14 0.94 1 25 16 34.4 115 85 4 14 1.11 1.1/4 32 16 43.1 140 100 4 18 1.63 1.1/2 40 16 49 150 110 4 18 1.86 2 50 18 61.1 165 125 4 18 2.46 2.1/2 65 18 77.1 185 145 4 18 2.99 3 80 20 90.3 200 160 8 18 3.61 4 100 20 115.9 220 180 8 18 4 5 125 22 141.6 250 210 8 18 5.42 6 150 22 170.5 285 240 8 22 6.73 8 200 24 221.8 340 295 12 22 9.21 10 250 26 276.2 395 355 12 26 13.35 12 300 28 327.6 445 410 12 26 17.35 14 350 32 372.2 505 470 16 26 23.9 16 400 36 423.7 565 525 16 30 36 20 500 44 513.6 670 650 20 33 66.7 Một số sản phẩm mặt bích BS khác tại Vankhinen-THP Ngoài sản phẩm bích BS4504 PN10 và BS4504 PN16, Vankhinen-THP chúng tôi cũng đang phân phối rất nhiều mặt bích BS4504 khác như: Mặt bích BS4504 PN40 Mặt bích BS4504 PN25 Mặt bích BS4504 PN16 Mặt bích BS4504 PN10 Mặt bích BS4504 PN7 Mặt bích BS4504 PN5 Lap Joint Flange BS4504 PN40 Lap Joint Flange BS4504 PN25 Lap Joint Flange BS4504 PN16 Welding Neck Flanges BS4504 PN40 Welding Neck Flanges BS4504 PN25 Lap Joint Flange BS4504 PN10 Welding Neck Flanges BS4504 PN16 Welding Neck Flanges BS4504 PN10 Threaded Flange BS4504 PN40 Threaded Flange BS4504 PN10 Threaded Flange BS4504 PN10 Threaded Flange BS4504 PN25 Mặt bích mù BS4504 PN40 Mặt bích mù BS4504 PN25 Mặt bích mù BS4504 PN16 Mặt bích mù BS4504 PN10 Slip On Flanges BS4504 PN40 Slip On Flanges BS4504 PN25 Slip On Flanges BS4504 PN16 Slip On Flanges BS4504 PN10 Trên đây là một số thông tin liên quan đến tiêu chuẩn mặt bích BS. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức và lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Vankhinen-THP chúng tôi hiện đang cung cấp các loại mặt bích thép, mặt bích inox 316, inox 304, theo tiêu chuẩn BS PN10, BS PN16, JIS 10K, ANSI #150LB. Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ nhà máy sản xuất, cung cấp đầy đủ […]

Tiêu chuẩn mặt bích JIS 5k, 10k, 16k, 20k

Tiêu chuẩn mặt bích JIS 5k, 10k, 16k, 20k là tiêu chuẩn về độ dày mặt bích, khoảng cách giữa các lỗ bích của Nhật Bản. Hiện nay, một số quốc gia khác cũng đang sản xuất các sản phẩm mặt bích, phụ kiện đường ống, van công nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tiêu chuẩn mặt bích JIS là gì? Mặt bích tiêu chuẩn JIS là loại mặt bích sản xuất theo thông số tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản. JIS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Japan Industrial Standard” nghĩa là Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản. Đây là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản và một số quốc gia Châu Á. Tiêu chuẩn mặt bích JIS chia thành nhiều loaij như JIS 5K, JIS 10K, JIS 16K, JIS 20K. Tiêu chuẩn công nghiệp chung của Nhật Bản xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1921 với tên gọi JES (Japanese Enginese Standard). Sau nhiều lần sửa đổi và cập nhật mới, đến 01/10/2008 được đổi thành tiêu chuẩn JIS (Japan Industrial Standard) và đưa vào sử dụng như tiêu chuẩn mới chính thức. Theo đó, tất cả sản phẩm mặt bích theo chuẩn cũ sẽ hết hiệu lực vào 30/10/2008, phải sản xuất và in ấn theo tiêu chuẩn JIS mới. Tiêu chuẩn mặt bích JIS 5K Tiêu chuẩn mặt bích JIS 5K là loại bích có khả năng chịu áp suất 5kg/cm2 trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Loại mặt bích này thường được sử dụng trong các hệ thống áp suất thấp. Có 2 loại mặt bích thông dụng sản xuất theo tiêu chuẩn này là Blind flange và Slip-on flange. STT Size Thông số kỹ thuật mặt bích tiêu chuẩn JIS 5K Trọng lượng Inch mm ĐKN Tâm lỗ Lỗ thoát Độ dày Số lỗ ĐK lỗ bulông Kg/cái 1 38 10 75 55 18.0 9 4 12 0.3 2 12 15 80 60 22.5 9 4 12 0.3 3 34 20 85 65 28.0 10 4 12 0.4 4 1 25 95 75 34.5 10 4 12 0.5 5 114 32 115 90 43.5 12 4 15 0.8 6 112 40 120 95 50.0 12 4 15 0.9 7 2 50 130 105 61.5 14 4 15 1.1 8 212 65 155 130 77.5 14 4 15 1.5 9 3 80 180 145 90.0 14 4 19 2.0 10 4 114 200 165 116.0 16 8 19 2.4 11 5 125 235 200 142.0 16 8 19 3.3 12 6 150 265 230 167.0 18 8 19 4.4 13 8 200 320 280 218.0 20 8 23 5.5 14 10 250 385 345 270.0 22 12 23 6.4 15 12 300 430 390 320.0 22 12 23 9.5 16 14 350 480 435 358.0 24 12 25 10.3 17 16 400 540 495 109.0 24 16 25 16.9 18 18 450 605 555 459.0 24 16 25 21.6 Tiêu chuẩn mặt bích JIS 10K Tiêu chuẩn mặt bích 10K là loại bích có khả năng chịu áp suất tương đương 10kg/cm2. Đây là loại mặt bích thông dụng, được sản xuất nhiều nhất hiện nay. Các loại van, thiết bị, phụ kiện thường kết nối theo tiêu chuẩn JIS 10K. Các loại mặt bích được sản xuất theo tiêu chuẩn này bao gồm: Blind flange, Plate flange, Slip-on flange. STT Size Thông số kỹ thuật mặt bích tiêu chuẩn JIS 10K Trọng lượng Inch mm ĐKN Tâm lỗ Lỗ thoát Độ dày Số lỗ ĐK lỗ bulông Kg/cái 1 38 10 90 65 18 12 4 15 0.5 2 12 15 95 70 22.5 12 4 15 0.6 3 34 20 100 75 28 14 4 15 0.7 4 1 25 125 90 34.5 14 4 19 1.1 5 114 32 135 100 43.5 16 4 19 1.5 6 112 40 140 105 50 16 4 19 1.6 7 2 50 155 120 61.5 16 4 19 1.9 8 212 65 175 140 77.5 18 4 19 2.6 9 3 80 185 150 90 18 8 19 2.6 10 4 100 210 175 116 18 8 19 3.1 11 5 125 250 210 142 20 8 23 4.8 12 6 150 280 240 167 22 8 23 6.3 13 8 200 330 290 218 22 12 23 7.5 14 10 250 400 355 270 24 12 25 11.8 15 12 300 445 400 320 24 16 25 13.6 16 14 350 490 445 358 26 16 25 16.4 17 16 400 560 510 409 28 16 27 23.1 18 18 450 620 565 459 30 20 27 29.5 19 20 500 675 620 510 30 20 27 33.5 Tiêu chuẩn mặt bích JIS 16K Tiêu chuẩn mặt bích JIS 16K là loại bích có khả năng chịu áp lực làm việc 16kg/cm2. Bích JIS 16K thường sử dụng cho hệ thống có áp suất tương đối, với nhiệt độ khoảng 100 độ C. Hiện nay có 3 loại bích sản xuất theo tiêu chuẩn này là: Blind flange, Plate flange và Slip-on flange. STT Size Thông số kỹ thuật mặt bích tiêu chuẩn JIS 16K Trọng lượng Inch mm ĐKN Tâm lỗ Lỗ thoát Độ dày Số lỗ ĐK lỗ bulông Kg/cái 1 38 10 90 65 18 12 4 15 0.5 2 12 15 95 70 22.5 12 4 15 0.6 3 34 20 100 75 28 14 4 15 0.7 4 1 25 125 90 34.5 14 4 19 1.1 5 114 32 135 100 43.5 16 4 19 1.5 6 112 40 140 105 50 16 4 19 1.6 7 2 50 155 120 61.5 16 8 19 1.8 8 212 65 175 140 77.5 18 8 19 2.5 9 3 80 200 160 90 20 8 22 3.5 10 4 100 225 185 116 22 8 22 4.5 11 5 125 270 225 142 22 8 25 6.5 12 6 150 305 260 167 […]

X