Lưu trữ Danh mục: Tài liệu

Vankhinen-THP chia sẻ những tài liệu – catalogues sản phẩm:

Cấu tạo của đồng hồ nước

cấu tạo các loại đồng hồ nước

Đồng hồ nước có tên tiếng anh là water meter, đây là thiết bị sử dụng để đo lưu lượng tổng của lưu chất. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đồng hồ đo lưu lượng của các thương hiệu khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện kinh tế mà có thể lựa chọn loại đồng hồ nước phù hợp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến cấu tạo đồng hồ nước. Cấu tạo của các loại đồng hồ đo nước Hiện nay, đồng hồ đo nước được chia thành 2 dạng cơ bản là đồng hồ nước dạng cơ và đồng hồ nước điện tử. Đồng hồ nước là sự kết hợp hoàn hảo giữa các chi tiết nhỏ tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Cấu tạo đồng hồ nước bao gồm các thành phần chính như thân đồng hồ, phần hiển thị giá trị đo được và bộ đếm số. Dưới đây là cấu tạo chi tiết của đồng hồ đo nước. Cấu tạo đồng hồ nước dạng cơ Cấu tạo đồng hồ nước dạng cao bao gồm 4 bộ phận: phần thân, trục chuyển động, cánh quạt turbo và mặt hiển thị. Phần thân Thân đồng hồ nước giúp bảo vệ các chi tiết bên trong đồng hồ. Thông thường, thân đồng hồ được làm từ các vật liệu có độ bền cao, có khả năng chịu ngoại lực tốt như nhựa, gang hoặc đồng… Đồng hồ nước dạng cơ có 2 kiểu kết nối khác nhau như kết nối ren và lắp bích. Trục chuyển động Bộ phận có vai trò quan trọng trong bộ đếm chuyển động để hiển thị lên mặt số đồng hồ sau khi có lưu chất chảy qua bánh xe turbo. Trục chuyển động kết nối với cánh quạt và bộ đếm chuyển động lên màn hình hiển thị. Cánh quạt đồng hồ nước (turbo) Bộ phận cánh quạt là thiết bị trực tiếp nhận biết dòng chảy và chuyền chuyển động dòng chảy của nước. Cánh quạt turbo thường được chế tạo từ chất liệu chịu nhiệt và có khả năng chịu áp lực cao. Đối với đồng hồ nước thải dạng cơ thì cánh quạt có thể được thay thế bằng dạng lẫy để nhận biết và chuyền chuyển động của nước. Nguyên nhân là do hệ thống nước thải thường chứa nhiều rác thải và tạp chất nên dễ gây kẹt cánh quạt. Mặt hiển thị đồng hồ đo nước Mặt hiển thị đồng hồ nước là nơi quan sát các thông số khi lưu lượng của nước chảy qua đồng hồ. Tùy vào từng loại đồng hồ và cơ chế hoạt động của trục số mà mặt  đồng hồ có các dạng hiển thị khác nhau. Cấu tạo đồng hồ nước điện tử Cấu tạo đồng hồ nước dạng điện tử bao gồm 2 bộ phận chính: Thân đồng hồ và bộ đếm. Thân đồng hồ điện tử Bộ phận thân được làm bằng hợp kim thép, inox, gang chịu lực, lớp đệm gioăng bên trong bằng chất liệu teflon (PTFE), bên ngoài được sơn phủ epoxy. Thân đồng hồ nước điện tử có cấu tạo khá đặc biệt, được thiết kế rỗng hoàn toàn dòng nước đi qua không bị vật cản. Bộ đếm Bộ phận này bao gồm màn hình LED bằng nhựa, bộ đếm cảm biến, bộ chuyển đổi tín hiệu, bảng mạch và vị trí nguồn điện cấp. Đây là bộ phận đo đếm, nhận phản hồi trường điện từ và mặt số hiển thị. Bộ phận này có nhiệm vụ nhận biết lưu lượng của dòng chảy đi qua. Một số dòng đồng hồ nước điện từ ngoài chức năng hiển thị lưu lượng nước thì nó còn có thể tính được tốc độ dòng chảy. Ngoài ra, thiết bị cũng có thể xuất tín hiệu sang các thiết bị khác như tủ điều khiển và máy tính. Những ứng dụng của đồng hồ nước trong thực tiễn Đồng hồ nước được ứng dụng trong nhiều hệ thống đường ống lớn nhỏ khác nhau và phân thành 2 dạng chính là đồng hồ đo nước lắp ren và lắp mặt bích: Đồng hồ đo lưu lượng nước lắp ren phù hợp sử dụng trong các hệ thống vừa và nhỏ như hệ thống cấp nước, xử lý nước sạch, đường ống dẫn nước tại các nhà máy sản xuất thực phẩm, đồ uống, trong khu dân, tòa nhà chung cư… Đồng hồ đo lưu lượng nước lắp bích phù hợp lắp đặt với hệ thống lớn hơn tại các trạm bơi, hệ thống thủy điện, các khu công nghiệp, các công trình, hệ thống đường ống ngầm để xử lý và cấp thoát nước sạch, nước thải,… Các nhà máy sản xuất đồ uống, rượu bia, các hệ thống bơm nước tại các xưởng dệt, nhà máy sản xuất, nhà máy may… Và nhiều ứng dụng có liên quan khác, bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn lắp đồng đồng hồ nước chi tiết để hiểu rõ hơn. Tổng kho phân phối đồng hồ nước uy tín Trên thị trường hiện nay có vô số các loại đồng hồ nước giá rẻ, các loại đồng hồ không rõ xuất xứ và không được kiểm định chất lượng. Khi sử dụng những sản phẩm này sẽ thường xuyên gặp sự cố hỏng hóc, ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, sửa chữa. Do đó việc lựa chọn đồng hồ nước chất lượng có vai trò rất quan trọng. Nếu bạn chưa tìm được nhà cung cấp đồng hồ nước uy tín thì hãy liên hệ ngay với VankhinenTHP để được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng và tư vấn mua sản phẩm phù hợp. Tuấn Hưng Phát chúng tôi là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối chính hãng […]

COC là gì? Certificate of conformity là gì?

coc là gì

Certificate of Conformity hay COC là loại giấy chứng nhận quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp, giấy chứng nhận này có vai trò đặc biệt quan trọng và được coi là thủ tục bắt buộc để xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy COC là gì? Certificate of Conformity là gì? Dưới đây là những thông tin giải đáp chi tiết, hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu ngay nhé! Certificate of conformity là gì? “COC” là viết tắt của cụm từ “Certificate of Conformity”, còn được gọi là “Giấy chứng nhận hợp quy ” hay “Chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn”. Giấy chứng nhận hợp quy (Certificate of Conformity – COC) là quá trình thực hiện các hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá, xác nhận chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc hàng hóa, đảm bảo rằng chúng tuân thủ theo đúng quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia tương ứng. COC được hiểu đơn giản là giấy chứng nhận sản phẩm đã qua quá trình kiểm tra, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và quy định liên quan. Trên giấy chứng nhận, sẽ thể hiện đầy đủ về sản phẩm được chứng nhận, gồm các thông tin mô tả sản phẩm, thông số kỹ thuật, mã số, ngày cấp chứng nhận, chữ ký, dấu chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Chứng nhận hợp quy COC có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật và quy định của quốc gia tương ứng. Thông thường, chứng nhận hợp quy được thực hiện thông qua sự thỏa thuận giữa các cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng nhận hợp quy với đơn vị chứng nhận phù hợp hay còn gọi là bên thứ 3. Quy chuẩn sử dụng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật theo đúng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. >>> Tìm hiểu thêm: CO CQ là gì? Cách kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng xuất xứ Lợi ích khi doanh nghiệp có giấy chứng nhận COC là gì? Giấy chứng nhận hợp quy là một loại giấy bắt buộc phải có và và nó mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan nhà nước. Cụ thể: Đối với doanh nghiệp: Các sản phẩm, hàng hóa được cấp giấy chứng nhận hợp quy chắc chắn sẽ đảm bảo an toàn cho người dùng. Khi có giấy chứng nhận hợp quy giúp doanh nghiệp tăng mức độ uy tín bằng việc đảm bảo chất lượng sản phẩm khi tung ra thị trường. Ngoài ra, cũng giúp doanh nghiệp tránh phải các rủi ro như thu hồi sản phẩm, bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng nếu sử dụng phải sản phẩm kém chất lượng. Đối với người tiêu dùng: Khi sử dụng sản phẩm, hàng hóa được cấp chứng nhận hợp quy sẽ giúp người tiêu dùng yên tâm hơn. Nếu yêu thích và cảm thấy sản phẩm đó phù hợp, đảm bảo chất lượng thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ quay lại để mua hàng hóa, sản phẩm. Đối với cơ quan quản lý nhà nước: COC giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng kiểm soát các sản phẩm và hàng hóa đang lưu thông trên thị trường. Nó vừa giúp bảo vệ sức khỏe người dùng, bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và hàng hóa, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Các nhóm sản phẩm cần được làm chứng nhận hợp quy Các nhóm sản phẩm cần làm giấy chứng nhận Certificate of Conformity (COC) bao gồm: Nhóm các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ: Điện tử,  đồ chơi, đồ gia dụng và các sản phẩm khác. Nhóm các sản phẩm nông nghiệp: Thức ăn chăn nuôi, giống cây, phân bón và các sản phẩm khác. Nhóm sản phẩm phụ gia, các loại cửa sổ. Nhóm sản phẩm thực phẩm: Bánh kẹo, bia rượu, nước giải khát… Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng: Xi măng, sắt, thép, gạch ốp lát… Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh. Nhóm sản phẩm hợp kim nhôm định hình, ống nhựa Polyvinyl clorua không hóa dẻo. Nhóm sản phẩm thông tin và truyền thông: Điện thoại, máy tính, ipad… Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm. Nhóm sản phẩm thuộc quyền quản lý của Bộ Giao thông Vận tải. Lưu ý!: Trên đây là một số nhóm sản phẩm thông thường, có thể bao gồm các nhóm sản phẩm khác tùy theo quy định và quyền quản lý của từng cơ quan, tổ chức tương ứng. Phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy Certificate of Conformity là gì? Hiện nay có 8 phương thức được áp dụng để đánh giá giấy chứng nhận hợp quy Certificate of Conformity (COC). Cụ thể: Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình nhất. Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình nhất, đánh giá quá trình sản xuất và giám sát thông qua thử nghiệm mẫu được lấy trên thị trường. Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình nhất và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu được lấy ở nơi sản xuất kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình nhất và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu được lấy ở nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình nhất và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu được lấy ở nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với việc đánh giá quá trình […]

Nhựa PVC là gì? Ưu điểm và ứng dụng trong ngành công nghiệp

nhựa pvc là gì

Nhựa PVC đang là vật liệu xuất hiện mọi nơi xung quanh cuộc sống con người. Đây cũng là vật liệu được sử dụng nhiều đứng thứ 2 thế giới được ứng dụng làm sàn nhà, ống nước, thiết bị đồ điện… Vậy loại nhựa này có đặc tính gì, cấu tạo và những ứng dụng của vật liệu trong thực tiễn ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài tổng hợp kiến thức dưới đây nhé. Nhựa PVC có những đặc điểm nổi trội gì? Nhựa PVC (được gọi với tên đầy đủ là Polyvinyl Clorua) là dòng vật liệu được tạo ra sớm nhất từ những vật liệu tổng hợp như vinylClorua khi có tác động của ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt. Thực tế có một số loại PVC nổi bật như: PVC dẻo được hình thành khi có thêm các chất dẻo vào cấu tạo để làm giảm độ kết tinh của vật liệu. Những hóa chất dạng dẻo này có thể khiến PVC dễ uốn nắn và trong hơn. PVC cứng hay dòng PVC – U là loại nhựa cứng có khả năng chống va đập mạnh, chống nước, chống hóa chất và chịu được độ ăn mòn cao trong quá trình sử dụng. Polyvinyl Clorua hoặc dạng perchlorovinyl clo hóa được điều chế bằng dạng clo hóa nhựa PVC với hàm lượng thành phần clo cao nhằm tạo ra độ bền cho thiết bị và có độ ổn định hóa học, chống cháy tối ưu nhất. Định hướng phân tử của dạng PVC-O được tạo ra nhờ quá trình sắp xếp lại cấu trúc vô định hình của dạng vật liệu PVC-U. Loại PVC này có khả năng chịu lực tốt và có độ cứng cao. Dạng PVC-M là dạng được thêm vào các tác nhân biến đổi nhằm mục đích tăng độ cứng và độ bền cho thiết bị. Nhựa PVC được tạo ra như thế nào? PVC có thành phần chính là vinylclorua (VC) được tổng hợp thành công vào năm 1835 bơi Henri Regnault. 37 năm sau PVC lại được tìm thấy một cách tự nhiên khi phơi ống nghiệm chứa các thành phần vinylclorua dưới ánh nắng mặt trời. Và đến 40 năm sau đó PVC mới được nhận và đưa vào sản xuất để ứng dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên thời điểm đó chưa có nhiều cách để hóa dẻo PVC mà chủ yếu sử dụng tấm nhựa PVC. Đến năm 1937 vật liệu được sản xuất quy mô công nghiệp và trở thành loại nhựa tổng hợp được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Những ưu điểm chỉ có nhựa PVC có? Nhựa PVC là vật liệu được sử dụng hàng ngày linh hoạt trong nhiều tình huống và mang lại hiệu quả chi phí cao cho người dùng. Các thuộc tính và lợi ích của nó mang lại cho con người gồm có: Khả năng bền bỉ: Nhựa PVC có thể chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, với khả năng chống ăn mòn, chống mài mòn và chịu được lực va đập. Do đó vật liệu được sử dụng hiệu quả để sử dụng ngoài trời hay trong nhà đều được. Khả năng chống cháy: PVC có 57% clo từ muối thông thường nên khi đốt cháy hàm lượng này có khả năng dập tắt ngọn lửa. Đồng thời nhiệt độ cháy của PVC cao tới 455 độ C. Nhiệt độ PVC giải phóng trong quá trình đốt cháy luôn thấp hơn các dạng vật liệu là PE và PP. Là vật liệu cách điện: PVC có thể chịu được cường độ điện lớn mà không bị phá vỡ cấu trúc, kết cấu của vật liệu, chính vì thế vật liệu đã trở thành sản phẩm sử dụng chế tạo băng cách điện, dây cáp điện dân dụng, hộp công tắc và vỏ dây điện. Tính chất cơ học: PVC ở điều kiện thông thường sẽ có độ cứng, giòn, chịu lực va đập tối ưu. Đặc biệt nhựa này còn có thể chống được mài mòn và có độ dẻo dai dễ uốn nắn. Chịu được khả năng oxy hóa trong môi trường hóa chất: Mặc dù PVC ở dạng hòa tan, hoặc trương nở trong điều kiện môi trường hydrocarbon thơm, ete tuần hoàn nhưng nó khó bị hòa tan trong môi trường chất hữu cơ khác. Đặc biệt PVC chống lại hầu hết các loại hóa chất vô cơ khác nhau, do thế sản phẩm được sử dụng làm ống xả, ống dẫn các vật dụng sử dụng trong y tế. >>> Tham khảo: Các ứng dụng trong công nghiệp sản xuất của thép ct3 là gì? Nhựa PVC sử dụng trong những môi trường nào? Vật liệu được sử dụng làm ống nhựa PVC để dẫn nước, chất lỏng: Vinyl linh hoạt trong khi sử dụng, khi ở trạng thái bình thường vật liệu cứng chắc chắn, chịu lực tốt. Nhưng khi thêm một số chất phụ gia cần thiết vật liệu thường mềm, dẻo, dễ uốn nắn hơn. Đồng thời với độ bền hóa chất cao, có khả năng chống ăn mòn và dễ dàng sản xuất được ở nhiều chủng loại khác nhau. Nhựa PVC là vật liệu chính để sản xuất các loại van nhựa công nghiệp chuyên dụng trong môi trường có độ ăn mòn cao, đặc biệt là hệ thống nước sạch, nước thải và hóa chất nhẹ Nhựa PVC trong sản xuất dây cáp, với khả năng cách điện, cách nhiệt, chống ăn mòn tốt, đặc biệt vật liệu còn có độ dẻo dai tốt thì sản phẩm còn được sử dụng để bọc dây điện dây cáp. Trên hệ thống đường ống dẫn lưu chất khí, hơi, hóa chất, chất lỏng có lắp đặt các loại van điều khiển đúc bằng chất liệu nhựa pvc hoặc nhựa upvc. Giá bán các dòng van công nghiệp này không hề rẻ, tùy thuộc […]

Gang là gì? Tính chất, phân loại và ứng dụng

gang là gì

Vật liệu gang đang được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống sinh hoạt cũng như trong sản xuất công nghiệp. Bạn đã biết gì về loại vật liệu này và các đặc tính của nó? Nếu Bạn muốn tìm hiểu vật liệu gang là gì? Các tính chất đặc thù của vật liệu gang, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé! Gang là gì? Gang (tiếng Anh là Cast iron) là một loại hợp kim được cấu thành từ 2 nguyên tố chính gồm Sắt, Carbon và một số nguyên tố phụ gia khác như: Mn, S, P, Si… Theo thống kê, gang được phát hiện từ thế kỷ VI TCN nhưng không được sử dụng nhiều đến thế kỷ XIV mới bắt đầu được ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Màu sắc vật liệu gang có màu xám khá đặc trưng. Đây cũng chính là đặc điểm nhận dạng của gang so với các loại vật liệu khác. Một số đặc tính cơ bản của gang có thể kể đến như nhiệt độ nóng chảy cao tối đa 1200 độ C, giòn, tính đúc tốt, độ bền cao, chịu được tải trọng cao, chống ăn mòn. >>> Tham khảo: Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của thép ct3 là gì? Thành phần hóa học của gang Như đã giới thiệu ở trên, về cơ bản, gang được cấu thành từ các nguyên tố dưới đây: Cacbon (C) Là nguyên tố chiếm khoảng 2 – 5% hàm lượng có trong gang với vai trò thúc đầy quá trình graphit hóa. Gang có hàm lượng cacbon càng cao thì độ dẻo càng tốt nhưng tính dẫn điện lại giảm. Ngoài ra, nếu cacbon chứa trong gang ở dạng hợp chất hóa học xementit đó là gang trắng, còn ở dạng tự do graphit thì là gang xám. Sắt (Fe) Là nguyên tố chiếm khoảng 95% hàm lượng trong gang với vai trò quyết định đến độ bền, khả năng chịu nhiệt, chịu áp lực, chống ăn mòn… Nếu gang có hàm lượng Fe cao thì độ cứng càng bền. Silic (Si) Silic chỉ chiếm khoảng 1,5 – 3% hàm lượng trong gang nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc tinh thể của gang. Vì tương tự Cacbon, Silic cũng thúc đẩy quá trình graphit hóa khi hàm lượng Silic càng cao thì tốc độ chảy loãng càng lớn và khả năng chống mài mòn cũng càng tốt. Mangan (Mn) Là nguyên tố chiếm hàm lượng không quá 1,3% ở gang xám và trong khoảng 2 – 2,5% ở gang trắng. Vai trò thúc đẩy quá trình tạo thành gang trắng và ngăn cản quá trình graphit hóa. Ngoài ra còn giúp tăng khả năng chống mài mòn, tăng độ bền và làm giảm tác hại của lưu huỳnh. Photpho (P) Chiếm hàm lượng không qua 0,1 % trong gang vì là nguyên tố có hại làm giảm độ bền, tăng độ giòn và dễ gây nứt vỡ vật đúc. Tuy nhiên, P được thêm vào trong sản xuất gang vì có khả năng tăng tính chảy loãng giúp gang được ứng dụng trong đúc tượng, đúc các chi tiết mỹ thuật. Lưu huỳnh (S) Có thành phần dưới 0,1% tương tự photpho, là nguyên tố có hại làm cản trở quá trình graphit hóa, giảm tính chảy loãng, giảm tính đúc và độ bền cho gang. Đặc biệt khi lưu huỳnh kết hợp với Fe còn tạo thành FeS gây bở nóng. Đặc tính nổi bật của gang Nhiệt độ nóng chảy tương đối cao trong khoảng 1150 – 1200 độ C do thành phần hóa học gần điểm Austectic. Gang chịu được độ bền cao, chống ăn mòn tốt và chịu được tải trọng cao. Đặc tính giòn cao nên không dùng để gia công trừ gang dẻo. Gang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp lĩnh vực, nhất là sản xuất van công nghiệp. Gang xám có khả năng gia công tốt, chống mài mòn, độ dẻo dai thấp nhưng độ bền kém. Các loại gang phổ biến hiện nay Gang xám Gang xám có màu xám do vết nứt có sự hiện diện của than chì và được sử dụng rộng rãi. Gang xám có đặc tính đúc tốt, cách âm cao nhưng khá giòn và khả năng chống uốn kém, khó rèn. Đặc biệt, xét về giá thành khá rẻ nên được dùng để sản xuất các loại van công nghiệp không chịu độ uốn lớn và cần lực nén tốt. Tuy nhiên có nhược điểm là trọng lượng nhẹ và bề mặt xù xì, không có thẩm mỹ cao. Gang dẻo Gang dẻo có tính dễ uốn, chống va đập mạnh, độ bền dẻo cao, chống mài mòn tốt. Trong cấu trúc gang dẻo Cacbon ở dạng nốt sần với hàm lượng chiếm 3,2 – 3,6%, Silic 2,2 – 2,8%, Mangan 0,1 – 0,2%… Gang dẻo được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp điện gió phù hợp với hình dạng lớn, phức tạp, tải trọng cao. Ngoài ra, còn được ứng dụng để chế tạo các loại van với mẫu mã, hình thức bên ngoài đẹp hơn. Tuy nhiên giá thành của loại gang này lại khá cao. Gang cầu Gang cầu là loại gang có độ bền cao nhất trong tất cả các loại gang do graphit ở dạng cầu tròn. Màu sắc xám tối giống gang xám nhưng có khả năng chịu uốn tốt hơn và độ cứng cao hơn. Gang cầu còn được biết đến là trung bình cộng giữa gang dẻo và gang xám. Do đó được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp, nhất là sản xuất các loại van bướm, van bi, van cổng… Với ưu điểm độ bền, tuổi thọ cao. Kết luận Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ […]

CO CQ là gì? Cách kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng xuất xứ

co cq là gì

Trong ngành thương mại quốc tế lĩnh vực logistics, người ta thường nhắc tới 2 loại giấy tờ CO và CQ. Vậy CO CQ là gì? Việc kiểm tra CO CQ để làm gì? Mời Bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về hai loại giấy tờ này nhé! CO CQ là gì? CO CQ là 2 loại giấy tờ riêng biệt và thường đi cùng nhau bởi hàng hóa cần chứng minh rõ “nguồn gốc” và  “chất lượng”. CO là viết tắt của cụm từ “Certificate of Origin”, đây là giấy tờ chứng minh rằng hàng hóa đang mua bán được sản xuất ở đâu, nơi bán đi, thuộc quốc gia nào, chứng nhận đơn vị và quốc gia nhập khẩu sản phẩm đó. CQ là viết tắt của cụm từ “Certificate of Quality” có nghĩa là “giấy chứng nhận chất lượng” của hàng hóa, phù hợp với tiêu chuẩn của quốc gia hoặc tiêu chuẩn được quy định trên thế giới/khu vực nào đó. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO CO thường bao gồm những nội dung sau: Loại mẫu CO Tên, địa chỉ của công ty xuất khẩu, nhập khẩu Tiêu chí vận tải Tiêu chí hàng hóa Tiêu chí xuất xứ hàng hóa Xác nhận của cơ quan thẩm quyền nước cấp xuất khẩu Mục đích cơ bản nhất của CO là chứng minh hàng hóa trong hợp đồng mua bán là hợp pháp, không trốn thuế và có nguồn gốc rõ ràng. Chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa ở cả nước bên bán và bên mua. Sản phẩm có CO rõ ràng được áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế trợ giá (nếu có) dễ dàng hơn. Gián tiếp trợ giúp cho phòng thương mại trong thống kê và quản lý xuất nhập khẩu. Thông tin quốc gia sản xuất trên CO giúp người mua hiểu được tiêu chuẩn sản xuất của sản phẩm đó, bởi phần lớn các sản phẩm đều sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Chứng nhận chất lượng CQ CQ thường bao gồm những nội dung sau: Thông tin của nhà sản xuất Thông tin của đơn vị mua hàng Thông tin số lượng hàng hóa (Mã hàng, số lượng, trọng lượng..) Thời gian và địa điểm xuất hàng hóa Xác nhận của nhà sản xuất: Dấu và logo của nhà sản xuất, chữ ký và đóng dấu của thủ trưởng đơn vị phụ trách. Mục đích cơ bản là giúp đơn vị bán và mua hàng chứng minh hàng hóa trong giao dịch là đảm bảo chất lượng, không phải là hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc phát hành CQ cần có sự chấp nhận của đơn vị quản lý (Cơ quan kiểm định chất lượng quốc gia hoặc quốc tế), nơi mà nhà sản xuất đăng ký tiêu chuẩn sản xuất. Tương tự như CO, khi văn bản CQ được phát hành có nghĩa là hàng hóa được luật pháp của nơi sản xuất thừa nhận tính hợp pháp. Khi hàng hóa cho xuất xưởng, nhà máy hoặc xưởng sản xuất chỉ được cấp phép về giấy tờ chứng minh xuất xưởng. Khi phát hành giấy chứng nhận CQ, sản phẩm được cơ quan có đủ thẩm quyền và chức năng thẩm định. Giúp khách hàng biết được sản phẩm đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn đăng ký và đáp ứng thông số kỹ thuật do tiêu chuẩn đó quy định. Việc kiểm tra CO – CQ hàng hóa để làm gì? Như đã nói ở trên thì thông qua CO – CQ người bán sẽ thực hiện cam kết, độ uy tín của mình đối với người mua về chất lượng sản phẩm. Hàng hóa đó có phù với tiêu chuẩn như đã công bố hay không? Và thức tế thì hầu hết các cơ quan chứng nhận sản phẩm hiện nay thì đều công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 Khi mua hàng thì bạn nên yêu cầu về chứng chỉ CO – CQ cho sản phẩm nhập khẩu sẽ đảm bảo về mặt chất lượng. Và đơn vị sản xuất có quyền công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa mà mình sản xuất hoặc là có thể cấp giấy chứng nhận xuất xưởng để chứng minh đó không phải là sản phẩm giả. Bước hiểu rõ giấy chứng nhận CO – CQ là bước vô cùng cần thiết đối với những người làm ngành xuất – nhập khẩu, thủ tục hải quan. Khi có giấy chứng nhận CO – CQ nó giúp cho chứng minh sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đến từ quốc gia nào. Ngoài ra, còn giúp nhà nhập khẩu được hưởng những chính sách ưu đãi. Hướng dẫn cách kiểm tra CO CQ Kiểm tra hình thức của COCQ Đây là bước đầu tiên khi bạn cầm tờ giấy chứng nhận CO – CQ. Và ở bước này thì bạn cần phải kiểm tra những thông tin sau: Kiểm tra các dòng chữ FORM D/ FORM E/ FORM S/ FORM AK/ FORM AJ… Mỗi CO đều có một số tham chiếu riêng. Có chứa đầy đủ các tiêu chí trên mẫu chứng nhận. Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ, mặt sau của giấy chứng nhận CO phải đúng quy định của Hiệp định và các văn bản pháp luật có liên quan. Kiểm tra nội dung của COCQ Sau khi đã kiểm tra xong hình thức bên ngoài của giấy chứng nhận CO – CQ thì bước tiếp theo ta cần làm đó là kiểm tra nội dung. Một giấy tờ chuẩn thì nó gồm có những nội dung sau: Cần phải đối chiếu dấu và/hoặc chữ ký trên CO với mẫu dấu, và/hoặc chữ ký của người, và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp CO. Và được Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, […]

Phụ kiện ống thép là gì? Phân loại, Ứng dụng

phụ kiện ống thép

Phụ kiện thép hay phụ kiện nối ống thép được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống đường ống với chức năng kết nối chuyển hướng, phân nhánh cho hệ thống ống. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về sản phẩm này, và lựa chọn nhà cung cấp uy tín chất lượng. Phụ kiện ống thép là gì? Phụ kiện ống thép (tiếng Anh là Steel Pipe Fittings) là một trong những loại phụ kiện đường ống được dùng để kết nối, phân nhánh, đổi hướng các đoạn đường ống hoặc đường ống với các thiết bị đường ống khác. Và tùy chọn vật liệu các sản phẩm phụ kiện này bằng thép. Các loại phụ kiện ống thép điển hình như: côn, cút, rắc co, tê. măng sông,… Mỗi loại phụ kiện ống thép được sử để nhằm mục đích khác nhau. Và mỗi loại phụ kiện sẽ đi kèm với các tiêu chuẩn khác nhau. Cụ thể mặt bích sẽ có tiêu chuẩn JIS, BS, ANSI, DIN; bầu giảm, co hàn, tê có tiêu chuẩn KS, JIS, BS. Đặc tính nổi bật của phụ kiện ống thép Được sản xuất bằng vật liệu thép có độ bền cao, chống va đập mạnh, chống gỉ sét và chịu được áp lực lớn. Không bị biến dạng trong quá trình sử dụng hoặc trong điều kiện có nhiệt độ cao. Thiết kế đơn giản, độ kín cao và chống thấm nước. Giá thành hợp lý, so với vật liệu inox có mức giá rẻ hơn. Chức năng nối ống, đổi hướng dòng chảy, phân thành nhiều nhánh và giúp thay đổi đường kính ống. Được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Phân loại phụ kiện ống thép Hiện nay, phụ kiện ống thép được phân loại dựa vào cách kết nối là phụ kiện hàn và phụ kiện ren. Chi tiết như sau: Phụ kiện ống thép hàn Bao gồm các phụ kiện ống thép sử dụng phương pháp kết nối là hàn kín. Ưu điểm đảm bảo độ chính xác, độ bền cao, làm kín tốt, chống rò rỉ lưu chất ra bên ngoài trong quá tình vận hành hệ thống. Bên cạnh đó còn có khả năng làm việc trong điều kiện nhiệt độ, áp lực cao. Phụ kiện ống thép hàn có đa dạng chủng loại, kích cỡ và độ dày đảm bảo phù hợp với mọi ứng dụng. Một số sản phẩm phổ biến: cút thép hàn, côn thép hàn, tê thu hàn, măng sông hàn. Môi trường ứng dụng trong hệ thống nước sạch, nước thải, dầu khí, nồi hơi áp suất, khí nén. Phụ kiện ống thép ren Phụ kiện ống thép ren là dòng sản phẩm dùng phương pháp kết nối là lắp ren nên thường được sản xuất kích cỡ nhỏ, dưới DN100. Bên ngoài được mạ kẽm để tăng độ bền, chống han gỉ, ăn mòn và giúp bảo vệ các mối ren không bị hư hỏng. So với phương pháp hàn kín có khả năng chịu áp lực thấp hơn. Ưu điểm nổi bật nhất là kết nối đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi cho quá trình lắp đặt, thay thế trong các hệ thống và không yêu cầu trình độ kỹ thuật cao khi lắp đặt. Môi trường ứng dụng thông dụng là nước sạch: đường ống cấp thoát nước sạch cho các khu dân cư, đường ống nước sạch tại các trạm bơm, trạm thủy điện. Một số loại phụ kiện ống thép ren có thể kể đến như: cút thép ren, côn thu ren, rắc co ren, măng sông ren… Tiêu chuẩn BS 1387 -1985, DIN EN 10242, Q/JZ 01/2012, mác thép: thép cacbon ASTM A105, Inox 304, Inox 316… Điều kiện hoạt động áp suất max 16Mpa, nhiệt độ tối đa 200 độ C. >>> Tìm hiểu thêm: Vật liệu nhựa teflon có độ bền như thế nào? Ứng dụng phụ kiện ống thép Theo thống kê, các loại phụ kiện nối ống thép có vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ thống ống thép công nghiệp. Với chức năng nối ống, đổi hướng dòng lưu chất, thay đổi đường ống và thực hiện phân nhánh đường ống thành nhiều nhánh khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình: Trong hệ thống ống thép tại các nhà máy năng lượng mặt trời, nhà máy hóa chất. Trong ngành luyện kim, dầu khí sử dụng các phụ kiện ống thép để kết nối đường ống phục vụ các công đoạn sản xuất. Trong ngành công nghiệp sản xuất và đóng tàu, thuyền. Trong ngành xây dựng các công trình, dự án liên quan đến ống thép. Trong hệ thống đường ống cấp thoát nước sạch, xử lý nước thải, nhà máy cung cấp nước. Trong các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, than khoáng sản. Mua phụ kiện nối ống thép ở đâu? Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng, việc lựa chọn đơn vị uy tín để mua phụ kiện ống thép là việc làm cần thiết. Tại thị trường Việt Nam, Vankhinen-THP tự hào là một trong những đơn vị cung cấp phụ kiện ống thép uy tín, chất lượng được đông đảo khách hàng đánh giá cao. Tại kho chúng tôi luôn lưu sẵn số lượng lớn đầy đủ các loại: ống inox, cút, co hàn, T đều, T lệch, mặt bích, bầu giảm… Với đa dạng kích cỡ, kiểu dáng, độ dày, thương hiệu xuất xứ, catalogue phụ kiện ống thép đầy đủ. Lựa chọn chúng tôi, Quý Khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ chuyên nghiệp đi kèm. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm mua hàng hài lòng nhất. Liên hệ ngay hotline để được tư vấn, hỗ trợ […]

Phi là gì? Cách quy đổi kích thước đơn vị đường ống

phi là gì

Phi là đơn vị đo lường phổ biến trong ngành cơ khí, xây dựng, được sử dụng để chỉ đường kính ngoài của đường ống. Vậy phi là gì? Cách quy đổi kích thước như thế nào? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Phi là gì? Phi là đơn vị đo lường phổ biến, được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau.Tùy theo từng lĩnh vực mà phi sẽ có ý nghĩa riêng. Nếu xét trong lĩnh vực vật lý, phi được dùng để chỉ pha ban đầu của 1 vật dao động điều hòa. Trong cơ khí, xây dựng, phi dùng để chỉ đường kính ngoài của đường ống theo đơn vị milimet (mm). Các kí hiệu phi bao gồm: Kí hiệu viết hoa là Φ Kí hiệu viết thường là φ Kí hiệu toán học là ϕ Ví dụ: Đường ống phi 27 hay (ø27), ta có thể hiểu đường kính danh nghĩa của chúng là 21mm. Ngoài đổi sang đơn vị đo mm, thì kích thước đường ống cũng có thể đo bằng đơn vị inch (ký hiệu “). Phi có liên quan trực tiếp đến van công nghiệp vì nó quyết định kích thước của van và khả năng tương thích với đường ống trong hệ thống. Trong ngành công nghiệp, các loại van như van bi, van cổng, van cầu… cần phải phù hợp với đường kính ống (hay còn gọi là phi ống) để đảm bảo hiệu quả vận hành. Cách đo phi ống nước Đa số các đường ống nước hiện nay đều ký hiệu thông số phi rõ ràng trên thân ống. Trong một số trường hợp, thông số bị che khuất hoặc cắt mất đoạn ống thể hiện thông số, ta có thể đo bằng thước mét hoặc thước đo chuyên dụng. Độ dài đường kính chính là số phi. Còn độ dày của đường ống nước sẽ được nhà máy sản xuất chính xác theo tiêu chuẩn định sẵn. Thông số về tiêu chuẩn độ dày thành ống cũng được thể hiện trên thân đường ống. Quy đổi đơn vị đo của phi Đơn vị đo phi thường là mm. Do đó, việc quy đổi đơn vị đo của phi từ mm sang cm, inch có thể dựa trên tỷ lệ quy đổi trong bảng quy đổi SI. Cụ thể: Phi 10 = 10mm = 1cm Phi 12 = 12mm = 1.2cm Phi 16 = 16mm = 1.6cm Phi 21 = 21mm = 2.1 cm Phi 27 = 27mm = 2.7cm Phi 30 = 30mm = 3cm Phi 32 = 32mm = 3.2cm Phi 90 = 90mm = 9cm Phi 100 = 100mm = 10cm Phi 110 = 110mm = 11cm Bảng quy đổi đơn vị phi NOMINAL SIZE OD mm Inch Phi mm DN 10 3/8″ ~ Ø 17 mm DN 15 1/2″ ~ Ø 21 mm DN 20 3/4″ ~ Ø 27 mm DN 25 1″ ~ Ø 34 mm DN 32 1 1/4″ ~ Ø 42 mm DN 40 1 1/2″ ~ Ø 49 mm DN 50 2″ ~ Ø 60 mm DN 65 2 1/2″ ~ Ø 73 mm DN 80 3″ ~ Ø 89 mm DN 100 4″ ~ Ø 114 mm DN 125 5″ ~ Ø 141 mm DN 150 6″ ~ Ø 168 mm DN 200 8″ ~ Ø 219 mm DN 250 10″ ~ Ø 273 mm DN 300 12″ ~ Ø 324 mm DN 350 14″ ~ Ø 356 mm DN 400 16″ ~ Ø 406 mm DN 450 18″ ~ Ø 457 mm DN 500 20″ ~ Ø 508 mm DN 600 24″ ~ Ø 558 mm Tuy nhiên trên thực tế, giá trị này không chính xách tuyệt đối mà chỉ giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ và đối chiếu kích thước của đường ống.Lý do là bởi trong sản xuất, các nhà máy sẽ áp dụng công nghệ, tiêu chuẩn khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch về kích thước. Độ lệch này được xem như giá trị sai số cho phép và không quá lớn. Mối liên hệ giữa phi, DN, inch, milimet (mm) Trên thực tế, phi và DN thể hiện thông số kích thước của đường ống, vật tư. Trong khi inch và milimet là đơn vị đo lường kích thước. Phi: Thể hiển kích thước đường kính ngoài của đường ống, van, vật tư đường ống. Đơn vị đo lường mặc định là milimet (mm). DN (Nominal Diameter): Biểu thị đường kính trong của ống theo đơn vị milimet (mm). DN là đơn vị thường sử dụng cho dòng ống mềm inox hoặc các loại van, thiết bị đường ống. Inch: (“): Đây là đơn vị đo lường kích thước thuộc hệ thống tiêu chuẩn Bắc Mỹ, Châu Âu, được sử dụng rộng rãi ở Anh, Mỹ và Canada. Mỗi Inch = 25,4mm. Tuy nhiên, với một số loại van, đường ống ký hiệu thông số kích thước trên thiết bị (1″, 2”,…) biểu thị thông số kích thước đường kính ngoài. Milimet (mm): Đơn vị đo lường kích thước chung thuộc hệ SI phổ biến nhất thế giới. Do đơn vị đo lường của DN và phi là Milimet (mm) nên không cần quy đổi kích thước giữa DN và phi sang mm nữa. Trên đây là một số thông tin giải đáp phi là gì và cách quy đổi kích thước. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức, dễ dàng áp dụng trong thực tiễn để xác định đúng kích thước đường ống cần dùng. Nếu có bất cứ vướng mắc hoặc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay với  Vankhinen-THP qua số Hotline. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất. >>> Tham khảo thêm: Độ dày đường ống tiêu chuẩn sch là gì?

Độ C là gì? Độ F là gì? Tìm hiểu đơn vị đo lường nhiệt độ

các đơn vị đo nhiệt độ

Hiện nay có 2 đơn vị đo nhiệt độ được sử dụng nhiều nhất là độ C và độ F. Mặc dù khá phổ biến và thường xuất hiện trên các thiết bị điện tử hay dụng cụ đo nhiệt độ nhưng không phải ai cũng lắm rõ về đơn vị đo nhiệt độ này. Vậy độ C là gì? Độ F là gì? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé. Có những đơn vị đo lường nhiệt độ nào? Đơn vị đo lường nhiệt độ có ký hiệu nhiệt độ: “°” – độ và ký hiệu tên gọi của đơn vị đo được ghi liền. Ví dụ: °C, °F. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị đo lường nhiệt độ khác nhau. Dưới đây là những đơn vị đo nhiệt độ phổ biến, được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Các đơn vị đo nhiệt độ Ký hiệu Độ Celsius °C Độ Delisle °De Độ Fahrenheit °F Độ Newton °N Độ Rankine °Ra Độ Réaumur °R Độ Romer °Ro Độ Kelvin °K Độ Celsius(°C): Đơn vị đo nhiệt độ quen thuộc với người Việt Nam và đa số các quốc gia trên thế giới. Đơn vị đo này được sử dụng làm tiêu chuẩn thang đo ở nhiều quốc gia nhất. Độ Delisle ký hiệu là “°De”. Độ Fahrenheit ký hiệu là “°F”. Độ Newton ký hiệu là “°N”. Độ Rankine ký hiệu là “°Ra”. Độ Réaumur ký hiệu là “°R”. Độ Romer ký hiệu là “°Ro”. Độ Kelvin ký hiệu là “°K”. Trước năm 1967 thì đơn vị đo lường này được ký hiệu là SI. Tại Việt Nam, đơn vị đo nhiệt độ phổ biến nhất là °C – độ Celsius; ở Hòa Kỳ lại sử dụng đơn vị đo lượng °F – độ Fahrenheit. Đây là 2 đơn vị đo lường nhiệt độ thông dụng nhất. Đơn vị đo nhiệt độ C Độ C là đơn vị đo lường nhiệt độ dựa theo trạng thái của nước, do nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius đưa ra năm 1742. Trong tiếng Anh, độ C có tên là Celsius. Chữ C là viết tắt từ tên của nhà thiên văn này. Theo thang đo nhiệt độ do Celsius tạo ra thì 100 độ C là nhiệt độ đóng băng của nước và 0 độ C là nhiệt độ sôi của nước. Tuy nhiên, vào năm 1744, nhà khoa học Carolus Linnaeus đã đảo ngược lại thang đo này. Cụ thể, nhiệt độ đóng băng nước là 0 độ C và nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C. Từ đó, thang đo này được sử dụng cho đến ngày nay. Hiện nay, độ C là một trong những đơn vị đo lường chuẩn hóa được nhiều quốc gia sử dụng, trong đó có Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp chúng trong hầu hết những gì liên quan đến nhiệt độ như đồng hồ đo nhiệt độ, nhiệt kế, máy đo nhiệt độ… Đơn vị đo nhiệt độ F Trong tiếng Anh, độ F đọc là Fahrenheit và có ký hiệu là F. Độ F trong tiếng anh là Fahrenheit, ký hiệu F được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit (1686 – 1736). Daniel Gabriel Fahrenheit đã lựa chọn con số 0 trên thang nhiệt độ là điểm thấp nhất tại quê hương Gdansk vào mùa đông năm 1708/1709. Đến năm 1714 ông bổ sung thêm điểm đóng băng thứ 2 với nước tinh khiết là 32 độ F và  điểm chuẩn thứ 3 là nhiệt độ cơ thể của một người khỏe mạnh. Sau đó, thang đo Fahrenheit được xác định lại theo 2 điểm chuẩn mới, điểm đóng băng là 32 độ F và điểm sôi của nước là 212 độ F. Dựa theo 2 điểm chuẩn mới này thì nhiệt độ cơ thể của một người khỏe mạnh hoàn toàn là 98,6 độ F chứ không phải nhiệt độ 96 độ F. Độ F được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, y tế cho đến năm 1960, khi độ C bắt đầu đưa vào làm tiêu chuẩn đo lường nhiệt độ của thế giới. Từ đó độ F không còn phổ biến nữa nhưng lại là nhiệt độ tiêu chuẩn. Công thức quy đổi giữa độ C và độ F Đổi độ C sang độ F Khi muốn đổi từ độ C sang độ F, hãy áp dụng công thức sau: °F = (°C x 1,8) + 32 Khi tính toán, bạn chỉ cần thay giá trị vào công thức. Ví dụ, để đổi 1 độ C sang độ F, bạn áp dụng cách tính: °C = ((1 x 1,8) + 32) = 33,8 độ F Đổi độ F sang độ C Trường hợp muốn đổi từ 1 độ F sang độ C, hãy áp dụng công thức sau: °C = (°F – 32) / 1.8 Từ công thức trên, ta có thể đổi 1 độ F sang độ C như sau: °F = (1 – 32) /1,8 = -17,22 độ C Công thức đổi từ độ C sang độ K như sau: K = + 273,15 Trên đây là một số thông tin cơ bản về độ C là gì? Độ F là gì? Tìm hiểu đơn vị đo lường nhiệt độ. Vankhinen-THP mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức, biết cách quy đổi từ độ C sang độ F và ngược lại. Nếu có vướng mắc cần giải đáp thêm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline hoặc để lại bình luận phía dưới.

Tiêu chuẩn ống inox

tiêu chuẩn ống inox

Ống inox là vật liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, từ xây dựng đến thực phẩm, dược phẩm và hóa chất. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng, việc tuân thủ tiêu chuẩn ống inox là rất cần thiết. Các tiêu chuẩn này quy định các yếu tố như kích thước, độ bền, khả năng chống ăn mòn và tính năng chịu nhiệt của ống inox. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tiêu chuẩn ống inox, giúp bạn hiểu rõ hơn về các yêu cầu và ứng dụng của sản phẩm này. Tiêu chuẩn ống inox là gì? Tiêu chuẩn ống inox 304 316 201 là căn cứ kỹ thuật được quy định để đối chiếu trong quá trình sản xuất ống inox 304, inox 316, inox 201; và đánh giá chất lượng sản phẩm xuất xưởng. Tiêu chuẩn này nhằm cho ra các thiết bị ống được xuất xưởng đúng độ dày, thành phần hóa học, độ bền kéo của thiết bị trong quá trình làm việc. Tiêu chuẩn ống inox được đưa ra nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá, quản lý chất lượng của các sản phẩm ống inox. Ống inox là gì? Ống inox là sản phẩm cơ khí được sản xuất dạng trụ bằng vật liệu inox, rỗng bên trong để có thể cho phép lưu chất lưu thông trong đó. Chất lượng ống inox có thể được đánh giá từ các tiêu chí như: tiêu chuẩn vật liệu(thành phần) là inox 304, 316 hay 201,…; tiêu chuẩn độ dày thành ống(SCH); mức độ hoàn thiện thẩm mỹ,… Inox là vật liệu thép không gỉ có thành phần chính là các hợp kim sắt, cacbon, crom, niken, mangan…và một số chất phụ gia khác.Tính chất của inox là có độ bền cao, có khả năng chịu được nhiệt độ cao và đảm bảo độ sáng bóng trong thời gian sử dụng. Tuy nhiên theo tỷ lệ các hợp chất hóa học trong thành phần inox mà chất lượng sản phẩm có sự sai khác đi. Trong mác thép inox hiện nay dạng inox 304 là loại đang được sử dụng nhiều nhất. Nguyên nhân chính là do loại vật liệu này có thể sử dụng được đa dạng các môi trường, có độ sáng bóng cao, độ bền bỉ và có thể sử dụng để làm các thiết bị công nghiệp và thiết bị gia dụng. Thép inox 304 hiện đang sản xuất ở nhiều dạng khác nhau nhằm phục vụ cho nhiều người dùng. Dạng tấm, dạng lát, dạng chữ V và dạng ống… trong đó dạng ống inox 304 hiện đang có nhiều ưu điểm nổi trội nhất nhờ độ cứng, sức bền và cấu trúc vật liệu cao. >>> Tham khảo thêm: Tìm hiểu tiêu chuẩn pn là gì? Bảng tiêu chuẩn ống inox + Quy cách ống inox đúc DN6 Phi 10.3 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN6 10.3 1.24 SCH10 0,28 DN6 10.3 1.45 SCH30 0,32 DN6 10.3 1.73 SCH40 0.37 DN6 10.3 1.73 SCH.STD 0.37 DN6 10.3 2.41 SCH80 0.47 DN6 10.3 2.41 SCH. XS 0.47   + Quy cách ống inox đúc DN8 Phi 13.7 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN8 13.7 1.65 SCH10 0,49 DN8 13.7 1.85 SCH30 0,54 DN8 13.7 2.24 SCH40 0.63 DN8 13.7 2.24 SCH.STD 0.63 DN8 13.7 3.02 SCH80 0.80 DN8 13.7 3.02 SCH. XS 0.80 + Quy cách ống inox đúc DN10 Phi 17.1 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN10 17.1 1.65 SCH10 0,63 DN10 17.1 1.85 SCH30 0,70 DN10 17.1 2.31 SCH40 0.84 DN10 17.1 2.31 SCH.STD 0.84 DN10 17.1 3.20 SCH80 0.10 DN10 17.1 3.20 SCH. XS 0.10 + Quy cách ống inox đúc DN15 Phi 21.3 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN15 21.3 2.11 SCH10 1.00 DN15 21.3 2.41 SCH30 1.12 DN15 21.3 2.77 SCH40 1.27 DN15 21.3 2.77 SCH.STD 1.27 DN15 21.3 3.73 SCH80 1.62 DN15 21.3 3.73 SCH. XS 1.62 DN15 21.3 4.78 160 1.95 DN15 21.3 7.47 SCH. XXS 2.55 + Quy cách ống inox đúc DN20 Phi 27 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN 20 26,7 1,65 SCH5 1,02 DN 20 26,7 2,1 SCH10 1,27 DN 20 26,7 2,87 SCH40 1,69 DN 20 26,7 3,91 SCH80 2,2 DN 20 26,7 7,8 XXS 3,63 + Quy cách ống inox đúc DN25 Phi 34 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN25 33,4 1,65 SCH5 1,29 DN25 33,4 2,77 SCH10 2,09 DN25 33,4 3,34 SCH40 2,47 DN25 33,4 4,55 SCH80 3,24 DN25 33,4 9,1 XXS 5,45 + Quy cách ống inox đúc DN32 Phi 42 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN32 42,2 1,65 SCH5 1,65 DN32 42,2 2,77 SCH10 2,69 DN32 42,2 2,97 SCH30 2,87 DN32 42,2 3,56 SCH40 3,39 DN32 42,2 4,8 SCH80 4,42 DN32 42,2 9,7 XXS 7,77 + Quy cách ống inox đúc DN40 Phi 48.3 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ dày Tiêu chuẩn Độ dày Trọng Lượng Ống đúc inox (mm) (mm) ( SCH) (Kg/m) DN40 48,3 1,65 SCH5 1,9 DN40 48,3 2,77 SCH10 3,11 DN40 48,3 3,2 SCH30 3,56 DN40 48,3 3,68 SCH40 4,05 DN40 48,3 5,08 SCH80 5,41 DN40 48,3 10,1 XXS 9,51 + Quy cách ống inox đúc DN50 Phi 60 Tên hàng hóa Đường kính O.D Độ […]

Hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt van cổng

Chuẩn bị dụng cụ, máy móc

Van cổng – van chặn – van 2 chiều được sử dụng rất rộng rãi trong các hệ thống đường ống cấp thoát nước. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt van cổng chi tiết, nhanh chóng. Cùng tham khảo nhé! Tìm hiểu van cổng Van cổng – van cửa được sử dụng để đóng/mở cho dòng lưu chất chảy qua. Van hoạt động dựa trên sự dịch chuyển nâng lên, hạ xuống của cánh van, có thể tưởng tượng giống như cánh cổng, chạy lên chạy xuống. Hiện nay, theo thống kê chung van cổng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước… trong các khu công nghiệp, nhà máy. Tuy nhiên, loại van này chỉ dùng để đóng/mở hoàn toàn lưu chất và không được khuyến khích dùng cho việc điều tiết lưu lượng dòng chảy. Mục đích để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành của hệ thống cũng như tuổi thọ lâu dài của van. Bởi khi đóng/mở áp lực dòng chảy sản sinh gần như không có nên sẽ không ảnh hưởng khi đi qua van. Hướng dẫn lắp đặt van cổng chi tiết Khi lắp đặt van cổng, để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, bền bỉ và tránh được những sự cố không đáng có. Quý khách hàng cần lưu ý thực hiện lắp đặt theo hướng dẫn các bước chi tiết dưới đây: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, máy móc  Đầu tiên, khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ, thiết bị, máy móc cần thiết phục vụ cho quá trình lắp đặt van vào hệ thống, cụ thể như sau: Van cổng: chọn loại van đáp ứng được môi trường sử dụng, kích cỡ vị trí đường ống cần lắp đặt và bộ điều khiển tương ứng. Mặt bích: dùng để kết nối van cổng với đường ống, chất liệu phụ thuộc vào môi trường lắp đặt van cổng. Gioăng làm kín: dùng để lắp đặt ở giữa van cổng và mặt bích để đảm bảo độ kín tối đa khi van vận hành, tránh rò rỉ. Đường ống: cùng kích cỡ với van cổng và mặt bích, dùng để kết nối van cổng với đường ống hoặc vị trí cần lắp đặt. Bu lông: dùng để siết chặt cố định van cổng trên đường ống. Máy hàn, thước đo, máy cắt, giá đỡ… Bước 2: Kiểm tra van và vị trí đường ống cần lắp đặt  Tiếp theo, khách hàng cần kiểm tra xem kích cỡ, chất liệu, tiêu chuẩn mặt bích của van có phù hợp với đường ống và vị trí cần lắp đặt van hay không để có phương án xử lý kịp thời nếu không phù hợp. Còn nếu phù hợp tiếp tục tiến hành làm sạch, loại bỏ rác thải, bụi bẩn bên trong van và hệ thống đường ống. Mục đích để tránh tình trạng van hoặc đường ống còn bám bẩn sẽ làm cho hệ việc nối hàn hoặc lắp bích với độ kín kém dẫn đến việc rò rỉ khi vận hành. Bước 3: Lắp đặt van vào đường ống Sau khi hoàn thành xong khâu kiểm tra, làm sạch van và đường ống quý khách sẽ tiến hành lắp đặt van cổng vào hệ thống. Trong quá trình lắp đặt cần lưu ý đối với van cổng lắp ren và van cổng lắp bích sẽ có các bước lắp đặt khác nhau. Cụ thể các bước theo hướng dẫn dưới đây: Van cổng lắp ren: Kiểm tra lại một lần nữa đảm bảo đầy đủ vật tư, sau đó tiền hành xác định vị trí cần lắp đặt van. Tiến hành đo ống, cắt ống và khắc ren ngoài vào hai đầu đường ống. Làm sạch rác thải, bụi bẩn ở 2 đầu đường ống cần lắp đặt van. Tiến hành cuốn băng tan vào 2 đầu ren của 2 đầu ống chờ. Đưa van vào và vặn chặt ren đều cả 2 đầu. Chúng ta nên căn chỉnh để vô lăng của van cổng hướng ra vị trí dễ thao tác đóng mở nhất. Kiểm tra và đưa van vào vận hành thử. Mục đích để đảm bảo van vận hành ổn định, bền lâu. Van cổng lắp bích:  Kiểm tra lại vật tư, thiết bị và xác định vị trí lắp đặt. Kiểm tra không gian lắp đặt( lắp van theo chiều nào để đúng kỹ thuật mà vô lẳng hướng ra vị trí dễ thao tác vận hành). Vệ sinh lau khô hai đầu ống chờ và thực hiện hàn mặt bích rỗng vào 2 đầu chờ. Sau đó hút hết mạt, bụi hàn và vệ sinh sạch lại cả mặt bích và bên trong đường ống. BKiểm tra mặt bích và mối hàn bằng mắt thường, thước cân bằng xem mối hàn có bị hở hay không; mặt bích có bị cong hoặc bị chéo – lệch hay không? Thiết kế giá đỡ van nếu cần thiết và đưa van vào đúng vị trí, chèn gioăng đệm vào giữa mặt bích của van và mặt bích hàn trên đường ống. Lắp đặt bulong và siết chặt đều các bulong. Khi siết bulong chúng ta cũng cần căn chỉnh, cân đối van sao cho không bị xô, lệch gioăng đệm gây rò rỉ. Kiểm tra lại và thực hiện vận hành thử. Một số lưu ý khi lắp đặt van cổng Trong quá trình lắp đặt van cổng cũng như các loại van công nghiệp khác để đảm bảo lắp đặt đúng, chính xác, van vận hành ổn định, đạt hiệu quả, tuổi thọ dài lâu. Qúy khách hàng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây: Tốt nhất nên lắp đặt van cổng theo hướng thẳng đứng theo chiều của van vào hệ thống đường ống thay vì lắp đặt nằm ngang hoặc các hướng khác. […]

X