Chào mừng bạn đến với Vankhinen – Tuấn Hưng Phát!

Thời gian mở cửa: Thứ 2 - Thứ 7 (8:00 - 17:00)

7 Đơn vị đo áp suất thông dụng

đơn vị đo áp suất bar

Trong hệ thống đo lường áp suất hiện đang sử dụng các đơn vị đo phổ biến như Bar, Kg/cm2, Psi, Kpa, mH2O…Tại các khu vực, các quốc gia khác nhau sẽ sử dụng đơn vị đo khác nhau. Vậy 7 đơn vị đo suất thông dụng bao gồm những loại nào? Cách quy đổi các đơn vị áp suất ra sao? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về 7 đơn vị đo áp suất thông dụng

Cảm biến áp suất và đồng hồ áp suất thường sử dụng các đơn vị đo áp suất như Bar, Kg/cm2, Psi, Kpa … Tất cả những đơn vị này đều có thể chuyển đổi sang đơn vị khác một cách tương đương. Tùy theo từng khu vực, quốc gia mà đơn bị đo áp suất sẽ khác nhau, ví dụ như Mỹ thường dùng Psi, Ksi, Châu Âu sử dụng các đơn vị như Bar, mBar, Châu Á như Nhật thì sử dụng đơn vị Kpa, Mpa, Pa…

Trên các thiết bị, sản phẩm đo lường sẽ có chỉ số định mức áp suất làm việc MAX – MIN.

Đơn vị đo áp suất bar
Đơn vị đo áp suất bar

Ba khu vực chi phối đơn vị đo áp suất quốc tế

  • Bắc Mỹ

Khi nhắc đến Bắc Mỹ thì người ta thường hay nghĩ ngay đến nước Mỹ. Đây vừa là một cường quốc quân sự cũng là một trong những quốc gia đầu tiên tạo ra các chuẩn đơn vị đo áp suất. Hiện nay, đơn vị đo áp suất phổ biến nhất tại Mỹ là Ksi, Psi .

  • Châu Âu

Nhắc đến Châu Âu, không thể không nhắc đến các quốc gia,  vùng liên kết cũng như các tổ chức đa quốc gia như G7 với đại diện là các nước Anh, Pháp, Đức,… Đây là những cường quốc có nhiều thành tựu về tự động hóa và đo lường. Chính vì thế, việc tạo ra đơn vị đo áp suất riêng là điều hiển nhiên. Hiện nay, đơn vị đo áp suất phổ biến nhất tại châu Âu là Bar, mBar,…

  • Châu Á

Nhật Bản và Hàn Quốc được đánh giá là 2 cường quốc có nền công nghiệp phát triển nhất khu vực châu Á. Đặc biệt, Nhật Bản cũng là một trong những thành vieenc chính thức của G7. Hiện nay, đơn vị đo áp suất phổ biến nhất tại quốc gia này là Pa, Mpa, Kpa…

Quy đổi đơn vị đo áp suất

Đơn vị đo áp suất được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Bar và Psi, tuy nhiên do phát sinh từ 3 khu vực chi phối đơn vị đo áp suất mà hiện nay, trên thế giới có đến 7 đơn vị đo. Điều này khiến nhiều người gặp khó khăn khi sử dụng đơn vị đo áp suất. Để giúp Quý khách hàng dễ dàng tra cứu đơn vị đo áp suất, Vankhinen-THP đã tiến hành quy đổi 7 đơn vị đo áp suất này với đơn vị đo chuẩn là Bar. Cùng tham khảo nhé:

1 bar            =            0.1 Mpa ( megapascal )

1 bar            =            1.02 kgf/cm2

1 bar            =            100 kPa ( kilopascal )

1 bar            =            1000 hPa ( hetopascal )

1 bar            =            1000 mBar ( milibar )

1 bar            =            10197.16 kgf/m2

1 bar            =            100000 Pa ( pascal )

Tính theo “áp suất” quy đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn

1 bar            =            0.99 atm ( physical atmosphere )

1 bar            =            1.02 technical atmosphere

Tính theo “hệ thống cân lường” quy đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn

1 bar            =            0.0145 Ksi ( kilopoud lực trên inch vuông )

1 bar            =            14.5 Psi ( pound lực trên inch vuông )

1 bar            =            2088.5 ( pound per square foot )

Tính theo  “cột nước”  qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar

1 bar            =            10.19 mét nước  ( mH2O )

1 bar            =            401.5 inc nước ( inH2O )

1 bar            =            1019.7 cm nước ( cmH2O )

Tính theo  “thuỷ ngân” quy đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar

1 bar            =            29.5 inHg ( inch of mercury )

1 bar            =            75 cmHg ( centimetres of mercury )

1 bar            =           750 mmHg ( milimetres of mercury )

1 bar            =            750 Torr

Hướng dẫn cách quy đổi đơn vị đo áp suất chính xác nhất

Thứ nhất: Sử dụng bảng chuyển đổi đơn vị đo áp suất chuẩn quốc tế

Như vậy, theo cách quy đổi trên, ta có thể quy đổi 1 Bar sang các đơn vị tương đường. Tuy nhiên, để quy đổi ngược lại các các đơn vị áp lực như: Psi, Kpa, Mpa, atm, cmHg, mmH20, Bar hoặc một số các đơn vị khác thường gặp rất nhiều khó khăn.

Do đó, bạn có thể dựa vào bảng quy đổi đơn vị áp lực chuẩn quốc tế dưới đây để chuyển đổi sang các đơn vị đo lường mong muốn:

Với bảng quy đổi trên, bạn sẽ dễ dàng tìm các đáp án:

1 bar bằng bao nhiêu mBar?

1 Pa bằng bao nhiêu Bar?

Hoặc:

1 kg/cm2 bằng bao nhiêu mBar?

1 mmH2O bằng bao nhiêu Bar?

Thứ 2: Quy đổi bằng google.com.vn

Với cách quy đổi này, bạn sẽ nhận được kết quả nhanh, chính xác.

  • Bước 1: Truy cập vào google.com.vn
  • Bước 2: Gõ theo công thức sau: (Số bar) Bar to Psi
  • Bước 3: Nhận kết quả

Ví dụ: 10 Bar to Psi

 

Dựa theo công thức này, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho các đơn vị đo áp suất khác.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về 7 đơn vị đo áp suất thông dụng và cách quy đổi chính xác nhất. Vankhinen-THP mong rằng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức và biết cách quy đổi đơn vị đo áp suất.

Hiện nay, công ty chúng tôi đang nhập khẩu và phân phối dòng sản phẩm đồng hồ đo áp suất Wise. Khi mua sản phẩm tại Vankhinen-THP, khách hàng sẽ được đảm bảo:

  • Chất lượng đồng hồ tốt – đảm bảo
  • Giá thành rẻ
  • Dải sản phẩm rộng, đầy đủ kích cỡ đường kính mặt, kiểu chân
  • Nhập khẩu sẵn kho với số lượng lớn
  • Chế độ bảo hành tốt
  • Đổi trả theo quy định của nhà sản xuất

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất.

Xem thêm: Những lưu ý khi lựa chon đồng hồ đo áp suất

4.8/5 - (32 bình chọn)

Related Posts

Leave A Comment

Cart
  • Your cart is empty Browse Shop
  • X