VankhinenTHP – Khơi nguồn dòng chảy, kiến tạo thành công

Hotline 24/7

0978.021.499

Phương án xử lý bùn thải của hệ thống xử lý nước thải

Bùn thải là chất thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải, bao gồm bùn thải nguy hại và bùn thải không nguy hại. Khi kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất gia tăng đồng nghĩa với lượng nước thải, bùn thải tăng lên nhanh chóng. Do đó, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có phương án xử lý bùn thải an toàn, tránh gây tác động xấu đến môi trường. Vậy có những phương án xử lý bùn thải của hệ thống xử lý nước thải nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Vankhinen-THP nhé.

Thực trạng bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Bùn thải là sản phẩm phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải. Phần bùn thải này thường tập trung hầu hết các kim loại nặng từ nước thải và cũng chứa đựng các hợp chất hữu cơ và vô cơ, mang theo nhiều tạp chất có mùi hôi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường.

Nhận thức về tác động tiêu cực của bùn thải với môi trường đã thúc đẩy con người nghiên cứu, áp dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để làm giảm, loại bỏ, cô lập yếu tố có hại nhằm đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

Bùn thải là sản phẩm phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải
Bùn thải là sản phẩm phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Đặc điểm của bùn thải

Bùn thải có chứa một nguồn năng lượng lớn, bằng 10 lần năng lượng cần thiết để xử lý chúng. Quá trình sấy khô bùn thải không chỉ loại bỏ nước mà còn tạo ra năng lượng tương đương với than non. Cụ thể, bùn thải chứa khoảng 7780 Btu mỗi pound. Điều này mở ra cơ hội để tái chế nguồn năng lượng từ bùn thải, biến nó từ một loại chất thải thành nguồn năng lượng thông qua các công nghệ như khí hóa sinh khối.

Bùn thải cũng là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm tức thời và tác động lâu dài tới môi trường. Nếu không quản lý cẩn thận, bùn thải có thể gây ô nhiễm nguồn nước và phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng đến hệ sinh thái cũng như sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, việc xử lý bùn thải đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải tại các khu dân cư, công nghiệp và y tế.

Đặc điểm của bùn thải
Đặc điểm của bùn thải

***QC: Vankhinen-THP chuyên cung cấp các sản phẩm van – vật tư đường ống phục vụ các hệ thống cấp – thoát nước, hệ thống xử lý nước thải,… Chúng tôi nhập khẩu lưu kho sẵn hàng số lượng lớn các mã sản phẩm chất liệu inox, nhựa để phục vụ các hệ thống xử lý nước thải như: van bướm inox 304 – nhựa, van cổng inox 304, van 1 chiều inox 304, lọc y inox, đồng hồ đo lưu lượng nước thải,… Quý Vị có thể liên hệ Hotline để nhận tư vấn, báo giá ưu đãi, nhanh chóng, và chi tiết nhất.

Các phương án xử lý bùn thải của hệ thống xử lý nước thải

Xử lý bùn thải của hệ thống xử lý nước thải là rất cần thiết, đặc biệt là đối với các loại bùn thải nguy hại. Dưới đây là một số phương án xử lý bùn thải an toàn, hiệu quả, giảm tác động đến môi trường.

Phương án xử lý bùn thải không nguy hại (bùn thải vi sinh)

Bùn thải vi sinh là loại bùn thải không gây hại,  thậm chí có thể tái sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp. Bùn thải này được tạo ra từ quá trình xử lý nước thải sinh học. Đây là sản phẩm bông bùn vi sinh già hoặc dư thừa lắng đọng nên bị thay thế và đào thải. Thay vì loại bỏ hoặc đào thải, bùn thải này được thu thập, vận chuyển đến các địa điểm để chôn, phân phối hoặc thậm chí được nén chặt để tái sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp.

Xử lý bùn thải không nguy hại
Xử lý bùn thải không nguy hại

Phương án xử lý bùn thải nguy hại

Bùn thải nguy hại thường phát sinh từ quá trình lắng đọng bước đầu (tại bể điều hòa) hoặc từ các nguồn như bể ga, bể phốt của hệ thống thoát nước từ hộ gia đình, nhà máy hay xí nghiệp. Bùn thải này cũng có thể phát sinh từ việc đào kênh, mương hoặc đầm. Trong bùn thải nguy hại, thường chứa rất nhiều kim loại nặng, vi sinh, vi khuẩn gây hại. Điều này đòi hỏi những biện pháp hạn chế để giảm thiểu tác động tiêu cực trước khi thải ra môi trường.

Phương án xử lý bùn thải nguy hại bằng phương pháp vật lý

Phương án xử lý bùn thải nguy hại bằng phương pháp vật lý là sử dụng tác động nhiệt để giảm thiểu khối lượng và cách ly bùn thải nguy hại với môi trường.

Phương án xử lý này sử dụng bể nén bùn để làm giảm khối lượng bùn, giảm lượng nước và cô đọng bùn thải. Sau khi bùn được cô đọng sẽ làm tăng thành phần chất rắn lên và được chuyển đến bể phơi khô để bay hơi nước.

Máy ép bùn khung bản cũng được sử dụng để lọc và loại bỏ nước, giữ lại phần chất rắn chứa thành phần gây ô nhiễm. Lượng chất rắn này sau đó được đưa vào bộ phận ép khuôn để thu được bùn khô.

Tuy nhiên, quá trình này vẫn giữ lại các thành phần nguy hại trong bùn khô và cần phải thực hiện các bước xử lý tiếp theo. Để xử lý lượng bùn này, có thể sử dụng nhiệt để nung toàn phần hoặc bộ phận hoặc cũng có thể đóng gói để chôn cách ly. Các phương pháp này thường được thực hiện tại Việt Nam và được áp dụng rộng rãi trong quy trình xử lý bùn thải.

Xử lý bùn thải nguy hại bằng bể phơi khô
Xử lý bùn thải nguy hại bằng bể phơi khô

Phương án xử lý bùn thải nguy hại bằng phương pháp sinh hóa

Phương án xử lý bùn thải nguy hại bằng phương pháp sinh hóa là sử dụng đồng thời sinh học yếm khí hoặc hiếu khí với các loại hóa chất để loại bỏ thành phần gây hại.

Bể xử lý sinh học yếm khí hoặc hiếu khí sẽ phân hủy chất hữu cơ độc hại, thậm chí cả vi khuẩn có hại, giảm khối lượng bùn. Kết quả thu được sau quá trình này là bùn thải nguy hại chứa kim loại nặng và bùn thải sinh học.

Bể xử lý hóa học tiếp nhận bùn thải nguy hại từ bể sinh học, sử dụng hóa chất phù hợp để trung hòa kim loại nặng thành các hợp chất ít hoặc không nguy hại. Cuối cùng, các chất này sẽ được thu gom để chôn cất cách ly hoặc xử lý tùy theo thành phần và nồng độ chất độc hại.

Phương pháp xử lý bùn thải sinh học này được đánh giá là công nghệ tiên tiến nhưng lại ít được áp dụng do chi phí cao và quy trình xử lý phức tạp hơn. Mặc dù vậy, hiệu quả của nó lại cao hơn và ít tác động đến môi trường.

Xử lý bùn thải nguy hại bằng phương pháp sinh hóa
Xử lý bùn thải nguy hại bằng phương pháp sinh hóa

Quy định chung về xử lý bùn thải của hệ thống xử lý nước thải

Bùn thải cần được kiểm tra thành phần nguy hại để xác định tính chất của nó. Việc này sẽ giúp đánh giá xem liệu bùn thải có thuộc loại nguy hại không và thuộc nhóm nguy hại nào, từ đó đề xuất các phương án xử lý phù hợp. Quy định này được nêu rõ trong Thông Tư 36/2015/TT-BTNMT.

  • Nếu bùn thải có chứa thành phần nguy hại thấp hơn giới hạn quy định trong QCVN 50:2013/BTNMT thì có thể sử dụng bùn thải đó để san lấp, chôn hoặc tái sử dụng.
  • Tuy nhiên, nếu bùn thải có hàm lượng chất nguy hại bằng hoặc cao hơn mức quy định trong QCVN 50:2013/BTNMT thì được coi là bùn thải nguy hại, cần được thu gom và xử lý. Việc xử lý phải dựa vào kết quả phân tích thành phần chất nguy hại để chọn lựa phương án xử lý thích hợp. Các hoạt động thu gom và xử lý này phải được thực hiện bởi các cơ quan, đơn vị chuyên nghiệp có giấy phép.

Trên đây là những phương án xử lý bùn thải của hệ thống xử lý nước thải. Có thể thấy, các giải pháp xử lý bùn thải đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo chất thải được xử lý an toàn. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các phương pháp tiên tiến để nâng cao hiệu suất và hiệu quả của quá trình xử lý bùn thải trong hệ thống xử lý nước thải, góp phần tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho tương lai.

Trần Trọng Hiếu

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Ball Valve là gì ?

Ball valve (van bi) chúng ta rất hay gặp trong các bản thiết kế hay

X

    Thiết kế website MDIGI