Điện đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc sử dụng điện không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Do đó, để đảm bảo an toàn, cần nắm rõ nguyên tắc an toàn điện. Trong bài viết này, Vankhinen-THP sẽ chia sẻ một số nguyên tắc an toàn điện gia đình để tránh phải những rủi ro không đáng có.
An toàn điện là gì?
An toàn điện là các biện pháp phòng ngừa, xử lý và ứng phó nhằm giảm thiểu tối đa các tai nạn do điện gây ra, bao gồm sự cố điện giật, gây bỏng, tổn thương nội tạng, hỏa hoạn, nổ và các rủi ro khác. Thực hiện tốt các biện pháp này sẽ giúp đảm bảo an toàn và tiết kiệm khi sử dụng điện, tránh các thiệt hại về người và tài sản.
Những rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng điện không an toàn
Sử dụng điện không an toàn có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm, bao gồm:
- Rủi ro về điện giật: Điện giật có thể xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với dòng điện. Hậu quả là có thể gây chấn thương, bỏng, suy tim, thậm chí là tử vong.
- Nguy cơ cháy nổ: Nếu không tuân thủ các quy tắc an toàn về điện, có thể xảy ra cháy nổ và các tai nạn khác.
- Hỏa hoạn: Việc sử dụng quá tải, chập điện, hoặc cài đặt thiết bị điện gần nguồn nhiệt có thể gây ra nguy cơ cháy nổ và hỏa hoạn.
- Tổn thương nội tạng: Khi bị điện giật có thể gây tổn thương nội tạng và các vấn đề sức khỏe khác.
- Thiệt hại tài sản: Sử dụng điện không an toàn có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Ví dụ, nếu sử dụng sai cách có thể gây chập cháy hoặc hỏng hóc các thiết bị điện, dẫn đến tăng chi phí sửa chữa hoặc thay mới.
Các nguyên tắc an toàn điện gia đình
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện trong gia đình, cần nắm rõ các nguyên tắc sau đây:
Lắp đặt các thiết bị đóng ngắt điện đúng cách
Quy tắc an toàn điện gia đình đầu tiên chính là đảm bảo mạch điện cho các thiết bị được thiết kế và thi công đúng nguyên tắc. Điều này bao gồm việc sử dụng cầu dao hoặc aptomat tại các điểm quan trọng của hệ thống điện, gồm đầu dây, đầu hệ thống và đầu thiết bị sử dụng công suất lớn. Các thiết bị này sẽ tự động ngắt nguồn điện khi xảy ra sự cố như chập cháy, hỏa hoạn, quá tải….
Khoảng cách với các thiết bị và nguồn điện trong nhà đảm bảo an toàn
Cần giữ khoảng cách an toàn với các nguồn điện trong nhà. Đặc biệt, tránh tiếp xúc với các phần của hệ thống điện như công tắc, bóng đèn hoặc ổ cắm không có bảo vệ, dây điện bị hỏng và các kết nối điện.
Không vừa sạc vừa sử dụng
Đã có rất nhiều trường hợp tại nạn điện giật do vừa sử dụng điện thoại vừa sạc. Do đó, một trong các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện chính là không vừa sạc vừa dùng các thiết bị như điện thoại, túi sưởi… Những tình huống này đều tiềm ẩn những rủi ro nghiêm trọng, đặc biệt là đối với các hộ gia đình có trẻ nhỏ.
Không đến gần khu vực có điện thế nguy hiểm
Tại những khu vực có mạng lưới trung thế và cao thế đi qua, cần chú ý duy trì khoảng cách an toàn để tránh sự cố phát sinh từ hiện tượng phóng điện cao áp.
Đối với các đường dây điện cao áp, sử dụng các biểu hiện cảnh báo như đèn sáng, biển báo và hàng rào an toàn là rất cần thiết. Việc này giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hệ thống lưới điện.
Lắp đặt thiết bị điện
Không lắp đặt các thiết bị điện ở khu vực ẩm ướt hoặc ở những nơi dễ cháy nổ, đặc biệt là các thiết bị phát nhiệt. Một số thiết bị điện nên thực hiện nối đất vỏ kim loại để đảm bảo an toàn như máy giặt, tủ lạnh, bếp điện…
Lựa chọn vị trí lắp đặt ổ điện, công tắc, cầu dao phù hợp
Cần chú ý lựa chọn vị trí đặt các thiết bị điện như cầu dao, ổ cắm hoặc công tắc. Đảm bảo phải lắp đặt các thiết bị này ở nơi khô ráo, có chiều cao tối thiểu là 1,4 mét so với mặt bích để thuận tiện sử dụng.
Lựa chọn sử dụng thiết bị điện chính hãng
Việc lựa chọn thiết bị điện chất lượng, chính hãng là rất quan trọng để phòng tránh điện giật, cháy nổ…
Trong trường hợp xảy ra thiên tai, sấm sét
Trong trường hợp mưa bão, sấm sét, việc quan trọng là ngắt nguồn điện các thiết bị điện như tivi, máy tính, cáp ăng ten… để đảm bảo an toàn. Tương tự, khi nước ngập vào nhà, việc đầu tiên cần làm là tắt cầu dao để tránh nguy cơ.
Bảo dưỡng định kỳ các thiết bị điện
Một nguyên tắc an toàn điện gia đình khác chính là thường xuyên thực hiện bảo trì và kiểm tra định kỳ các thiết bị điện. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng các thiết bị đo điện như đồng hồ đo vạn năng hoặc ampe kìm để sớm phát hiện các sự cố liên quan đến rò rỉ điện và có cách khắc phục phù hợp.
Nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện cơ bản
Ngoài các nguyên tắc an toàn điện gia đình thì nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện cũng đóng vai trò quan trọng.
- Hiểu rõ cấu trúc, chức năng và nguyên lý hoạt động của thiết bị điện cần sửa chữa để xác định nguyên nhân gây hỏng hóc. Vận dụng các kiến thức để tìm ra giải pháp sửa chữa.
- Trước khi bắt đầu sửa chữa, phải đảm bảo đã tắt nguồn điện hoặc ngắt nguồn điện tổng. Xả điện từ thiết bị và đường dây cần sửa chữa để tránh tích điện.
- Thông báo cho những người xung quanh về việc sửa chữa điện hoặc treo biển báo “Cấm mở điện” hoặc biểu ngữ tương tự để đảm bảo rằng người khác không bật nguồn điện.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn điện, bao gồm việc chuẩn bị đồ bảo hộ, sử dụng các dụng cụ cách điện, không sửa chữa điện trong khu vực ẩm ướt.
- Sau khi đã hoàn thành việc sửa chữa, kiểm tra lại tình trạng rò rỉ điện trên bề mặt thiết bị. Đồng thời, thực hiện các biện pháp nối đất và cách điện cho thiết bị để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa các sự cố liên quan đến điện.
Các yếu tố cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn điện
Cần thực hiện kiểm tra định kỳ các yếu tố sau để đảm bảo an toàn điện:
- Kiểm tra đường dây điện, ổ cắm, công tắc và thiết bị điện để phát hiện các dấu hiệu bất thường như hỏng hóc, gãy, biến dạng, rỉ sét, ẩm ướt hoặc chập điện.
- Xác minh tình trạng nối đất của hệ thống điện trong ngôi nhà để đảm bảo rằng tất cả các thiết bị điện đều nối đất đúng cách. Bởi nếu nối đất không đúng, có thể gây ra nguy cơ điện nguy hiểm.
- Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị điện như tủ lạnh, máy giặt, quạt máy, máy tính và bộ lưu điện để đảm bảo chúng hoạt động an toàn, hiệu quả.
- Đảm bảo các thiết bị điện có biện pháp bảo vệ quá tải và chống giật điện, đồng thời kiểm tra xem chúng có hoạt động đúng cách hay không. Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bảo vệ quá tải hoặc chống giật, cần sửa chữa ngay để tránh nguy hiểm cho người dùng.
- Kiểm tra an toàn điện tại các khu vực có nguy cơ cao, đảm bảo các thiết bị điện được bảo vệ đúng cách.
- Thực hiện kiểm tra hệ thống sử dụng điện theo định kỳ để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn điện hiện hành.
>>>>> Xem thêm: Sơ đồ cấu tạo mạng điện trong nhà
Hướng dẫn cách sơ cứu người bị giật điện
Nếu phát hiện người bị giật điện thì hãy làm theo các bước sau đây:
- Bước 1: Tắt nguồn điện ngay lập tức: Khi phát hiện có người bị điện giật, hãy nhanh chóng tắt nguồn điện hoặc cố gắng tách người đó khỏi nguồn điện. Bạn có thể sử dụng các công cụ cách điện như gậy, cần câu hoặc vật cứng cách điện khác để đẩy người bị điện giật ra xa nguồn điện.
- Bước 2: Gọi cấp cứu: Ngay lập tức gọi số cấp cứu 115 hoặc chuyển người bị tai nạn đến bệnh viện gần nhất. Hãy cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng của người bị điện giật để nhận hỗ trợ từ đội ngũ cấp cứu.
- Bước 3: Cứu hộ người bị tai nạn: Nếu người bị nạn không thở hoặc nằm bất động thì hãy thực hiện hô hấp nhân tạo (CPR). Nếu người bị điện giật bị bỏng hoặc có bất cứ vết thương nào, hãy sơ cứu y tế càng sớm càng tốt.
Lưu ý quan trọng: Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị điện giật và không sử dụng các dụng cụ kim loại để tiếp xúc với họ. Nếu phải tiếp xúc thì hãy sử dụng các công cụ cách điện như gậy, cần câu hoặc vật cách điện khác để đảm bảo an toàn cho cả bạn và người bị tai nạn.
Một số thiết bị an toàn điện
Bên cạnh những nguyên tắc an toàn điện gia đình thì bạn cũng cần biết thêm những thiết bị an toàn điện. Dưới đây là danh sách một số thiết bị bảo vệ điện phổ biến:
- Găng tay cách điện
- Găng tay da chống điện
- Tay áo cách điện
- Quần áo chống hỏa quang điện
- Giày/ủng cách điện
- Tấm phủ cách điện
- Dây dẫn cách điện (Line Hose)
- Sào cách điện cứu hộ
- Thiết bị kiểm tra và thử điện: Ampe kìm, đồng hồ đa năng, bút thử điện, đồng hồ đo điện trở cách điện và nhiều thiết bị khác.
Trên đây là một số thông tin về nguyên tắc an toàn điện gia đình. Vankhinen-THP hy vọng rằng sẽ giúp các bạn bổ sung thêm kiến thức khi sử dụng điện, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Vankhinen-THP chuyên cung cấp các thiết bị van điều khiển điện – điều khiển tự động qua lập trình PLC, điều khiển từ xa như: Van bướm điều khiển điện, van bi điều khiển điện, van cổng điều khiển điện, van cầu điều khiển điện,… Quý Vị có nhu cầu hỗ trợ giải pháp hệ thống – mua sản phẩm vui lòng liên hệ Hotline để được tư vấn miễn phí 24/7.