Hệ thống điện dân dụng bao gồm mạng lưới dẫn cấp điện khu vực dân cư, hệ thống điện trong nhà phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết dưới đây, Vankhinen-THP xin chia sẻ, phân tích chi tiết hệ thống điện dân dụng. Mời Quý Vị và các Bạn cùng đón đọc.
Giới thiệu về hệ thống điện dân dụng
Hệ thống điện dân dụng cung cấp điện năng phục vụ các hoạt động của con người như sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất. Một số thiết bị điện dân dụng phổ biến có thể kể đến như điều hòa, tivi, tủ lạnh, quạt điện, lò vi sóng, máy tính, máy in…
Theo thống kê, hệ thống điện dân dụng đã có mặt trên khắp mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, vùng núi, biên giới, hải đảo. Hệ thống này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp điện, truyền tải điện năng đến các thiết bị. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tối ưu hóa các hoạt động để đáp ứng nhu cầu của con người. Hệ thống điện cũng đóng góp tạo ra cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Các thiết bị cơ bản trong hệ thống điện dân dụng
Dưới đây là một số thiết bị phổ biến trong hệ thống điện dân dụng:
- Công tắc và ổ cắm điện
Công tắc, ổ cắm điện là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống điện dân dụng. Các thiết bị này có kiểu dáng và cấu tạo khác nhau. Tùy theo vị trí lắp đặt mà có thể sử dụng ổ cắm công tắc 2 cực hoặc 3 cực.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ổ cắm khác nhau. Bạn có thể lựa chọn thiết bị phù hợp dựa theo mục đích sử dụng.
Ngoài ra, cũng có thể chọn loại ổ cắm thông minh để phòng tránh giật điện, đảm bảo an toàn.
- Thiết bị đóng ngắt điện
CB là thiết bị đóng ngắt mạch điện được sử dụng rộng rãi. Trong đó ELCB, MCB, RCBO là các loại CB thông dụng nhất hiện nay. Thiết bị này có nhiệm vụ bảo vệ quá tải, sụt áp, ngắn mạch….giúp người dùng dễ dàng mở hoặc ngắt điện từ xa.
- Phích cắm
Trên thực tế, phích cắm được thiết kế với các kiểu dáng khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng mà phích cắm có chức năng và giới hạn chịu cường độ điện riêng biệt. Phích cắm A (15A), phích kiểu D (5A), phích kiểu F (16A)…là những loại được đánh giá tốt nhất hiện nay.
- Dây điện và các loại phụ kiện
Dây điện là thiết bị quan trọng trong hệ thống điện dân dụng. Dây điện giúp cung cấp, truyền tải điện năng đến các thiết bị khác.
- Bóng đèn
Bóng đèn Led là sản phẩm không thể thiếu, giúp cung cấp ánh sáng cho không gian nhà ở với cường độ chiếu sáng cao. Đèn tuýp, đèn led Bulb Myvision Philips, đèn downlight Philips…là những loại đèn được yêu thích và sử dụng nhiều nhất.
- Quạt điện
Các thiết bị quạt như quạt trần, quạt cây, quạt treo tường…hoạt động thông qua trục quay cánh. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều gia đình lựa chọn loại quạt thông gió, quạt hút mùi không cánh để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Tủ điện
Tủ điện là nơi nắm nguồn điện tổng của một ngôi nhà, có chức năng đóng cắt và điều khiển hệ thống điện. Tùy theo số lượng nguồn điện cần dùng mà chọn loại tủ có kích thước lớn hay nhỏ.
Nguyên tắc cần nắm khi lắp đặt hệ thống điện dân dụng
Việc lắp đặt hệ thống điện dân dụng yêu cầu tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Tuân thủ quy định pháp luật: Việc lắp đặt hệ thống điện cần tuân thủ đúng quy định pháp luật về an toàn điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
- Sử dụng vật liệu chất lượng: Chọn lựa thiết bị, dụng cụ và vật liệu phải được thực hiện cẩn thận. Sử dụng vật tư chất lượng cao để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, độ bền, tuổi thọ sử dụng.
- Lựa chọn công suất phù hợp: Lựa chọn đúng công suất thiết bị điện, tránh tình trạng quá tải gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Lắp đặt đúng cách: Các thiết bị cần được lắp đặt đúng cách để đảm bảo an toàn, hiệu quả, thuận tiện cho việc kiểm tra và bảo trì. Điều này giúp ngăn ngừa các sự cố do lắp đặt sai.
- Chú ý đến hệ thống đất: Hệ thống đất cần được lắp đặt đúng cách để bảo vệ người sử dụng và thiết bị điện khỏi nguy cơ hỏng hóc do điện áp cao.
- Sử dụng bảng điện và đồng hồ đo điện đúng cách: Bảng điện và đồng hồ đo điện cần được lắp đặt đúng cách để đảm bảo tính chính xác và an toàn cho người sử dụng.
- Kiểm tra và bảo trì định kỳ: Hệ thống điện cần được kiểm tra và bảo trì định kỳ để đảm bảo an toàn, hiệu quả sử dụng trong thời gian dài.
- Bảo vệ người sử dụng: Trong quá trình lắp đặt hệ thống điện, đảm bảo an toàn cho người dùng là yếu tố cần đặt lên hàng đầu.
Lưu ý rằng việc lắp đặt hệ thống điện dân dụng phải được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nhằm đảm bảo an toàn.
>>>>> Xem thêm: Sơ đồ đấu nối đèn cầu thang
Quy trình hướng dẫn thi công lắp đặt hệ thống điện dân dụng
Quá trình thi công lắp đặt hệ thống điện đòi hỏi phải tính toán chính xác, lựa chọn thiết kế phù hợp để đảm bảo an toàn và tính tiện nghi. Dưới đây là quy trình thi công lắp đặt hệ thống điện dân dụng:
Lắp đặt hệ thống điện âm tường
- Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt phù hợp với kích thước (chiều cao, chiều dài, chiều rộng) của hệ thống điện dân dụng.
- Bước 2: Thiết kế sơ đồ hệ thống đường đi của ống dây điện, xác định các vị trí cụ thể cho các đoạn ống và điểm kết nối.
- Bước 3: Tạo rãnh tường tại những vị trí đã xác định trước đó, sử dụng phấn hoặc bút để đánh dấu, sau đó sử dụng máy cắt để tạo rãnh.
- Bước 4: Đi đường ống dây điện
- Bước 5: Luồn dây điện vào bên trong ống dây đã lắp đặt, đảm bảo rằng dây điện đặt trong đúng vị trí và không bị gập, uốn cong quá nhiều.
- Bước 6: Sau khi hoàn thành việc lắp đặt dây điện vào trong ống, thực hiện trám lại bề mặt tường.
Lắp hệ thống ống điện âm sàn bê tông
- Bước 1: Sử dụng nước sơn để xác định vị trí hộp trung gian trên sàn cốt pha.
- Bước 2: Lắp đặt hộp trung gian tại vị trí đã xác định.
- Bước 3: Dùng ống điện để nối các hộp, tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho các thiết bị.
- Bước 4: Đổ bê tông sàn (lưu ý: không để ống điện bị dẹp, vỡ hoặc biến dạng làm mất liên kết đường dẫn).
Lắp đặt hệ thống mạng cáp
- Bước 1: Lựa chọn loại cáp, chiều dài và hướng đi của cáp.
- Bước 2: Xác định vị trí và độ cao cần lắp đặt trên các giá đỡ mạng cáp, đảm bảo khoảng cách từ 1.3 đến 1.5 mét.
- Bước 3: Thực hiện kết nối mạng cáp với bề mặt sàn bằng cáp đồng bọc PVC.
Lắp đặt hệ thống dây dẫn điện
- Bước 1: Xác định vị trí cần thực hiện lắp đặt.
- Bước 2: Đưa dây nylon vào trong ống dây và tiến hành kéo dây qua.
- Bước 3: Kết hợp các các dây tương ứng vào từng tuyến theo màu, theo pha.
Kiểm tra dây dẫn và lắp đặt thiết bị điện
- Bước 1: Kiểm tra nguồn điện.
- Bước 2: Thực hiện lắp đặt và kết nối dây dẫn điện với thiết bị điện.
Thiết kế tủ điện
- Bước 1: Xác định yêu cầu kỹ thuật và chọn thiết bị điện phù hợp.
- Bước 2: Tạo sơ đồ thiết bị điện và sơ đồ hoạt động của tủ điện.
- Bước 3: Lắp đặt vỏ tủ điện (hay mặt cách tủ).
- Bước 4: Sắp xếp và bố trí thiết bị vào bên trong tủ.
- Bước 5: Kết nối các dây điện của hệ thống tủ điện.
- Bước 6: Tiến hành kiểm tra và thử nghiệm toàn bộ hệ thống tủ điện.
Kiểm tra và nghiệm thu hệ thống
Sau khi thi công, lắp đặt xong hệ thống điện dân dụng cần kiểm tra, nghiệm thu. Việc này giúp đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ của thiết bị, do đó, kiểm tra, rà soát lại các khâu thi công trong hệ thống là rất quan trọng.
Trên đây là một số thông tin về hệ thống điện dân dụng. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về điện dân dụng. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới, Vankhinen-THP sẽ hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Vankhinen-THP chuyên cung cấp các thiết bị van điều khiển điện – điều khiển tự động qua lập trình PLC, điều khiển từ xa như: Van bướm điều khiển điện, van bi điều khiển điện, van cổng điều khiển điện, van cầu điều khiển điện,… Quý Vị có nhu cầu hỗ trợ giải pháp hệ thống – mua sản phẩm vui lòng liên hệ Hotline để được tư vấn miễn phí 24/7.