Mô tả
Trụ cứu hỏa
Trụ cứu hỏa hay còn gọi là trụ chữa cháy, trụ nước chữa cháy, tiếng Anh là fire hydrant, là thiết bị được sản xuất chuyên dụng cho hệ thống PCCC. Với chức năng chính là cấp nước cho nhân viên cứu hỏa làm nhiệm vụ khi có cháy xảy ra. Thông thường, trụ cứu hỏa sẽ được lắp đặt vào đường ống cấp nước với 2 kiểu dáng: trụ nổi và trụ ngầm.
Trụ cứu hỏa được thiết kế bằng chất liệu sắt hoặc inox, bên ngoài được sơn Epoxy màu đỏ giúp chống bám bụi và tăng khả năng chịu đựng với môi trường. Khi lắp đặt, trụ cứu hỏa sẽ được kết nối với nguồn nước ở ao, hồ, sông, suối để sẵn sàng xả nước khi cần. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trụ cứu hỏa trên các tuyến đường, các khu công nghiệp. Cụ thể là những khu vực có nguy cơ cháy cao, có các họng có nắp đậy được gắn kín bởi các thiết bị hỗ trợ.
Cấu tạo trụ cứu hỏa
- Thân trụ: được chế tạo bằng vật liệu gang cầu có đặc tính chịu bền, chịu nhiệt và tải được áp lực lớn, hai mặt xung quanh được sơn Epoxy màu đỏ để nhận biết và tăng khả năng chống chịu với điều kiện làm việc ngoài trời.
- Đĩa van: được thiết kế nằm ở bầu trụ và được gắn vào cây ty dưới của trụ, chất liệu chế tạo tương tự thân van bằng gang cầu.
- Ty trụ: được chế tạo bằng chất liệu inox có độ bền cao, chống gỉ sét, bộ phận này được thiết kế 2 đoạn nối với nhau bằng thanh gang. Mục đích giữ đĩa van để nước không bị trào ra trong trường hợp có va chạm phần ty trên bị gãy chỗ thanh ngang thì ty dưới vẫn đảm bảo chắc chắn.
- Chân trụ: chất liệu gang, thép không gỉ, có bộ bền cao, được thiết kế có hình chữ L, hai đầu nối bích, một đầu nối vào hệ thống đường ống, một đầu nối với bầu trụ. Bộ phận này thường được chôn dưới đất để nâng đỡ phần trụ bên trên.
- Ngoài ra còn có các bộ phận khác như nắp trụ, lỗ xả nước, xích bảo vệ, họng và nắp họng….
Nguyên lý hoạt động
Về cơ chế hoạt động của trụ chữa cháy, bình thường trụ sẽ ở trạng thái đóng. Khi xảy ra hỏa hoạn, cháy chỉ cần mở nắp bảo vệ bên trên. Sau đó lắp khớp nối vào và xoay đầu tay quay cho nước chảy ra ngay tại đầu ra ở trụ nếu ở khoảng cách gần. Còn với khoảng cách xa phải tiến hành kết nối đầu ra của trụ với khớp nối của đường ống chuyên dụng của xe cứu hỏa để hút nước. Nước được kết nối từ trụ đến hệ thống đường ống chưa cháy thông quá các họng cấp nước.
Phân loại trụ cứu hỏa
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại trụ cứu hỏa khác nhau, chúng được phân loại tùy thuộc vào thiết kế, chức năng. Cụ thể:
Theo thiết kế:
- Trụ nổi: toàn bộ phần họng chờ nổi lên mặt đất theo chiều cao được quy định
- Trụ ngầm: loại này sẽ được lắp đặt ngầm hoàn toàn dưới mặt đất.
Theo chức năng:
- Trụ chữa cháy 1 họng
- Trụ chữa cháy 2 họng
- Trụ chữa cháy 3 họng
- Trụ chữa cháy 4 họng
Lưu ý khi lắp đặt trụ cứu hỏa
Trong lắp đặt trụ cứu hỏa, để đảm bảo quá trình vận hành ổn định, an toàn, hiệu quả quý khách cần lưu ý tuân thủ những nguyên tắc, quy định dưới đây:
- Chiều lắp đặt: chiều thẳng đứng tuyệt đối không lắp đặt nằm nghiêng hoặc nằm ngang, để thuận tiện cho việc cấp nước.
- Đối với trụ nổi lắp đặt trên vỉa hè phải đảm bảo khoảng cách giữa 2 trụ đảm bảo tối thiếu không dưới 5m và cách mép vỉa hè không quá 2,5m.
- Họng lớn của trụ phải quay ra phía lòng đường, khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh trụ nước đảm bảo là 700mm.
- Đối với trụ ngầm dưới lòng đất phải đảm bảo hố trụ cách xa các công trình ngầm tối thiểu 0.5m và đáp ứng đầy đủ quy định về khoảng cách theo tài liệu pháp lý.
- Hố trụ phải có đáy hình vuông với kích cỡ cạnh là 1200mm, nắp đậy hố trụ có hình vuông hoặc hình tròn.
Đơn vị phân phối trụ cứu hỏa chính hãng
Nếu quý khác đang tìm kiếm đơn vị uy tín phân phối chính hãng trụ cứu hỏa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp van công nghiệp, vật tư ngành nước, phục vụ công tác PCCC trong đó có trụ cứu hỏa. Chứng tôi cam kết mang đến sản phẩm chất lượng, chính hãng, đầy đủ kishc cỡ, giấy tờ CO, CQ cùng chế độ bảo hành 12 tháng, chính sách vận chuyển, lắp đặt tận nơi chu đáo, nhiệt tình, chuyên nghiệp.
Vui lòng liên hệ ngay hotline để được tư vẫn, hỗ trợ và báo giá chính xác.
Admin –
Sản phẩm chắc chắn, độ bền tốt.