Quy trình bảo trì lò hơi đúng cách, hiệu quả

Để lò hơi vận hành an toàn và hiệu quả thì công tác kiểm tra, bảo trì lò hơi là rất quan trọng. Dưới đây là những khuyến nghị về quy trình bảo dưỡng lò hơi mà bạn có thể tham khảo.

Khi nào cần bảo trì lò hơi?

Vệ sinh lò hơi – nồi hơi

– Tùy thuộc vào chất lượng nước cấp mà quyết định chu kỳ vệ sinh cặn bẩn trong lò hơi thường là từ 3 – 6 tháng/1 lần.

– Vệ sinh bên trong lò hơi – nồi hơi được thực hiện bằng biện pháp hoá chất, kết hợp với thủ công cơ khí thông qua việc vệ sinh ống nước, vệ sinh dưới bụng lò.

– Hoá chất sử dụng để xử lý cáu cặn thích hợp nhất cho lò hơi – nồi hơi là dung dịch NaOH có nồng độ 2%. Thực hiện bằng cách đổ đầy dung dịch NaOH vào lò hơi và đun đến sôi. Áp suất từ 0.3 – 0.4 trong khoảng từ 12 – 24 h hoặc lâu hơn nữa tuỳ thuộc vào độ dày của lớp cáu cặn. Sau khi tháo dung dịch NaOH khỏi lò hơi thì thực hiện cấp nước rửa lò và vệ sinh cơ khí. Việc xử lý bằng hóa chất phải do cán bộ có kiến thức về hóa chất đảm nhiệm.

Bảo trì lò hơi
Bảo trì lò hơi

Bảo dưỡng lò hơi

Bảo trì lò hơi như sau:

– Nếu lò hơi ngừng vận hành từ >1 tháng thì áp dụng phương pháp bảo dưỡng khô.

– Nếu lò hơi ngừng vận hành <1 tháng thì áp dụng phương pháp bảo dưỡng ướt.

Phương pháp bảo dưỡng khô

Sau khi dừng vận hành thì tháo hết nước trong lò hơi, mở cửa van và dùng nước rửa sạch, đốt lò sấy khô (lưu ý không đốt lửa to) mà mở cửa van. Mở cửa vệ sinh phần ống trên thân lò và sử dụng 8 -10kg vôi sống, có cỡ hạt có kích thước 10 – 30mm đặt trên mâm nhôm đưa vào nồi hơi. Đóng các cửa van. Trung bình cứ 3 tháng kiểm tra một lần, nếu vôi sống vỡ thành bột thì thay mới.

Phương pháp bảo dưỡng ướt

Sau khi dừng vận hành nồi hơi – lò hơi thì tháo toàn bộ nước trong lò ra, rửa sạch các cáu cặn trong lò. Cho nước đã xử lý đầy vào lò và đốt lò tăng dần nhiệt độ lên đến 100°c, sau đó mở van an toàn để khí thoát ra ngoài. Đóng các van lại và dập lửa.

Bảo trì lò hơi
Bảo trì lò hơi

>>> Xem thêm: Đặc điểm nổi bật của lò hơi tầng sôi là gì?

Quy trình bảo trì bảo dưỡng lò hơi

Chúng ta có thể chia công tác bảo trì lò hơi theo các chu kỳ thực hiện công việc như sau:

  • Bảo dưỡng lò hơi hàng ngày
  • Bảo dưỡng nồi hơi hàng tuần
  • Bảo trì bảo dưỡng lò hơi hàng tháng
  • Bảo trì nồi hơi 6 tháng
  • Bảo trì bảo dưỡng 1 năm

Bảo trì, bảo dưỡng lò hơi hàng ngày

  • Xả đáy để loại bỏ các cặn bẩn, tạp chất trong lò.
  • Từ từ mở van khóa để xả cặn nước trong ống thủy, đồng thời kiểm tra kỹ thuật. Chú ý chỉ xả tới vạch thấp nhất.
  • Theo dõi đồng hồ áp suất – nhiệt độ và ghi vào sổ nhật ký vận hành theo từng giai đoạn vận hành lò hơi.
  • Kiểm tra nguồn nước cấp vào lò hơi: Độ mềm của nước, độ pH.

Bảo trì, bảo dưỡng lò hơi định kỳ theo tuần

  • Kiểm tra chất lượng của nước cấp cho lò hơi.
  • Kiểm tra máy bơm tuần hoàn.
  • Kiểm tra ống thủy: Xả cặn bẩn bên trong và lau rửa bên ngoài, đảm bảo có thể quan sát và kiểm tra kỹ thuật bên trong.
  • Kiểm tra thiết bị điều khiển mực nước: Đảm bảo mực nước cao hay thấp có thể được điều khiển chính xác.
  • Kiểm tra tín hiệu báo động mực nước trong lò hơi.
  • Kiểm tra van khóa nước 2 chiều trong hệ thống cấp nước.
  • Kiểm tra van an toàn bằng cảm quan và thực hiện test thử: nâng áp suất trong nội bộ lò hơi lên vượt mức quy định để xem van an toàn có vận hành xả áp.
  • Kiểm tra thử vận hành các van trên hệ thống cấp nhiên liệu.
  • Kiểm tra hệ thống định vị đầu đốt của lò hơi.
  • Kiểm tra nguy cơ rò rỉ của hệ thống ống dẫn nước, nhiên liệu, hơi, khí thải.
  • Kiểm tra hoạt động rơ le áp suất thiết bị cấp gió.
Bảo trì lò hơi
Bảo trì lò hơi

>>> Xem thêm: Những sự cố và cách khắc phục khi vận hành lò hơi

Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hàng tháng

  • Kiểm tra bộ khuếch tán nhiên liệu đốt của lò hơi.
  • Kiểm tra các thiết bị đánh lửa, mồi lửa.
  • Kiểm tra toàn bộ trong và ngoài của lò hơi.
  • Kiểm tra bể chứa nước cấp cho lò hơi có cặn bẩn cần loại bỏ không.

Bảo trì, bảo dưỡng lò hơi định kỳ 6 tháng

6 tháng là một chu kỳ cần bảo dưỡng lò hơi khá lớn, yêu cầu nhân viên phải thực hiện đầy đủ.

  • Ngắt kết nối lò hơi với hệ thống, kiểm tra, bảo trì hệ thống ống, các van và mối kết nối.
  • Kiểm tra dây dẫn kỹ thuật: dây điện, dây tín hiệu.
  • Kiểm tra kỹ thuật của các máy bơm có trên hệ thống và thiết lập các thông số.
Bảo trì lò hơi
Bảo trì lò hơi

Bảo trì, bảo dưỡng lò hơi định kỳ hàng năm

Sau bảo trì lò hơi định kỳ 6 tháng thì chu kỳ 1 năm lại là một mốc bảo dưỡng lớn nữa.

  • Dừng vận hành và kiểm tra tổng thể lò hơi.
  • Kiểm tra mức độ an toàn hệ thống điện.
  • Kiểm tra vật liệu chịu lửa. Những vết nứt trên tấm cách điện vật liệu chịu lửa từ 1/8 hoặc ít hơn là ổn định.
  • Kiểm tra lớp bảo ôn và cách nhiệt.
  • Kiểm tra cáu cặn, biến dạng bề mặt của ống lò.
  • Kiểm tra mức độ ăn mòn các bộ phận trong lò hơi. Có thể bổ sung các biện pháp kiểm tra không phá hủy.
  • Kiểm tra và vận hành thử nghiệm van khóa trên hệ thống cấp nhiên liệu.
  • Kiểm tra và thử nghiệm van an toàn trong điều kiện áp suất đặt theo quy định của nhà sản xuất.
  • Kiểm tra hệ thống điện ở khu vực điều khiển, đảm bảo không có vấn đề như hở mạch.
  • Kiểm tra thiết bị thu hồi nước cấp, bộ khử khí và hệ thống cấp liệu hóa học bởi đây là một phần của hệ thống lò hơi.
  • Kiểm tra ống dẫn hơi nước nóng và ống khói thải.
  • Kiểm định an toàn lò hơi khi đã hết hạn kiểm định.

Trên đây là quy trình bảo dưỡng nồi hơi, lò hơi đúng cách, an toàn. Nếu năng lực của người vận hành không đáp ứng để thực hiện bảo trì lò hơi thì hãy liên hệ với các đơn vị bảo trì có uy tín để thực hiện công việc này.

Vankhinenvn thuộc hệ thống website cung cấp sản phẩm điều khiển và đo lường lưu lượng trên đường ống. Bao gồm đầy đủ các loại thiết bị van công nghiệp, van giảm áp, van xả khí, bẫy hơi, y lọc, van cầu, đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo nhiệt độ. Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm, có nhu cầu sử dụng hoặc lắp đặt các dòng sản phẩm cao cấp được nhập khẩu chính hãng. Vui lòng liên hệ Hotline bên dưới để được tư vấn trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *