Chào mừng bạn đến với Vankhinen – Tuấn Hưng Phát!

Thời gian mở cửa: Thứ 2 - Thứ 7 (8:00 - 17:00)

Chập điện: Nguyên nhân và cách ứng phó

Chập điện

Chập điện có thể gây nguy hại đến tài sản và sức khỏe của con người. Vậy chập điện là gì? Nguyên nhân và cách ứng phó như thế nào? Hãy cùng Vankhinen-THP tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Chập điện là gì?

Chập điện là hiện tượng xảy ra khi có sự tiếp xúc giữa hai dây dẫn điện, dẫn đến tăng đột ngột điện trở trong dây dẫn. Khi điều này xảy ra, dây dẫn có thể phát ra lửa điện và gây hỏa hoạn, hủy hoại cho các thiết bị điện và tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng của con người. Hiện tượng chập điện có thể xảy ra cả trong dòng điện 1 chiều (DC) và dòng điện xoay chiều (AC).

Do tính chất nguy hiểm nên việc phòng ngừa nguy cơ chập điện là rất quan trọng. Để ngăn ngừa hiện tượng này, các gia đình nên sử dụng thiết bị bảo vệ như cầu chì hoặc cầu dao. Điều này giúp đảm bảo an toàn khi xảy ra chập điện, các thiết bị bảo vệ sẽ ngắt kết nối điện tức thời, giữ cho mạch điện không xảy ra sự cố, tránh các hậu quả nghiêm trọng cho người và tài sản.

>>>>> Xem thêm: Những dấu hiệu cảnh báo trước sự cố mạng điện

Chập điện là mối đe dọa nguy hiểm
Chập điện là mối đe dọa nguy hiểm

Nguyên nhân gây chập điện

Có rất nhiều nguyên nhân gây chập mạch điện, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

  • Khi dây dẫn điện tiếp xúc hoặc dây tiếp địa bị kết nối sai cách, điện trở giảm, dẫn cường độ dòng điện tăng đột ngột, gây cháy hệ thống và các thiết bị điện.
  • Nếu các dây nối không được kết nối đúng hoặc bị hỏng, có thể dẫn đến chập mạch. Trong trường hợp này, tia lửa điện có thể phát ra và gây cháy.
  • Sử dụng đồng thời nhiều thiết bị công suất lớn như điều hòa, lò vi sóng, bình nóng lạnh và nhiều thiết bị khác có thể gây ra tình trạng quá tải và chập mạch.
  • Sử dụng các thiết bị sinh nhiệt dễ cháy như bàn là, máy sấy tóc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho cháy nổ.
  • Sử dụng phích cắm hoặc ổ cắm không đúng cách, kết nối ổ cắm với phích cắm quá lỏng hoặc quá chặt cũng có thể dẫn đến hiện tượng chập mạch.
Chập điện do nhiều nguyên nhân khác nhau
Chập điện do nhiều nguyên nhân khác nhau

Vankhinen-THP chuyên cung cấp các thiết bị van điều khiển điện – điều khiển tự động qua lập trình PLC, điều khiển từ xa như: Van bướm điều khiển điện, van bi điều khiển điện, van cổng điều khiển điện, van cầu điều khiển điện,… Quý Vị có nhu cầu hỗ trợ giải pháp hệ thống – mua sản phẩm vui lòng liên hệ Hotline để được tư vấn miễn phí 24/7.

Hướng dẫn cách ứng phó khi chập điện

Khi xảy ra sự cố về chập điện, cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Ngắt cầu dao tổng

Trong trường hợp xảy ra sự cố chập điện, bạn cần giữ bình tĩnh và ngắt cầu dao tổng ngay lập tức để giảm nguy cơ gây hỏa hoạn và bảo vệ các thiết bị điện trong nhà. Sau đó, bạn nên nhanh chóng gọi cho đội cứu hỏa gần đó để hỗ trợ kịp thời.

Bước 2: Xử lý đám cháy

  • Trong trường hợp chưa ngắt nguồn điện: Không sử dụng nước hoặc các vật liệu dẫn điện để dập tắt đám cháy. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các vật liệu cách điện như đất, cát, cành cây khô để tiếp cận và loại bỏ các vật gây cháy.
  • Trong trường hợp nguồn điện đã ngắt: Hãy cố gắng dập tắt đám cháy trong thời gian ngắn nhất bằng cách sử dụng các thiết bị như bình chữa cháy, bao tải ẩm, khăn ẩm, đất, cát, hoặc bất kỳ vật liệu cách nhiệt nào có sẵn.

Bước 3: Kiểm tra và loại bỏ lửa còn sót lại

Sau khi đã phần nào kiểm soát được đám cháy, hãy kiểm tra xem còn sót lại ngọn lửa ở khu vực cháy không để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mọi nguy cơ.

Những lưu ý cần nắm khi khắc phục sự cố chập điện

Khi khắc phục sự cố chập điện, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Đảm bảo rằng dây điện trần sử dụng ở bên ngoài nhà cách xa nhau ít nhất 0.25m. Tất cả các mối nối dây điện vào thiết bị phải chắc chắn, không hở, không chạm vào nhau. Sử dụng băng keo cách điện để bọc kín các kết nối.
  • Trong quá trình lắp đặt, hãy lựa chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với điện áp cần sử dụng của thiết bị. Hạn chế sử dụng nhiều thiết bị có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.
  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của các thiết bị tiêu thụ điện, đảm bảo rằng vỏ bọc và cách điện của dây dẫn vẫn trong trạng thái tốt nhất. Nếu phát hiện dấu hiệu quá tải, hãy khắc phục ngay lập tức.
  • Sử dụng cầu chì và aptomat cho hệ thống điện chính. Khi mua các thiết bị ổ cắm điện và phích cắm, nên lựa chọn những sản phẩm chất lượng, đảm bảo khả năng tương thích và cách điện tốt nhất.
  • Không nên để các thiết bị điện tỏa nhiệt như bàn là, bếp điện ở gần những vật dễ bắt lửa… Tuyệt đối không sử dụng bàn là, bếp điện khi không có người lớn.
  • Tuyệt đối không dùng bóng đèn điện để sấy quần áo hoặc ủ chăn để sưởi ấm. Các dụng cụ này cần cách xa vật cách điện ít nhất 0.5m
Cần lưu ý khi ứng phó chập điện
Cần lưu ý khi ứng phó chập điện

Có nên tự xử lý sự cố chập điện tại nhà hay không?

Trong trường hợp xảy ra sự cố về điện tại nhà, việc quan trọng nhất là phải ngắt nguồn điện đầu vào để giảm thiểu nguy cơ tai nạn. Nếu không có kinh nghiệm chuyên môn thì tốt nhất là không nên tự mình can thiệp.

Để đảm bảo an toàn, hãy trang bị kiến thức về cách ứng phó với sự cố điện và các biện pháp sơ cứu cần thiết trong tình huống khẩn cấp. Cần lưu ý liên hệ ngay cho đội ngũ thợ điện có kinh nghiệm để được hỗ trợ, kiểm tra và xử lý vấn đề. Khi liên hệ với thợ điện, hãy cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng sự cố, nguyên nhân và các thông tin khác có thể giúp họ đưa ra giải pháp nhanh chóng.

Không nên tự ý xử lý chập cháy tại nhà nếu không có chuyên môn
Không nên tự ý xử lý chập cháy tại nhà nếu không có chuyên môn

Sự cố điện đang trở nên phổ biến, đặc biệt là tại các tòa nhà chung cư và nhà cao tầng. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao nhận thức bảo vệ tài sản và tính mạng. Đồng thời, cũng cần tự trang bị kiến thức về hệ thống điện, cách phòng ngừa và xử lý các tình huống sự cố để đảm bảo an toàn cho mọi người.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Posts

Leave A Comment

Cart
  • Your cart is empty Browse Shop
  • X