Giới thiệu chung về tủ điện công nghiệp
Tủ điện công nghiệp (Industrial Electrical Cabinet) đóng vai trò quan trọng trong mọi dự án yêu cầu cung cấp điện với công suất lớn. Với kích thước lớn hơn so với tủ điện gia đình, tủ điện công nghiệp được trang bị hệ thống kết nối và mạch điều khiển phức tạp. Có thể thấy, tủ điện công nghiệp đặc biệt quan trọng trong các dự án quy mô từ nhỏ đến lớn, bao gồm nhà máy, xưởng sản xuất và các kho lưu trữ.
Tương tự như các loại tủ điện dân dụng khác, tủ điện công nghiệp cũng được sử dụng để chứa và bảo vệ các thiết bị điện như công tắc, cầu dao, biến thế và biến áp. Tủ điện này có thiết hình chữ nhật hoặc hình vuông, đáp ứng các tiêu chí về độ bền, ổn định, độ chính xác.
Thiết kế của tủ điện công nghiệp phụ thuộc vào vị trí và mục đích sử dụng cụ thể.
>>>>> Xem thêm: Bản vẽ thiết kế tủ điện công nghiệp và quy trình thiết kế
Chức năng của tủ điện công nghiệp
Tủ điện công nghiệp có nhiệm vụ bảo vệ các thiết bị điều khiển và đóng cắt điện, phân phối điện và đấu nối cho toàn bộ hệ thống công trình. Tủ điện công nghiệp cũng chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn và cách ly giữa các thiết bị điện và người sử dụng trong quá trình vận hành.
Cấu trúc của tủ điện công nghiệp có thể thay đổi tùy theo mục đích sử dụng, kích thước và độ dày của vật liệu chế tạo. Thông thường, tủ điện công nghiệp được làm từ tấm kim loại hoặc composite, có thể được sơn tĩnh điện với màu sắc tùy chỉnh theo yêu cầu hoặc lĩnh vực ứng dụng. Thậm chí, có loại còn được chế tạo từ thép không gỉ, đặc biệt phù hợp với lĩnh vực y tế.
Ngoài việc bảo vệ và lắp đặt thiết bị điện, vỏ tủ điện còn đảm bảo ổn định và độ tin cậy của hệ thống điện trong môi trường công nghiệp.
Các loại tủ điện công nghiệp thông dụng hiện nay
Hiện nay có 5 loại tủ điện công nghiệp phổ biến. Mỗi loại tủ có chức năng riêng, phù hợp với yêu cầu của mỗi công trình.
Tủ điện phân phối
Tủ điện phân phối có thiết kế nhỏ gọn, tính thẩm mỹ cao, đảm bảo an toàn và thuận tiện khi vận hành.
Tủ điện phân phối chính thường được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC 60439. Chúng được làm bằng thép mạ kẽm, sơn tĩnh điện để bảo vệ không bị ăn mòn. Các phần khác như nắp, bên hông và phía sau tu điện có thể dễ dàng tháo rời, giúp đơn giản hóa quá trình lắp đặt và bảo trì.
Bên trong tủ điện, các thiết bị được sắp xếp linh hoạt, đáp ứng các yêu cầu của từng ứng dụng cụ thể. Tủ điện được sử dụng để phân phối điện cho các thiết bị tải công suất lớn nên thường được thiết kế theo kiểu modul đặt cạnh nhau tạo thành hệ thống phân phối điện bao gồm ngăn phân đoạn, ngăn lộ vào, ngăn phân phối.
Tủ điện điều khiển trung tâm
Trong hầu hết các công trình, từ dự án dân dụng cho đến các cơ sở công nghiệp, bất kể là nhà máy hay các hệ thống điều khiển tự động hóa, không thể thiếu tủ điện điều khiển trung tâm.
Tủ điện điều khiển trung tâm có chứa các thiết bị quan trọng, bao gồm khởi động mềm, biến tần, bộ khởi động trực tiếp, bộ khởi động sao/tam giác, bộ khởi động bằng máy biến áp cùng các thiết bị bảo vệ, lập trình điều khiển và hiển thị.
Khung và nắp tủ điện được sản xuất từ thép mạ điện và hoàn thiện bằng lớp sơn tĩnh điện. Tủ điện này có vai trò điều khiển và bảo vệ động cơ trong các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến, ngành thủy lợi, và nhiều lĩnh vực khác.
Chức năng của tủ điện điều khiển trung tâm bao gồm:
- Khả năng vận hành tại chỗ hoặc từ xa để điều khiển việc bật/tắt động cơ.
- Khả năng vận hành tại chỗ hoặc từ xa để điều chỉnh tốc độ quay của động cơ.
Tủ điện ATS (Tủ chuyển mạch)
Tủ điện ATS thường sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu duy trì cung cấp điện liên tục, không bị gián đoạn. Để đảm bảo cung cấp điện cho các thiết bị phụ tải, người ta thường sử dụng nguồn dự phòng là máy phát điện khi xảy ra sự cố cung cấp điện từ lưới điện. Trong trường hợp này, tủ ATS có nhiệm vụ tự động chuyển đổi nguồn điện từ lưới chính sang nguồn dự phòng để đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các thiết bị tải.
Tủ ATS được thiết kế để hoạt động với mức điện áp định mức là 380V/415V, dòng điện định mức có thể thay đổi tùy theo yêu cầu cụ thể, thường có các giá trị như 1600A, 2000A, 2500A, 3200A, 6300A. Thời gian chuyển đổi từ nguồn cung cấp chính sang nguồn dự phòng thường khá nhanh, diễn ra trong khoảng thời gian từ 5 – 10 giây.
Tủ tụ bù
Tủ tụ bù được sử dụng để cải thiện hiệu suất của hệ thống điện tại các phân xưởng sản xuất, tòa nhà thương mại lớn, có khả năng bù công suất lên đến 600 kVAR. Phương pháp điều chỉnh dung lượng bù và bảo vệ tụ được tùy chỉnh để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Lợi ích của việc sử dụng tủ bù công suất bao gồm:
- Cải thiện và nâng cao hệ số công suất, giúp tối ưu hóa sử dụng năng lượng điện.
- Giảm thiểu tổn thất năng lượng, giúp tiết kiệm điện và giảm chi phí vận hành.
- Giảm tải máy biến áp, làm tăng tuổi thọ và hiệu suất của thiết bị.
- Khắc phục tình trạng sụt áp trong hệ thống điện, đảm bảo ổn định nguồn cung cấp điện.
- Không đòi hỏi định mức dư thừa cho thiết bị điện, giúp tối ưu hóa cấu trúc hệ thống.
- Không phạt công suất vô công, giúp tránh các khoản phạt về công suất tiêu thụ không hữu ích.
Tủ bơm phòng cháy chữa cháy
Tủ bơm phòng cháy chữa cháy là thiết bị quan trọng trong hệ thống chữa cháy, được sử dụng để kiểm soát hoạt động của động cơ bơm nước chữa cháy trong trường hợp xảy ra sự cố. Tủ được thiết kế để hoạt động với nguồn điện áp 3 pha 380V và có các tính năng sau:
- Đèn báo pha: Tủ bơm trang bị đèn báo để thông báo về tình trạng của nguồn điện và các pha điện.
- Đo dòng điện và điện áp: Tủ bơm được trang bị các thiết bị đo để kiểm tra dòng điện và điện áp đầu vào, giúp giám sát và đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống.
- Báo mất pha: Tủ bơm cũng có khả năng báo hiệu khi xảy ra sự cố mất điện tại một trong các pha điện, đảm bảo hệ thống chỉ hoạt động khi tất cả các pha điện đều có nguồn cung cấp.
- Tiêu chuẩn IP20 – IP54: Tủ bơm được sản xuất với các tiêu chuẩn bảo vệ IP20 đến IP54, tùy thuộc vào môi trường sử dụng, đảm bảo an toàn và độ bền trong các điều kiện môi trường khác nhau.
- Tủ tôn dày 2mm, sơn tĩnh điện: Tủ bơm làm từ tôn dày 2mm, sơn tĩnh điện để tăng khả năng chống ăn mòn và bảo vệ khỏi các tác động từ môi trường.
>>>>> Xem thêm: Tủ điện PLC
Hướng dẫn cách lắp đặt tủ điện công nghiệp đơn giản
Để lắp đặt tủ điện công nghiệp, cần tuân thủ theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Xác định thông số kỹ thuật và lựa chọn các thiết bị cần thiết: Bước đầu tiên là phải tính toán và xác định các thông số kỹ thuật cần thiết để lựa chọn thiết bị phù hợp cho tủ điện.
- Bước 2: Lập sơ đồ bố trí thiết bị và sơ đồ hoạt động: Sau khi đã chuẩn bị các thiết bị cần thiết, việc tiếp theo là vẽ sơ đồ bố trí các thiết bị điện bên trong tủ và sơ đồ hoạt động của hệ thống.
- Bước 3: Gia công và lắp đặt vỏ tủ điện: Thực hiện gia công và lắp đặt vỏ bảo vệ cho tủ điện, đảm bảo vận hành an toàn và bảo vệ các thành phần bên trong.
- Bước 4: Sắp xếp thiết bị và đấu dây điện: Bước này bao gồm việc sắp xếp và đấu dây dẫn điện cho các thiết bị bên trong tủ điện, đảm bảo kết nối chính xác và an toàn.
- Bước 5: Cấp nguồn và kiểm tra không tải: Cuối cùng, cấp nguồn cho tủ điện và thực hiện kiểm tra không tải để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động đúng cách trước khi đưa vào sử dụng.
Trên đây là một số thông tin về các loại tủ điện công nghiệp và cách lắp đặt. Mong rằng những chia sẻ trên của Vankhinen-THP sẽ giúp Quý Vị có thêm kiến thức và nắm rõ cách lắp đặt.
Vankhinen-THP chuyên cung cấp các thiết bị van điều khiển điện – điều khiển tự động qua lập trình PLC, điều khiển từ xa như: Van bướm điều khiển điện, van bi điều khiển điện, van cổng điều khiển điện, van cầu điều khiển điện,… Quý Vị có nhu cầu hỗ trợ giải pháp hệ thống – mua sản phẩm vui lòng liên hệ Hotline để được tư vấn miễn phí 24/7.