Chào mừng bạn đến với Vankhinen – Tuấn Hưng Phát!

Thời gian mở cửa: Thứ 2 - Thứ 7 (8:00 - 17:00)

Quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa trung tâm

Quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa trung tâm

Bảo dưỡng điều hòa trung tâm định kỳ, đúng cách sẽ giúp tăng hiệu suất hoạt động, tuổi thọ sử dụng, đặc biệt là tiết kiệm chi phí điện năng. Vậy quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa trung tâm thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây, Vankhinen-THP xin chia sẻ thông tin về quy trình bảo dưỡng.

Tại sao phải bảo dưỡng hệ thống điều hòa trung tâm

Hệ thống điều hòa trung tâm cần được bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ để đảm bảo tuổi thọ sử dụng, cũng như duy trì khả năng hoạt động tốt nhất. Cụ thể:

  • Nếu không bảo dưỡng hệ thống thường xuyên, dàn lạnh và dàn nóng sẽ bị bám bụi, dẫn đến hao tổn và hoạt động kém hiệu quả. Hệ thống điều hòa mất nhiều thời gian để làm lạnh, khả năng làm mát kém, tiêu thụ năng lượng nhiều.
  • Dàn lạnh bám bụi có thể tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh về đường hô hấp. Do đó, việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống điều hòa trung tâm sẽ giúp duy trì nguồn không khí sạch, bảo vệ sức khỏe của người dùng.
  • Bảo vệ và tăng tuổi thọ sử dụng của hệ thống điều hòa trung tâm.
  • Đảm bảo điều hòa hoạt động tốt nhất, tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
  • Ngoài ra, bảo dưỡng hệ thống điều hòa trung tâm định kỳ còn giúp phát hiện sớm các lỗi hư hỏng, nhanh chóng khắc phục nhằm tránh nguy cơ hỏng mạch hoặc các sự cố rủi ro khác liên quan đến điện như hư tụ, cháy block…..

Như vậy có thể khẳng định quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa trung tâm là rất cần thiết và không thể thiếu trong quá trình sử dụng. Nếu bảo dưỡng sai cách hoặc không bảo dưỡng có thể gây ra các tác hại, hư tổn đáng tiếc.

Bảo dưỡng điều hòa trung tâm là việc làm cần thiết
Bảo dưỡng điều hòa trung tâm là việc làm cần thiết

Khi nào nên bảo dưỡng hệ thống điều hòa trung tâm?

Do hệ thống điều hòa trung tâm hoạt động liên tục, vì thế việc bảo dưỡng cần thực hiện theo định kỳ để đảm bảo khả năng vận hành tốt nhất. Trong trường hợp hệ thống điều hòa vẫn hoạt động bình thường nhưng có hiện tượng chạy yếu, hư hỏng hoặc tắc ứng, cần kiểm tra và bảo dưỡng ngay để đảm bảo khả năng vận hành tốt nhất.

Thông thường, thời gian bảo dưỡng điều hòa trung tâm còn tùy thuộc vào quy mô sử dụng. Dưới đây là một số khuyến cáo về thời gian bảo dưỡng và vệ sinh điều hòa trung tâm.

  • Với hộ gia đình, thời gian bảo dưỡng và vệ sinh điều hòa nên được thực hiện sau khoảng 4-5 tháng/lần. Nếu sử dụng không nhiều, có thể tăng thời gian lên đến 6 tháng/lần.
  • Đối với nhà hàng hoặc công ty, tốt nhất nên bảo dưỡng và vệ sinh sau khoảng 3 tháng/lần. Nếu môi trường có nhiều bụi bẩn thì thời gian giảm xuống còn 1 hoặc 2 tháng/lần.
  • Đối với cơ quan hay xí nghiệp, nên thực hiện bảo dưỡng và vệ sinh mỗi tháng 1 lần. Trước khi bảo dưỡng, cần kiểm tra hệ thống để đảm bảo hiệu quả tối đa.
Việc bảo dưỡng cần thực hiện theo định kỳ
Việc bảo dưỡng cần thực hiện theo định kỳ

Quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa trung tâm đơn giản

Một quy trình bảo dưỡng điều hòa trung tâm đúng chuẩn thường bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống điều hòa trung tâm

Phần điện:

  • Kiểm tra hoạt động của bộ phận tay điều khiển.
  • Kiểm tra các chức năng hoạt động của hệ thống điều hòa.
  • Kiểm tra Pin.
  • Kiểm tra màn hình hiển thị.
  • Chạy thử các chức năng: Quạt, chế độ nóng, chế độ lạnh, tăng giảm nhiệt độ.

Phần cơ:

  • Kiểm tra quạt dàn lạnh: Chạy êm – Block (máy nén), không có tiếng kêu bất thường khi sử dụng.
  • Quạt dàn nóng chạy êm, quy đúng chiều.

Bước 2: Bảo dưỡng dàn lạnh

  • Kiểm tra xem remote có ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của điều hòa trung tâm hay không.
  • Vệ sinh, kiểm tra bơm nước ngưng và công tắc phao.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của van tiết lưu điện từ, các sensor đường gió và đường gas.
  • Kiểm tra mức độ rung và độ định vị của điều hòa, điều chỉnh lại nếu bị xô lệch.
  • Vệ sinh toàn bộ dàn lạnh, bao gồm phin lọc, dàn trao đổi nhiệt, quạt gió, mặt nạ và máng xả.
  • Vệ sinh bên trong đường ống nước ngưng, kiểm tra bảo ôn nước ngưng và căn chỉnh độ dốc của đường ống nước ngưng.
  • Kiểm tra lại tình trạng hoạt động của thiết bị sau khi hoàn thành công việc bảo trì và bảo dưỡng.
Bảo dưỡng dàn lạnh
Bảo dưỡng dàn lạnh

Bước 3: Bảo dưỡng dàn nóng

Dàn nóng là một phần của hệ thống điều hòa trung tâm, nơi chứa các bộ phận quan trọng như máy nén, các linh kiện, bo mạch chính của hệ thống. Dàn nóng thường đặt ngoài trời nên bám nhiều bụi bẩn, nếu không bảo dưỡng định kỳ, dàn trao đổi nhiệt có thể bị mòn, bám bẩn, gây ra các sự cố và làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống. Khi bảo trì dàn nóng của máy lạnh, cần thực hiện các công việc sau đây:

  • Kiểm tra, đánh giá cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt, bộ ga, các khớp nối và phân tích áp suất.
  • Vệ sinh phần dàn nóng bằng nước để loại bỏ bụi bẩn và các chất cặn trên bề mặt.
  • Kiểm tra phần tiếp xúc điện của dàn nóng để khắc phục kịp thời các lỗi hư hỏng. Lưu ý: Việc này đòi hỏi sự cẩn thận do dàn nóng sử dụng điện 3 pha.
  • Kiểm tra khả năng truyền tín hiệu, dây tín hiệu tới dàn nóng của điều hòa.
  • Kiểm tra toàn bộ khớp nối và siết chặt lại các vị trí nối.
  • Xử lý rung động của toàn bộ thiết bị khi hoạt động.
  • Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh dàn ngưng.
  • Khởi động máy lạnh và kiểm tra xem nó hoạt động đúng tiêu chuẩn hay không.
Bảo dưỡng dàn nống
Bảo dưỡng dàn nống

Bước 4: Bảo dưỡng hệ thống quạt thông gió và cửa gió

Bao gồm các bộ phận như: Cánh quạt, tụ điện, ổ bi động cơ, dây dẫn, dây nối đất, aptomat… Sau đó thực hiện vệ sinh phần bên trong của tủ điện và cầu đấu điện.

  • Đo độ cách điện của mô tơ.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của mô tơ, bơm mỡ các ổ trục.
  • Kiểm tra mức độ cân bằng động của cánh quạt.
  • Kiểm tra, căn chỉnh lò xo giảm chấn và thanh ty treo.
  • Kiểm tra tình trạng nối mềm giữa ống gió và quạt.

Vệ sinh cửa gió cấp, cửa gió điều hòa, thải khí tươi trong và ngoài nhà, bao gồm các bước sau:

  • Thực hiện vệ sinh cửa gió và lưới chắn côn trùng.
  • Kiểm tra, chỉnh sửa lại các cửa gió bị xô lệch, kiểm tra tình trạng đọng sương bề mặt cửa gió
  • Kiểm tra và khắc phục hiện tượng thấm dột đối với các đường ống gió ngoài trời, cửa gió cấp, gió thải ngoài trời.

Bước 5: Vận hành thử nghiệm toàn bộ hệ thống điều hòa trung tâm

Sau khi đã kiểm tra đầy đủ, hãy thực hiện vận hành chạy thử lại toàn bộ hệ thống. Nếu chưa ổn thì hãy liên hệ ngay với đơn vị mua điều hòa trung tâm để được hỗ trợ và bảo hành tốt nhất.

>>>>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình thiết kế thi công hệ thống điều hòa không khí HVAC

Kết luận

Quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa trung tâm là một quá trình cần thiết để đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống, giảm thiểu sự cố không mong muốn, tăng tuổi thọ của thiết bị và giảm chi phí sửa chữa. Việc thực hiện đúng quy trình bảo dưỡng cũng giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Do đó, việc đầu tư và thực hiện quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa trung tâm là rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích đáng kể.

Chuyên cung cấp các thiết bị van công nghiệp – thiết bị vật tư đường ống phục vụ hệ thống Chiller, hệ thống HVAC, hệ thống lò hơi… Sản phẩm được đơn vị lưu kho sẵn hàng các loại van công nghiệp, van hơi nóng, van điều khiển điện – khí nén: Van cầu, van bướm, van bi, khớp nối… Liên hệ ngay để nhận báo giá ưu đãi.

5/5 - (1 bình chọn)

Related Posts

Leave A Comment

Cart
  • Your cart is empty Browse Shop
  • X