Đối với các công trình xây dựng như nhà xưởng, bệnh viện, trung tâm thương mại… việc lắp đặt hệ thống thông gió là yêu cầu bắt buộc. Hệ thống này đảm bảo sự tuần hoàn và lưu thông không khí, đồng thời cung cấp nguồn không khí sạch cho không gian đó. Vậy lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây, Vankhinen-THP xin giải đáp chi tiết thắc mắc trên.
Tìm hiểu về hệ thống thông gió
Hệ thống thông gió là một giải pháp hữu ích giúp lưu thông không khí trong một không gian hoặc một khu vực giới hạn, loại bỏ không khí ô nhiễm. Hệ thống này thuộc hệ thống hệ thống HAVC phù hợp với nhiều công trình khác nhau, bao gồm cả các nhà xưởng, nhà ở… Chức năng chính của hệ thống thông gió là duy trì nhiệt độ, độ ẩm, đồng thời loại bỏ các chất gây dị ứng và không khí bẩn. Hệ thống này cũng giúp cung cấp, trao đổi oxy (O2) và carbon dioxide (CO2) trong không khí.
Các chức năng cơ bản của hệ thống thông gió bao gồm:
- Cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho sinh hoạt của con người.
- Loại bỏ các chất độc hại như CO2, bụi bẩn trong phòng ra bên ngoài.
- Đưa nhiệt độ và độ ẩm thừa ra môi trường bên ngoài.
- Trong các trường hợp đặc biệt như lan toả chất độc hại hoặc hoả hoạn… thì có thể sử dụng hệ thống thông gió để khắc phục các sự cố, kiểm soát lưu thông khí, hút khói…
Hệ thống thông gió được phân thành 2 loại chính: Thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí.
Hệ thống thông gió tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Thiết kế của hệ thống thông gió tự nhiên khá đơn giản, bao gồm một ổ cắm nằm phía trên mái nhà và các ô cửa ở phía dưới nhà xưởng. Thiết kế này cho phép không khí cũ thoát ra ngoài bằng đường mái nhà và đưa không khí mới vào bên trong từ các ô cửa phía dưới của nhà xưởng. Đây là quá trình luân chuyển, lưu thông không khí liên tục và lặp đi lặp lại.
Trái ngược với hệ thống thông gió tự nhiên, thông gió cơ khí là một hệ thống nhân tạo bao gồm các thiết bị để lọc và lưu thông không khí. Đây là một hệ thống được sử dụng chủ yếu trong các nhà xưởng, nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại…yêu cầu kỹ thuật và chuyên môn cao. Hệ thống thông gió cơ khí này hoạt động bằng cách hút không khí từ bên ngoài vào và đẩy không khí hiện có trong nhà ra môi trường bên ngoài.
Lưu ý khi lắp đặt hệ thống thông gió làm mát nhà xưởng
Một hệ thống thông gió hiệu quả không chỉ giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong không gian làm việc, mà còn giúp loại bỏ khói, mùi hôi, hơi ẩm và các chất ô nhiễm khác. Do đó, khi thiết kế, lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng cần chú ý những vấn đề dưới đây:
- Nắm rõ yêu cầu của nhà xưởng: Để thiết kế hệ thống thông gió phù hợp, cần hiểu rõ yêu cầu cụ thể của công trình. Bao gồm diện tích, mục đích sử dụng, số lượng người, hoạt động trong nhà xưởng. Từ đó, tính toán lưu lượng không khí cần thiết để đảm bảo sự thoải mái, an toàn.
- Thiết kế hệ thống: Trong quá trình thiết kế hệ thống thông gió, cần chú ý đến việc lựa chọn đúng loại quạt, kích thước phù hợp, lưu lượng gió cần thiết, hướng đi của luồng gió, vị trí lắp đặt và hệ thống điều khiển.
- Lựa chọn loại hệ thống thông gió phù hợp: Bao gồm hệ thống thông gió tự nhiên, hệ thống thông gió cơ khí.
- Vị trí lắp đặt: Đặt hệ thống thông gió ở vị trí phù hợp để đảm bảo luồng gió lan tỏa đồng đều trong không gian làm việc. Đồng thời, đảm bảo rằng vị trí lắp đặt thuận tiện cho việc kiểm tra, sửa chữa.
- Hệ thống điều khiển: Đảm bảo hệ thống thông gió có hệ thống điều khiển hoạt động hiệu quả. Có thể sử dụng cảm biến thông gió để tự động điều chỉnh quạt thông gió dựa trên nhiệt độ, độ ẩm hoặc các thông số khác. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng và đảm bảo sự thoải mái trong không gian làm việc.
- Hệ thống lọc không khí: Đối với môi trường làm việc trong nhà xưởng, đặc biệt là trong những ngành công nghiệp đòi hỏi quy trình sản xuất, cần xem xét lắp đặt hệ thống lọc không khí để loại bỏ bụi, hóa chất, khí độc và vi khuẩn trong không khí. Điều này sẽ bảo vệ sức khỏe của nhân viên, đảm bảo chất lượng không khí trong không gian làm việc.
- Bảo trì và kiểm tra định kỳ: Để đảm bảo hệ thống ống gió hoạt động ổn định và hiệu quả, cần thực hiện bảo trì, kiểm tra định kỳ. Đảm bảo hệ thống thông gió được vệ sinh sạch sẽ. Kiểm tra và thay thế các bộ phận theo định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng không khí tốt nhất.
- Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn: Khi lắp đặt hệ thống thông gió, cần tuân thủ đúng các quy định và tiêu chuẩn an toàn liên quan. Đảm bảo rằng hệ thống được lắp đặt và vận hành đúng theo quy định của cơ quan, tổ chức quản lý môi trường.
- Đào tạo và hướng dẫn sử dụng: Đội ngũ nhân viên vận hành hệ thống thông gió cần được đào tạo bài bản. Qua quá trình đào tạo, họ sẽ hiểu rõ về cách vận hành, bảo trì và sử dụng hệ thống thông gió hiệu quả, an toàn.
Những yêu cầu khi lắp đặt hệ thống ống thông gió nhà xưởng
Hệ thống ống thông gió cần bố trí một cách gọn gàng và khoa học. Để dễ dàng kiểm tra và sửa chữa khi xảy ra sự cố, các cửa ra vào của hệ thống cần lắp đặt đúng vị trí. Các ống gió có thể đặt song song với các kết cấu xây dựng khác trong nhà xưởng.
Để đảm bảo hiệu quả của mô hình hệ thống ống thông gió nhà xưởng, không gian lắp đặt cần tuân thủ các yêu cầu tối thiểu sau: Khoảng cách tối thiểu 25mm giữa các ống gió gần nhau, 25mm giữa các cạnh mặt bít với các ống gió khác và sàn nhà, 50mm giữa các ống gió và máng cáp điện, 150mm giữa các ống gió và mặt đất (nếu ống gió được treo dưới sàn).
Trong quá trình lắp đặt ống thông gió, cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ và loại bỏ các vật liệu vụn bên trong ống gió.
Kết luận
Trên đây là một vài thông tin về lưu ý khi lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức khi thiết kế, lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng. Trên thực tế, việc lắp đặt hệ thống thông gió là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng nhà xưởng. Lắp đặt sai cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí, hiệu suất làm việc của hệ thống thông gió.