Vật liệu chống thấm có vai trò đặc biệt quan trọng khi thi công chống thấm cho các công trình. Việc lựa chọn giải pháp với vật liệu phù hợp sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công của dịch vụ chống thấm và hiệu quả sau này. Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm chống thấm được sản xuất khá đa dạng, ở cả trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Vậy loại vật liệu nào chống thấm tốt nhất hiện nay? Hãy cùng Vankhinen-THP giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Vật liệu chống thấm là gì?
Vật liệu chống thấm là các vật dụng có khả năng bảo vệ công trình xây dựng khỏi nguy cơ thấm nước từ môi trường bên ngoài như nước mưa hoặc bên trong như nước hồ bơi. Những loại vật liệu này sẽ giúp tăng tuổi thọ của công trình xây dựng và giúp người dùng cảm thấy yên tâm, thoải mái hơn trong quá trình sử dụng. Hạn chế tối đa tình trạng thấm nước, gây khó chịu trong sinh hoạt.
Nguyên nhân sân thượng bị thấm nước
– Chất chống thấm sàn mái không co ngót khi đột ngột thay đổi thời tiết.
– Sử dụng một lượng keo mỏng nên không tạo được chiều dày phù hợp với sự co ngót.
– Chất chống thấm bị lão hóa nhanh chóng dưới tác động của tia UV mặt trời.
– Tại các vị trí tiếp giáp sử dụng chống thấm chất lượng kém, thi công không đúng kỹ thuật.
– Không kiểm tra lớp chống thấm khi nghiệm thu công trình trước khi bàn giao.
– Sàn sân thượng có hệ thống thoát nước kém, bị đọng nước mưa trong một thời gian nhất định.
Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm nước
– Do sự cố rò rỉ nước ở vòi sen, tại các vị trí đấu nối vòi nước âm trong tường hoặc sát bề mặt tường.
– Bục vỡ đường ống nước trong tường, hộp kỹ thuật.
– Do lắp đặt bồn cầu hoặc các thiết bị vệ sinh sai kỹ thuật khiến nước xả tràn ra miệng ống thoát, sau đó thấm xuống nền.
– Do điểm đặt thoát sàn nhà vệ sinh không xử lý đúng kỹ thuật.
– Tại các vị trí mạch gạch nền nhà vệ sinh bị bong và tạo ra một kẽ hở. Khi xả nước sẽ bị thấm và lâu ngày có tình trạng thấm ra sàn, tường nhà, chảy nước xuống tầng dưới, hộp kỹ thuật.
– Quá trình thi công chống thấm không đảm bảo kỹ thuật.
Các nguyên nhân là một trong những yếu tố không an toàn đối với xây dựng nội thất. Để không gặp phải sự cố như vậy, cũng như cách xử lý phù hợp nếu mắc phải. Bạn vui lòng tham khảo các vật liệu chống thấm dưới đây.
Các dạng vật liệu chống thấm thông dụng
Trên thị trường xuất hiện không ít các loại vật liệu chống thấm, được phân phối bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau. Muốn sử dụng tốt, bạn nên hiểu rõ cách dùng và tác dụng của chúng. Tham khảo ngay nhé.
Sơn chống thấm
Đây là loại dung dịch chống thấm được sơn lên tường và thường được sử dụng để sơn lên bề mặt bên ngoài, nơi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước (như nước mưa). Do vậy, ngoài công dụng chính là chống thấm thì sơn chống thấm còn phải đảm bảo yếu tố về tính thẩm mỹ cho công trình.
Hóa chất chống thấm
Khác với sơn chống thấm thì hóa chất chống thấm cũng được sử dụng để chống thấm sàn, tường nhà. Đồng thời, hóa chất chống thống còn giúp khắc phục các sự cố do hỏng kết cấu như: vỡ chân tường, cổ ống, nứt móng. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất thì có thể sử dụng hóa chất chống thấm kết hợp với nền.
Màng chống thấm
Màng chống thấm thường được làm từ chất Bitum và nhựa PVC và được sử dụng để làm màng dán trên mái nhà hoặc cho các công trình ngầm như nền, móng, hầm, hố.
Tổng hợp 7 vật tư chống thấm tốt nhất hiện nay
Xi măng chống thấm
Khác với các loại xi măng thông thường thì xi măng chống thấm là một hỗn hợp bao gồm 2 thành phần A (chất lỏng có khả năng chống thấm) và B (bột gốc xi măng) được định mức theo một tỷ lệ nhất định để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất.
Xi măng chống thấm có một số ưu điểm nổi bật sau:
- Khả năng chống thấm vượt trội cho tất cả công trình.
- Khả năng ngăn chặn tình trạng muối hóa, chống ăn mòn, nồm ẩm, giúp bề mặt luôn sạch đẹp.
- Thi công dễ dàng, thuộc loại vật liệu cách điện tốt.
- Giá thành phải chăng so với phần lớn các loại vật liệu chống thấm khác.
Bê tông chống thấm
Bê tông chống thấm là một loại bê tông tươi, có sử dụng thêm chất phụ gia chống thấm. Với những ưu điểm nổi bật của bê tông thương phẩm kết hợp với định lượng phụ gia sẽ tạo ra các loại bê tông chống thấm có chất lượng cao, giúp tăng tuổi thọ của công trình xây dựng, chuyên dùng cho các hạng mục công trình xây dựng như mái, sàn bê tông, vách tầng hầm, đáy bể, bể cá.
Tôn chống thấm
Tôn chống thấm có quy trình thi công và nguyên lý chống thấm hoàn toàn khác biệt, thường được áp dụng chủ yếu cho tường ngoài, mái nhà, sân thượng, ban công.
Chống thấm bằng tôn mang đến hiệu quả chống thấm tốt nhất, có thể nói là gần như tuyệt đối, đặc biệt là mùa mưa. Vật liệu này cũng mang đến giá trị sử dụng lâu dài, không lo thấm nước hay ẩm mốc theo thời gian.
Sơn chống thấm
Sơn chống thấm là vật liệu chống thấm khá phổ biến và thường được thi công ở bước cuối cùng sau khi công trình đã hoàn thiện phần thô. Vật liệu này có tác dụng ngăn chặn thẩm thấu của nước từ ngoài môi trường tác động đến công trình. Có thể là nước mưa từ trên xuống, nước ngầm ở dưới đất hoặc do độ ẩm không khí.
Ngoài được biết đến với công dụng chống thấm thì sơn chống thấm còn được sử dụng như một loại sơn để trang trí, giúp làm tăng tính thẩm mĩ và vẻ đẹp cho công trình. Các hạng mục thường sử dụng sơn chống thấm như tường nhà, trần nhà, chống thấm sàn nhà, tại các bề mặt thẳng đứng hoặc nằm ngang.
Màng chống thấm
Các thành phần của màng chống thấm thường được chế tạo sẵn, dễ dàng vận chuyển và dễ trộn, thi công. Có khả năng kết dính tốt với bề mặt đặc chắc. Chống nước tuyệt vời cho tường trong, tường ngoài hay tường bao. Ngoài ra màng chống thấm còn có khả năng chống ăn mòn, đảm bảo an toàn với người dùng.
Vật liệu chống thấm chính là những vật dụng được sản xuất với tính năng ngăn chặn, bảo vệ công trình xây dựng trước tác hại từ môi trường có thể gây lên hiện tượng thấm dột như độ ẩm, không khí, nước mưa, nguồn nước ngầm dưới lòng đất.
Phụ gia chống thấm
Đây là phụ liệu được bổ sung thêm vào quá trình thi công chống thấm. Đặc biệt là đối với thi công ở hạng mục chống thấm sân thượng bê tông. Phụ gia chống thấm giúp ngăn chặn và giảm khả năng truyền dẫn hơi ẩm từ trong bê tông hoặc đi qua bê tông. Phụ gia chống thấm thường ở dạng bột, hồ hoặc lỏng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vật liệu chống thấm, Vankhinen-THP hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức bổ ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.