Điểm khác nhau giữa van bi điện và van bướm điện là gì

Van bi điện là gì? Van bướm điện là gì

Trước tiên chúng ta cần biết rõ van bi điện là gì?

Van bi điện là loại van đóng mở đường ống bằng dòng điện, van có thân đóng mở dạng quả cầu, quả bi nên được gọi là van bi điều khiển điện

Van bi 3 PCs inox điều khiển điện
Van bi 3 PCs inox điều khiển điện

Để hiểu rõ hơn tham khảo: Van bi điều khiển điện

Van bướm điện là gì?

Van bướm điện là thiết bị được lắp trên đường ống dùng để đóng hoặc ngắt để cho hoặc không cho lưu chất đi qua trên đường ống. Van có thân được thiết kế đóng mở bằng cánh giống như cánh của con bướm, vì vậy nó được gọi là van bướm điện. Van bướm điện đóng mở dựa vào dòng điện áp 24V, 220V, 380V.

Van bướm điều khiển điện tuyến tính Haitima Đài Loan DN250 -Ảnh thực tại kho THP
Van bướm điều khiển điện tuyến tính Haitima Đài Loan DN250 -Ảnh thực tại kho THP

Tham khảo thêm: Van bướm điều khiển điện

Tại sao cần phải biết điểm khác nhau giữa van bi điện và van bướm điện

Van điều khiển bằng điện hiện được sử dụng khá nhiều trong công nghiệp, trong nhà máy, trong dân dụng. Tuy nhiên có rất nhiều các loại van điều khiển bằng điện như là:

– Van bướm điều khiển điện ( van bướm điện)

– Van bi điều khiển điện ( Van bi điện)

– Van cổng điều khiển điện ( van cổng điện)

Vậy khi nào thì dùng các loại van trên? Để biết chính xác khi nào dùng các loại van trên để tiết kiệm chi phí nhất có thể khi sử dụng các loại van điều khiển bằng điện thì chúng ta phải biết nó khác nhau ở những điểm nào?

Những điểm khác nhau giữa van bi điện và van bướm điện

Sau nhiều năm công tác là nghiên cứu trong lĩnh vực van công nghiệp cùng với sự hỗ trợ của khách hàng, các chuyên gia đầu ngành của các hãng van công nghiệp chúng tôi đúc kết được những điểm khác nhau như sau:

Điểm-khác-nhau-giữa-van-bi-van-bướm-điện

Về kiểu lắp

– Van bi ó đa dạng các loại kiểu lắp ghép trên đường ống như: Hàn, lắp ren, lắp zắc co, lắp mặt bích, kiểu clamp

– Van bướm chỉ có loại kiểu lắp mặt bích đôi với size lớn va lắp clamp đối với size be

Về kích cỡ van:

– Van bi có các loại kích cỡ thường nhỏ hơn so với van bướm, chúng có cả những loại cỡ nhỏ như DN6 ( 1/4″) và cỡ lớn nhất thường sử dụng đến DN200, DN300 là cùng

– Van bướm thường có kích cỡ từ DN40, DN50 trở lên và thường có những cỡ rất lớn như DN500, DN1000, DN2000, DN3000, DN4000

Ảnh hưởng lưu lượng dòng chảy:

– Van bi khi mở hoàn toàn 100% thi không bị ảnh hưởng lưu lượng dòng chảy

– Van bướm điện khi mở vẫn bị ảnh hưởng lưu lượng dòng chảy do cánh van chắn giữa lưu chất qua van làm lưu lượng ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy

Số cửa, số chiều van hoạt động:

– ĐỐi với van bi điện thường đa dạng số cửa van hoạt động, có loại 3 cửa, 2 cửa

– Đối với van bướm điện thường chỉ có duy nhất 2 chiều, 2 cửa, 2 ngã. Xem thêm: Nguyên lý hoạt động của van bướm

Trên đây là những đặc điểm khác nhau chính, thực tế còn những điểm khác nhau nữa chờ khách hàng khám phá cùng chúng tôi, mọi đóng góp, hỗ trợ xin vui lòng gửi về email của chúng tôi.

Chúng tôi xin trân thành cảm ơn đọc giả đã xem và đóng góp

Hòm thư nhận đóng góp quý độc giả: loan@tuanhungphat.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *