Van bi điều khiển bằng điện DN15 (1/2″) Ống phi 21mm
Van bi điều khiển bằng điện DN15
Hay còn gọi là Van bi điều khiển bằng điện D15 – Dùng cho đường ống Phi 21 (D21mm), 1/2″
Thông thường với đường ống nhỏ như DN15 người ta thường sử dụng van điện từ để đóng mở lưu chất cho đường ống. Tuy nhiên vì một số lý do như: thời gian đóng mở rất lâu, lưu lượng qua đường ống không được đảm bảo mà người ta nên phải sử dụng van bi điều khiển bằng điện
Thông số kỹ thuật van bi điều khiển bằng điện DN15:
– Kích thước van: DN15 (1/2″)
– Kiểu lắp: dạng lắp ren – rắc co
– Vật liệu van: Toàn thân inox ( Sus 304. sus 316)
– Điện áp: 24V, 220V, 380 dạng 2 pha , 3 pha 50-60 Hz
– Áp lực cho phép: PN16, PN25, PN40, PN60
– Nhiệt độ làm việc: -20°C đến 200°C
– Kiểu hoạt động: ON/OFF hoặc tuyến tính
– Xuất sứ: Taiwan, Korea, Japan, v.v….
– Hãng: Theoborn, Sypa, Aloha, Haitima
Ưu nhược điểm khi sử dụng van bi điều khiển bằng điện:
* Ưu điểm:
Khi sử dụng van bi điều khiển bằng điện ( Van điều khiển bằng điện ) có những ưu điểm như sau:
– Vì van là van bi nên cơ cấu, cấu tạo rất bền vững, tạo cho nó tuổi thọ cao
– Cũng là van bi nên chịu được áp lực lớn hơn so với van điện từ
– Van bi là van bi inox nên chịu được nhiệt độ cao lên đến 180 độ C, có những trường hợp đặc biệt trong thời gian không quá lâu có thể sử dụng cho môi trường lên đến 220 độ C
– Van có thể sử dụng nhiều loại điện áp: 220V, 24V, 380V tuy nhiên thông dụng nhất vẫn là 220V
– Kiểu lắp là lắp ren, rắc co nên rất thuận lợi trong việc lắp đặt
– Lưu lượng dung môi di chuyển trong đường ống hoàn toàn không bị ảnh hưởng
– Khi van bị hỏng hoàn toàn có thể thay thế từng bộ phận: bộ phận điều khiển, bộ phận van cơ
* Nhược điểm:
So với dòng van điện từ thì van bi điều khiển điện gần như không có nhược điểm trừ 3 nhược điểm như sau:
– Giá thành cao hơn so với van điện từ
– Thời gian đóng mở để chuyển từ trạng thái mở sang đóng một cách hoàn toàn là lâu hơn ( Từ 8-20s)
– Thể tích cồng kềnh hơn so với van điện từ