Hướng dẫn lựa chọn van bướm khí nén hiệu quả

Vankhinen-THP là đơn vị nhập khẩu và phân phối trực tiếp dòng van bướm điều khiển khí nén. Chúng tôi tự hào có gần 20 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực van công nghiệp. Chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm cách lựa chọn van bướm khí nén một cách hiệu quả, đúng kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, phù hợp với môi trường sử dụng. Mời Quý Vị cùng đón đọc.

Lựa chọn van bướm điều khiển khí nén theo kiểu lắp đặt

Việc lắp đặt của van bướm điều khiển khí nén với đường ống giúp cho chúng ta có cách lắp đặt một cách dễ dàng nhất có thể, đồng thời cũng mang lại sự kinh tế nhất định. Hiện nay trên thị trường có các kiểu lắp đặt của van bướm như sau:

Lựa chọn van bướm điều khiển khí nén kết nối kiểu wafer

Khi nào nên lựa chọn van bướm khí nén kết nối wafer? Kiểu kết nối wafer là một trong những cách lắp đặt thông dụng nhất hiện nay. Van bướm wafer được định vị nằm giữa hai mặt bích của đường ống nhờ lực ép của quá trình xiết bulong nối hai mặt bích của đường ống. Cặp tai voi của van có tác dụng định vị giúp quá trình lắp đặt dễ dàng hơn. Van bướm khí nén dạng Wafer được dùng rất phổ biến trong các hệ thống do kết cấu đơn giản, tính linh hoạt – phù hợp với đa dạng tiêu chuẩn kết nối, và giá thành thấp.

Lựa-chọn-van-bướm-khí-nén-kết-nối-wafer-đa-tiêu-chuẩn

Như vậy, lựa chọn van bướm wafer điều khiển khí nén có thể giúp bạn không cần lo lắng tiêu chuẩn kết nối, tối ưu chi phí đầu tư và cả nhân công, dễ dàng tháo – lắp bảo trì, bảo dưỡng. Tuy nhiên, Van được cố định trên đường ống nhờ lực ép chặt từ 2 mặt bích của đường ống. Vì vậy, nếu vị trí lắp van rung lắc tần suất cao rất dễ bị lệch gây rò rỉ. Hơn nữa, khả năng chịu áp lực không quá cao, phù hợp hơn cho các hệ thống có áp lực không quá cao như nước, dầu, chất lỏng,…

Lựa chọn van bướm điều khiển khí nén kết nối tai bích

Van bướm tai bích là van bướm có nhiều lỗ xỏ bu lông, không giống như dạng wafer van bướm wafer thường chỉ có 4 lỗ, hoặc 2 lỗ xỏ bu lông mà thôi. Van bướm tai bích nằm giữa hai mặt bích của hệ thống, một bộ bulong duy nhất sẽ lắp xuyên qua lỗ trên hai mặt bích của đường ống và tai bích của van. Van bướm dạng tai bích có sỗ lỗ bulong bằng với số lỗ bu long bắt trên mặt bích của đường ống.

Kiểu kết nối này rất ít được lựa chọn, bởi tính linh hoạt thấp hơn wafer khi vẫn phải đồng theo các tiêu chuẩn kết nối để dễ dàng lắp đặt. Trong khi đó, khả năng chịu áp cũng tương tự như wafer, không có khả năng chịu áp suất cao trong thời gian dài. Ví dụ, mức áp suất tối đa van chịu được là PN16 thì mức làm việc tốt nhất ở PN8 – PN12. Nếu áp suất liên tục ở ngưỡng từ PN13 – PN16, van rất nhanh bị hỏng. Về thiết kế, trọng lượng loại van tai bích vẫn nặng hơn van bướm wafer. Vì vậy, tùy chọn này ít được lựa chọn, đang dần bị thay thế.

Lựa chọn van bướm khí nén mặt bích

Van bướm có hai mặt bích hai bên gắn sẵn trên van bướm, mỗi mặt bích sẽ được lắp với vặt bích của ống bằng bộ bulong, ốc vít riêng. Chúng ta không cần sử dụng bulong dài để bắt từ bích này sang bích bên kia trên đường ống. Kiểu kết nối này có khả năng chịu áp lực tốt, thường dùng cho hệ thống có kích thước lớn.

Van bướm mặt bích điều khiển khí nén tiêu chuẩn JIS 10K - thân gang cánh inox
Van bướm mặt bích điều khiển khí nén tiêu chuẩn JIS 10K – thân gang cánh inox

Tuy nhiên, trọng lượng của van sẽ cao hơn và giá thành van bướm mặt bích điều khiển khí nén cũng cao hơn tùy chọn kết nối wafer và tai bích. Không những vậy, khi mua van, bạn cũng cần lưu ý đồng bộ tiêu chuẩn kết nối của van với các mặt bích trên đường ống.

Chọn van bướm khí nén theo công suất đầu khí nén(Pnuematic actutor)

Để van hoạt động hiệu quả, đóng và mở hoàn toàn 100% đồng thời duy trì được độ bền khi sử dụng thì chúng ta cần phải chọn được model của đầu khí nén một cách hiệu quả nhất và có lực kéo vừa đủ để có thể đóng mở van trong tình trạng chịu được áp lực.

Momen xoắn của bộ truyền động phải lớn hơn momen xoắn của van bướm ở áp suất làm việc, (Lực xoay của bộ khí nén phải thắng lực ma sát và áp lực của lưu chất)

Momen xoắn của bộ chuyển động bằng khí nén tỉ lệ thuận với áp suất của khí nén đầu vào. Hay áp suất khí nén cấp cho bộ chuyển động bằng khí nén càng cao thì momen xoắn càng lớn.

Lựa chọn vật liệu thân van bướm điều khiển khí nén

Các tùy chọn vật liệu thân van bướm sẽ được khuyên dùng cho các môi trường làm việc khác nhau. Tùy vào môi trường sử dụng: có thể là nước sạch, khí nén, nước thải, hơi nóng, nước có chứa hóa chất, dung dịch có chứa chất ăn mòn, v.v… mà chúng ta có những lựa chọn van bướm phù hợp với từng môi trường đó.

Ví dụ:

– Với van làm trong môi trường lưu chất là hóa chất, nước thải, nước nóng, dầu nóng cần lựa chọn loại van chịu nhiệt và chịu ăn mòn tốt như van bướm inox, gioăng Teflon.

– Với môi trường là nước sạch, khí nén, không khí chúng ta chỉ cần chọn van bướm thân gang, cánh bằng inox, trục inox là rất bền rồi

– Với môi trường là hóa chất có nồng độ nhẹ, hóa chất, nước muối, chúng ta nên sử dụng van bướm nhựa: với các loại vật liệu nhựa UPVC, PVC, v.v….

Lựa chọn van bướm khí nén theo môi trường làm việc

Căn cứ trên môi trường làm việc và đặc tính của lưu chất, chúng ta cũng có thể đưa ra phương án lựa chọn van bướm khí nén phù hợp.

– Chúng ta cần biết van bướm khí nén nào thì chịu được nhiệt độ nào từ đó có lựa chọn chính xác nhất

Ví dụ: van bướm gang chịu nhiệt độ 110 độ C là tối đa, van bướm inox gioăng teflon chịu nhiệt độ 180 độ C, van bướm inox gioăng inox chịu nhiệt độ 350 độ C

– Chúng ta cũng cần xác định loại van bướm nào thì chịu được áp lực tối đa bao nhiêu để lựa chọn:

Ví dụ: Van bướm thân gang, cánh gang thường chịu áp lực PN10, van bướm thân gang, cánh inox chịu áp lực PN16, van bướm thân thép, cánh thép chịu áp lực PN25, v..v…

Chọn van bướm khí nén theo kiểu tác động điều khiển

Hiện nay trên thị trường có 2 loại đầu điều khiển khí nén là : kiểu tác động đơn và kiểu tác động kép.

Lựa chọn van bướm điều khiển khí nén tác động đơn

Chỉ dùng áp suất của khí nén trong chu trình mở van, lực nén của lò xo sẽ thực hiện chu trình đóng van và giữ van luôn đóng nếu không cung cấp khí nén. Người ta thường lựa chọn van bướm khí nén tác động đơn cho các vị trí van trong hệ thống có tần suất đóng mở không nhiều. Loại đầu khí này tiết kiệm năng lượng (khí nén) song giá thành lại đắt hơn so với van tác động kép.

Van bướm điều khiển khí nén tác động đơn Spring return

Lựa chọn van bướm khí nén kiểu tác động kép

Sử dụng áp suất của khí nén trong cả chu trình đóng và mở van. Người ta thường lựa chọn van bướm khí nén tác động kép cho các vị trí van trong hệ thống có tần suất đóng mở van cao, thường xuyên, liên tục. Giá thành thấp hơn van tác động đơn, năng lượng sử dụng(khí nén) tốn hơn gấp đôi so với van tác động đơn.

Mẫu van bướm điều khiển khí nén tác động kép có xu hướng được lựa chọn nhiều hơn do giá thành đầu tư ban đầu rẻ hơn, tính ứng dụng cao hơn.

Lựa chọn van bướm điều khiển khí nén theo chức năng điều khiển

Sản phẩm van bướm điều khiển khí nén có 2 chức năng điều khiển là ON/OFF – đóng mở hoàn toàn và tuyến tính – đóng mở theo góc. Chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng lựa chọn dựa trên nhu cầu vận hành thực tế.

  • Lựa chọn van bướm khí nén ON/OFF khi nhu cầu đóng/mở dòng lưu chất trong hệ thống tại vị trí lắp van. Loại van này có chức năng điều khiển đóng mở ON OFF, tức là đóng mở hoàn toàn. Giá thành thấp hơn van tuyến tính.
  • Lựa chọn van bướm khí nén tuyến tính khi nhu cầu điều tiết lưu lượng dòng lưu chất trong hệ thống tại vị trí lắp van. Các tín hiệu điều khiển đầu vào từ 4 – 20mA hoặc (0 – 10 VDC) sẽ điều khiển van xoay các góc tương ứng từ 0 – 90 độ. Vì vậy, van bướm khí nén tuyến tính hoàn toàn có thể ứng dụng để đóng mở hoàn toàn dòng lưu chất như van on off. Tuy nhiên do giá thành chênh lệch khá nhiều nên người ta vẫn sẽ lựa chọn van ON/OFF khi chỉ có nhu cầu đóng mở hoàn toàn.

Như vậy, bài viết đã nêu ra các tùy chọn cơ bản của sản phẩm van bướm khí nén và tính ứng dụng của chúng. Quý Vị có thể căn cứ trên tính ứng dụng đó và đối chiếu lên hệ thống của mình là có thể lựa chọn van bướm khí nén chính xác, tối ưu chi phí. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc thêm, chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để nhận hỗ trợ tư vấn lựa chọn van bướm điều khiển khí nén phù hợp nhất.

>>Xem thêm: Các lỗi của van bướm khí nén và cách khắc phục

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *