NỘI DUNG CHÍNH
Những lưu ý cần thiết khi lựa chọn sử dụng đồng hồ đo áp suất
Kính gửi quý khách hàng!
Quý khách hàng đang có ý định cần phải sử dụng đồng hồ đo áp suất (Thay thế hoặc lắp mới) thì cần lưu ý những điều dưới đây để sử dụng thiết bị an toàn, đúng kỹ thuật đồng thời tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí khi sử dụng không hết chức năng của nó:
1. Dải đo – Thang đo:
Dải đo của đồng hồ đo áp suất là chỉ số đo lớn nhất mà hệ thống có thể đạt tới
Ví dụ: Quý khách cần đo khoảng 8 bar, thì quý khách nên lựa chọn thang đo 0 ~ 10bar, hoặc 0 ~ 15bar
Việc lựa chọn chỉ số gần sát với thang đo này giúp quý khách hàng có độ chính xác cao nhất
2. Lưu chất – Môi chất:
Lưu chất, môi chất là dạng chất được sử dụng trong đường ống để đo có thể là: khí nén, chất lỏng, hơi nước. v.v….
Việc biết được môi chất sử dụng trong đường ống giúp chúng ta lựa chọn được vật liệu sử dụng để chế tạo đồng hồ từ đó chúng ta lựa chọn được sản phẩm giúp cho chi phí được tối giản.
– Nếu chúng ta chỉ sử dụng cho môi trường khí nén, nước thì chúng ta chỉ cần sử dụng vật liệu bằng thép, chân đồng
– Nếu là môi trường hơi nóng – nhiệt độ cao hoặc môi trường có axits thì chúng ta lại nên dùng vật liệu bằng inox
3. Đường kính mặt:
Việc lắp đặt đồng hồ đo áp suất gần hay lắp xa vị trí người sử dụng cũng là một lưu ý để chúng ta lựa chọn đường kính mặt, kích cỡ mặt. Vì nếu ở xa vị trí người sử dụng chúng ta cần phải dùng cái đồng hồ có đường kính lớn giúp việc quan sát được thuận lợi và chính xác
Hiện nay trên thị trường có các cỡ đường kính mặt: D50, D60, D63, D80, D100, D150, D200mm
Việc chọn lựa đường kính mặt cũng liên quan mật thiết tới giá thành của đồng hồ. Đường kính mặt càng lớn thì vật liệu chế tạo ra chúng cũng cần lớn và đương nhiên là giá thành nó sẽ cao. Vì thế lựa chọn đường kính mặt phù hợp sẽ giúp khách hàng tiết kiệm không ít chi phí
4. Kiểu kết nối:
– Kiểu kết nối có thể là ren hoặc một số trường hợp mặt bích
– Size, kích cỡ của chân kết nối
Cần phải biết thông tin này, để khi mua về sử dụng không cần phải dùng bộ chuyển đổi kết nối.
5. Nhiệt độ làm việc
Thông số này ít quan trọng, vì lưu chất thông thường có nhiệt độ không cao (thường <80 độ C), hầu hết tất cả vật liệu đều chịu được nhiệt độ này.
Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, nhiệt độ lưu chất cao (>80 độ C), vì việc lựa chọn vật liệu phù hợp là yếu tố quyết định hàng đầu
Xem thêm: